-
Phạm Đức Thân: NHẠC RAP VÀ HIP HOP
Một loại nhạc mới hiện đại, đa số thính giả người lớn còn xa lạ, nhưng lại hấp dẫn giới trẻ do tính cách hoạt náo, đại chúng. Đó là rap hay hip hop, theo nhiều nguời chúng giống nhau, nhưng cũng có nguời phân biệt rap dùng để chỉ nói, hát, còn hip hop chỉ rộng hơn bao gồm rap và nhiều biến thể, cũng như cả nhẩy, thời trang, lối sống, văn hóa,..Cái gì xuất phát từ dân chúng thuờng ít đuợc nhất trí về nguồn gốc hay danh xưng.
-
Nguyệt Quỳnh, Mẹ
Trong mỗi mái nhà ở quê tôi, ai ai cũng có một cánh cò thương khó, dù anh là anh bộ đội hay anh lính cộng hoà. Cánh cò của tôi, giờ đây tuy đã cách xa quê hương hàng đại dương vẫn chẳng hề đổi thay - vẫn cái áo bà ba màu nâu xẫm, vẫn chiếc nón lá lấp lánh trong nắng trưa phố Bolsa, … Và dưới cái nón lá ấy, trong bộ bà ba ấy, tâm hồn mẹ là cả một quê hương.
-
DICK, CON CHÓ KHÔN NGOAN, Nguyên tác của Pierre Bellemare, Đào Duy Hòa phỏng dịch
Tay chống trên bàn gỗ nơi mái hiên ngôi nhà cũ kỹ, Richard Chapman ngồi hóng gió mát của buổi sáng tháng 8 năm 1952. Sáng nay, trời nhiều sương mù báo hiệu một ngày nắng nóng ở thị trấn Stockton, cách thành phố San Francisco 100 km, thuộc tiểu bang California.
-
Bùi Bích Hà, SÁCH CÓ LINH HỒN KHÔNG?
Sinh trưởng ở thành phố Huế cổ kính, những thập niên đầu và giữa thế kỷ 20, chúng tôi chịu một nền giáo dục hết sức nghiêm khắc của gia đình. Cha mẹ và cả các anh chị, kiểm soát con em rất chặt chẽ về cả hai phương diện hành vi và tư tưởng.Người lớn rất sợ chúng tôi tiêm nhiễm những điều chất chứa trong nội dung các cuốn sách, nặng nhất là sách truyện hay tiểu thuyết. Bàn học của chúng tôi không có sách nào khác ngoài tập vở liên quan đến chương trình học ở nhà trường.
-
Chuyện dài ngôn ngữ Việt Cộng
Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt dưới chế độ cộng sản hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tinh thần thiếu trách nhiệm “đụng đâu, xâu đó” của giới trí thức cộng sản nói riêng và đảng CSVN nói chung trong việc sử dụng ngôn từ từ khi “thống nhất” Việt Nam. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.
-
Đào Văn Bình, Một số khác biệt giữa tiếng BẮC và tiếng NAM
Định mệnh của dân tộc Việt Nam là định mệnh chia cắt. Một trăm năm Trịnh-Nguyễn phân tranh chẻ đôi đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Rồi 87 năm dưới thời thực dân Pháp đất nước bị chia ba cho nên ba miền lại có nhiều nhiều điều không hiểu nhau. Rồi từ 1954-1975 đất nước lại bị chia đôi cho nên sự khác biệt về nhiều mặt lại gia tăng hơn nữa.
-
VIÊN THẨM PHÁN, Truyện “Judge” của Walter. D. Edmonds
Khi Charlie Hastell qua đời, ông để lại một người vợ và chín đứa con. Họ sống trong một căn nhà có bốn phòng trên mảnh đất nhỏ. John là con trai trưởng. Anh đã 16 tuổi, và cao so với lứa tuổi của mình.Sau khi người cha mất, mẹ John bảo anh phải đảm đương, gánh vác việc gia đình. Vì thế John ra cánh đồng bắp phía sau căn nhà nhỏ. Ở đó còn rất ít bắp và đầy những cỏ dại. Gia đình anh cần bắp và bắp cần chỗ để lớn. John cúi xuống và bắt đầu nhổ cỏ. Tối hôm đó, khi John dùng bữa ăn nhẹ, anh nói với mẹ rằng anh đã dọn sạch một nửa mảnh ruộng. Bà rất ngạc nhiên và lập tức đi ra ngoài nhìn xem những gì anh đã làm. Trong khi nhìn mảnh ruộng, bà nhớ ra lúc trước chồng mình đã có lần bán bắp cho vị thẩm phán Done. Bà cũng nhớ là họ chưa lấy tiền số bắp đó. Bà bảo John đi ngay đến nhà ngài thẩm phán để lấy số tiền đó..John rất sợ ngài thẩm phán Done. Ông là người giàu nhất tỉnh. Ông sở hữu rất nhiều đất đai và mọi người đều mắc nợ ông ta. Căn nhà bằng đá của ông trông như một tòa lâu đài. John đi đến nhà vị thẩm phán và gõ cửa. Một người đầy tớ ra mở cửa ngay và dẫn John vào văn phòng của vị thẩm phán. Ngài Done đang ngồi tại bàn giấy. Ông là một người cao lớn với khuôn mặt ửng đỏ, tóc trắng dài và đôi mắt xanh nghiêm nghị. John đứng xoay lưng ra cửa, anh cầm nón bằng cả hai tay.
-
Giải Nobel Văn Chương 2021: nhà văn gốc Tanzania ABDULRAZAK GURNAH
ABDULRAZAK GURNAH la nguời Tanzania, 73 tuổi, sống ở Anh Quốc. Ngôn ngữ gốc là Swahili, nhưng Anh ngữ là ngôn ngữ văn chuơng của tác giả. Ông là nguời Tanzania đầu tiên đoat giải Nobel.Tiểu thuyết nổi tiếng Anh ngữ gồm "By the Sea", "Desertion" và "Paradise" từng đuợc lọt vào vòng trong của Giải Booker và Giải Whitbread. Giám khảo ghi nhận "truyện ông có dấu hiệu ảnh huởng của Quran hay ' Nghìn Lẻ Một Đêm', và Anh ngữ của ông có điểm xuyết dấu vết của ngôn ngữ Swahili, Ảrập, Ấn độ và Đức." Ông là tác giả của 10 tiểu thuyết, gần đây nhất là "Afterlives" (2020)
-
Truyện Kazuko Seagusa, Phạm Đức Thân chuyển ngữ MƯA NGÃ TƯ ROKUDO
Kazuko Seagusa (1929 - 2003) nhà văn nữ Nhật, từng đoạt giải văn chuơng Tamura Toshico 1969và Izumi Kyoka 1983. Phong cách u uất, với trần thuật khó tin là xác thực, huyễn tuởng, nhân vật thuờng bị ám ảnh bởi định mệnh và cái chết.Thể loại truyện khó tin là xác thực có thể thấy rõ ngay đầu truyện. Vấn đề … nguời kể bị bệnh tâm thần, huyễn tuởng.... Nhưng cũng có thể câu chuyện là cái khung trong đó người kể có những chỉ dấu cho thấy khó tin. Tác dụng là gần cuối truyện độc giả mới thấy hiển lộ tính không xác thực và phải xét lại cảm nghiệm của mình. Chưa kể đôi khi không có hiển lộ rõ ràng và độc giả phải tự thẩm định tác giả nói bao nhiêu phần tin đuợc, và truyện phải được hiểu như thế nào.
-
Cơm hến ở Huế
Xin giới thiệu một ngày ” hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng… bây giờ trở thành phổ biến khắp nước (dù đã mất đi bản chất cay của nó), chỉ món cơm hến này không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến! Vậy thì, cơm hến là gì?
-
Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI, Lý Bạch và Thanh Bình Điệu
Đôi lời phi lộBài Thanh Bình Điệu của Lý Bạch là bài thơ mà tôi thích nhất trong các bài thơ Đường. Kế tiếp mới tới bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Bài Thanh Bình Điệu này đã được chúng tôi bàn luận rất nhiều lần trong những buổi toạ đàm trong những đêm ngồi quanh vũng lửa trên rừng, tại các trại tù cải tạo mỗi khi làm rẫy trong những vùng núi rừng đầy sơn lam chướng khí của Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái mà các vị Sĩ quan cao cấp lớn tuổi, kiến thức rất thâm nho như Đặng Vũ Ruyến, Hấu Cắm Pẩu, Hoàng tích Thông… đã bàn luận và phân tích.
-
Gabriel García Márquez, Hoàng Chính chuyển ngữ Giấc Trưa Hôm Thứ Ba
Lời người dịch: Gabriel García Márquez sinh năm 1928 tại Aracataca, Columbia, học luật ở đại học Bogotá sau đó đổi qua ngành báo chí. Là phóng viên và biên tập viên của nhật báo El Espectador tại Âu châu. Khi tờ báo bị Tổng Thống Gustavo Rojas Pinilla ra lệnh đóng cửa, ông sống vất vưởng ở Paris, ngày ngày húp cháo xương gà cho đến khi những bài viết của ông giúp ông trở lại thế giới văn chương. Márquez được biết đến nhiều nhất qua kiệt tác Một Trăm Năm Cô Độc (Cien años de soledad). Năm 1982 ông được trao giải Nobel văn chương và là một trong 6 nhà văn, nhà thơ Châu Mỹ La Tinh được vinh dự này. Truyện ngắn Giấc Trưa Hôm Thứ Ba, Hoàng Chính dịch từ bản Anh ngữ Tuesday Siesta của J.S. Bernstein, trong Tuyển Tập truyện Ngắn Quốc tế, xuất bản tháng 12, 1978.
-
TÌNH CHA, Mgr Leonardo Millot
Lts: chuyện kể về cuộc đời của một giám mục người Pháp gốc Việt nam tên Leonardo Millot, có thể là tác giả của nhiều sách Công giáo vào đầu thế kỷ 20 như Mgr Millot Viết Về Monseigneur Gibier Eveque De Versailles Xuất Bản Năm 1932 bởi NXB Envoi.
-
Gabriel Garcia Marquez, Phạm Đức Thân dịch Hoa Hồng Giả
Rosas artificiales (Hoa Hồng Giả) là truyện ngắn với tính nghệ thuật và tinh tế. Bề mặt là về Mina không thể đi nhà thờ dự Lễ thánh thể vì tay áo chưa khô (cha không ban thánh thể nếu áo vai trần) nhưng bên duới là thái độ lạnh lùng của Mina đối với bà, vì bà biết mối tình bí mật của nàng. Truyên có 4 nhân vật nữ với những mẩu đối thoại; và nhân vật nam chỉ đuợc nhắc sơ đến lại là nguồn gốc của căng thẳng giữa cháu và bà. Cháu ngây thơ, bị bỏ rơi, buồn rầu không thiết đến dự Lễ, và trút giận, đổ lỗi cho bà. Trong khi bà bị mù, nhưng vẫn góp phần lao động trong nhà, và khôn ngoan, biết hết mọi việc của cháu, không giận mà còn bênh vực cháu.Rosas artificiales (Hoa Hồng Giả) là truyện ngắn với tính nghệ thuật và tinh tế. Bề mặt là về Mina không thể đi nhà thờ dự Lễ thánh thể vì tay áo chưa khô (cha không ban thánh thể nếu áo vai trần) nhưng bên duới là thái độ lạnh lùng của Mina đối với bà, vì bà biết mối tình bí mật của nàng. Truyên có 4 nhân vật nữ với những mẩu đối thoại; và nhân vật nam chỉ đuợc nhắc sơ đến lại là nguồn gốc của căng thẳng giữa cháu và bà. Cháu ngây thơ, bị bỏ rơi, buồn rầu không thiết đến dự Lễ, và trút giận, đổ lỗi cho bà. Trong khi bà bị mù, nhưng vẫn góp phần lao động trong nhà, và khôn ngoan, biết hết mọi việc của cháu, không giận mà còn bênh vực cháu.
-
Lương Thái Sỹ & An Dân: Sài Gòn – một thuở “uống môi em ngọt”
Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: Cà phê Sẻ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretel vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho khác người, cho đẳng cấp.
-
PHÒNG MỔ Gekashitshu của Izumi Kyoka, Pham Đức Thân dịch
Isumi Kyoka (1873 - 1939) Tác giả hiện đại của Nhật với khoảng 300 tác phẩm đủ loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch...) mà một nửa liên quan tới hiện tượng siêu nhiên, huyền ảo. Phòng Mổ ở vào giai đoạn đầu trước tác, nên còn mang dấu ấn lãng mạn, thuật lại cái chết liên quan đến ngoại tình tư tưởng giữa một nữ bá tước và một bác sĩ giải phẫu. Cuối cùng bà đã mượn tay người yêu vô vọng để tự tử trên bàn mổ. Có thể coi đây là một loại truyện luận đề, phê phán bất công xã hội với những định chế khắt khe như gia đình chẳng hạn. Trong một môi trường xã hội cởi mở khác họ chưa chắc đã phải hy sinh như vậy.
-
Molière có thực sự viết kiệt tác của mình? Thanh Phương dịch
Moliere được biết đến nhiều nhất với các vở hài kịch như Tartuffe và Don Juan. Vào đầu thế kỷ 20, một số học giả bắt đầu đặt câu hỏi về quyền tác giả của ông. Ví dụ vào năm 1919, nhà văn Pháp Pierre Louÿs đã lưu ý là Molière dành phần lớn cuộc đời mình vào việc lưu diễn và thậm chí bắt đầu sáng tác các kiệt tác ở độ tuổi ngoài 40. Thêm vào đó, các học giả chưa từng thấy một bản thảo gốc của Molière.
-
Nguyễn Quốc Văn Ngược dòng tìm một mom sông
Tôi sinh ra và sống trọn cả tuổi hoa niên trên vùng đất nổi, ngầm chảy bên dưới là con sông Vị Hoàng mà không hề biết. Đọc thơ Tú Xương, lòng đau đáu tiếc một con sông vô định trong tâm tưởng “Sông kia rày đã nên đồng…”, có lúc tôi đã lầm hồ Vị Xuyên bây giờ là di tích còn sót lại in dấu dòng sông Vị… Xa Nam Định, đôi khi nhớ về quê cũ, tôi khát cơn khát nước sông Đào, con sông mà ngày bé thơ tôi ngỡ tên đặt cho nó được chắt ra từ màu nước đỏ phù sa. Cùng với những biến thiên của lịch sử, con sông Đào góp phù sa làm biến đổi một vùng đất.
-
TRỌNG ĐẠT, TIỄN BẠN
Tôi đưa bạn Tấn của tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng thấm thoát đã gần một năm qua, hôm ấy vào đầu mùa Xuân, hoa hồng, tường vi, hoa cúc. . nở đầy trước vườn. Đời tôi từ mấy chục năm nay đã tiễn đưa ba người bạn biền biệt ra đi.Ba mươi năm trước, tôi đã tiễn đưa Ninh, người bạn cùng khóa ban Cao Học, chúng tôi cùng học tại một trường của chính phủ đào tạo công chức. Ninh cũng cùng lớp với Tấn. Ra trường được hơn một năm, bỗng một hôm tôi được bạn bè cho biết Ninh đứt mạch máu chết.
-
“Bỏ Qua Đi Tám!”
Người SàiGòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên. Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404