Phiếm dị, Đào Nương
@ saigonweeklyonline.com (10/14/2023)
Palestine, một dân tộc tội nghiệp…Thành phố Houston, nơi tôi cư ngụ vừa thoát qua một … mùa hè đỏ lửa vì trời nóng trên 100 độ kéo dài gần 3 tháng. Mấy hôm nay thời tiết giao hòa với những ngày mưa thu khiến đất trời êm ả trở lại. Giàn mướp, giàn bí ngô lá xanh nõn nà, dễ thương. Sáng hôm nay, trời lại nắng mà không nóng, gió thu đưa nhẹ cành liễu la đà trên mặt hồ… chợt có cảm tưởng như mình đang bước vào thiên đường. Quả thật, ở nhiều nơi trên mặt đất này, lại không thiếu những dân tộc bất hạnh, họ đang bước trên cơn lửa đỏ của hỏa ngục. Ngọn lửa chiến tranh chưa chấm dứt ở Ukraine thì từ một tuần lễ nay lại phủ lên đầu một dân tộc bất hạnh khác: đó là dân tộc Palestine.
6 giờ sáng thứ Bảy 7 tháng 10/2023, các chiến binh của nhóm phiến quân Hamas đã vượt qua biên giới giữa Israel và Gaza, bắt đầu cho một cuộc tấn công qui mô trên biển, trên không và trên bộ khiến hơn 1.200 người Israel thiệt mạng, hầu hết là thường dân và 2.700 người khác bị thương. Theo Bộ Y tế Gaza, phản ứng trả đủa của quân đội Israel khiến cho 900 người Palestine đã thiệt mạng ở Dải Gaza trong các cuộc không kích trả đũa
Cuộc xung đột giữa Israel và nhóm phiến quân Hamas tại Palestine bước sang ngày thứ 4 mà ông thủ tướng Israel, Netanyahu, vẫn chưa biết sẽ làm gì khác hơn là dội bom vô tội vạ vào dải Gaza và lời đe dọa sẽ tiêu diệt nhóm Hamas. Mãi đến 7 ngày sau đó, Israel thình lình rãi truyền đơn ra lệnh cho 1.1 triệu người Palestine đang sinh sống tại phía Bắc dải Gaza phải di tản về phía Nam trong vòng 24 giờ đồng hồ trong khi hỏa tiễn của Hamas vẫn chưa ngừng phóng vào những thành phố của Israel. Nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, như tổ chức Bác sĩ không Biên giới, như hội Hồng Thập Tự và nhiều quốc gia ở Âu Châu lên tiếng yêu cầu Israel thu hồi lại lệnh này vì không thể nào di tản trên 1 triệu người kể cả người già và trẻ em về phía nam giải Gaza trong vòng 24 giờ được. Phe Hamas cho rằng đây chỉ là một “lệnh giả” để tuyên truyền và kêu gọi người dân Palestine ở đâu thì ở yên đấy, không đi đâu hết. Trên đe, dưới búa, coi như lần này, người dân Palestine lãnh đủ.
Tiếp theo cuộc tấn công của Hamas, người Palestine dỡ bỏ hàng rào ở biên giới Israel-Gaza và tiến vào Israel ngày 07/10/2023.
Dải Gaza ở đâu? Dân số bao nhiêu? Ai cai trị?
(theo CBS) Tổ chức phiến quân Hamas, bị Mỹ xếp vào loại tổ chức khủng bố, đã kiểm soát Dải Gaza từ năm 2007. Dải Gaza là gì? Ở đâu?Dải Gaza là một dải đất hẹp dài 25 dặm nằm ép vào biển Địa Trung Hải, giữa Israel và Ai Cập.
• Khi Israel được thành lập vào năm 1948, nhiều người tị nạn Palestine bị buộc phải di chuyển đến dải đất này sinh sống nhường những phần đất của tổ tiên họ để lại cho Israel lập quốc theo lệnh của chính phủ bảo hộ Anh.
• Năm 1967, Israel giành được quyền kiểm soát dải Gaza sau chiến thắng trong “Cuộc chiến sáu ngày” chống lại Ai Cập, Syria và Jordan.
• Cuộc nổi dậy của người Palestine năm 2000 đã gây ra một làn sóng bạo lực giữa người Israel và người Palestine bản địa
• Israel quyết định rời Gaza vào năm 2005, rút quân. Khoảng 9.000 người định cư Do Thái sống ở đó phải di tản về những vùng đất Israel chiếm đóng.
Bản đồ cho thấy Dải Gaza nằm giữa Israel, vùng West bank và Ai Cập. Israel và Ai Cập đã đóng cửa biên giới với Dải Gaza, vì nơi đó nhóm phiến quân Hamas, một tổ chức khủng bố, nắm quyền sau khi đánh bại Chính quyền Palestine, The Palestine Authority, cơ quan phụ trách việc quản lý các khu vực có người Palestine sinh sống, trong một cuộc bầu cử ở Gaza.
• Năm 2007, nhóm chiến binh Hamas đã trục xuất Chính quyền Palestine và giành toàn quyền kiểm soát lãnh thổ. Hamas, không giống như Chính quyền Palestine, không công nhận quyền tồn tại của Israel.
Dải Gaza rộng bao nhiêu?
Dải này có diện tích khoảng 139 dặm vuông – lớn hơn gấp đôi diện tích của thủ đô Washington, D.C. Biên giới của nó với Israel là khoảng 36 dặm và biên giới với Ai Cập là khoảng 8 dặm. Có khoảng 24 dặm (40 km) bờ biển nhưng những cửa khẩu vùng biển của dải Gaza đã bị Hải quân Israel phong tỏa từ năm 2009 và cấm mọi hoạt động giao thông hàng hải giữa dãi Gaza và bên ngoài.Ai sống ở Dải Gaza?
Dải Gaza là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới. Hơn 2 triệu người sống chen chút trong một khu vực 139 dậm vuông. Sau khi nhóm Hamas chiếm được đa số tại Gaza sau một cuộc bầu cử năm 2007, Israel đã phong tỏa không phận, hải phận và ngăn chận mọi lối thông thương đồng thời kiểm soát điện nước khi điều kiện sinh sống ở dại Gaza trở nên tồi tệ hơn trong nhiều năm qua, biến nơi đây thành một "nhà tù ngoài trời". Hầu hết 2 triệu dân Palestine sống dựa vào viện trợ nhân đạo và không thể đi ra khỏi nơi cư ngụ nếu không có sự cho phép của Israel.Theo CIA, 40% dân số Gaza dưới 14 tuổi. Theo tổ chức Gisha của Israel, tỷ lệ thất nghiệp rất cao, trên 50%, điện chỉ có khoảng nửa ngày và nhiều người không có đủ nước sạch.
Khi Israel mở cuộc tấn công chống lại Hamas, một cư dân ở Gaza, ông Omar Ghraieb nói với CBS News là “họ không có nơi trú ẩn, hầm trú ẩn hay một vùng an toàn ở Gaza. Muốn ra đi theo lệnh của Israel thì cũng không biết đi đâu, không có một con đường an toàn để đi. Vì vậy, bạn không thể ở lại cũng như không thể lên kế hoạch rời đi."
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant gọi phiến quân Hamas là “súc vật” và đã ra lệnh "bao vây toàn diện Gaza: "không có nước, điện hoặc thực phẩm và khi ra đi, sẽ không được phép qay trở lại. Nhà báo Palestine Hassan Jaber nói với CBS News rằng: nhiều người đã ra đi nhắn lại với người thân rằng: họ không có nhiều khả năng tránh khỏi các cuộc không kích trên đường đi và … nên chết ở nhà còn hơn. Ông nói: “Không có nơi nào an toàn ở Gaza”. Thành phố có thể phải đối mặt với nạn đói trong vòng "vài ngày" sắp tới.
https://www.cbsnews.com/news/what-is-the-gaza-strip-israel-hamas-war-palestine
*
Nhìn vào bản đồ phía trên thì bạn đọc đủ hiểu dãi Gaza chỉ là một dải đất thu hẹp nằm bên bờ Địa Trung Hải với mật độ dân số Palestine có thể nói là đông nhất trên thế giới: 2 triệu người trong 139 dặm vuông, Bình thường họ cũng chỉ có điện nửa ngày, nước được phát theo đầu người, dưới mức lượng nước ấn định bởi UB Môi Trường của LHQ. Chính phủ Hoa Kỳ đã ra tìm cách di tản người Mỹ ra khỏi Israel ngày hôm nay nhưng những chuyến bay “giải cứu” của chính phủ Hoa Kỳ dành cho công dân Hoa Kỳ thì miển phí không giống như các “chuyến bay giải cứu” của nhà nước Việt Cộng trong dịch Covid. Dân nghèo Việt Nam muốn được nhà nước “giải cứu” thì phải trả tiền gấp 4, gấp 5 lần vé máy bay thông thường. Khi ngoại trưởng Israel tuyên bố đây là cuộc chiến “sống còn” của quốc gia này thì tuần báo Time tuy lên án nhóm phiến quân Hamas đã thảm sát người Israel nhưng lại cho rằng đó là kết quả của chính sách “chiếm đóng” quá khích của ông Netanjahu, loại chính sách ngoại giao cao bồi của kẻ mạnh và không thể thành công để duy trì hòa bình ở Trung Đông.
Do Thái, chính thức là quốc gia Israel, là một quốc gia nằm giữa Đông Địa Trung Hải và Biển Đỏ, giáp với Lebanon ở phía bắc, Syria ở phía đông bắc, Jordan ở phía đông, Ai Cập ở phía tây nam và có chung ranh giới pháp lý với các vùng lãnh thổ của Palestine ở vùng West bank dọc theo phía đông và Dải Gaza dọc theo phía tây nam. Tel Aviv là trung tâm kinh tế và công nghệ của Israel vì thủ đô hành chính của họ từ năm 2018 đã nằm trong thủ đô Jerusalem sau khi cựu tổng thống Donald Trump nhận Jesusalem là thủ đô của Israel và dời tòa đại sứ của Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jesusalem. Tuy vậy, chủ quyền của Israel đối với Jerusalem không được quốc tế công nhận, ngay cả những quốc gia Tây Phương thân với Israel.
Sự thành lập quốc gia Israel của người Do Thái
Khi các nước Âu Châu đại bại trước đội quân Đức Quốc Xã của Hitler, Hoa Kỳ đặt điều kiện để cứu họ: sau khi chiến thắng, hòa bình đã vãn hồi, các nước Âu Châu phải từ bỏ chế độ thuộc địa, phải trả độc lập lại các quốc gia thuộc địa. Ngược lại Hoa Kỳ sẽ giúp Âu Châu về bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế. Hoa Kỳ đã giữ đúng lời hứa, đã giúp các quốc gia Âu Châu phụ hồi kinh tế sau chiến tranh, lập ra tổ chức Nato bảo vệ an ninh trong thời kỳ chiến tranh lạnh với khối Cộng sản, lập ra tổ chức Liên Hiệp Quốc, lập ra Tổ chức tiền tệ quốc tế IMF… Những gì Hoa Kỳ đã xây dựng trong 70 năm qua trên thế giới mà ông Trump muốn dẹp bỏ qua chủ thuyết MAGA- Make America Great Again hay America First, chúng ta sẽ bàn trong một bài khác.Tất cả bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ thứ 20 khi những người Do Thái giàu có ở Âu Châu– những Zionists -khởi xướng việc đi tìm đất để lập quốc cho người Do Thái đã bị Chúa đày làm dân du mục lang thang từ 2000 năm nay. Theo sử gia Michael Palumbo thì họ đã nhắm nhiều phần đất trên thế giới để mua chứ không phải chỉ ở Trung Đông, vùng Jerusalem, nơi mà người Ả rập Hồi giáo Palestine cắm dùi từ 2,000 năm nay. Những phần đất mà Theodore Herzl, lãnh tụ của phong trào này nhắm tới là Argentina, Cyprus, Kenya và vùng vịnh Sinai. Vài ông nhà giàu trong nhóm này còn đưa ra đề nghị mua nhiều lô đất phía Tây của Hoa Kỳ để lập quốc. Nhưng sau cùng, ông Herzl đã chọn Palestine vì vùng đất này sẽ tạo được ảnh hưởng lớn về tinh thần cho đám đông cộng đồng Do Thái ở Tây Âu vì có liên hệ đến thánh điạ Jesusalem. Ý tưởng này đã bị các ông tu sĩ Do Thái Giáo chống lại quyết liệt vì theo Do Thái Giáo chỉ có Chúa Messiah mới có thể làm lập Vương Quốc Israel trở lại.
Tuy nhiên phong trào một quốc gia cho người Israel bắt đầu thành hình khi chính phủ Anh nhận tiền để tìm đất cho người Do Thái lập quốc. Không ai biết được số tiền là bao nhiêu mà những người Do Thái Âu Châu đã phải trả cho người Anh để chính phủ Anh hứa sẽ đảm nhận việc “di tản” những người Ả Rập ra khỏi vùng đất mà họ sẽ giao cho người Israel để lập quốc.
Theo “chính sách lập quốc” này thì người Israel sẽ mua càng nhiều càng tốt đất của người Palestine qua chính phủ bảo hộ Anh nhưng sau đó lại không tạo ra bất cứ một cơ hội làm ăn sinh sống hay về pháp lý tại đây để người “địa phương” Palestine phải di cư sang nơi khác nhường đất cho người Israel. Tóm lại chính sách này có hai phần: người Do Thái chi tiền để mua đất nhưng “hành động giải tỏa’ đất thì người Anh phải làm. Người Anh phải “giao” đất trống cho người Israel, không có sự hiện diện của bất cứ một người Palestine nào trên đó cả thay vì họ phải chấp nhận một cộng đồng người Ả Rập trong quốc gia Israel .
Trước thế chiến thứ II, chính phủ thuộc địa Anh đã có quyết định chia dân tộc Palestine ra làm hai: một phần người Palestine (khoảng 200,000 người) sẽ được tiếp tục sống trong trên phần đất của họ nhưng thuộc về lãnh thổ của quốc gia Israel , phần còn lại di tản qua các vùng thuộc các quốc gia Ả rập lân bang. Chương trình mới nghe qua đã khiến người Palestine bạo động để phản đối. Bởi vậy, lãnh tụ uy tín và cao niên nhất nhóm Zionist, ông Menahem Ussishkin đã tuyên bố ngay trong buổi họp ngày 12 tháng 6, 1938 với các thành viên của Hội đồng Lãnh Đạo Israel , (Executive Committee of the Jewish Agency) rằng: một quốc gia như thế không có hy vọng gì để tồn tại, chứ đừng nói gì đến chuyện phát triển với dân số của người Ả Rập đông đảo như hiện nay vây quanh.”
Khi thực thi kế hoạch này thì người Do Thái và người Anh gặp hai trở ngại: nhiều người Palestine không muốn bán “quê hương” tức bán đất của tổ tiên dù với giá nào. Thứ hai: dân số người Ả Rập Palestine gia tăng quá nhanh.
Theo sử gia Michael Palumbo thì nếu không có thảm họa Holocaust thủ tiêu 6 triệu người Do Thái trong lò hơi ngạt của Đức Quốc Xã thì đã không có việc thành lập quốc gia Israel . Sau thế chiến thứ II, vì thảm hoạ quá đau đớn mà dân tộc Israel phải gánh chịu nên dư luận thế giới dành cho người Do Thái nhiều cảm tình. Việc thành lập một quốc gia Israel vì thế được nhiều cường quốc yểm trợ thay vì chỉ có chính phủ Anh như trước đây.
Nhiều thập niên đã trôi qua và câu nhận xét của lãnh tụ uy tín và cao niên nhất nhóm Zionist, ông Menahem Ussishkin về việc thành lập một quốc gia Israel trên lãnh thổ của người Palestine: một quốc gia như thế không có hy vọng gì để tồn tại, chứ đừng nói gì đến chuyện phát triển với dân số của người Ả Rập đông đảo như hiện nay vây quanh.” không thể đúng hơn.
*
Chiến tranh giữa hai dân tộc Israel và Palestine đã xảy ra không ngừng nghỉ . Chính sách “chia để trị” hay “chơi để trị” của người Anh đã thành công khi tạo ra một vùng Trung Đông không khi nào bình yên giữa quốc gia “tân tiến” Israel “chiếm đất” lập quốc và quốc gia Palestine theo Hồi giáo, sống theo tinh thần bộ lạc lạc hậu nghèo nàn, kém phát triển. Thử tưởng tượng những người Palestine bất hạnh, “vượt biên tại chỗ” vì một sớm mai thức dậy thấy ngôi nhà mình đang ở, miếng đất cha mẹ để lại, mình đang cầy cấy nuôi con, bổng thuộc vào “tân” quốc gia Israel được Liên Hiệp Quốc công nhận đàng hoàng. Gọi là quốc gia “chiếm đóng” vì người Palestine không hề bán và không hề nhận tiền mua đất từ người Do Thái.
Nhưng từ đó đến nay, họ đã phải di tản nhiều lần trước họng súng của quân đội thuộc địa Anh quốc và sau này là những họng súng của quốc gia “chiếm đóng” Israel khởi đầu cho một cuộc chiến tranh Trung Đông không có ngày chấm dứt. Những người Palestine theo chế độ bộ lạc, sống rải rác khắp dải Gaza, vùng West Bank tức miền phía Đông Địa Trung Hải. Phần đất mà người Palestine đã sinh sống từ ngàn năm nay “được” dân tộc Israel nhận là của họ (“sổ đỏ” có ghi trong Thánh Kinh) trước khi họ bị lưu đày tản mát khắp nơi 2000 năm trước đây. Do đó “cái” được gọi là lãnh thổ của quốc gia Israel này không có biên giới rõ rệt với những thành phố, làng mạc của người Palestine. Thử tưởng tượng, “một mai khi hòa bình” một thế lực nào đó “ép” Việt cộng trao trả lại những ngôi nhà Việt cộng đã cưỡng chiếm của người miền Nam Việt Nam từ sau 30 tháng 4, 1975 đến nay thì sao? Chắc chắn là sẽ gặp khó khăn dù chúng ta mới bị cướp không tới 50 năm. Huống hồ chi những phần đất mà người Anh giao cho Israel lập quốc này là nơi mà 6 triệu người Palestine đã sinh sống từ hai ngàn năm nay.
Sau bao nhiêu chống đối, ngày 8 tháng 9 năm 1947 người dân Palestine vẫn ngỡ ngàng như trời sập khi tổ chức Liên Hiệp Quốc thừa nhận một tân quốc gia Israel mà lãnh thổ nằm trên đất đai của họ. Từ đó đến nay, các quốc gia Ả Rập đều không công nhận Israel là một quốc gia và vẫn gọi người Do Thái là những kẻ “cướp đất” chiếm đóng lãnh thổ của người Palestine. Ngày đó chỉ có khoảng 85,000 người Do Thái, hầu hết là các tu sĩ, sống rải rác trong cộng đồng người Palestine nên họ vẫn không cảm thấy một sự đe dọa khủng khiếp. Nhưng chỉ trong một năm từ khi được phép lập quốc, người Do Thái mang đủ quốc tịch trên thế giới đã tề tựu về mãnh đất này, con số lên tới 1 triệu người. Và từ đó, người Palestine đã phải trực diện một sự kỳ thị, đe dọa từ những công dân nước Israel.
Với sự trợ giúp tài chánh và kỹ thuật của các quốc gia Tây Phương, Israel đã vượt xa các quốc gia Ả rập hồi giáo lân bang về kinh tế, quân sự. Đã nhiều lần chính phủ Israel chỉ định vùng cho người Palestine cư trú với lý do để bảo vệ an toàn cho người dân Israel. Chuyện lập quốc của Israel thì phải đọc vài cuốn sách mới có thể tỏ tường. Chỉ biết là nguyên tắc một quốc gia hai dân tộc – An nation, two people được các ông Anh Mỹ đề ra khi cho người Israel lập quốc đã không còn được Israel tôn trọng nữa. Họ chiếm đất của Palestine để lập quốc nhưng không cho người Palestine được là công dân Israel.
Điều vô lý là cho đến nay, sau bao nhiêu trận chiến, sau bao nhiêu lần máu đã đổ, bao nhiêu lần người dân Palestine phải di tản, điều họ mong muốn có được một quốc gia Palestine vẫn không được Liên Hiệp Quốc và các cường quốc Âu Châu đồng ý, biến người Palestine thành một dân tộc không quốc gia, mặc dù đất người Israel lập quốc là đất của họ. Đó là câu chuyện kéo đài từ 75 năm qua. Từ tháng 8 năm 1947 khi người Anh, người Mỹ cho công nhận quốc gia Israel trên lãnh thổ của người Palestine.
Sự biến mất của “một quốc gia mang tên Palestine” với ai cũng là vô lý huống chi với người Palestine là vô lý. 70 năm qua, sự tranh đấu ôn hòa của những ông trí thức, những giáo sĩ Palestine thường chỉ đem về những hiệp ước mà cả hai bên Israel-Palestine tham dự đều thuộc loại … ký rồi quên, không ai tôn trọng, không ai thi hành. Nhưng những người không tranh đấu ôn hòa thì bị gọi là phiến quân. Xuồng đường biểu tình, đót nhà, đốt xe đều được Israel và Tây Phương nhất là Hoa Kỳ lên án là khủng bố và làm ngơ để mặc Israel dùng thế của kẻ mạnh về quân sự, xây thành lũy, vây hãm mạch sống của người Palestine. Chính sách bất thành văn của Israel mà ai cũng biết là biến điều kiện sinh sống của người dân Palestine thành tồi tệ, khi không chịu nổi thì sẽ phải bỏ vùng đất của cha ông để lại ngàn năm qua mà ra đi. Nhưng cũng không biết đi đâu ngoài những trại tập trung mà chính phủ Do Thái đã xây đồn lủy vây quanh.
Nhưng vụ tấn công lần này là lớn nhất với sự tổn thất về tài sản và nhân mạng lớn nhất của người Israel. Trong một cuộc phỏng vấn với ký già Christiane Amapour của đài CNN, sử gia Do Thái Yunal Noah Haran cho biết sứ mạng của Hamas không phải là khủng bố hay hòa giải mà là tự sát. Vì thế họ không cần che dấu những tội ác của họ. Họ muốn gửi một thông điệp đến thế giới: điều mà mọi người nghĩ là thảm sát, là ghê rợn, là vô nhân thì đó là đời sống của người Palestine từ khi quốc gia Israel thành lập. Giáo điều của họ là Assasination for Peace. Giết Người vì Hòa Bình. Khủng bố là vũ khí của kẻ yếu. Đó là cách trả lời cho người Do Thái và thế giới biết về sự đau khổ và sự bất khuất của dân tộc Palestine. Thập niên 50, chính phủ Israel “hãnh diện’ tuyên bố là cứ một mạng người Israel sẽ đổi lấy 400 mạng người Palestine. Sang thập niên 60 họ cho rằng một mạng người Israel đổi lấy 200 mạng người Palestine, thập niên 70 một mạng người Israel đổi lấy 100 mạng người Palestine thì bây giờ, sau 70 năm bị quốc tế cố tình phủ nhận sự hiện hữu của dân tộc Palestine theo đúng ý nguyện của người Israel, khi tấn công người Israel, tổ chức Hamas đã trả lời cho họ: một mạng người Palestine có thể đổi lấy 5,10, 20, 30 mạng người Israel.
Sử gia Yuval Noah Haran cho rằng đã đến lúc hai dân tộc Israel và Palestine phải nghĩ đến chuyện sống chung hòa bình. Vì ngày hôm nay dù Israel có “tận diệt” được người chiến binh Hamas cuối cùng của ngày hôm nay thì vấn đề “nhức nhối” của việc Israel “chiếm đất” của người Palestine cũng là một thực thể không chối bỏ được.
Bác sĩ Khamis Elessi của bệnh viện Gaza trả lời phỏng vấn của đài số 4 cho biết sau khi nhận được tờ rơi của chính phủ Israel ra lệnh di tản, ngày hôm nay ông nhận được 2500 người bị thương, ngày hôm qua 1,800 người, ngày trước nửa là 1500 người… dĩ nhiên là người Palestine. Theo bác sĩ Elessi thì ông không di tản và cuộc phỏng vấn này có thể là cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông vì ngày mai có thể ông đã là một trong những người đã chết. bệnh viện không còn thuốc, không còn vật lieu, dụng cụ y tế, không còn điện thì di tản hay không thì kết quả cũng giống nhau: chết ở đây hay chết trên đường…
Từ trước đến nay, các chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn đóng vai trò “ngự sử” trong các vụ xung đột ở Trung Đông. Đến nổi báo Los Angele Times có lần còn cho rằng sự nghiệp ngoại giao của các ngoại trưởng Hoa Kỳ thường được ‘đóng nút” bằng một một bản thỏa ước tại Trung Đông. Nhưng từ sau vụ 911, với cuộc chiến tranh khủng bố chống Bin Laden lan rộng từ Afghanistan qua Iraq, chính phủ Hoa Kỳ đứng hẳn về phía Israel. Chính phủ Hoa Kỳ càng ủng hộ Israel thì thế giới Hồi giáo càng “đoàn kết” ở tinh thần bài Mỹ và chống Israel.
Tình trạng chiến tranh hiện nay giữa Israel-Palestine đã được ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Khối Đa Số Thượng Viện Hoa Kỳ nhận định là chúng ta đã có đủ những yếu tố để ... bắt đầu thế chiến thứ ba. Có điều khi đọc về lịch sử thành lập nước Israel thì mới hiểu tại sao các ông tổng thống Iran lại tuyên bố không công nhận quốc gia Israel và cho rằng vụ Holocaust là do người Israel bịa ra để đánh động lương tâm thế giới và “ép” người Palestine, cướp đất của họ giao cho Israel lập quốc. Khi chưa xin được đất thì người Israel nhũn như con chi chi. Tháng 2 năm 1946, Uỷ Ban Liên Hiệp Anh-Mỹ được thành lập tại Hoa Thịnh Đốn để vận động cho việc thành lập quốc gia Israel với lời cam kết của người Israel là sẽ tôn trọng quyền lợi của người Ả rập Palestine. Họ sẽ tiếp tục sinh sống ở vùng đất được đề nghị tức là phần màu mở và phì nhiêu nhất của dải Gaza. Nhưng khi đã thành lập được quốc gia rồi thì người Israel lại đẩy hầu hết người Palestine ra các vùng xa mạc cách xa bờ biển, bế quan, tỏa cảng họ, không cho phát triển, không cho giao dịch với bên ngoài.
Trong chương trình Conflict Zone của đài DW của Đức, cựu thủ tướng Israel, Ehud Olmert (2006-2209) tuyên bố sau khi dẹp xong Hamas thì dân Israel phải dẹp Benjamin Netanyahu. Ông Netanyahu 3 lần làm thủ tướng Do Thái, nhiệm kỳ này là lần thứ ba. Theo ông Olmert thì ông Netanyahu dùng chính sách “chia để trị”. Ông Netanyahu cung cấp tiền ngầm cho tổ chức Hamas (qua ngã Qtar) để dùng tổ chức này kiềm chế những chống đối của người dân Palestine thay vì đi tìm một giải pháp cho hai dân tộc. Ông Olmert cho rằng không thể có hòa bình khi nào những người Do Thái như ông Netanyahu không chấp nhận giải pháp một quốc gia-hai dân tộc với người Palestine.
Chính phủ Israel không thể hành xử quyền tự vệ bằng cách giết những thường dân Palestine không hề giết lính Israel, không hề bắt cóc người Israel. Đây là một hành động “sát nhân” mà quân đội Do Thái vẫn lập lại mỗi khi bị tấn công.
Năm 2006, quân Do Thái tấn công, giết dân Lebanon khi hai người lính Do Thái bị phiến quân Hezbollah bắt giữ bằng lập luận: quân Hezbollah là người Lebanon.
Một ký giả Pháp tham dự cuộc họp báo nêu lên việc quân đội Lebanon yếu hơn quân Hezbollah nên không đủ khả năng giải giới hay ngăn cản Hezbollah tấn công Do Thái. Ngay cả lực lượng Liên Hiệp Quốc kiểm soát đình chiến, đang đóng trên khu trái độn biên giới, mà cũng không làm được việc này. Chính Do Thái cũng đã chiếm đóng miền Nam Lebanon (lãnh thổ giáp ranh với Bắc Do Thái) trong suốt 18 năm (1982- 2000) mà vẫn không diệt được Hezbollah, thì Do Thái không có “căn nguyên chính trị” để giết 330 thường dân tại kinh đô Beirut trong 10 ngày đầu của cuộc “chiến tranh” một chiều –chiều Hezbollah đánh Do Thái; Do Thái giết thường dân Lebanon và thường dân Lebanon khôngcó vũ khí trong tay, không đánh được ai, khóc lóc đem xác đi chôn. Bây giờ cũng vậy. Trong bao nhiêu năm, quân đội Israel không diệt được phiến quân Hamas. Đến nổi thủ tướng Netanyahu còn đi cửa sau để dùng họ trị dân Palestine. Nay Hamas đánh Israel thì chính phủ Israel dội bom giết dân Palestine chỉ vì Hamas là người Palestine.
Một lý do bất ngờ khiến bao nhiêu mưu định “làm im tiếng súng của dân Palestine” của Israel không thành là vì tỷ số sinh sản của người Palestine rất cao hơn người Israel rất nhiều. Nếu có , một cuộc trưng cầu dân ý, ai thắng ở lại ai thua ra đi thì chưa biết bên nào phải ra đi. Đó là lý do mà sử gia Michael Palumbo bắt đầu bài viết của ông về sự thành lập quốc gia Israel bằng một câu tiên tri trong thánh kinh:
Ta không có ý định đuổi họ ra khỏi lãnh thổ này trong vòng một năm chỉ vì lo sợ vùng này sẽ biến thành sa mạc.... Ta đuổi họ từ trước khi họ sinh sôi nảy nở và chiếm hữu tất cả đất đai (Exodus 23, 29-30)
Lời tiên tri này cũng như lời truyền tụng về một cuộc tận thế -Armageddon- sẽ xảy ra khi người Israel lưu lạc thành lập được quốc gia. Câu tiên tri này dù chưa đúng cho toàn thế giới nhưng đã đúng cho dân tộc Palestine tội nghiệp.
ĐÀO NƯƠNG