• Giới thiệu Bruce Weigl, NƯỚC MẮM CỦA RIÊNG TÔI
    Giáo sư Bruce Weigl được biết đến như một hiện tượng của thi ca Mỹ. Sinh ngày 27-1-1949 tại Lorain, Ohio, ông từng tham chiến ở chiến trường Quảng Trị từ năm 1967 đến 1968 và đã chứng kiến những sự thật kinh hoàng của cuộc chiến tranh Việt Nam,"Nước Mắm Của Riêng Tôi" là một trong những câu chuyện có thật mà ông viết riêng cho tập sách "Khi mưa thôi nã đạn" (After the Rain Stopped Pounding)
  • Trúc Giang MN, Tình si và Tình dục trong tiểu thuyết KIM DUNG
    Tiểu thuyến Kim Dung không còn nằm trong phạm vi của người Trung Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông, mà trở thành một hiện tượng mang tính quốc tế, vì nó được chào đón ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đa số người Việt Nam đều biết đến và say mê những tiểu thuyết của Kim Dung qua sách báo và phim ảnh.
  • Tạp văn Hoàng Long Hải, Tiếng hát
    Năm ngoái đây, cũng những buổi chiều hè ngồi đằng sau nhà chờ nhìn mặt trời lặn như thế nầy, tôi thường lắng nghe tiếng hát của một đứa bé ở nhà bên cạnh.            Lần đầu tiên, tiếng hát ấy làm tôi ngạc nhiên. Nhà đó là nhà baby sitter. Bà hàng xóm người Mỹ nhận giữ khoảng năm bảy đứa trẻ, bọn trẻ chưa tới 4 tuổi để có thể vào pre-school theo cách tổ chức giáo dục ở đây. Bọn chúng cũng la hét, cũng khóc cười, chơi đùa và nói với nhau bằng tiếng Mỹ. Bỗng nhiên hôm đó, tôi lại nghe tiếng hát Việt Nam của một đứa bé, có thể là một thằng bé.
  • Trần Vấn Lệ, Bài Thơ Này Bất Biến ​​​​​​​Tình Anh Thương Nhớ Em
    Tình yêu nào cũng vậy, nó có cánh em à!  Máy bay bay kia kìa, bay qua rừng qua núi...Máy bay bay xua đuổi những đám giặc xâm lăng...Máy bay vì nước non, bay trên đường giải phóng...Tình yêu cũng là sóng, sóng quật ngã tàu thù.  Sông Bạch Đằng thiên thu còn cọc cây làm chứng... 
  • Trịnh Khải Hoàng, HỌC THUẬT NGƯ TIỀU CANH MỤC TRONG VĂN HÓA ViệT NAM
    Nếu hiểu biết là đường sáng, hiểu biết tới đâu sống tới đó, hiểu biết là kim chỉ nam, hướng dẫn ta tới đạt được tận thiện mỹ về cách xử thế và hành tàng và để vươn lên trong cuộc sống cạnh tranh sinh tồn này. Vì ý nghĩ hiểu biết bất kể môn học hướng thượng nào cũng đều cần thiết và hữu dụng. Nếu học thuật có giá trị của tiền nhân Việt lưu lại hậu thế cho chúng ta, trong khi chúng ta vì vô tri bất mộ và bỏ qua thì có phải là vô tình hay hạng tục nhân giá áo túi cơm ?
  • Người mù thắp đèn
     Khổ hạnh tăng nghe xong, lập tức ngộ ra. Ông ngửa mặt lên trời thở dài, nói: “Ta đã đi khắp chân trời góc biển, bôn ba nghìn dặm tìm Phật, thật không ngờ rằng Phật đang ở bên cạnh ta. Thì ra, Phật tính cũng giống như một ngọn đèn, chỉ cần ta thắp sáng nó, dù cho ta không nhìn thấy Phật, thì Phật cũng sẽ nhìn thấy ta thôi!”.
  • Ngã Du Tử: Đọc ‘Mekong, dòng sông nghẽn mạch’ của Ngô Thế Vinh
    – “Mekong, dòng sông nghẽn mạch” của nhà văn, Bs Ngô Thế Vinh là cuốn tiểu thuyết ký sự khá kỳ công, ly kỳ và hấp dẫn mà tác giả đã tận mắt đến chứng kiến. Chẳng hạn như chuyến du khảo bắt đầu từ cuộc thâm nhập con đập Mạn Loan (Manwan) thuộc Vân Nam, Trung Quốc cho đến kỳ cùng của con sông Hậu, Việt Nam, cũng như vùng Tràm chim, Tam Nông thuộc Đồng Tháp Mười khu sinh thái của các loài dã hạc quý còn lại của miền Nam, sự gặp gỡ giáo sư Võ Tòng Xuân ở đại học An Giang, đến về Bến Tre và thay lời kết Cho một dòng sông, cùng với nhiều suy nghĩ của các bậc thức giả viết về nó.
  • Phan Nhật Nam, Thơ Haiku Người Nhật/Tấm lòng Nam Nhân
    Từ thân, ý, tình đơn giản của bản thân, Haiku cũng tương tự như “Đêm qua ra đứng bờ ao..” của người Việt. Chỉ khác Haiku có 17 chữ chia làm ba giòng: 5-7-5 - Khác với Lục/Bát của người Việt-14 chữ viết thành hai giòng 6-8. Tại sao Lục/Bát/Người Việt 14 CHỮ chia thành HAI giòng, và Haiku Người Nhật/17 CHỮ chia thành BA giòng thì chỉ do “thuận duyên” mà thành, mỗi Dân Tộc có Tính và Hạnh khác nhau.
  • Đoàn Xuân Thu ​​​​​​​Ba Tôi! Người Đánh Máy Mướn!
    Đêm nay, ngồi trước bàn phím computer, viết bài nầy nhân Father’s Day bên Mỹ, tôi lại nhớ đến cái bàn máy đánh chữ của Ba. Nhớ mười ngón tay xương xẩu, cong vòng của Ba, gõ trên bàn đánh máy mà ngày xưa người ta thường cảnh báo về già sẽ bị đau tim mà chết. Nhưng Ba không sợ! Mười ngón tay đó của Ba đã nuôi anh em con ăn học, đủ để sống sót và làm lại cuộc đời nơi đất lạ quê người. Tụi con xin cảm ơn Ba!
  • Ngọc Cân, MẢNH ĐÁ THIA LIA
    Đã không nhiều bạn bè, giờ bị nghỉ hưu sớm, sau vài năm ông gần như cô độc. Trời cho ông cái thú xâu những suy nghĩ vụn vặt thành chuỗi, dài đủ để qua từng ngày, ngắn để nối những trằn trọc giữa giấc. Sinh thú này dễ ru người ta tới miền hoang tưởng. Nhất là ông, một cuộc đời tầm thường thua thiệt, đáp số duy nhất đúng cho mỗi cao vọng, thèm muốn là thất vọng, trăm lần như một. Không tính “Giấy Ra Trại” và “Hát Ô” riết quen. Không còn biết chán, biết buồn. Như mặt hồ lặng gió. Còn chưởi thề thì đã hết trước, từ lâu.
  • Nguyễn Thị Thanh Dương, ​​​​​​​QUÁN TRỌ VEN ĐƯỜNG
    Nhà to đẹp hay nhà cũ xấu cũng chỉ là quán trọ ven đường đời cho ta dừng chân và một ngày nào đó ta sẽ về nơi yên nghỉ sau cùng đó mới là căn nhà vĩnh cửu của riêng ta.
  • Nữ văn sĩ Pháp gốc Việt LINDA LÊ ra đi ở tuổi 58
    Bà Linda Lê vừa qua đời hôm thứ Hai, 9 Tháng Năm, ở tuổi 58 sau một cơn bạo bệnh. Sau ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, bà theo mẹ sang Pháp định cư năm 1977 khi chưa đầy 14 tuổi. Cha của bà, một người làm việc cho hãng Mỹ bị bắt đi tù cải tạo, sau đó qua đời trong tù mà không được gặp lại vợ và các con. Linda vẫn luôn nhắc tới người cha bị bỏ rơi, cảm thấy như có lỗi với ông
  • Chính Vũ, Tiếng ve năm ấy 
    Ngước lên tàn cao, tôi thấy những con ve, màu xanh, xám, đeo quanh cành cây và đồng loạt vang ngân tiếng e e, i i... rền vang.Không cao vút và cũng không ngắt quãng, hay đứt nghẹn, nức nở. Bỗng thầm nghĩ: Học sinh ở Mỹ chắc không ai quan tâm hay ấn tượng với tiếng ve?
  • Giới thiệu Bộ tranh \\\'Ký Ức Quê Hương\\\' của họa sĩ Lê Anh Thanh
    Lời giới thiệu: Theo một cuộc phỏng vấn thì ông Lê Anh Thanh (thế hệ 7x) là họa sĩ tự do đang sinh sống ta-I thành phố Saigon. Ông là người con của vùng đồng chiêm trũng xứ Thanh, di cư vào Sài Gòn đã hơn 20 năm. Cũng theo họa sĩ thì nội dung các bức ảnh trên đều là ký ức của ông với nơi chôn nhau, cắt rốn. Đó là những căn nhà của gia đình, của người thân và những người hàng xóm xưa được anh lưu giữ trong tiềm thức. Đến những góc làng, triền đê, cánh đồng hay một khu vườn đầy kỷ niệm…
  • Thơ Trần Vấn: Lệ Má Má Má Má Má Má
    Tôi thường nghĩ về Má với lòng thương vô cùng:  Má suốt đời long đong, cuối đời thì quên hết…Quên cả tuổi gần chết, không biết buồn biết vui nhưng vẫn hay mỉm cười dù không gì trước mặt.  Má còn rất ít tóc nhưng vẫn hay chải đầu, sợi tóc rụng bay đâu, Má nhìn theo kiếm mãi…
  • Trịnh Khải Hoàng: Sự Truyền Thừa Mật Pháp Của Dòng Phái Mật Tông Paramahansa
    Trong quan điểm chính trị của người dân miền Nam sinh sống dưới thời Việt Nam Cộng Hòa,thì phần đông không thể hài hòa với lập trường chính trị “thiên tả” của Hoà Thượng Thích Minh Châu viện trưởng Đại Học Vạn Hạnh ! Nhưng riêng những đóng góp của ông trong Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam là những tác phẩm được dịch thuật từ Kinh Tạng Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravada) Pali - Việt điển hình như: Dìgha Nikàya (Trường Bộ Kinh), Majihima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh), Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ Kinh), Angttara Nikàya (Tăng Chi Bộ Kinh), Abhidhammattha Sangaha (Vi Diệu Pháp - Tạng Luận)…rất đáng được trân trọng, vì đã giúp ích rất nhiều cho Phật tử tìm tòi, học hỏi từ dòng chính thống Đạo Phật lịch sử để vượt thoát ra khỏi Hán Tạng là cả đại dương luận ngữ có vô số những “trí tuệ” của những nhà “tổ sư” đã trước tác, lý giải với hằng ngàn thế giới quan huyền diệu, kỳ ảo … mà vốn dĩ một Phật tử bình thường với trí óc thường thường khó có thể liễu ngộ được…!
  • TRẦN HÀ NAM Nhớ một bài thơ Nguyễn Khuyến
    Bài thơ Ngày xuân dạy các con là một trong những bài thơ dạy con với tất cả sự nghiêm cẩn của một người cha. Không những thế, đó còn là tâm sự giữa thời loạn của một bậc trưởng thượng trong làng Nho bất lực trước cái đảo điên thế sự. Nguyễn Khuyến là một trường hợp hiếm hoi trong văn học trung đại Việt Nam khi vừa làm thơ chữ Hán, vừa tự dịch sang thơ Nôm.
  • Phạm Công Luận: GỎI KHÔ BÒ CỦA ÔNG GIÀ CHEMISE NOIRE 
    Một truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Ngọc trước 1975 có chi tiết đáng nhớ. Chàng trai trong truyện đi chuyến công tác vào Sài Gòn. Khi quay ra miền Trung, tới đèo Hải Vân anh chợt thấy tiếc vì chưa kịp ăn món gỏi khô bò của “ông già áo đen” ở khu nước mía Viễn Đông đường Pasteur, Sài Gòn. Anh đã tìm cách quay lại Sài Gòn để thực hiện ước mơ ấy... Không dễ thực hiện chuyến đi xa xôi như vậy trong thời chiến chỉ để được ăn món gỏi khô bò. Có lẽ đó chỉ là một ẩn dụ về nỗi tiếc nuối của chàng trai trẻ xa thành phố, lao vào vùng chiến sự và nhớ về những niềm vui đời thường trên phố xá phồn hoa. Nhưng cái tên “ông già áo đen” đã luôn là thắc mắc của tôi. Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đã bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc với hàng bò khô, nay gọi là gỏi khô bò của ông già áo đen bán trên đường PasteurMột truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Ngọc trước 1975 có chi tiết đáng nhớ. Chàng trai trong truyện đi chuyến công tác vào Sài Gòn. Khi quay ra miền Trung, tới đèo Hải Vân anh chợt thấy tiếc vì chưa kịp ăn món gỏi khô bò của “ông già áo đen” ở khu nước mía Viễn Đông đường Pasteur, Sài Gòn. Anh đã tìm cách quay lại Sài Gòn để thực hiện ước mơ ấy... Không dễ thực hiện chuyến đi xa xôi như vậy trong thời chiến chỉ để được ăn món gỏi khô bò. Có lẽ đó chỉ là một ẩn dụ về nỗi tiếc nuối của chàng trai trẻ xa thành phố, lao vào vùng chiến sự và nhớ về những niềm vui đời thường trên phố xá phồn hoa. Nhưng cái tên “ông già áo đen” đã luôn là thắc mắc của tôi. Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đã bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc với hàng bò khô, nay gọi là gỏi khô bò của ông già áo đen bán trên đường Pasteur 
  • Đoàn Dự, BÀI CA CỦA NGƯỜI DU TỬ
    TÔI ĐẬU Cử nhân Luật năm 1971, ít lâu sau thì xin được vào tập sự tại văn phòng của một vị luật sư nổi tiếng, bạn thân với bố vợ tôi. Làm luật sư tập sự thì nhàn, đồng lương tương đối cũng khá. Hàng tuần, đi làm về tôi thường tới Trung tâm văn hóa Nhật ở đường Phan Đình Phùng học thêm tiếng Nhật. Học cho biết vậy thôi, nghề luật sư không đòi hỏi phải biết tiếng Nhật.
  • Truyện Enchi Fumiko, Phạm Đức Thân dịch BỊT MẮT BẮT DÊ
    Enchi Fumiko (1905 - 1986) nữ văn sĩ Nhật xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ đã đọc văn chuơng, xem kịch kabuki, lớn lên viết kịch. Năm 1930 bắt đầu viết tiểu thuyết, truyện ngắn, nhưng chiến tranh đã làm cuộc đời thay đổi. Năm 1945 nhà bị cháy rụi bởi không kích và năm sau bà bị mổ ung thư tử cung, rồi trải qua nhiều biến chứng, mãi đến 1949 mới viết lại. Truyện Omnazaka (Những Năm Chờ Đợi) đoạt giải Noma 1957. Bà viết nhiều truyện đuợc khen ngợi, được giải hưởng Tanizaki 1969, và lại còn bỏ công dịch sang kim văn truyện dài cổ văn The Tale of Genji. Năm 1985 bà đuợc trao tặng huân chuơng văn hóa cao quý Bunka Kunsho. 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top