• Nghé Ngọ Thân Ái (26 tháng 6, 2020)


• Nghé Ngọ Thân Ái (26 tháng 6, 2020)

@ Corporight by www.saigonweeklyonline.com

Hãy biết từ chối...

BÍCH VÂN- ST. PAUL, MN

Chị Nghé Ngọ thân,
Em và anh ấy mới quen nhau. Hôn nhân chỉ mới là lời hứa vì cả hai đều đang bận học. Nhất là hai đứa lại ở hai campus cách xa nghìn dặm. Vậy mà anh ấy cứ đòi hỏi “này, nọ”. Em không bằng lòng thì anh ấy cho rằng em cổ hủ, lạc hậu, không  hiện đại. Phải nói với Nghé Ngọ rằng anh ấy rất đẹp trai, học giỏi. Gia đình em lại thân với gia đình anh ấy. Nghé Ngọ có nghĩ là anh ấy đã “lợi dụng” em và cả gia đình em không? Em phải làm sao?

Đáp: Căn bản của một cuộc hôn nhân là tình yêu thương chân thành. Dĩ nhiên là Vân cần phải tìm hiểu thêm về anh ấy. Tuy nhiên nếu ai cũng đợi phải hiểu hết 100% về nhau rồi mới kết hôn, thì chắc là thế giới này sẽ... tận thế. Vân chưa hiểu rõ anh ấy đã vội hứa hôn thì chắc chắn là em đã yêu người ta đứt đuôi con nòng nọc rồi... Bây giờ Vân đang cảm thấy một điều gì đó không ổn ở anh ấy, biểu hiện qua những hành động, lời nói mà Vân gọi là sự lợi dụng. Hãy nhớ sự không bằng lòng đáp ứng đòi hỏi của anh ấy, là một quan niệm và thái độ riêng của Vân đối với quan hệ nam nữ, nó không tùy thuộc theo thời, theo “mốt”. Ngay cả khi cả nước nói “yes” , mà mình muốn nói “no” là việc của mình... Em đang bận học, nên tránh những chuyện gây rắc rối có thể làm ngăn trơ chuyện học hành. Cái chuyện “này, nọ” có thể đưa đến việc  nọ, kia mà nỗi khổ thường ở lại với người con gái hơn là với người con trai. Theo Nghé Ngọ, thì khi một tên “con giai” chê người yêu mình cổ hủ hay không hiện đại, vì không đáp ứng chuyện “kỳ cục”, thì chỉ có hai lý do:
Một là hắn chỉ là một tên họ Sở, chuyên lợi dụng xác thịt... hai là hắn... điên, không nhìn thấy trước những hậu quả tai hại sẽ đến với người hắn yêu. Ví dụ như: mang thai khi chưa có đủ điều kiện sinh con, nuôi con chẳng hạn. Thực tế cuộc sống đã chẳng phơi bày nhan nhản quanh ta đó sao? Do đó mà khi Vân không muốn có những việc quá giới hạn xảy ra, tất nhiên là Vân có lý do chính đáng. Hãy sống theo điều mình gìn giữ, nhất là khi điều mình gìn giữ lại là một điều tốt.
Nghé Ngọ có một người bạn thân. Nhỏ bạn “tâm sự” rằng đã ăn ở với người yêu như vợ chồng trước ngày cưới, và nay thì lấy nhau, cũng đầm ấm hạnh phúc lắm. Tuy nhiên, dù đang hạnh phúc, nhỏ vẫn hối tiếc: Giá mà giữ được thì vẫn tốt hơn...
Hơn nữa, các đấng hái hoa cho hay rằng: khi bị từ chối, tuy có “bực bội, khổ sở” ngay lúc đó một chút, nhưng sau đó họ lại cảm thấy yên tâm hơn, chứ chẳng giận hờn lâu đâu. Riêng vị nào cảm thấy “quê một cục” khi bị cự tuyệt mà “chuồn êm”, thì quả thật là một điều may mắn cho bọn kẹp tóc chúng ta đó Vân ạ...
Chỉ có điều Nghé Ngọ muốn nói riêng với Vân là: “Nếu đó là một người yêu thương ta chân thành, muốn xây dựng một cuộc sống gia đình lâu dài với ta, mà trong lúc riêng tư có những cử chỉ âu yếm, yêu thương bồng bột, có thể đi đến chỗ không kềm giữ được, thì khi từ chối nên tế nhị, khéo léo... nhất là nên tránh những điều kiện đưa đến tình trạng có thể... vượt rào... Đó là giúp nhau bảo vệ hạnh phúc tương lai đó Vân à. Đừng nên phản ứng một cách hung bạo, tàn nhẫn, đôi khi làm tự ái người ta bị tổn thương, nhất là bọn “liền ông”, nhiều vị chỉ cứng như sắt bên ngoài, mà bên trong lại mềm như bún tươi... có thể làm sứt mẻ đi tình yêu cao đẹp của đời mình. “Gắc gối” ghê hén, Bích Vân nhỉ!...

Không nên hận anh ruột...

Thu Mai – Aberdeen, OH

Nghé Ngọ thân,
Lúc Mai 17 tuổi, vượt biên cùng một người anh. Lúc còn ở VN, Mai cũng chẳng có gần gũi hợp tính với anh ấy. Khi đi vượt biên với anh, anh ấy hành hạ Mai đủ điều. Phải hầu hạ, giặt giũ, cơm nước cho anh ấy như một con sen, vậy mà anh ấy còn chửi mắng Mai, dùng những danh từ khiếm nhã thô tục, khiến cho Mai hết sức xấu hổ thẹn thùng trước mọi người lạ mặt trong trại tỵ nạn. Rồi hai anh em qua Mỹ, Mai vẫn tiếp tục chịu đựng mọi cảnh khổ khi ông anh lập gia đình. Vì thế mà Mai đã vội vàng lấy chồng, coi như một cách để thoát ly cái “địa ngục trần gian”này. Cũng may chồng Mai là một chính nhân quân tử, hơn nữa trong gia đình anh ấy, anh chị em đều rất thương mến, đùm bọc lẫn nhau. Mới đây, chồng Mai cho là thái độ thù hận, không liên lạc với gia đình ông anh của Mai là không đúng. Bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn, thì anh em tính tình xung khắc cũng là chuyện thường. Anh chị có xấu, ví dụ có khùng có điên, thì cũng vẫn là anh chị ruột của mình, đâu có thể nào chối bỏ được. Anh ấy muốn Mai gọi điện thoại làm lành và liên lạc lại. Ngoài ra, anh ấy còn lý luận như đó cũng là một cách trả hiếu cho cha mẹ, vì cha mẹ già nào cũng vui khi thấy con cái yêu thương, hòa thuận với nhau... Nghé Ngọ nghĩ sao? Tính tình cả hai vợ chồng anh Mai thật là khó chịu: họ ích kỷ, không biết điều và gian xảo. Đó là nhận xét của nhiều người chứ không phải  là Mai muốn nói xấu anh mình đâu nghe...

Đáp: Thu Mai rất may mắn khi có được một người chồng đạo đức và hiếu đễ. Một người con có hiếu thường là một người cha gương mẫu, một người chồng tốt. Nghé Ngọ cũng hoàn toàn đồng ý với anh ấy. Anh em có người này, người nọ, do đó mới có câu “cha mẹ sinh con, trời sanh tính”. Anh của mình thì dù gì chăng nữa cũng vẫn là anh. Có điều anh ấy không tốt thì mình cũng giao thiệp, nhưng đừng để những chuyện bực mình làm phiền đến mình. Ví dụ như không làm ăn chung, nhà ai nấy ở, lâu lâu gặp chung, ăn cùng một bữa cơm cho các con, các cháu có dịp sum họp và biết nhau. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Mình cứ chính trực, quang minh, nhường nhịn đúng vai trò của một người em là được rồi.

Cô đơn giữa những người thân...

PHẠM TOÀN – MIDWAY CITY, CA

 Nghé Ngọ ơi,
Trước đây em du học rồi về VN sau khi học xong. Gần đây em vừa được qua Mỹ do anh chị em bảo lãnh. Phải thú thật với chị là sang đây ở với anh chị nào, em cũng cảm thấy mình cô đơn, lạc lõng, thua kém mọi người. Bầy cháu nhỏ thì nhìn em như người xa lạ, người từ hành tinh khác đến không bằng. Trong khi đó, mỗi lúc được gặp lại một vài người bạn hồi còn ở nhà (hiện nay họ cũng đang định cư tại quận Cam), là những người đã từng sống trong một môi trường, hoàn cảnh khó khăn, cùng chia sẻ với em cái khổ, cái nghèo ở Việt Nam, em lại thấy thân thiết và ấm áp, gần gũi hơn nhiều, như người cùng một loại với mình. Không biết Nghé Ngọ có thông cảm được tâm trạng này không? Anh chị của Toàn bực bội khi thấy Toàn chơi thân với những đứa bạn nghèo mới sang, hơn là gia đình ruột thịt. Toàn muốn thoát ly, đến sống với bạn bè và tự lập. Nghé Ngọ nghĩ sao?

Đáp: Toàn thân mến,
Nghé Ngọ nghĩ gia đình của Toàn không phải bực bội vì Toàn thân với những người bạn nghèo ở trong nước đâu. Những người sống ở Mỹ lâu, nhất là những người đến Mỹ từ năm 1975, đều đã đi qua cái cầu cô đơn, lạc lõng gấp trăm, gấp ngàn lần tình trạng của Toàn bây giờ. Lúc đó, trong đôi mắt của người Mỹ bảo trợ, người tỵ nạn Việt Nam ngơ ngác chắc chẳng khác gì mình xem TV bây giờ thấy những trại tỵ nạn ở Afghanistan, hay Phi Châu, v.v...
Một vấn nạn cho những người mới tới sau này là cộng đồng VN đã lớn mạnh, đã quần tụ như một VN thu nhỏ như tại khu Little Saigon- Phước Lộc Tho ở nam Cali hay khu Bellaire ở Houston. Từ đó, một con số không nhỏ vẫn xa lạ, không biết được gì nhiều về xứ sở mà ta đang sinh sống: từ ngôn ngữ, tập quán, sinh hoạt. Nghé Ngọ đã nhìn thấy nhiều người trẻ tuổi đến đây từ 5, 10 năm, mà vẫn không nói được tiếng Anh, vẫn chưa tìm ra được một nghề nghiệp vững vàng tại xứ sở này. Ngược lại một số nhỏ khác, thì lại hội nhập quá nhanh, không phân biệt được ưu và khuyết điểm của xã hội Hoa Kỳ, nên đã bị “tẩu hỏa nhập ma”, biến thành mấy ông bà Mẽo da vàng mũi tẹt, học cái xấu của xã hội này nhiều hơn là điều tốt.

Khi anh chị của Toàn bực bội muốn em bớt giao du với số bạn cũ trong nước, các bạn mới sang chứng tỏ họ còn thương Toàn và muốn lo lắng cho Toàn trong cuộc sống mới. Như vậy, Toàn hãy cố gắng học, học chữ, hay học nghề, bằng tất cả ý chí nghị lực của mình. Mình phải lấy lại cho mình sự tự tin cần phải có trong xã hội, khi đó Toàn sẽ dễ dàng nhận diện xung quanh. Ví dụ như thế nào là tình bạn. Thế nào là cô đơn, lạc lõng. Nên nhớ: Hãy yêu bạn vì hạnh phúc khi có bạn bên cạnh, chứ không phải chỉ để trốn chạy sự cô đơn,  mặc cảm thua kém. Những kinh nghiệm không tốt đang xảy ra giữa những người đi trước và những người đến sau, hình như càng lúc càng sâu rộng, mà nếu chúng ta không khéo hàn gắn. Theo đúng tinh thần con Rồng cháu Tiên của dòng giống Giao Chỉ ta, Nghé Ngọ sợ rồi đây ở xứ người lại có thêm một mầm mống chia rẽ mới: tị nạn cũ, tỵ nạn mới, hậu quả cũng tai hại không kém gì chính sách chia Việt Nam ra làm ba kỳ để cai trị theo chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp đầu thế kỷ 20.
Việc Toàn muốn đến sống chung với bạn bè để tự lập là một điều tốt. Nhưng Toàn phải tự hỏi là mình đã đủ khả năng làm được việc đó chưa? Tự lập: hai chữ này có thể làm thỏa mãn tự ái nhất thời của bao nhiêu người trẻ tuổi, cái bước đầu tiên vô cùng quan trọng thu ngắn... con đường đi xuống của tương lai. Nhìn chung quanh, Toàn đếm được bao nhiêu người bạn “tự lập” mà thành công? Nên suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định. Hãy so sánh sự cô đơn, lạc lõng của Toàn bây giờ và tình trạng này của những người tị nạn VN đến Mỹ từ hồi 1975, đã phải sống dưới sự bảo trợ của những người Mỹ “ân nhân”, khi họ không thể nào giao tiếp được bằng ngôn ngữ thì sẽ hiểu những người Việt Nam tị ạn đầu tiên ở Mỹ họ cô đơn đến như thế nào...

Hãy biết từ chối...

BÍCH VÂN- ST. PAUL, MN

Chị Nghé Ngọ thân,
Em và anh ấy mới quen nhau. Hôn nhân chỉ mới là lời hứa vì cả hai đều đang bận học. Nhất là hai đứa lại ở hai campus cách xa nghìn dặm. Vậy mà anh ấy cứ đòi hỏi “này, nọ”. Em không bằng lòng thì anh ấy cho rằng em cổ hủ, lạc hậu, không  hiện đại. Phải nói với Nghé Ngọ rằng anh ấy rất đẹp trai, học giỏi. Gia đình em lại thân với gia đình anh ấy. Nghé Ngọ có nghĩ là anh ấy đã “lợi dụng” em và cả gia đình em không? Em phải làm sao?

Đáp: Căn bản của một cuộc hôn nhân là tình yêu thương chân thành. Dĩ nhiên là Vân cần phải tìm hiểu thêm về anh ấy. Tuy nhiên nếu ai cũng đợi phải hiểu hết 100% về nhau rồi mới kết hôn, thì chắc là thế giới này sẽ... tận thế. Vân chưa hiểu rõ anh ấy đã vội hứa hôn thì chắc chắn là em đã yêu người ta đứt đuôi con nòng nọc rồi... Bây giờ Vân đang cảm thấy một điều gì đó không ổn ở anh ấy, biểu hiện qua những hành động, lời nói mà Vân gọi là sự lợi dụng. Hãy nhớ sự không bằng lòng đáp ứng đòi hỏi của anh ấy, là một quan niệm và thái độ riêng của Vân đối với quan hệ nam nữ, nó không tùy thuộc theo thời, theo “mốt”. Ngay cả khi cả nước nói “yes” , mà mình muốn nói “no” là việc của mình... Em đang bận học, nên tránh những chuyện gây rắc rối có thể làm ngăn trơ chuyện học hành. Cái chuyện “này, nọ” có thể đưa đến việc  nọ, kia mà nỗi khổ thường ở lại với người con gái hơn là với người con trai. Theo Nghé Ngọ, thì khi một tên “con giai” chê người yêu mình cổ hủ hay không hiện đại, vì không đáp ứng chuyện “kỳ cục”, thì chỉ có hai lý do:
Một là hắn chỉ là một tên họ Sở, chuyên lợi dụng xác thịt... hai là hắn... điên, không nhìn thấy trước những hậu quả tai hại sẽ đến với người hắn yêu. Ví dụ như: mang thai khi chưa có đủ điều kiện sinh con, nuôi con chẳng hạn. Thực tế cuộc sống đã chẳng phơi bày nhan nhản quanh ta đó sao? Do đó mà khi Vân không muốn có những việc quá giới hạn xảy ra, tất nhiên là Vân có lý do chính đáng. Hãy sống theo điều mình gìn giữ, nhất là khi điều mình gìn giữ lại là một điều tốt.
Nghé Ngọ có một người bạn thân. Nhỏ bạn “tâm sự” rằng đã ăn ở với người yêu như vợ chồng trước ngày cưới, và nay thì lấy nhau, cũng đầm ấm hạnh phúc lắm. Tuy nhiên, dù đang hạnh phúc, nhỏ vẫn hối tiếc: Giá mà giữ được thì vẫn tốt hơn...
Hơn nữa, các đấng hái hoa cho hay rằng: khi bị từ chối, tuy có “bực bội, khổ sở” ngay lúc đó một chút, nhưng sau đó họ lại cảm thấy yên tâm hơn, chứ chẳng giận hờn lâu đâu. Riêng vị nào cảm thấy “quê một cục” khi bị cự tuyệt mà “chuồn êm”, thì quả thật là một điều may mắn cho bọn kẹp tóc chúng ta đó Vân ạ...
Chỉ có điều Nghé Ngọ muốn nói riêng với Vân là: “Nếu đó là một người yêu thương ta chân thành, muốn xây dựng một cuộc sống gia đình lâu dài với ta, mà trong lúc riêng tư có những cử chỉ âu yếm, yêu thương bồng bột, có thể đi đến chỗ không kềm giữ được, thì khi từ chối nên tế nhị, khéo léo... nhất là nên tránh những điều kiện đưa đến tình trạng có thể... vượt rào... Đó là giúp nhau bảo vệ hạnh phúc tương lai đó Vân à. Đừng nên phản ứng một cách hung bạo, tàn nhẫn, đôi khi làm tự ái người ta bị tổn thương, nhất là bọn “liền ông”, nhiều vị chỉ cứng như sắt bên ngoài, mà bên trong lại mềm như bún tươi... có thể làm sứt mẻ đi tình yêu cao đẹp của đời mình. “Gắc gối” ghê hén, Bích Vân nhỉ!...

Đặng thị Huệ Là ai?

Huyền- Yorba Linda CA

Nghé Ngọ thân mến,
Hôm nọ em thấy ba mẹ xem một tuồng cải lương nói về một nhân vật lịch sử của Việt Nam tên là Đặng Thị Huệ. Nghé Ngọ có thể cho em biết bà là ai không? Đóng một vai trò gì trong lịch sử Việt Nam?

Đáp:  Theo ông Đoàn Long, một thân hữu của Saigon Weekly thì nhân vật lịch sử này đóng một vai trò quan trọng trong việc chấm dứt “triều đại” của Chúa Trịnh.
Bà Đặng Thị Huệ sanh vào khoảng cách đây trên dưới hai trăm năm (chừng 1730) tại miền quê huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đất đã từng phát sinh nhiều Hoàng hậu, Thứ phi, cũng là quê hương của 48 làng Quan họ trữ tình. Xuất thân là một cô gái quê nghèo phải đi làm mướn, gặp bước may vào làm một thị tì. Chỉ một thời gian ngắn, rất ngắn, với sắc đẹp, trí thông minh, Huệ đã khôn ngoan, bước lên làm được một Thứ phi, rồi từ đó quậy nát cả một triều đình của chúa Trịnh; một thời gian mưu toan làm đến Hoàng thái Hậu, dù chỉ ít ngày, và cuối cùng đã tự kết liễu cuộc đời mình một cách phi thường, oanh liệt.
Bố là ông Đặng Quốc Huy (?), một nhà Nho không thành công trên đường khoa bảng, nên trở về làng cũ làm nghề gõ đầu trẻ (thời đó gọi là ông Đồ) để sống cho qua ngày, với một khí tiết của nhà Nho. Ông Đồ vợ chết sớm, để lại cho ông hai người con, một gái Đặng Thị Huệ, một trai Đặng Huy Hoàng.
Nhà nghèo, không có một tài sản nào. Cô gái lớn Đặng Thị Huệ đã phải thay Mẹ, lao vào đời lúc tuổi còn rất trẻ, để gánh vác mọi công việc trong gia đình, trong đó việc chính là nuôi cha già và em nhỏ. Nguồn sinh sống ấy khiến Huệ phải đi làm công cho một đồi chè trong vùng của một bà Thứ phi của chúa Trịnh. Ban đêm về Đặng Thị Huệ vẫn cặm cụi đèn sách do bố dậy và nàng tỏ ra rất thông minh.
Một hôm, bà Thứ phi về thăm quê, nhân dịp đó có ghé thăm đồi chè của bà. Khi kiệu mới đến đồi chè, bà nghe thấy tiếng hát quan họ rất hay, véo von từ phía chân đồi. Lúc kiệu ngừng lại ở trên đồi chè, người quản lý đến chào, bà Thứ phi hỏi ai đang hát đó? Người quản lý thưa: “Đó là tiếng hát của một người làm mướn hàng ngày của đồi chè”. Tò mò bà muốn biết mặt người đang hát đó và bảo người quản lý gọi lên.
Người con gái quê làm công đó là Đặng Thị Huệ. Lúc đến gặp bà Thứ phi, dù trong bộ đồ quê mùa lao động lam lũ, nhưng cô cũng đã để lộ ra một vẻ đẹp sắc sảo của cô gái Bắc Ninh, khiến bà Phi có cảm tình ngay. Khi được biết hoàn cảnh gia đình nghèo nàn, phải đi làm công nuôi cha già, em nhỏ. Bà Thứ phi ướm hỏi Huệ có muốn về kinh đô làm thị tì cho Bà không? Vừa nghe Bà Phi hỏi, Huệ như có một linh tính bén nhậy, nghĩ rằng câu hỏi đó có thể sẽ làm thay đổi cuộc đời, nên không đắn đo, Huệ nhận lời liền. Khi trở về nhà để thu xếp hành trang theo kiệu bà Phi trở về kinh đô ngay hôm đó, Huệ có nói việc đó với bố, dù ông không chấp thuận. Nhưng với tính tình cứng rắn, Đặng Thị Huệ nhất quyết dứt áo ra đi.
Đặng Thị Huệ làm thị tì cho bà Thứ phi chỉ một thời gian ngắn. Với sự thông minh, khôn ngoan, lanh lợi và chịu khó làm việc, Huệ đã chiếm được cảm tình và sự tin yêu của bà Phi.
Một hôm, bà Phi thấy hoa trong vườn nở rất đẹp, nhân dịp lâu ngày không thấy chúa Trịnh ngự đến. Bà Thứ phi bảo Huệ chọn và cắt một bó hoa mang đến dâng Chúa, cũng có thể ngầm một ý như để nhắc nhở Chúa.
Chúa Trịnh Sâm (1767-1782), là một người coi như văn võ song toàn, do đó nắm hết quyền uy và chính trị. Vua Hiển Tông (1770) chỉ ngồi làm vì.
Lúc Đặng Thị Huệ mang hoa đến dâng, Chúa Trịnh đang làm việc tại văn phòng. Trong lúc Chúa ngồi làm việc, chỉ có một quan thái giám hầu cận thôi, khu vực này nghiêm cấm mọi người lai vãng. Đặng Thị Huệ chưa từng được gặp Chúa Trịnh Sâm bao giờ, nên khi mang hoa đến, đứng ngơ ngác dưới sân thềm chưa biết xử trí ra sao. Viên thái giám hầu cận thấy thấp thoáng bóng người ở dưới sân, lấy làm lạ bèn xuống hỏi. Thị Huệ nói: “Vâng lệnh bà Thứ phi cho mang hoa đến dâng Chúa. Đây là một việc chưa xảy ra bao giờ, lại là lúc Chúa đang làm việc, nên viên thái giám đuổi Đặng Thị Huệ mang hoa về, rồi trở lên văn phòng tiếp tục công việc.
Nhưng Đặng Thị Huệ không chịu mang hoa trở về và cứ đứng bâng khuâng ở sân đó. Viên thái giám ngó xuống dưới thềm, không thấy Huệ rời về, thì trong lòng lo lắng sợ Chúa quở, nên ông ta tiến ra phía cửa im lặng vẫy tay ra hiệu đuổi Huệ về. Huệ vẫn đứng tại chỗ không chịu về, làm viên thái giám xốn xang không yên. Chúa Trịnh Sâm đang ngồi làm việc, nhưng cũng để ý thấy hành vi của viên thái giám như có cái gì bất thường, bèn hỏi có chuyện gì?
Viên thái giám tâu rằng: Bà Thứ phi cho con thị tì mang hoa đến dâng Chúa, bảo nó mang về, nó không chịu về cứ lì lợm đứng ở dưới thềm.
Chúa Trịnh bèn phán: Người ta muốn dâng hoa thì cho mang lên cũng được. Viên thái giám bèn bước ra ngoài cửa, vẫy tay ra hiệu cho Đặng Thị Huệ mang  hoa lên dâng Chúa.
Dù là lần đầu tiên được gặp ông Chúa lẫm liệt uy quyền, nhưng Đặng Thị Huệ đã tỏ ra can đảm, tiến thẳng đến bàn Chúa Trịnh Sâm đang ngồi. Nghe Huệ cất tiếng chào, Chúa vừa ngửng mặt lên, khi bốn mắt gặp nhau, lại thêm Huệ cười mỉm, làm Chúa choáng váng tâm hồn: “Mới gặp em ta đã thấy rằng- Có người thiếu nữ đẹp hơn hoa – Mắt em là cả một trời thơ mộng...”
Chỉ vài câu trao đổi mở đầu, đã trở nên thân mật ngay. Đặng Thị Huệ tự tiến sát bên cạnh ghế Chúa đang ngồi làm việc. Như không muốn nhìn vào Chúa, Huệ nhìn thẳng vào chồng văn thư, báo cáo từ các nơi trong nước gửi. Chúa hỏi Đặng Thị Huệ có biết chữ không? Huệ gật đầu. Chúa Trịnh đẩy chồng văn thư sang trước mặt Huệ. Nàng bèn cầm từng văn thư lên coi, rồi phân tích từng loại các báo cáo, làm Chúa sững sờ ngạc nhiên.
Chúa quay ra phía viên thái giám, phán cho về nghỉ và bảo ghé qua dinh bà Thứ phi báo cho bà biết, Đặng Thị Huệ sẽ ở lại đây giúp công việc cho Chúa đêm nay. Cũng từ đêm đó, Huệ đã trở thành Thứ phi yêu quý nhất của Chúa Trịnh Sâm.
Hơn một năm sau, Thứ phi Đặng Thị Huệ sinh được một Hoàng nam đặt tên là Trịnh Cán. Từ đó Huệ kết thân với vợ con các quan trong triều, để móc nối chồng họ gây nên một vây cánh lộng hành quậy trong triều. Hai năm sau, Huệ sinh được một Hoàng nam nữa, nhưng mới sinh đã bị chết yểu. Lợi dụng sự đau đớn của người mẹ mất con, bọn thầy cúng và cung văn bầy ra sự mê tín dị đoan, đồng cô bóng cậu, làm sa đọa chốn hậu cung. Có lẽ đây là nguồn gốc đồng cô, bóng cậu do vợ các quan trong triều theo chồng đi trấn nhậm tại các địa phương, truyền lại cho đến sau này trong nhân gian.
Hơn chục năm sau, Chúa Trịnh Sâm lâm bệnh nặng (lúc đó vào khoảng trên dưới 50 tuổi), Đặng Thị Huệ đã tư thông với Tướng Hoàng Đình Bảo để làm vây cánh. Lúc Chúa Trịnh gần chết, Đặng Thị Huệ cấu kết với Hoàng Đình Bảo ép Chúa viết chiếu thư phế bỏ con trưởng là Trịnh Tông, lập con Thị Huệ là Trịnh Cán lên làm Thái tử để nối ngôi. Đặng Thị Huệ đương nhiên là Hoàng Thái Hậu. Nhưng sau khi Chúa Trịnh Sâm chết, Trịnh Tông người con trưởng, đã cấu kết được quân Tam phủ, giết chết Hoàng Đình Bảo, lật đổ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, để lập Trịnh Tông lên ngôi là Chúa Trịnh Khải. Thời kỳ này quân Tam phủ nổi loạn gọi là Loạn Kiêu binh.
Chúa Trịnh Sâm chết được an táng tại một nghĩa địa riêng. Tại nghĩa địa này cũng lập thêm một cái chùa nhỏ dành cho Đặng Thị Huệ rời ra ở đó để tu hành.
Ngày giỗ đầu của Chúa Trịnh Sâm, được tổ chức ngay tại nghĩa địa. Buổi lễ được thiết lập và diễn tiến như sau: Phía trước là bàn thờ và linh vị Trịnh Sâm. Đối diện bàn thờ là hàng chiếu thứ nhất là một chiếu cạp điều trải dọc. Vị trí trưởng nam, Chúa Trịnh Khải đảnh lễ.
Hàng thứ hai là hai chiếu trải ngang. Vị trí của bốn quan đại thần đảnh lễ.
Hàng thứ ba là: hai chiếu trải ngang. Vị trí của Hoàng hậu và các Thứ phi đảnh lễ.
Các quan khác trong triều, thứ tự xếp hàng ở hai bên các hàng chiếu trên và Hoàng gia.
Khi cuộc lễ bắt đầu, quan Nghi lễ xướng tế: Chúa Công tựu vị. Trịnh Khải chưa kịp vào chiếu thì Đặng Thị Huệ với tang phục trắng từ trên xuống dưới, từ bên hông cuộc lễ tiến thẳng vào hàng chiếu dọc thứ nhất , chỗ của Trịnh Khải, làm cả triều đình xôn xao. Có người đến xin ý kiến Trịnh Khải thì được trả lời: “Cứ để nguyên cho Thứ phi hành lễ”.
Đặng Thị Huệ đến vị trí giữa chiếu, cúi đầu làm lễ, xong ôm mặt khóc nức nở. Tiếp theo đó người ta thấy một dòng máu đỏ từ trái tim Huệ tuôn ra ướt thấm bộ đồ đại tang trắng và Đặng Thị Huệ đã gục xuống trước bàn thờ chồng. Kết thúc hơn mười lăm năm (15) huyền thoại.



 

Trần Vấn Lệ

 

Giữ Lại Em Giọt Lệ

Dành Khóc Buổi Thiên Thu

 
Hồi nãy xong bài thơ muốn gửi đi…mà sợ anh làm cho em nhớ (anh nhớ em nhiều hơn!)
Bài thơ buồn thật buồn…tả em hồi mười bảy khói chiều xanh nương rẫy…em lấy chồng.  Khi không!
Nếu Mạ Ba đừng mong em giàu sang phú quý, em còn đi học nhỉ, còn thả tóc thề bay…
Nếu anh đừng là trai, làm trai thời tao loạn thì anh không bồng súng để đừng tưởng bồng em!
Em ơi trăng đang lên!  Trung Thu.  Trăng Mười Sáu.  Mai…chắc trăng theo Đạo, trăng đi lễ Nhà Thờ!
Ờ nhỉ trên mái Chùa cũng có trăng lên chớ…Khi những vì sao nở…nước mắt trên trời rơi!
Hồi nãy, thơ buồn ơi, bây giờ thơ muốn khóc!  Sao phải xa Tổ Quốc, sao phải xa thêm…em?
Bài thơ hồi nãy lem…chắc vì mưa em ạ!  Dẫu nhớ em nhiều quá, anh vẫn còn là trai!
Để nói rằng đêm nay, đêm trăng tròn mười sáu, anh nhớ em màu áo, anh nhớ em màu hoa…
Trăng mấy tuổi, trăng già, giống như em mười bảy?  Tình không tuổi, mãi mãi; anh hoài hoài yêu em!
Anh biết anh không quên…em, dù ngón tay út!  Anh nhớ từng sợi tóc, của em, chiều gió bay…
Em ơi tuổi thơ ngây chúng mình tàn tạ sớm.  Phải chi Ba Mạ muốn em thành cô Cử Nhân…
Mà thôi!  Em có chồng.  Bài thơ hồi nãy, xé!  Giữ lại em giọt lệ dành khóc buổi Thiên Thu!





 






 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top