• Nghé Ngọ Thân Ái (6 tháng 7, 2020)


• Nghé Ngọ Thân Ái (6 tháng 7, 2020)

@ Corporight by www.saigonweeklyonline.com

Bản sắc dân tộc...

Hùng Hương- Fountain Valley

Em và mẹ rất thích mục  Nghé Ngọ thân ái. mẹ Hùynh Hương bảo rằng Nghé Ngọ chắc phải là một cô bé nhè hết chỗ chê.
Hôm trước em chở mẹ đi tham dự một ngày lễ dân tộc, tưởng niệm một vị anh hùng, một ông vua tài ba của nước ta. Chương trình đề cao “bản sắc dân tộc”. Thế nhưng khi một ông giáo sư được mời lên nói về vị anh hùng này, em chờ đợi được nghe những điều mà chúng em chưa được biết vì sinh sau đẻ muộn thì sau vài ba phút  tự giới thiệu về mình ông nói qua loa về vị anh hùng rồi kết luận bằng cách chửi một người nào đó. Em không hiểu gì hết mà mẹ em cũng vậy. Phần ca nhạc giúp vui  tiếp theo thì trong khi  bàn thờ tổ còn nằm chình ình trên sân khấu, vài cô ca sĩ giúp vui lại ăn mặc thật hở hang ít vải ra trình diện nhạc giật gân. Buỗi họp mặt này vào cửa không mất tiền nên sau đó em nghe một ông trong ban tổ chức cho biết vì mời hát chùa nên không thể ép buộc ca sĩ trình diễn theo ý muốn hay đặt điều kiện về y phục với họ được. Em thật mắc cở với những người ngoại quốc được mời tham dự..ngày lễ bản sắc dân tộc như thế. Nghé Ngọ ơi, thế thì “bản sắc dân tộc” là gì vậy?

Đáp: Ba Nghé Ngọ người Trung, mẹ Nghé Ngọ người Nam nhưng vì hồi nhỏ ông già đi học ở Hà Nội nên ông hay kể cho Nghé Ngọ nghe về Hà Nội với mưa phùn mùa thu và cốm non. Mẹ Nghé Ngọ thì là một kho tàng về ca dao miền Nam. Hoàn cảnh nào, dạy bảo cần điều gì mẹ của Nghé Ngọ cũng đều có...người xưa hát rằng....Không biết có phải vì vậy mà Nghé Ngọ “ướt nhẹp” như nhận xét cuả Hùynh Hương không?
Theo Nghé Ngọ nghĩ “bản sắc dân tộc” là danh từ của báo chí Cộng Sản tại Việt Nam thay vì giản dị hoŸ ngôn ngữ thì lại chỉ làm rắc rối và ..vô nghĩa thêm mà thôi. Hiện nay một số người đã bị tiêm nhiễm những danh từ này nên đôi khi nó xuất hiện nhan nhản khắp nơi. Do đó cái gọi là “bản sắc dân tộc” của người CS này chỉ là văn hoŸ dân tộc Việt Nam hình thành từ phong tục, ca dao, thơ phú, văn chương của bốn ngàn năm văn hiến. Những sinh  hoạt “bản sắc dân tộc” như em vừa kể chỉ có tính cách kiếm danh, phô trương hình thức mà cả người tổ chức lẫn người tham dự đều không có một ý thức gì về văn hóa, lịch sử và phong tục của dân tộc Việt. Đáng buồn là những sinh hoạt kể trên lại nhan nhản khắp nơi ở hải ngoại đến nỗi có người đã mỉa mai dân tộc chúng ta có bốn ngàn năm văn hiến nhưng không có một năm nào văn minh nên đã bỏ qua rất nhiều truyền thống tốt đẹp của cha ông để đua đòi theo những cặn bã cuả xứ người.
Nghé Ngọ nghĩ là nếu mỗi đứa trẻ ở hải ngoại buổi tối khi vào giường ngủ lại được nghe mẹ hát ru bằng ca dao Việt Nam hay nghe cha kể chuyện mùa thu Hà Nội với cốm non thì chắc chúng ta sẽ đỡ lo chuyện bài trừ du đãng hay bài trừ những “bản sắc dân tộc” mà em kể ở trên. Chúng ta chỉ lo tiền mua Keenex thôi vì... tệ lắm thì sẽ nhè như Nghé Ngọ là cùng.

Thương người hay thương ta...

Tường Vân-Seattle


Vân năm nay đã 20 tuổi rồi nhưng em thật bối rối với tình cảm không rõ ràng của mình. Vân có một người bạn trai học cùng trường rất hiền và đàng hoàng. Hai đứa đã có nhiều dịp trao đổi bài vỡ, đi cùng đường hay gọi điện thoại hỏi bài nhau. Càng ngày Vân càng thấy mình gần gụi bạn ấy và bạn cũng thật dịu dàng thân mật với Vân. Vân đã nghĩ là ...bạn ấy cũng yêu Vân như yêu bạn và Vân nghĩ sẽ có ngày bạn sẽ ngỏ lời trước...Thế nhưng mới tuần lễ trước đây bạn ấy tìm dến nhà mà mời Vân đi uống nước vì muốn tâm sự với Vân. Khỏi nói thì Nghé Ngọ cũng hiểu Vân nghĩ gì rồi. Nhưng thật là cay đắng vì bạn ấy tâm sự với Vân về mối tình dỡ dang cuả bạn ấy với một người cần gŸi khác và vì quá đau khổ lại thấy em thật chững chạc và đàng hoàng nên bạn ấy mạn phép than thở với Vân. Nghé Ngọ ơi, Vân phải thu hết can đảm ngồi nghe bạn ấy kể chuyện và cố giữ vẻ bình thản khuyên can bạn ấy nên cố quên mà để tâm vào chuyện học hành. Nghé Ngọ cũng hiểu, em là người tự trọng và rất tự ái nữa là đằng khác. Sau đó em vẫn đối xử tốt với bạn ấy mặc dù lòng Vân rất là đau khổ. Vân cố dằn lòng, gặp bạn ấy ít đi dù Vân như một cần người khác: không buồn ăn uống, mất ngủ và khó tập trung tinh thần vào việc học. Điều lạ lùng là đau khổ như vậy mà sao Vân không khóc được. Sự thay đổi này hình như bạn ấy có nhận thấy nên dạo này bạn ấy hay nhìn đăm đăm Vân luôn trong giảng đường hay trong cafete-ria. Nghé Ngọ ơi, làm sao bây giờ?
Đáp: Tình cảm của Vân thật trong sáng và rất đẹp. Sự kiện một người bạn trai đi tìm Vân để tâm sự khi đau khổ như thế chứng tỏ Vân là một người thật sâu sắc và tế nhị nên đã gây được sự tin cẩn trong lòng bạn. Chỉ tiếc là em cũng yêu người ta. Vân và bạn  còn quá trẻ Người con trai khi yêu đương đã không chú ý đến sự hiện diện đằm thắm của một người bạn gái nhưng nay tình yêu đó đã vỡ, người đó đã trải qua những ngày tháng đau khổ bên sự chia sẻ dịu dàng của một người bạn gái tự trọng và chịu đựng nên chắc chắn sẽ phải nhìn thấy.  Tuy nhiên nếu như bạn ấy không nhìn thấy hoặc vì lý do gì đó không đến với Vân bằng tình yêu thì Vân nên hiểu rằng ở đời tình bạn đôi khi còn quý hơn tình yêu bởi vì khi yêu, không mấy khi người ta sáng suốt nhưng khi kết bạn thì khác hẳn, phải ý hợp tâm đầu, phải cùng quan niệm về đời sống. Dĩ nhiên điều tốt nhất vẫn là cố quên. Vân sẽ giúp cho bạn ấy đỡ bị dằn vặt vì không đáp lại được tình yêu của một người bạn tốt như Vân.
 
Yêu một người im lặng...

Nguyễn Thị Giang - Laguna Hills, Ca


Nghé Ngọ thân ái,
Tụi em yêu nhau đã lâu nhưng tình yêu giữa hai đứa sao em thấy có điều bất ổn. Yêu đương gì mà anh ấy không bao giờ rủ em đi đâu hết trừ...đi ăn. Và nhất là chẳng bao giờ nói năng hay tâm sự cùng em như những cặp tình nhân khác. Có một thời gian dài em nản quá nên quyết định chia tay. Anh ấy hơi hơi buồn, hỏi han vài ba lần rồi cũng lại yên lặng. Em tập quên đến khi ...gần quên được thì anh ấy lại xuất hiện trở lại, đến nơi em làm việc hay nhà của em. Lại tiếp tục ngồi, ai nói gì cũng cười như ông Phật Di Lạc rồi lại về. Có lần gia đình em hỏi em là tại sao anh ấy “kỳ lạ” như vậy , em không biết trả lời sao chỉ biết bảo với những người thân trong gia đình em là anh ấy là người không thích nói nhiều, không thích lập lại lời nói....
Nghé Ngọ ơi, quen nhau đã mười năm, em biết anh ấy yêu em lắm. Dù đã biết bản chất của anh là một người thâm trầm, không thích bày tỏ hay bộc lộ tình cảm nhưng anh ấy cũng phải biết là em thích nghe những lời âu yếm  yêu thương chứ. Đàng này....Em có than với một cô bạn thân của em thì nhỏ bạn này cho biết đàn ông không nói nhiều thì “tốt” hơn là người nói nhiều, ba xạo. Người yêu của nó cũng ít khi bày tỏ tình cảm ra bên ngoài như người yêu của em tuy nhiên nó cũng phải công nhận là “chàng” của em thuộc loại bất thường, vì gặp nhau nhiều lần mà nó cũng không bao giờ nghe anh ấy nói một câu.
Nghé Ngọ ơi, có mất mát gì đâu mà tại sao đàn ông “hà tiện” lời nói dữ vậy? Cái câu “anh yêu em” thì có gì khó khăn để phát thành lời đâu mà đàn ông lại ...kỵ thế! Cần nhỏ bạn em còn nói là đàn ông chỉ nói điều này lúc khởi đầu  cuộc tình thôi? “Chàng” đang hỏi cưới em, Nghé Ngọ nghĩ sao?

Đáp:  “Chàng” đang nói với với em những lời đáng nói nhất rồi đó. Khi một người đàn ông bản chất yên lặng, không thích nói nhiều yêu một người thì “chàng” thường làm mà không nói. Chuyện quan trọng là chàng chung thủy, không ba xạo, chàng ít bảy tỏ tình cảm ra ngoài nhưng lại là người đi đến chung cuộc, cưới người chàng yêu về làm vợ. Vấn đề còn lại là do em mà thôi. Em có yêu “chàng” hay không? Yêu cần người yên lặng của chàng và phải tin tưởng vào tình yêu của mình. “Chàng” không nói yêu em mỗi ngày nhưng lại đến thăm em,  săn sóc cho em mỗi ngày thì có gì khác nhau đâu? Mấy anh chàng nói nhiều cũng đâu có hay ho gì. Coi chừng lại thuộc loại...mồm miệng đỡ chân tay...
Có nhiều người đàn ông tâm tính rất tốt nhưng vụng về và chủ quan. Những “chàng” này cứ quan niệm “anh yêu em”, anh lại là người có bằng cấp, đẹp trai thì em còn đòi hỏi gì hơn nữa. Những chuyện săn sóc nhỏ nhặt là chuyện vặt vảnh, lấy lòng đàn bà của những người bất tài, so sánh sao được với anh. Thế là... đến thăm người yêu bị ốm, sau đó hỏi một câu: em ăn gì không? Gặp lúc người yêu đang dỗi hờn (mà con gái thì hờn dỗi là tính trời cho mà) nên lắc đầu thì “chàng” yên chí ra salông ngồi coi Football vì ...cô ấy không đói, không muốn ăn gì cả thì dù có yêu nàng đến bao nhiêu thì cũng có nhiều hy vọng là ...mất đào như chơi. Người cần gái, tâm hồn thường yêu đuối mà những lời âu yếm hay yêu thương của người yêu có giá trị còn hơn miếng ăn, thức uống, cứ phải “hình dung” tình yêu qua những cử chỉ hay hành động mà không bao giờ nghe được những lời này từ miệng người yêu thì cũng nản lắm chứ chẳng chơi.
Do đó mà trong những cuốn sách dạy giữ gìn tình yêu, các ông bà tâm lý gia đều bảo các đấng ông chồng sau một thời gian lập gia đình thường quên béng đi chuyện “tỏ tình” với vợ. Không gì bằng chiều nay, trên đường về, dù không còn nhớ đầy, hãy ghé ngang một tiệm bán hoa, mua vài bông hồng về nhà, vào bếp tặng cho vợ với một lý do giãn dị như: cám ơn em đã chia xẻ đời sống này với anh. Làm như thế xong, các ông sẽ nhận thấy ngay  bầu không khí trong gia đình sẽ khác ngay. Vài ba cái hoa hồng, cái giá quá rẽ cho một hạnh phúc mà rất nhiều người không biết, Giang ơi!

Có nên liên lạc với người anh khác mẹ ở Việt Nam...

Trần thị Hương Lành-Philadephia


Nghé Ngọ ơi, ai cũng cho rằng cần một là sung sướng nhất. Nhưng em thì em không thấy sung sướng cái chỗ nào. Nhất là từ khi mà cha em bị tai nạn rồi mất đi. Lúc còn nhỏ, cha em còn sống, em có rất nhiều đồ chơi mà không có ai để chơi cùng, em thường dùng những cái gối ôm kê làm thành giường làm anh chị còn những cần búp bê nhỏ, những cần thú nhồi bông làm em. Nhưng sau những phút vui đùa ấy, em lại vẫn chỉ có một mình, khi đi ngoài đường thấy những nhỏ bạn khác có em, em thường nói với ba là em cũng muốn có em bé để chơi cùng và ba em có hứa với em là sẽ có em bé cho em...
Thế rồi một tai nạn xe hơi thảm khốc đã mang ba em về với ông bà nội rồi. Ngày đưa đŸm ba, em khóc nhiều lắm vì thương ba và thương luôn sự cô độc của hai mẹ cần em. Ba mất rồi, mẹ em và em vào sở thu dọn giấy tờ của ba mang về nhà mới thấy trong đó có nhiều lá thư của một người đàn bà tự xưng là Vú Tám mà ba em trả tiền sau khi ông bà nội em mất đi để nuôi dưỡng một người con gái khác của ba em. Mẹ chị ấy đã đi lấy chồng giao chị ấy lại cho ông bà nội em từ khi ba em còn ở trong trại cải tạo và sau đó thì theo người chồng mới định cư tại Úc. Trong ảnh chị ấy ốm yếu hơn em nhiều và gương mặt rất sáng sủa và dễ thương.
Từ ngày đó đến nay, mẹ em vẫn gửi tiền thường xuyên về cho Vú Tám để nuôi chị ấy. Nhiều lần em khơi chuyện với mẹ về chị là mẹ em gạt ngang. Em biết mẹ em vẫn buồn là vì ba dấu mẹ chuyện này. Em có lén nghe mẹ tâm sự với dì Lan, em gái của mẹ. Nhưng Nghé Ngọ ơi, ba em đã mất rồi, em mong muốn được gặp chị của em quá. Em muốn tự em nói cho chị ấy biết là cha không còn nữa, nhưng em sẽ thay cha em mà thương chị ấy suốt đời mình. Nghé Ngọ ơi, chỉ cho em cách nói làm sao để em có thể thuyết phục mẹ em dẫn em về Việt Nam thăm chị và sau đó làm giấy cho chị ấy qua bên này sống với em đi. Em cảm ơn Nghé Ngọ một ngàn lần...

Đáp: Tất cả chỉ còn tùy thuộc vào sự rộng lượng và bao dung của mẹ em mà thôi. Cũng tùy thuộc vào tình nghĩa của mẹ em với ba em nữa. Sự kiện mẹ em vẫn tiếp tục gửi tiền về Việt Nam cho Vú Tám nuôi chị em chứng tỏ mẹ em là một người tốt. Nhưng vì ba em dấu mẹ em chuyện này khi ông còn sống nên ngoài chuyện mất đi một người chồng, người cha cho cần, mẹ em còn phải chấp nhận chuyện cha em đã từng chia xẻ cuộc đời ông với một người đàn bà khác mặc dù chuyện không đi đến đâu nhưng chị của em là bằng chứng thực tiễn của mối liên hệ mà mẹ em chưa thể chấp nhận ngay lúc này. Mà lại chấp nhận một mình khi đang mang tang chồng...Em hãy kiên nhẫn. Khi cơn đau đớn đã qua, tất cả lắng dịu rồi, em hãy thưa chuyện  với mẹ. Phần em, em nên rŸng học. Em may mắn được sinh ra và lớn lên nơi xứ người, em nên chuẩn bị để vài năm nữa em có phương tiện mà giúp đỡ hay lo cho chị em trong bước đầu. Một giọt máu đào hơn ao nước lã...Huống hồ chị ấy là mối thâm tình duy nhất em có được từ người cha đã qua đời một cách thật oan uổng của em...

Cứ muốn... hôn người ta

Lê văn Dương-Rosemead


Mỗi lần ngồi gần một người  bạn học là tôi cứ muốn ....hôn người ta. “Người ta” đã có bồ là một người tôi cũng quen biết. Tôi biết như thế là không đúng dù đó chỉ là một ý nghĩ. Tôi đã cố nhưng không kềm chế được  ý nghĩ của mình. Tôi bị bệnh gì thế Nghé Ngọ. “Người ta” không phải của mình mà mình cứ ...muốn hôn. Có cách gì chữa trị?
Đáp: Tên Lê Văn Dương là tên thật hay ....dê hiệu của anh vậy. Tuy nhiên theo Nghé Ngọ thì nếu ngồi gần người đẹp mà anh không cảm thấy gì cả mới thật là đŸng lo. Tuy nhiên anh lại không cho NGhé Ngọ biết là căn bệnh kỳ nầy mới xảy ra lần đầu với anh hay nó đã xảy ra ...thường thường. Nghĩa là lâu lâu anh lại muốn... hôn một người mà anh không có thẩm quyền như vậy chứ. Tuy nhiên trước khi chỉ anh cách chữa trị xin anh đề cao cảnh giác để khỏi ...nghe mắng và ăn bạt tai.
Có ba cách chữa trị sau đây tùy anh chọn lựa:
1. Đi bác sĩ để hạ thấp mức độ sản xuất kích thích tố tình dục trong cơ thể. CÁch nầy khoa học nhất nhưng hơi ...tốn.
2. Chạy ngay về nhà tắm nước lạnh cho nó hạ hỏa. CÁch nầy rẻ tiền nhất tuy có hơi bất tiện nhất là khi anh đang đi share nhà hoặc nơi “tai nạn” xảy ra lại xa nhà.
3. Cưới một bà vợ dữ: cách này hiệu nghiệm nhất, thực tiễn nhất,  ít tốn sức mà lại không lo bị cảm vì nữa đêm phải dội nước lạnh như phương pháp trên.
 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top