CẢNH PHÙ DU
• Hoàng Ngọc Nguyên
@www.saigonweeklyonline.comBà xơ ở Myanmar: Hãy bắn tôi đi! Tha cho trẻ nhỏ!
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời
...
Dân chủ
Tính đến nay, người dân Miến Điện (lại) xuống đường đấu tranh cho tự do, dân chủ đã hơn một tháng. Đến bao giờ chúng ta mới có thể thấy tình thế đã ngã ngũ? Và ngã ngũ như thế nào đây?
Ngày đầu tháng hai, giới quân phiệt ở Myanmar đã tiến hành một cuộc đảo chánh, lấy lý do là có gian lận trong bầu cử toàn quốc ngày 8-11-2020. Điều khôi hài không chỉ là ở chỗ chúng ta lại nghe mấy chữ “bầu cử gian lận” quá quen thuộc ở Mỹ dưới thời Donald Trump. Khôi hài là ở một nước quân phiệt như Miến Điện, bầu cử gian lận chỉ có thể do quân phiệt đạo diễn. Theo họ, có đến 7 triệu lá phiếu “bất thường”, “không hợp lệ” trong tổng số khoảng 30 triệu cử tri (dân số nước này khoảng 53 triệu). Bởi thế, đảng của họ lập nên Liên bang Đoàn kết và Phát triển (USDP) chỉ được chưa đến 8% số phiếu. Tuy Ủy ban bầu cử nói rằng không có bằng chứng bầu cử gian lận, giới quân phiệt vẫn bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, thủ lãnh từ bao đời của đảng cầm quyền Liên đoàn Dân tộc Dân chủ (National League for Democracy – NLD), cùng với hàng trăm người có vai vế trong đảng cầm quyền, với lời hứa sẽ đem những người này ra xét xử và “tái lập dân chủ” trong vòng một năm.
Nhưng người dân Miến qua bao kinh nghiệm của hàng chục năm qua đã không ăn bánh vẽ. Chính thái độ quyết liệt đấu tranh cho dân chủ của người dân ở nước Phật giáo này từ 10 năm trước đây đã khiến cho giới quân phiệt cầm quyền hơn 60 nam từ khi giành được độc lập phải nhuợng bộ với cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên năm 2015. Và bởi thế nay người dân lại xuống đường hàng ngày trong 5-6 tuần qua với sự hào hứng, quyết tâm chưa từng có. Hàng chục ngàn người biểu tình trên đưòng phố của Ngưỡng Quảng (Yangon) là thủ đô thương mãi của Miến Điện, mà còn ở nhiều nơi khác trên đất nước, làm cho đời sống kinh tế bị đình trệ nghiêm trọng. Không có thành phần nào trong xã hội không có mặt trong những cuộc xuống đường rất trật tự này: công chức, tư chức, công nhân, giáo chức, sinh viên, học sinh, thầy tu, ni sư, cùng những nhóm sắc tộc thiểu số.
Khi giới quân nhân thấy không thể nhẹ tay được và lãnh đạo Phật giáo cũng nói không, thì họ ra tay đàn áp, ngăn chận tat ca cac mang truyền thông xa hội và tư nhân và tăng cường khủng bố trên đường phố, bắt bớ, bố ráp, lùng sục và bắn giết, ném lựu đạn hơi cay. Tính đến ngày 11-3 đã có ít nhất 62 người bị chết và hàng trăm bị thương.
Tổng thơ ký Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an, các nước dân chủ phương tây như Mỹ, Anh, Pháp, Đức... đã đồng loạt lên án sự chà đạp dân chủ ở Miến Điện và yêu cầu giới quân phiệt phải trả tự do cho những người bị bắt giữ và tái lập cơ chế dân chủ ở nước này. Tổng thống Joe Biden đã đe dọa có những biện pháp chế tài chính trị và kinh tế.
Nhưng cũng có nhiều nước nói lên quan điểm bằng cách giữ im lặng, như Nga và Trung Cộng. Trung Cộng còn là nước bảo trợ giới quân phiệt ở Miến Điện lâu nay. Trong khi đó, Việt Nam và Thaí Lan cũng đã lên tiếng: Đây là chuyện trong nhà của người ta, do đó Hà Nội và Bangkok miễn bình luận.
Thực ra, dân chủ đang đổ đốn khắp nơi trên thế giới từ một hai thập niên qua nhờ những tấm gương sáng của Liên bang Nga của Putin, hay Trung Cộng của Tập Cận Bình dẫn đầu, và ngay cả ở Mỹ trong những năm gần đây dưới triều đại Donald Trump cho thấy hiến pháp nước Mỹ cùng cơ chế chính trị lưỡng đảng đang ngày càng hỏng. Cho nên câu chuyện quân phiệt lật đổ dân chủ ở Miến Điện chẳng có gì lạ. Đáng lạ chính là cuộc đấu tranh cho dân chủ của người dân Miến, rất đáng cho chúng ta giở nón cúi đầu nói lên sự khâm phục của mình.
Khi nhìn những gì đang xảy ra ở Miến Điện, chúng ta những người Việt tha hương mất nước nhưng vẫn hiểu nguồn gốc của mình có đủ lý do để đau buồn và hỗ thẹn. Là một nước “ra ngõ gặp anh hùng”, từng cho mình là “ngọn đuốc của thế kỷ” (Tố Hữu), thế nhưng sự thật vẫn tồi tệ kéo dài hơn nửa thế kỷ qua: Việt Nam vẫn là một nước độc tài đảng trị, bóp nghẹt mọi nguyện vọng dân chủ của ngưòi dân, dung túng sự hoành hành của tham nhũng trong một thể chế văn hóa chính trị thoái hóa, lạc hậu... và ngày càng tập trung quyền lực vào triều đình Hà Nội của những người Miền Bắc như thời nhà Trịnh.
Đại dịch
Dân chủ nước Mỹ suy đồi không phải chỉ có từ dưới thời Donald Trump, cho dù Trump có công cho chúng ta thấy thế nào là chông chênh trên bờ vực.
Đại dịch cũng chẳng phải do Trump gây ra, nhưng nhờ ông ta người ta mới thấy được hết những giới hạn của nước Mỹ, nước giàu nhất thế giới, tiến bộ nhất thế giới, đầy đủ phương tiện chăm sóc nhất với một hệ thống y tế đại chúng tốn kém nhất thế giới, nhưng lại đứng đầu thế giới trong con số nạn nhân đại dịch. Nay ta hiểu hơn sự khắc nghiệt của “ông trời” đã tung ra con vi khuẩn này để phơi bày sự nhỏ bé, bất lực của con người trong việc kiểm soát, chế ngự đại dịch “độc đáo” này. Người muốn không bằng trời muốn!
Tính đến ngày 10-3, tức khoảng một năm sau khi đại dịch bùng phát ở Mỹ (ngày 13-3-2020, ông Trump ban hành tình trạng khẩn trương trên cả nước; hai ngày trước đó, ông ra lệnh cấm du khách đến từ châu Âu), đã có hơn 29 triệu trường hợp nhiễm bệnh, với hơn 526,000 người chết. So với 2.5 triệu người trên thế giới đã chết vì COVID-19 trong hơn năm qua, phần đóng góp của Mỹ đã hơn 20%, cho dù dân số của Mỹ chỉ bằng 4% thế giới. Đạt được những con số kỷ lục này tất cả là nhờ Trump. Theo ước tính của giới khoa học, không có Trump có lẽ chỉ có khoảng 200.000 người thiệt mạng và chừng 10 triệu ca nhiễm. Nhưng nước Mỹ làm gì được? Muốn thay Trump phải đợi đến cả một năm sau!
Cái lỗi của Trump là cứ xem coronavirus như cúm thường, xuất phát bên tây, bên tàu, Mỹ chẳng có gì phải lo. Đến khi phải lo, Trump cũng cứ cho rằng người ta phóng đại để làm khó ông, để kinh tế suy thoái làm cho ông thất cử. Bởi thế ông mới qua mặt giới y khoa, không bắt đeo mạng, không buộc cách ly, không cấm tụ họp... để bảo vệ Đệ nhất Tu chánh án! Ông đề ra thuốc hydroxychloroquine, rồi thuốc Chlorox tây trùng... để trị bệnh. Ông còn trấn an, người trẻ không có gì phải lo, còn người già có bệnh có lo cũng vô ích.
Càng gần tới ngày bầu cử, Trump càng bỏ bê chuyện phòng chống đại dịch. Gậy ông đập lưng ông. Chi trong năm tháng qua, đã có thêm 21 triệu trường hợp bệnh và 312.000 người chết. Kinh tế vẫn không lên nổi trong khi COVID-19 phá kỷ lục hàng ngày về số người nhiễm và tử vong. Người ta nói nếu Trump chi tập trung vào việc chống đại dịch trên cả nước, ông ta đã chẳng phải rút về Mar-a-Lego và trở nên điên khùng vì không phân biệt được mộng và thực.
Joe Biden đã vào Tòa Bạch Ốc được 50 ngày. Cũng may cho lứa tuổi cao niên có một tổng thống 78 tuổi hiểu rằng người già cũng có quyền sống. Và càng có quyền sống. Ông đưa ra lời hứa vững chắc đẩy mạnh việc tiêm chủng vaccine ngừa bệnh, và sau bảy tuần khoảng 62.5 triệu người đã được chích ngừa (51.3% thành phần ưu tiên và 18.8% dân số). Số trường hợp nhiễm giảm hẳn, từ hơn 200.000 còn khoảng 50.000/ngày. Số người chết cũng xuống mạnh, từ hơn 3.000/ngày còn 1.500-1.600/ngày.
Thực ra, cho đến bây giờ, giới y khoa vẫn còn hoang mang về mức độ hiệu quả của các vaccine. Chúng ta đã có Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson, nhưng hiệu quả như thế nào, trong bao lâu, câu trả lời vẫn còn rất mù mờ.
Và nếu nói cơn ác mộng đã qua đi, vẫn cần nhớ rằng ra đường chúng ta vẫn chưa nhìn mặt nhau vì còn phải đeo mạng dài dài, và ngay cả trong nhà mọi sơ sẩy trong ăn uống, chuyện trò có khi phải trả giá rất đắt, không chuộc lại được, mà nạn nhân chỉ có thể là ông bà, cha mẹ.
Vừa qua, Tổng thống Biden truy niệm nửa triệu người đã chết. Trong đó đến 80% là người trên 65; gồm 31% trên 85, 28% từ 75-84, 21% từ 65-74... Những người già qua đời cô quạnh, nín lặng, từ các nhà dưỡng lão, từ sự sơ suất của con cháu, từ sự bất cẩn của bác sĩ không một lời nhắc nhở, từ sự bỏ luống tắc trách của một số nhà thương...
Đại dịch này đã đổ xuống, và ai đây đã gánh chịu?
Bởi vậy mà tuổi thọ của người già ngày càng giảm, và dân số cao niên ngày càng làm nhẹ gánh cho những thế hệ về sau...
Cứu trợ
Hạ Viện Mỹ cuối cùng đã thông qua “gói” cứu trợ kinh tế cho hàng chục triệu người đang gặp khó khăn triển miên vì đại dịch, đồng thời “bơm” hơi vào nền kinh tế đang mất động lực. Biden gọi đó là một thắng lợi lịch sử (historic victory), Đúng hơn, một unpleasant success!
Cái khó khăn của người dân là chuyên đương nhiên. Bình thường, người ta cũng biết có đến ít nhất 11% người dân Mỹ đang ở trong tình trạng “absolute poverty”, đến 20 triệu người không có bảo hiểm y tế, và đến 17% trẻ em Mỹ bị nghèo đói, thiếu thốn. Vì đại dịch, kinh tế Mỹ đã suy thoái trong một năm qua, nhiều hoạt động kinh donah bị đình trệ, cho đến nay tỉ lệ thất nghiệp chính thức là 6.2%, số người thất nghiệp là 10 triệu (tháng tư năm ngoái: 3.5% và 5.7 triệu người thất nghiệp), nhưng thực trạng còn tệ hơn vì đã có hàng triệu người rút khỏi lực lượng lao động (không kiếm việc nữa). Ước tính có khoảng ít nhất 45% người dân Mỹ thu nhập bị ảnh hưởng ít nhiều bởi COVID. Hàng chục triệu người đang gặp khó khăn trong việc trả tiền nợ mua nhà, thuê nhà, bảo hiểm y tế và cả thực phẩm... May mà nhờ đại dịch người ta ít dám đi chợ, đi khám bệnh!
Chuyện dễ hiểu là khi người dân gặp nạn thì nhà nước phải ra tay. Đó cũng là cách tạo an bình xã hội, bớt trộm cắp, cướp giật, hay bạo lực trong xã hội và gia đình, cùng nhằm thúc đẩy kinh tế. Đơn giản, có tiền thì người ta tiêu, tăng mức cầu hàng hóa, giới sản xuất nhờ đó đẩy mạnh sản lượng, mướn thêm công nhân, và tăng được tổng sản lượng kinh tế với hiệu ứng dây chuyền...
Gói cứu trợ này gồm có: Chi phiếu kích cầu (Khoảng $1.400 cho mỗi người, và các gia đình còn được thêm $1.400 cho mỗi trẻ); trợ cấp thất nghiệp ($300/hàng tuần của liên bang); trợ cấp cho tiểu bang và các địa phương (350 tỉ); trợ cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em; trợ cấp gia cư; tín thuế cho trẻ em (tùy hạng tuổi, từ $3,600 đến $3,000 và $2,000), trợ cấp nghỉ bệnh và gia cảnh; chăm sóc trẻ và giáo dục; trợ cấp Obamacare; trợ cấp doanh nghiệp nhỏ; quỹ chích ngừa vaccine; yểm trợ bệnh viện nông thôn...
Kích cầu luôn luôn phải dựa vào nguồn thu từ “người có” (the haves) để cho “người không” (the have-nots). Những nước phương tây như Pháp, Đức... vẫn bị nhiều người Mỹ cho là “xã hội chủ nghĩa” vì mạnh tay thu thuế từ nguời giàu để có tiền cho ngân sách xã hội. Người Mỹ cho rằng tỷ lệ thu thuế quá cao là một sự “lạm dụng giới tư bản” (mà quên rằng giới tư bản vẫn quen lạm dụng người lao động). Nhưng nhà nước của những nước này đã đè bẹp được chủ nghĩa cộng sản trong hàng chục năm qua.
Ở Mỹ, người ta từ thời lập quốc đã đề cao “liberty” và “equality”. Tự do và bình đẳng. Có nghĩa là con người phải được cơ hội tự do làm ăn, và chế độ phải bảo đảm công bằng, không thể bắt người ta trả thuế quá mức (Biến cố Tea Party năm 1773). Quan điểm giai cấp rõ ràng ở đây: giới nhà giàu nhân danh chủ nghĩa tư bản muốn chính phủ phải xuống thuế càng nhiều càng tốt; giới nhà nghèo thì cho rằng chính phủ phải có ngân quỹ phúc lợi dành cho người nghèo. Giàu và nghèo đều ít nhiều lạm dụng hai từ “liberty” và “eq uality”.
Bởi thế, ông Trump vẫn hãnh diện đã từng giảm thuế cho giới tư bản của ông ngay từ năm đầu vào Tòa Bạch Ốc. Ông giảm thuế cho dù vào thời kinh tế đang phất, cho nên khi chính phủ cần tiền cứu trợ đại dịch, ngân quỹ lại “trắng tay” như đã thấy trong hai lần trong năm 2020.
Nay Tổng thống Biden phải hành động. Và đương nhiên phải tận thu từ thuế đánh vào doanh nghiệp và nhà giàu để giảm nợ ngân sách.
Bởi thế, người Cộng Hòa không muốn ông chi đến 1.900 tỷ, để cho thuế bớt đi.
Đó là lý do Thượng Viện bỏ phiếu 50-49 và Hạ Viện 220-211 cho “chiến thắng lịch sử” của Biden: Không một nhà dân cử Cộng Hòa nào ở trên hay dưới ủng hộ Biden mặc dù thăm dò cho thấy 70% người dân tán đồng gói kích cầu 1.900 tỉ này. Bởi thế, ông Biden chẳng cần ký tên dưới các chi phiếu như Trump.
Một chiến thắng phơi bày chính trị tệ hại thì đúng hơn.
Mỹ-Á
Không nói những chuyện xa vời.
Trước mắt, người Việt cao niên chúng ta đừng nên ra đường trừ phi cần thiết.
Chẳng ai biết được chúng ta là Mỹ gốc Việt.
Đối với người Mỹ da trắng, da đen, Latino... họ chỉ nhìn ta như người gốc Hoa. Mà đối với nhiều người Mỹ trắng, đen, nâu, họ có nhiều lý do để có thành kiến với người gốc Hoa.
Nói chung người Mỹ-Á nào cũng có thể là nạn nhân của những phần tử côn đồ đang cảm thấy Trung Quốc trên nhiều mặt đang là kẻ thù số 1 của Mỹ, và mở cửa cho người Hoa là mở đường cho Hoa Mộng của Tập Cận Bình.
Di dân từ Trung Quốc quả thật rất khác di dân từ các nưóc khác. Họ không phải tìm cách vươn lên từ tận đáy của xã hội. Phần lớn họ từ trung lưu đi lên. Và chẳng khó khăn gì nhiều kiếm việc làm ở Mỹ khi các cơ sở kinh doanh gốc Hoa ở đâu cũng có.
Cứ nhìn giá cả thị trường địa ốc thì biết.
Hiện nay, ở một số nơi, có những nhóm tình nguyện bảo vệ người Mỹp-Á già khi ra đường.
Nhưng câu chuyện xung đột chủng tộc/văn hóa này có thể sâu xa, lâu dài, phức tạp hơn.
Cho nên chúng ta cần cẩn trọng hơn. Nhất là những người lớn tuổi...
Hoàng Ngọc Nguyên
@www.saigonweeklyonline.com