-
Đoàn Xuân Thu, Chuyện của đồng chí Zhivago
Chuyện xảy ra cuối năm ở một hợp tác xã trồng khoai tây ở cách thủ đô Mạc Tư Khoa ngàn dặm, hồi còn mồ ma đảng Cộng Sản Liên Xô!Cuối năm, mùa đông nước Nga lạnh run luôn; vì tuyết rơi nhiều quá! Nhiệt độ ngoài trời là âm độ!Bà con xã viên nghỉ; không phải ra đồng! Ở nhà, đói meo, không có việc gì làm nên có ông chồng ốm nhom, ốm nhách nằm ôm bà vợ ốm tong, ốm teo trong tấm chăn rách cho đỡ lạnh!Riêng Zhivago thì co ro ngồi với Tonya, vợ mình, bên ấm samovar, uống trà suông!
-
Nguyễn Thế Hoàng, Người Bạn Cũ
Thiện là người bạn đồng quê, đồng cảnh và đồng niên từ thời hai đứa tóc còn để chỏm. Nhà hai đứa cách nhau một hàng rào dâm bụt xanh quanh năm nở đầy những đóa hoa lớn màu đỏ thắm. Gia đình Thiện chuyên nghề nông, đất ruộng nhiều. Mấy đôi trâu làm sức kéo cày ruộng, vỡ đất khi mùa màng đến để xuống vụ. Nhà Thiện có ba anh em. Người anh cả tên Lý đi lính quốc gia khi tuổi vừa tròn hai mươi. Anh Lý đã được cha mẹ hai bên hứa hôn với bà chị cả của tôi. Anh Lý đóng đồn ở xã Từ Tâm. Một đêm giặc tấn công đồn anh đã bị địch bắt dẫn đi mất tích, khiến chị tôi phải góa bụa đến mười năm sau. Chị gái của Thiện vừa tuổi trăng tròn đang đi học tại trường tỉnh. Chị có sắc đẹp khả ái, người mũm mĩm, khuôn mặt tròn, đôi mắt to và đen lánh. Xen kẽ còn ba người con nữa nhưng đã mất sớm. Thiện là út trong gia đình. Anh đang sáu tuổi, đồng tuổi với tôi và cùng đang học lớp Đồng ấu tại trường làng do ba tôi làm thầy giáo.
-
MINH LUÂN, Nữ sĩ Colette và người tình bé bỏng
Khi bà gặp Bertrand de Jouvenel, 16 tuổi, lúc ấy bà đã 47 tuổi. Anh là con riêng của Henry de Jouvenel, người chồng thứ nhì. Ngay lập tức bà đã bị hấp dẫn bởi chàng thanh niên mảnh mai và hay suy tư đó. Colette luôn bị mê hoặc bởi những người vừa qua khỏi tuổi niên thiếu. Henry de Jouvenel bỏ rơi bà để chạy theo chính trị và... các phụ nữ khác. Vì thế bà rãnh thì giờ để giáo dục tình cảm cho cậu con trai của chồng.
-
Nguyễn Hồng Dũng, Ph. D: Chuyến Đi Biền Biệt
-
Quyên Di: Bảng Mẫu Tự Tiếng Việt vốn đã hay và đủ
Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt” của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”
-
Nhà văn NHẬT TIẾN qua đời
18 ngày sau khi hiền thê của ông là nhà văn nhà văn kiêm dịch giả Đỗ Phương Khanh từ trần (ngày 26 tháng 8, 2020) tại tư gia ở thành phố Westminster, Quận Cam, hưởng thọ 84 tuổi thì tin sáng Thứ Hai, ngày 13 tháng 9 nhà văn Nhật Tiến (nguyên Phó Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Việt Nam 1963-1975) cũng qua đời vào lúc 11:30 AM cũng hưởng thọ 84 tuổi (1936-2020)
-
André Maurois (1885-1967): HOA THEO MÙA (Fleur de Saison)
Độc giả Việt Nam đã biết đến Ông với bản dịch ( của Nguyễn Hiến Lê ) các tác phẩm “Thư gởi người đàn bà không quen biết” ( Lettre à une inconnue ) và nhất là “Thư ngỏ gửi tuổi đôi mươi” ( Lettre ouverte à un jeune homme sur la conduite de la vie ), là tác phẩm Ông viết ở tuổi 80, trong đó ông giải đáp mọi thắc mắc của thanh niên về nhiều vấn đề: quan niệm sống, tu dưỡng, hôn nhân, việc làm, viết văn, tiêu khiển, tình yêu, tín ngưỡng…Ông cũng chính là người đã dịch bài thơ IF nổi tiếng của Rudyard Kipling ra tiếng Pháp với nhan đề Tu seras un homme, mon fils.
-
Hồ Đình Nghiêm, Ngự Bình
Ngự bình là gì? Tôi ngó đứa cháu xa quê đã lâu. Chừng năm phút sau tôi mới có được câu trả lời. Nghĩa là ngồi trên chữ an lành, tao đồ vậy. Nghĩa là tên gọi một ngọn núi có chút tiếng tăm ở Huế.Chúng tôi đang ngồi dưới chân nó, đang tìm chút an vui bằng cách thụ hưởng cà phê cà pháo trong quán nhỏ bên đường. Đời đẻ ra một bọn người chuyên làm chuyện “động trời”, tiếng đập đá từ bên sườn núi mãi vang vọng, chát chúa, đinh tai. Bụi không ngừng lân la tới bên thềm, đang từ tốn phủ mờ những chiếc xe gắn máy dựng ngang dọc.
-
Vì sao nhạc đồng quê Hoa Kỳ ít thịnh hành tại Pháp?
Dòng nhạc đồng quê Hoa Kỳ với thời gian trở nên phổ biến tại Canada và Úc hay tại các quốc gia châu Âu như Ireland, Anh, Đức, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy nhưng lại không được ưa chuộng ở Pháp!Tại tâm lý dân chúng Pháp đồng hóa nhạc Country với những hình ảnh như cao bồi ngồi trên lưng ngựa, đàn bò chăn thả trên những cánh đồng bao la, hay những vùng sâu vùng xa cõi trời mênh mông đất rộng người thưa không thích hợp với văn hóa của dân Pháp khi nghĩ về âm nhạc?
-
NXB Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ Tái Bản Tù Binh và Hòa Bình của Phan Nhật Nam
Với lời giới thiệu của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, Ông James Webb"Trong Tù Binh và Hòa Bình, được viết ngay khi các sự kiện đang xẩy ra, Nhà Văn Phan Nhật Nam qua một lăng kính đặc thù giúp người đọc thấy được cuộc chiến khắc nghiệt sau khi quân đội Mỹ rút lui và nỗi tuyệt vọng của Miền Nam trước nỗ lực ngăn chặn chiến thắng cuối cùng của cộng sản. Ít người cầm bút có thể viết nên những trang sử tương tự. Nhà văn Phan Nhật Nam đã chứng kiến cuộc chiến trong nhiều năm từ cái nhìn của một người lính cầm súng trong binh chủng Nhảy Dù và phóng viên chiến trường được nể trọng của miền Nam Việt Nam, và 14 năm sau cuộc chiến là một tù nhân trong các trại tù cải tạo khét tiếng của Hà Nội, trong đó có 8 năm ông bị biệt giam. Sau cuộc chiến, mai danh ẩn tích là số phận và chọn lựa của Phan Nhật Nam cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng giờ đây, một trong những tác phẩm quan trọng của ông được ấn hành và do Thượng nghị sĩ James Webb, một sĩ quan Thủy quân lục chiến được vinh danh nhất trong chiến tranh Việt Nam, giới thiệu trang trọng. Ông James Webb mô tả tác phẩm sống động này là “một cái nhìn nguyên bản bị đóng băng trong thời gian, không phô diễn thái quá hay kết hợp những hiểu biết được hồi tưởng lầm lẫn”. Quan sát của Nhà văn Phan Nhật Nam làm rõ ý nghĩa cái kết thúc của Miền Nam được dự báo trước với những sự kiện bi thảm, trên chiến trường cũng như nỗi thất vọng khi đàm phán với một đối thủ độc ác trong lúc bị đồng minh hàng đầu bỏ rơi.
-
• Hoàng Hải Thủy, Chuyện Về Những Người Sống Lâu
Người sống lâu bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yếu sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác.Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.
-
LÊ QUÝ HOÀNG - HƯƠNG CỐM MÙA THU
Thu về trên mỗi làng quê Việt Nam thật đẹp. Những thảm hoa cỏ ven đường vàng sặc sỡ, bên hàng dậu, hoa mướp cuối mùa trải một màu vàng rực, trong vườn những trái cam, trái bưởi và mấy quả chanh còn sót lại chuyển sang màu vàng mọng. Xa xa cánh đồng quê vàng rộm màu lúa chín. Nền trời cao, thỉnh thoảng đây đó một vài làn mây mỏng tang nhởn nhơ bay trong nắng chiều vàng tuyệt đẹp. Những cơn gió heo may nhẹ thổi, thoang thoảng hương lúa nếp tỏa ra từ những mẻ cốm xanh mượt, len lỏi trong từng con ngõ, để chào đón mùa thu.Mỗi năm có hai vụ cốm chiêm và cốm mùa. Cốm chiêm là vào tháng Tư, thường gọi là cốm trái vụ, vì đây là dịp mùa hè nên ít hấp dẫn. Phải đợi đến tháng Mười, khi đất trời đã sang thu, những làn gió heo may nhẹ thổi thì cốm mới thật hấp dẫn. Chẳng thế mà Trịnh Công Sơn từng có những câu ca từ lắng đọng về cốm: “Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”. Tôi vẫn còn nhớ, khi còn nhỏ, mỗi lần mùa lúa nếp chín ở đồng quê là chúng tôi lại náo nức đi cắt lúa về cho mẹ làm cốm. Cả nhà quây quần thưởng thức món cốm mẹ làm sao mà đầm ấm.
-
Trần Kiêm Đoàn, TIẾNG MẸ CƯỜI
Vu Lan về…Vu Lan cũng như Giáng Sinh, không còn là ngày lễ riêng tôn giáo. Đó là những dấu son thời gian của nhân văn ghi đậm nét cảm xúc của con người. Nếu Giáng Sinh là ngày lễ của Ân Tình thì Vu Lan là ngày lễ Nhớ Mẹ.Cũng như mọi năm, Vu Lan là ngày mới hồi sinh của một chuỗi dài dấu ấn tinh thần đã cũ. Các bậc tu hành Phật giáo xuống lại cuộc đời sau mùa An Cư Kiết Hạ. Nhưng năm nay Mùa An Cư Kiết Hạ truyền thống của Phật giáo trùng hợp ngẫu nhiên mà đồng thời vời mùa đại dịch Cô Vy phải cách ly. Có điều khác nhau giữa dòng đời trôi chảy triền miên và biến cố nhất thời là các nhà tu Phật giáo đã “ra Hạ” mà cả nhân loại thì vẫn còn xao xác chuyện cách ly!
-
Một bài thơ hay: Nghe, Nhìn, Nhẫn Nhịn , BÙI GIÁNG:
Ta cứ tưởng trần gian là cỏi thật/ Thế cho nên tất bật đến bây giờ ! / Ta cứ ngở xuống trần chỉ một chốc … ../ Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
-
Murakami Haruki, Phạm Vũ Thịnh dịch: Bà Cô Nghèo Khó
Chuyện khởi đầu từ một buổi chiều đẹp trời tháng Bảy. Một buổi chiều chủ nhật đặc biệt sảng khoái. Ngay cả mảnh giấy bao sô-cô-la người ta vò tròn vất bỏ trên sân cỏ, cũng chiếu sáng huy hoàng tự hào như là viên pha-lê dưới đáy hồ trong vương quốc tháng Bảy. Phấn hoa trong ánh dương dịu dàng không đến nỗi trong suốt ấy thong thả múa lượn e ấp rơi nhẹ xuống mặt đất.Trên đường đi dạo về, ngồi lại nơi quảng trường trước phòng triển lãm tranh, tôi với người bạn đi cùng, lơ đãng ngước nhìn bức tượng đồng kỳ-lân-một-sừng. Trận mưa rào vừa tạnh, cơn gió thanh mảnh lay động lá xanh run rẩy, và làm gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ nước cạn. Đáy nước trong còn chìm nhiều lon-không đã rỉ sét, khiến tưởng đến những hoang phế của một thành phố bị bỏ quên từ ngàn xưa.
-
• Biên Khảo Nguyễn Dư: Hú Hồn, Hú Vía!
Hồn, vía được Từ điển truyện Kiều của Đào Duy Anh định nghĩa ngắn gọn:Theo quan niệm của Đạo giáo thì phách hay vía là phần tinh thần của người phải phụ vào xác mới tồn tại, khi người chết thì tan đi, còn hồn là phần tinh thần không có xác vẫn tồn tại được. Theo quan niệm thông thường thì có người vía xấu, có người vía tốt.Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê dùng ngôn ngữ thời thượng hơn:Hồn là thực thể tinh thần mà tôn giáo và triết học duy tâm cho là độc lập với thể ác, khi nhập vào thể xác thì tạo ra sự sống và tâm lí của con người.
-
Trần Kiêm Đoàn, TIỄN BIỆT MỘNG HOÀN – HOÀN MỘNG
Mộng Hoàn là ái nữ của cô giáo hội họa Maria Mộng Hoa, là đồng nghiệp dạy Văn, là bạn văn nặng tình về Huế cùng thế hệ và cùng cảnh ngộ tha hương; tôi quen biết, tiếp cận và thân quý chị Phan Mộng Hoàn vì những mẫu số chung như thế. Qua những năm dài xa Huế, chúng tôi thường “gặp” nhau trên nhiều đặc san, sách báo và trang mạng với chủ đề Nhớ Huế . Có lần mùa Tết, tôi lo sốt ruột nhưng cũng chia chung nụ cười với chị Mộng Hoàn khi chị nói “làm đày” vì chúng tôi được các tờ báo Xuân Nhớ Huế trong nhiều tiểu bang ở Mỹ cũng như các nước ưu ái và tha thiết mời viết báo Xuân
-
Họa sĩ Duy Liêm, Người vẽ bìa tờ nhạc trước 1975 ở miền Nam
Trước năm 1975, các hình bìa tờ nhạc được trang trí bằng các hình vẽ hoặc hình người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Đối với các bìa nhạc là hình vẽ thì có hai người họa sĩ nổi tiếng nhất chuyên vẽ bìa nhạc là Kha Thùy Châu và Duy Liêm. Khán giả sẽ không bao giờ quên được những hình bìa ấn tượng của các bài hát Thương Về Miền Trung, Chuyến Đò Không Em, Đêm Tâm Sự… qua nét vẽ của họa sĩ Duy Liêm.Bài viết dưới đây của người con rễ của Duy Liêm, Ông Nhất Uyên viết về sự nghiệp của ông.
-
Phanxipăng, CHÙA BÀ SƯ với những uẩn khúc lịch sử
Ở cố đô Huế, trên con đường Phan Chu Trinh chạy ven sông Lợi Nông, cách cầu An Cựu chỉ quãng ngắn và đối ngạn với biệt cung An Định, có ngôi cổ tự mà dân địa phương quen gọi chùa Bà Sư. Đó là một di tích vốn được khởi lập từ thế kỷ XVIII giữa bối cảnh lịch sử cực kỳ phức tạp.
-
Bửu Lịch, Vài Giai Thoại về ĐÀO DUY ANH VÀ TRẦN ĐỨC THẢO
Đào Duy Anh được nhiều người biết đến và còn mang ơn nữa, do ông là tác giả Hán Việt tự điển, Pháp Việt tự điển chưa kể các tác phẩm văn học, sử học... mọi người cần xử dụng, từ học sinh, sinh viên đến thầy giáo, và giới trí thức, văn nghệ...Trần Đức Thảo, Normale supérieure, Agrégé de Philosophie, đỗ đầu với Jules Vuillemin, sau này Professeur au Collège de France. Trần Đức Thảo lao đao, lận đận, dằn vặt với cuộc đời vì có ảo mộng chính trị. Ông là một đảng viên cộng sản, muốn thi hành đúng tôn chỉ của Marx : “Jusqu’ici les philosophes n’ont fait que spéculer sur le monde, il s’agit maintenant de le transformer. Cho đến nay triết gia chỉ biện luận về vũ trụ, bây giờ phải thay đổi nó”.
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404