Đình Bảng, kiến trúc độc đáo Kinh Bắc


Đình Bảng,  kiến trúc độc đáo  Kinh Bắc 

Võ Quang Yến








Thứ nhất là đình Đông Khang,   
Thứ nhì đình Bảng, vẻ vang đình Diềm

Cách Hà Nội 20km về phía bắc, Đình Bảng có ngôi đình cổ to lớn nhất vùng, kiến trúc độc đáo. Được kết hạng loại to, đẹp, thứ nhì Đình Bảng, đình được ca ngợi từ nhiều đời. Thứ nhất đình Đông Khang, lúc trước goi Đông Yên, ngoài kiến trúc độc đáo vùng kinh Bắc, lại còn nổi tiếng hằng năm dựng cầu nói khoác, trở thành một trong sáu làng cười Bắc Ninh. Ngôi đình làng Diềm, còn gọi Viêm Xá, xây dụng năm 1692, thờ đức thánh Tam Giang tức hai anh em Trương Hống, Trương Hát, theo Triệu Việt Vương đánh giặc, từ trầm ở cửa Đại Nha vào thế kỷ XVII. Đình Diềm là một công trình kiến trúc quy mô to lớn bậc nhất ở Kinh Bắc. Làng Đình Bảng trước đây được khai khẩn từ rừng Báng nên gọi là làng Báng, sau được đổi tên thành thôn Cổ Pháp. Khi đình Báng được xây dựng và nổi tiếng mọi người biết đến Cổ Pháp qua đình Báng và được gọi lái đi là làng Đình Bảng. Đình Bảng xưa vốn thuộc hương Cổ Pháp (hương là đơn vị hành chính cổ gồm nhiều xã, làng), huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Hương Cổ Pháp, rộng hơn là vùng hai bờ sông Thiên Đức và sông Tiêu Tương nối từ Gia Lâm ngày nay qua Đình Bảng tới Tiêu Sơn. Đình Bảng được coi là vùng quê địa linh nhân kiệt. Đây là quê hương của Lý Thái Tổ, người khởi lập triều Lý, khai sáng Thăng Long Hà Nội. Đình Bảng giáp Hà Nội là cửa ngõ mở thông lên phía Bắc nên nơi đây có phong trào cách mạng sôi nổi, là nơi an toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Ngày nay ở Đình Bảng còn có di tích lịch sử đền Lý Bát Đế (hay còn gọi là Đền Đô (nơi lớn nhất thờ 8 vị vua nhà Lý), Ðinh Đình Bảng, chùa Xuân Đài hay còn gọi là Kim Đài (nơi Lý Công Uẩn từng đi tu), Thọ Lăng Thiên Đức (nơi chôn cất các vị vua nhà Lý), chùa Cổ Pháp, Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng, vị vua thứ chín của thời Lý, nhà Tam Tự đường họ Nguyễn Thác.

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/YSy7QZbaHqPuK6Zy-HTHQhBL1PFfHVvcMbwb3u83IsR6I9jmuPr3ytJ0FGmHd-NsCM1mG1KsY0fgBUmbro9UlRUw1IAXq3xrap_WWzjnp8Le1fp-ceSBfwsotvpk=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image23.jpg


Ngôi Ðình Bảng cổ kính xây theo hình chữ công là một công trình đồ sộ, nguy nga. Sàn nhà sắp xếp theo lối cổ truyền người Việt xưa, tráng lệ, cao ráo, cao hơn mặt đất một met để tránh thú dữ : lúc trước xung quanh đây là rừng Báng, rậm rạp cây ngàn, beo cọp tự do đi lại kiếm ăn. Bên trong các họa tiết hoa văn, hình long ly quy phụng, những hình chạm không có hình nào giống nhau. Như vậy là nhờ có nhiều thợ chạm hay nhóm thợ khác nhau gop suc, mỗi người hay mỗi nhóm chạm khắc theo sở thích hay khả năng của mình, tương tự như quân binh bằng đất sét mặt mày tất cả đều khác nhau ở mộ vua Tần Thủy Hoàng tại Tây An. Bắt đầu được xây dựng năm 1700, ngôi đình năm 1736 mới hình thành, nhưng theo giai thoại thì cũng phải khoảng 60 năm ! Cũng dể hiểu khi ta biết thuở ấy chưa có máy móc dụng cụ hổ trợ, nhất là để dựng đứng hay sắp xếp những cột gỗ to nặng. Mọi việc đều phải thực hiện bằng tay, có khi vận dụng những cột gỗ lim to quá nặng cần phải đào lỗ để làm đòn bẩy, giải thích vì sao quanh các đình có những áo sâu. Điển hình là cái hồ lớn nhân tạo hình chữ nhật trước nhà thờ Phát Diệm mang tên chính thức Ao Hồ. Đất thiêng nầy thường được những tín đồ xin về đắp nền nhà, đổ sân hay nới vườn tin tưởng may mấn, hạnh phúc sễ được đất thánh đem lại cho gia đình. Cần nói thêm công đầu của đình là do quan Nguyền Thác Lượng, người Đình Bảng, từng làm trấn thủ Thanh Hóa, và phu quân Nguyễn Thị Nguyên, quê gốc Thanh Hóa, một bà vợ đảm đang, đã tìm gỗ lim về dâng làng xây dựng, mong ngôi đình trường tồn. Ngôi nhà của ông Nguyền Thác Lượng cho dựng thử trước khi dựng đình hiện nay vẫn còn đứng vững và được giữ gìn bảo tồn.
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/XoHJ8jzzdiBxn25K86GGfbVqm8euWgzfaPKNu2Eyo30lGO1Fd67MxfCnVnqz_VeRgqWjGRVO-F-P4guM5XuN0O9zbWlguSFl45lANxUgQuL_doP3aIR0lZ0UsW3o=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image24.jpg
Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng. Trước đình thờ ba vị nhiên thần Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt). Họ là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân còn thờ Lục Tổ (sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV). Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân Pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng Hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc Đình Bảng giữ được toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc áp dụng cho kiến trúc đình làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in giữ trên các trống đồng Đông Sơn Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/4iqI_HiEAp4hxgmV-vff3ij8PF50RqIl9VUVx5YlhzI4ZRBb1x0sbu18r1P9TY_s-xMfe-FY-Y9yrwjw3xrxwsqpn0qqk0uDybleAn9lHLnDD8QCg-QFwlH-0MHm=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image26.jpghttps://ci3.googleusercontent.com/proxy/vT9uqe0Tuvz4owsulBrFbt1dPDenyO7ivbHJo9ujiyOJ4FK2OjIhTkdTNb0IrXfU4cmsX2ZAyNNgjLog1ZnNj3FfrWO74KEb8BOAqerKQdicGz4_f-vgEFQV4yHj=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image27.jpg

Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 m, được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức. Khi bước vào lòng đình, quý khách choáng mắt trước tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Cuốn hút đầu tiên trong đầu mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài. Bức Võng phủ kín một diện rộng, kéo dài từ thượng lương xuống hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... Phía trên bức cửa Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, trau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường Thượng tam, hạ tứ. Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức Bát mã quần phi thể hiện 8 vi vua triêu Ly, nói lên sự sống động, phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất nầy qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức gợi tả một cảnh tuong. Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc cũng như nhân dân cả nước. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng hiến du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa.
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/G1l9Ju0kkKAY62EISWlXm93dS5yygNdZXGCw6npw7YyFjBroeifwoinBlM2dpNMjOhKObvXADCtRpbq4olQLK3YtHozCXGkwR3RKAuwEM9DWhT7nxWdk1H4xaD7h=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image29.jpg


Nhiều nhà học giả tin trong kiến trúc ngôi đình có một ý nghĩa tiềm tàng phong thủy dựa lên tin tưởng trong dân gian.Thời xưa, thưở chưa có xe cộ, làm ăn hay đánh giặc xa xăm có khi phải đi xa hàng năm, hàng tháng đi nhiều mà về ít, có nghĩa là phải nhiều may mắn. Muốn đi lanh phải dùng ngựa tương đối vừa chắc chắn, vừa tiện lơi nên có bức tranh phô biên nhât la Mã đáo thành công. Bình thường 8 con chạy về ý là 8 con đều cùng một chí hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của các tranh thời xưa. Đây cũng là một bức tranh tâm lý cho chủ nhân của nó mạnh dạng dồn hết nhiệt huyết, tiến về một hướng để đạt mục đích. Ngày nay người vẽ ngay ra môt con quay đầu lại để làm cho bức tranh thêm sống động. Con nây thường ở vị trí giữa hay con đầu của 8 con (không khi nào con cuối đàn), ý khuyến khích hay cổ vũ đồng đội tiến lên để đạt mục đíchTrong phong thủy, Mã đáo thành công thường chỉ dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương hoặc những người đang trên đường lập công danh. Chú ý: người đã có quan chức hoặc đại gia rồi thì không nên nhận tranh 8 ngựa vì nó sẽ có nghĩa ngược lại, mã truy phong, đem phong ba tới. Những người này phải dùng những vật khác trong phong thủy để bảo vệ và làm vững, bền những gì họ đang có. Khi ngựa còn mạnh, chạy lanh thì được gọi phi (phi trong gió, phi nước đại có nghĩa chủ sở hữu ngựa có quyền lực, uy tín), có 8 con ngựa vì số 8 theo Hán tự là bát cùng âm với chữ phát trong phát đạt. Chu Mục Vương nôi tiếng với sử sách nhờ sở hữu bức tranh Bát Tuấn, nhất là dưới thời ông trị vì, đi vi hành khắp nơi trên cỗ xe ngựa đó, cuộc sống của người dân trở nên thịnh vượng. Con số 8 cũng là một con số may mắn của người Trung Quốc, tượng trưng cho sự giàu có và thành công. Bức tranh vẽ những con ngựa phi nước đại, tràn đầy sinh lực, tinh thần tuyệt vời sẽ truyền cảm hứng cho mọi người làm việc chăm chỉ và theo đuổi mục tiêu của mình. Ngựa phi nước đại còn gọi là lộc mã đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh

https://ci6.googleusercontent.com/proxy/aW3cz5Kl_5gZ1XGHxsLFiRIyy-5vkKWIYG9lkr2fW4l2GZDlY8bQQMPIiINWY2x-5e1xjT-8XQ2RxdkW1JbbrcnSSuhCD_UCTqeU6gOozi4MPM-0gszC61wxnkoj=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image30.jpg


Sau khi xây dựng xong, đình Đình Bảng chưa thờ các vị thành hoàng ngay mà thờ hai cặp vợ chồng chết trong tư thế lạ.Ngày ấy, khi đình làng chưa được xây dựng, bên cạnh khoảng đất để xây đình có một ngôi miếu nhỏ cạnh cây đa cổ thụ có hai cặp vợ chồng nọ sinh sống. Không ai biết hai cặp vợ chồng này là người ở đâu đến, chỉ biết họ sống trong ngôi miếu được một thời gian khá lâu. Sáng sớm họ đã ra khỏi miếu, tối đến về miếu ngủ. Ngày nào cũng như ngày nào, bỗng một hôm, họ không ra khỏi miếu nữa. Thấy lạ, dân làng nhìn vào miếu bỗng phát hiện hai cặp vợ chồng này chết trong tư thế chồng nằm trên, vợ nằm dưới, bộ phận sinh dục của hai người dính chặt nhau. Chưa bao giờ gặp phải cảnh này, dân làng cho là điềm lạ liền lập miếu thờ làm thành hoàng làng. Sau khi xây dựng đình, dân làng chuyển họ sang đình để thờ. Bắt nguồn từ tích này, vào ngày 13 của ngày mở hội, dân làng Đình Bảng cúng hai con lợn đã thịt nhưng chưa luộc chín (một con cái, một con đực) đặt chồng lên nhau. Sau khi cúng xong, số thịt này được chia đều cho dân làng theo cấp bậc đã phân. Tuy nhiên khoảng 20 năm trở lại đây, hai con lợn sống ấy được thay thế bằng hai cái đầu lợn đã luộc chín. Sau khi tín ngưỡng thờ thành hoàng làng là những người có công với làng phát triển, dân Đình Bảng quay sang thờ những người có công. Đó là bốn vị thần và lục tổ (6 người có công khai phá, mở mang cho dân làng Đình Bảng). Theo truyền thuyết, thần đất là người có công lớn đối với dân làng. Thuở ấy, dân làng Đình Bảng luôn phải chống chọi với thú dữ từ trong rừng ra, lại không biết trồng trọt chăn nuôi nên cuộc sống vô cùng khốn khổ. Một hôm, có một vị lão nông tóc bạc trắng, gương mặt hiền từ, phúc hậu đến dạy cho dân làng cách khai phá đất đai để trồng trọt, chăn nuôi... Từ đó, cuộc sống người dân dần ấm no, hạnh phúc. Một thời gian sau, vị lão nông ấy liền đưa cho dân làng một bức vẽ thần Lệ Thần và bảo dân làng lập miếu thờ làm thần bảo hộ rồi cụ già biến mất. Biết là thần hiển linh, dân làng liền lập miếu thờ thần với hiệu là Bạch Lệ Đại Vương và mở hội vào ngày 12-15 tháng mười hai âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao. Có thể nói, bốn ngày hội này không chỉ tổ chức lễ tạ ơn thần linh mà còn là ngày để tổ chức lễ rước chạ để tưởng nhớ công ơn dân làng Đồng Nguyên đã giúp đỡ, cứu mạng.

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/exz7815FWXXVFmoIxYDkT-ou2UgC3zlEBW6rS6YuiFxmWcKKrGX2NrRPX9Qfq2Nr7a_-NAVUOmG0BrgGWMIDQhlbJdsSfZ6xADz1JDwVwKpahr-XdPH1g_vX0xxJ=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image32.jpghttps://ci6.googleusercontent.com/proxy/i4L0m2er1mIXjrt2s-OWkyj_C0uTBQKbG1yPbIYK19kMG5fm20yP9KguSX_x59ME5AD-dc0LEnAxFSo3f2AwoS39tS0gvu9OpPrJpoE5AhZauFkdwq0zoITM1w5g=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image33.jpg


Xây dựng vài chục năm mới xong, đình làng Đình Bảng được coi là " ngôi nhà chung " diễn ra các hoạt động hội họp, lễ hội của dân làng. Phía trước là tòa tam quan, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như những ngôi đình khác, tòa Bái Đường của đình là nơi rộng rãi, to lớn, dùng làm nơi tổ chức các sinh hoạt chung (dài 20 m, rộng 14 m có sức chứa hàng trăm người).. Cũng trong những ngày diễn ra lễ hội, dân làng Đình Bảng có dành riêng một ngày để đón chạ tới chung vui cùng.Tương truyền cách đây mấy trăm năm, khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, con cháu nhà Lý phải chạy trốn khắp nơi để tránh diệt vong. Ngày ấy, ở làng Đình Bảng cũng có 6 người trong 6 dòng họ : Nguyễn (Lý), Trần, Ngô, Đặng, Đỗ, Lê là những người có mối quan hệ thân thiết với nhà Lý phải chạy trốn khỏi làng. Những người này chạy đến làng Đồng Nguyên thuộc phủ Thiên Đức nay là một phường thuộc phía Đông Bắc của Từ Sơn, Bắc Ninh.Tại đây, họ được người dân Đồng Nguyên che chở, nuôi ăn uống. Khi quân nhà Trần đến tìm 6 người nọ, không ai bảo ai, dân làng Đồng Nguyên đều lắc đầu nói không biết, không có người lạ nào tới làng hết. Nhờ sự che chở của người dân nơi này, họ đã thoát được kiếp nạn. Ẩn náu một thời gian, khi nguy hiểm qua đi, 6 người quay trở lại Đình Bảng tiếp tục lập nghiệp. Cũng từ đây, mối thâm tình giữa Đồng Nguyên và Đình Bảng được hình thành, hai làng kết chạ (kết nghĩa anh em) với nhau. Có ơn phải trả, sau lần giúp đỡ ấy khoảng 200 năm thì người Đồng Nguyên xảy ra hỏa hoạn, cánh đồng làng Đồng Nguyên bốc cháy ngùn ngụt, dân làng lâm vào cảnh đói khổ. Nhớ lại ơn xưa, người Đình Bảng lại kéo nhau sang giúp đỡ người Đồng Nguyên. Người mang cuốc, cày, trâu bò, người mang thóc, lúa sang cứu trợ, giúp người dân Đồng Nguyên cày cấy vụ mới... Kể từ đây, mối thâm tình giữa hai làng càng gắn bó keo sơn. Mỗi khi hai làng tổ chức lễ hội lại mời nhau sang dự. Vì coi nhau là anh em ruột thịt, hai làng hình thành tập tục không cho trai gái hai làng cưới nhau. Bốn ngày lễ hội trong đó dành riêng một ngày để đón chạ cho thấy tình anh em gắn bó keo sơn. Bên cạnh đó, tập tục kết chạ này cho thấy từ xa xưa, người Kinh Bắc vô cùng hiếu khách, đây là nét đẹp có tự ngàn đời của người Việt Nam bởi tập tục này có ở hầu khắp các nơi.

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/OFrc_7JfRdGwYPHdK_t96u2dUCkGOtvDyJty6EOLgPbTl2ClXynWT4bRcNb_SZtm5m74aD_7knLYMmZyTPTEVdl0xDACoPJA5WtC6IPJ1DrMCtJxGiKge8MU29uE=s0-d-e1-ft#http://chimvie3.free.fr/baivo/voquangyen/vyen_DinhBangKienTruc/Image34.jpg
Thành Xô mùa xuân 2019  

 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top