• Giáng Sinh Vui Vẻ, Truyện Dazai Osamu, Phạm Đức Thân dịch
    Dazai Osamu (1909 - 1948), nhà văn hiện đại Nhật, xuất thân gia đình điền chủ giầu có.Từ nhỏ đã giỏi viết văn và hoạt động văn nghệ ở truờng, Vào Đại Học Tokyo năm 1930, tham gia phong trào Marxist nhưng rút ra 2 năm sau. Từ 1933 mới có chút tiếng tăm.Đuợc đề cử giải Akutagawa nhiều lần, nhưng không trúng giải.Đời ông nhiều xáo trộn: bị gia đình từ bỏ vì liên hệ với geisha; 4 lần tự tử không thành mà có 1 lần nguời yêu cùng tự tử lại bị chết đuối; do bị mổ sinh ra nghiện thuốc; 1948 tự tử lần thứ 5 (với nguời yêu) thành công. Sau đó, ngày này hàng năm đều có nguời ái mộ tụ tập để tuởng niệm.
  • Trần Thành Mỹ, Tản Mạn về Khôn, Ngu
    Lời phát biểu gán cho con bò hiền từ an phận bộc trực trong bức tranh biếm họa trên làm cho chúng ta lúc đầu mỉm cười nhưng rồi nghĩ lại cũng tạo ra cho ta bao suy gẫm.Thật vậy, con người sinh vật siêu đẳng nhất hơn cả muôn loài, thường tự hào về nhiều đức tính siêu việt của mình như trí thông minh, có tư tưởng sáng tạo và đặc biệt là có tình cảm tâm linh. Do đó dần dần con người ý thức tính độc tôn của mình, chiếm ngôi vị thượng đẳng trở thành người cai quản địa cầu, điều khiển vạn vật qua tiến trình tiến bộ văn minh mọi thời.
  • Thơ Hàn Sĩ Phan, NỖI ĐAU NỐI DÀI !
    Chúng ta chung nỗi niềm nơi đất khách, Có  đổi đời, không rủ  sạch  niềm  đau. Nửa  thế  kỷ vẫn  như  mới  ngày  nào, Tay buông súng, giọt lệ trào khóe mắt . Ba mươi tháng tư lòng đau quặn thắt, “Bởi cuộc cờ”  bị áp  đặt phải thua ! Nỗi  bi phẫn biết nói mấy cho vừa, Bao năm tháng chưa phai mờ tủi hận. Rồi kế tiếp “đòn thù” bên thắng trận, Bản thân,  gia đình lận đận lao đao. Ngước mắt nhìn lên chẳng thấy trời cao, Ngó sang hai phía bên nào cũng “Đảng”.
  • Phùng Nhân, Nhìn Lại Một Chặng Đường
    Tôi đặt chưn đến nước Úc Đại Lợi tháng 2/1986. Từ phi trường Sydney chạy về West Bridge Motel Leightonfield cũng mất hơn một tiếng đồng hồ. Dọc hai bên đường nhà cửa cũng bình thường, chớ không có gì sang trọng. Dường như đó là một gương mặt của nước Úc đã hình thành từ trước tới nay, cho đến ngày tôi định cư cũng không có gì thay đổi.Tôi ngồi trên xe mà đưa mắt dửng dưng ra nhìn thiên hạ, trong cái đám thiên hạ đó đã khác màu da, khác chủng tộc làm cho tôi đôi lúc phải lo sợ trong lòng, không biết rồi đây trong những tháng ngày sắp tới cuộc sống sẽ ra sao, đó là một câu hỏi luôn túc trực ở trong đầu, từ lúc được tàu Nam Hàn vớt lên rồi chạy về bỏ trong trại tỵ nạn. Ngay trong quê hương, trong lòng dân tộc vậy mà tôi phải nhịn đói để đi làm. Phải chèo một chiếc xuồng tam bảng từ con rạch Cả Muồng đi lần vô huyện Ngọc Hiễn làm mướn để kiếm miếng ăn, còn ở đây tứ cố vô thân liệu cuộc sống có dễ dàng, hay là tôi phải nhiều đêm khóc hận…
  • Trần Vấn Lệ: Ngày 19 Tháng Ba Năm Hai Ngàn Mười Tám
    Giữa Đỗ Hồng Ngọc và tôi không đến nỗi nào như thế.  Tôi là một “tù binh” đã thành người ngoại quốc, Đỗ Hồng Ngọc về hưu lâu rồi, không dính dấp chính trị.  Đỗ Hồng Ngọc là một Thầy Thuốc, là một nhà văn...Tất cả “bình dị” trong cuộc tâm tình của tôi, người xa; bên các bạn, người trong cuộc bể dâu.  Chúng tôi nhắc diều tiên quyết Nguyễn Công Trứ từng dạy:  Thân còn chưa có, có chi danh?  Không nổ.  Không ai nổ.  Có cái “cục” gì mà nổ!  Lời của Thiên Chúa nói với Adam và Eva thật chí lý:  Ta tạo các ngươi từ đất, rồi các ngươi sẽ trở về với cát bụi...Cổng Vườn Địa Đàng đã khép rồi, vĩnh viễn!
  • Dương Viết Điền: Mưa Qua Thi Ca
    Những giọt mưa thánh thót rơi trong đêm khuya thanh vắng đã được nhạc sĩ tạo thành một giai điệu tuyệt vời nghe thật lâm ly não nùng.Còn các nhà thơ thì sao? Họ có đem những giọt mưa ấy vào thi ca hay không? Nói đến mưa trong dòng thơ Việt, ta thấy nhiều nhà thơ đã sáng tác rất nhiều tác phẩm bất hủ khi nói về mưa bay trong đời.Nói đến trời mưa là nói đến cảnh vật u buồn, ủ dột. Đường sá lầy lội ướt át triền miên. Mùa mưa là mùa của buồn bã âm u, mùa của hoang vắng lạnh ùng. Nhiều lúc nhìn mưa rơi ta thấy lòng buồn vời vợi. Buồn vì cảnh vật sao mà tiêu điều xơ xác, buồn vì đêm khuya nghe những giọt mưa thánh thót như nức nở bên thềm.
  • Hồ Đình Nghiêm, Lai Rai Ba Sợ
    Tôi quen ông Chu Du khi ông đã ngoài năm mươi. Tóc bạc, thưa sợi. Người gầy ốm, nét mặt khắc khổ dù đang cười rộng miệng. Áo quần dù tươm tất vẫn ngó ra chút luộm thuộm, chẳng mấy khi chỉnh chu. Tôi không tiện hỏi tên thật của ông cũng như do đâu ông lôi tên một vị quân sư trong truyện Tam Quốc Chí ra dùng làm bút hiệu. Tôi gọi ông là anh vì tuổi tác chúng tôi cách biệt quá lớn. Những đứa viết văn làm thơ dù chúng chỉ tầm mười tuổi cũng nên gọi tôi là anh, ông Chu Du nói, vì sinh hoạt ở lãnh vực này, kêu chú gọi bác quả thật xa cách, không nên.
  • Văn Quang, Nhớ Phan Lạc Phúc và những chuyện xưa
    Tôi quen biết với anh Phan Lạc Phúc từ những năm 1956 từ khi còn làm chung trong Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Hồi đó anh đã là đại úy và có thời làm Trưởng Ban Báo Chí, tôi làm dưới quyền anh nhưng anh vẫn xem tôi là bạn dù tôi ít tuổi hơn anh và mới chỉ là anh Trung Uý trẻ. Nhà anh ở ngay trong chợ An Đông, bà vợ là con một ông chủ tiệm vàng ở Quy Nhơn nên vào Sài Gòn nhà anh cũng mở tiệm vàng.Tôi mới từ Nha Trang đổi vào Sài Gòn, ở nhờ nhà bà dì em của mẹ tôi. Anh đã có chiếc xe Fiat thường đến đón tôi cùng đi làm. Mỗi buổi chiều chúng tôi thường chơi bóng chuyền ngay trước cửa Phòng 5. Anh Phúc cao ráo bảnh trai, đứng trên lưới đập bóng khá hay. Tôi là người nâng bóng. Tuy chân anh bị thương hơi tập tễnh, nếu không chú ý thường không thấy. Sau này có lúc anh làm Trưởng Phòng 5 Bộ TTM một thời gian.
  • Trúc Giang MN, Những LÒ ĐÀO TẠO CA SĨ của một thời Sài Gòn xưa
    Trước năm 1975 các ca sĩ thành danh xuất thân từ các lò đào tạo, từ các phòng trà ca nhạc, vũ trường, phong trào văn nghệ học đường, phong trào nhạc trẻ, các đoàn văn nghệ của Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị.Nguyễn Đức* Ngọc Chánh*Hoàng Thi Thơ*Nguyễn Văn Đông*Duy KhánhLò nhạc có nhiều môi trường để lăng xê đệ tử của mình, nổi tiếng nhất là lò Nguyễn Đức, đã đào tạo nhiều ca sĩ thành danh trong làng nhạc Việt Nam. Kế đến còn có các lò nhạc như Tùng Lâm, Duy Khánh, Bảo Thu, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Văn Đông…
  • Nhạc Bồ Đào Nha:  Fado
    Trong mấy đứa con mồ côi của gia đình âm nhạc, flamenco (Tây Ban Nha), tango (Á Căn Đình), gypsy (Đông Âu), blues (Hoa Kỳ)…thì fado (Bồ Đào Nha) là hẩm hiu nhất.Gọi là mồ côi vì chúng không có nguồn gốc rõ ràng, thường xuất phát từ đường phố, quán rượu, tiệm nhẩy, bến tầu….những nơi hạ lưu, tứ chiếng giang hồ.. than vãn về thân phận, nhung nhớ, thống khổ…. Rồi dần dần chúng phát triển, len lỏi vào chốn thượng lưu, gia đình, salon, rạp hát… trở thành phổ biến, được thế giới ưa chuộng, nhất là nhờ được quảng bá do các phương tiện truyền thông hiện đại radio, băng đĩa, TV, CD, DVD, youtube…
  • Đặng Phú Phong, Chuyện cái áo tơi- nghèo rớt mồng tơi
    “Nghèo rớt mồng tơi” không phải là nghèo đến không có lá mồng tơi để nấu canh; hoặc như anh chàng hàng xóm cách cô hàng xòm “cái giậu mồng tơi xanh dờn” kia của ông thi sĩ Nguyễn Bính. Nói gọn cho nó đúng phép thì “ mồng tơi” ở đây chính thị là cái mồng của Áo-tơi-lá chứ không hề là chiếc lá mồng tơi nấu canh giải nhiệt, hay làm hàng giậu chia cách chàng nàng.
  • Phạm Đức Thân, CHẾT là Phải
    Người là sinh vật duy nhất biết mình sớm muộn sẽ chết, khiến cho luôn luôn có cảm giác lo âu, sợ sệt về cái chết sau cùng này, vì chết là chấm hết, mất tất cả. Sợ chết ảnh hưởng lớn đến văn hóa, văn minh và các huyễn tưởng, tin tuởng về cái chết được thấy biểu hiện rõ trong văn học cũng như tôn giáo. Sợ chết này là sợ mình chết (thanatophobia) chứ không phải sợ khi nhìn thấy xác chết, cảnh chết chóc (necrophobia).
  • Đặng Ngọc Thuận, CHẾT VÌ SUY THẬN
    Theo nhiều người Việt Nam, thận là cơ quan chủ yếu của dục tính. Suy thận khiến con người không làm tình được nữa. Thêm vào đấy, vì vị trí của cặp thận ở ‘’đâu đấy’’ sau lưng nên nếu bạn hay bị mỏi lưng mà đi khám một ông lang ta thì ông ta sẽ long trọng bắt mạch bạn một hồi rồi nghiêm trang tuyên bố bạn bị yếu thận song uống vài thang thuốc của ổng là hết ngay. Nếu quả thật như vậy thì số tôi còn nhiều may mắn lắm. Song chức năng của thận hoàn toàn không dính dáng gì với dục tính và chứng đau lưng cả. Dục tính do não bộ điều hòa cùng với những nội tố do các cơ quan sinh dục tiết ra. Còn đau lưng thì đa số nguyên nhân do lão hóa xương sống bị loãng, không còn cứng cát như thời trai trẻ, thậm chí có nốt cột sống còn bị ép xẹp xuống khiến con người ta càng già lưng càng còng và người càng lùn đi. Thời trai tráng đã qua đi hồi nào không hay. 
  • Salman Rushdie: Cervantes và Shakespeare: những người mở cuộc chơi của văn chương hiện đại
    Ngày 23-4-2016, thế giới kỷ niệm 400 năm ngày mất của William Shakespeare và Miguel de Cervantes Saavedra, hai tượng đài văn chương kỳ vĩ của thời Phục hưng và đồng thời là những điển phạm bất tử của văn chương nhân loại. Trong dịp này, Nhà xuất bản And Other Stories tại Anh đã ra mắt tuyển tập Lunatics, Lovers and Poets: Twelve Stories After Cervantes and Shakespeare (Những kẻ điên, những tình nhân và những thi sĩ: 12 câu chuyện sau Cervantes và Shakespeare). Tuyển tập giới thiệu 12 tác phẩm chưa từng công bố của 12 tác giả lấy cảm hứng từ di sản văn chương của Cervantes và Shakespeare. Cuốn sách có lời giới thiệu của Salman Rushdie – tác giả có thể được xem là người kế thừa sáng tạo bậc nhất ảnh hưởng của hai văn hào này. Bài viết dưới đây chính là lời giới thiệu cho cuốn sách nói trên. 
  • Tiểu Tử, CON MẸ HÀNG XÓM
      Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”. Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa!Hồi đó  cái thời còn là lính quốc gia,  hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là gì. Vậy mà suốt cuộc đời “binh nghiệp” của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương ! Bạn đồng đội nói: “Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa !”.
  • Ngô Thế Vinh: In Retrospect OF FATHER AND SON – STEINBECK IN THE VIETNAM WAR
    Born on 02/27/1902 in Salinas, Central California. He grew up in the lush rural valley called the “Salad Bowl” watered by the Salinas River. After graduating from high school (1919), he had his heart set on becoming a writer and took courses in English literature and Creative writings at the well-known Stanford University near Palo Alto. In 1923, Steinbeck signed up for Biology courses at Hopkins Marine Station where he met Williams E. Ritter and became more interested in Ecology. In 1925, after 6 years, he left Stanford without a degree on account of his infrequent attendance record. Steinbeck decided to move to New York taking on all kinds of menial jobs to live and try his luck in journalism and writing but failed to have his first book published.
  • Hoàng Lan Chi, Hồi Ký Của Một Người Con Gái Đất Bắc Tại Sài Gòn Trước 75
    Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…
  • Từ Thức, Một Giai Thoại Nhỏ, Một Bài Học Lớn
    - Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con. Ông khách nói: chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn Mỹ kim?Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường đại học Stanford ra đời và trở thành một 3 đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở thành Thống đốc California
  • KIỀU MỸ DUYÊN, TẠ ƠN
    Xin tạ ơn tất cả quý vị có lòng nhân hậu, tận tình giúp đỡ để tuyển tập Kiều Mỹ Duyên- HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG được ra đời. Tuyển tập này không phải là của tôi, mà là của quý vị. Tuyển tập ra đời với lòng thương yêu của quý vị. Ở Mỹ, ngày nào tôi cũng viết, tuần nào cũng viết, nhưng nếu không có sự khuyến khích và giúp đỡ của quý vị thì tuyển tập này không bao giờ ra đời.          Tôi cũng không quên tạ ơn bằng hữu trong ngành truyền thông, báo chí, truyền hình, truyền thanh, các trang mạng, báo mạng giới thiệu tuyển tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG một cách nồng hậu. Một điều thật cảm động là các độc giả dễ thương của tôi mặc dù chưa thấy HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG nhưng đã đặt mua trước khi tuyển tập được xuất bản.
  • Tiểu Tử, CON SỐ 3
    Trong mấy con số từ 1 đến 10 con số 3 là đặc biệt nhứt, vì nó lúc nào cũng thấy có mặt trong cuộc sống hằng ngày.Đây ví dụ, bà Hai cúng Phật : Bàn thờ Phật được gọi là “Ngôi tam bảo” , trên bàn thờ có bộ ba “lư hương và hai chân đèn” , có ba chung nước , bà Hai xá ba xá rồi lấy ba chung nước đem đi lau rồi cho nước mới vào mang lại đặt lên bàn Phật , thắp ba cây nhang, chắp vào hai bàn tay xá ba lần mới cắm nhang vào lư hương , xong là xá ba xá, mới gõ ba tiếng chuông rồi quỳ xuống lạy ba lạy , đứng lên xá ba xá hướng về bốn hướng .Đó : chỉ việc cúng Phật mà đã có biết bao nhiêu lần ba?
Gíao Hoàng LEO XIV, vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử Vatican ​​​​​​​
Tân GH Leo XIV  đã truyền đạt thông điệp đầu tiên từ ban công của Vương cung thánh đường Thánh Peter, tại Vatican. (Dylan Martinez/Reuters)Khi một làn khói trắng, báo hiệu Giáo Hội Vatican đã có một giáo hoàng mới, bốc lên từ ống khói trên Nhà nguyện Sistine lúc 6:07 chiều ngày thứ Năm 7 tháng 5 và một giờ sau, Hồng y người Pháp Dominique Mamberti tuyên bố, “Habemus Papam” — chúng ta đã có một giáo hoàng thì GH Leo XIV mặc một chiếc áo choàng vai màu đỏ tươi và khăn choàng thêu hoa văn cầu kỳ, trái ngược với chiếc áo trắng đơn giản mà Giáo Hoàng Francis mặc năm 2013.Mặc dù có một số dự đoán về một mật nghị kéo dài, nhưng cuộc thảo luận kéo dài trong 24 giờ 23 phút này ngang bằng với hai mật nghị trước đó, khi GH Francis được bầu sau năm lần bỏ phiếu và Benedict XVI trong bốn lần bỏ phiếu.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top