Phiếm Dị, Đào Nương
www.saigonweeklyonline.com
Bài viết này đã được đăng ngày 24 tháng 2/2024.
Giọt nước thứ 3 làm sụp đổ chế độ CSVN:
Công cuộc đốt lò của
“kẻ sĩ Bắc Hà” NPT
Năm 2011, Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 11 đã phải họp nhiều lần vì sự tranh giành chức Tổng Bí Thư giữa các phe Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng. Nít-nêm “Trọng lú” xuất hiện vào lúc này để nhạo báng sự lú lẫn của một ông cán bộ già, chưa bao giờ được nắm quyền lực trong tay nay lại muốn ngồi vào ghế này, khác với những Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang đều là gốc công an, bí thư tỉnh ủy … Trong vòng mấy năm tiếp theo, danh xưng này “nổi” như cồn. Trong những bài bình luận của cả trong và ngoài nước, nhắc đến ông Nguyễn Phú Trọng là nhắc đến ông Trọng “lú”. Nhưng kết quả của đại hội đảng năm 2011, CT Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, đã được Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư đảng CSVN (1997-2001) yểm trợ vào chức vụ TBT thay thế cho Nông Đức Mạnh về vườn. Đừng hỏi vì sao Trấn Tuấn Anh, con ông Phiêu đã hạ cánh an toàn dù bằng chứng tham nhũng rành rành. Sự nghiệp chính trị đã phải chấm dứt nhưng “ăn” như thế thì cũng đủ rồi!
Khi đó Trương Tấn Sang giữ chức chủ tịch nước thay Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị trong chức vụ Thủ tướng, và ông Nguyễn Sinh Hùng thay ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức chủ tịch Quốc hội. Việc làm đầu tiên sau khi nhậm chức, ngày 15/10/2011, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã đi sang Hoa Lục yết kiến “hoàng đế” Hồ Cẩm Đào.
13 năm sau, kể từ 2011, “tác giả” của danh xưng Trọng “lú” chắc đã được Tô Ngộ Không cho về địa phủ làm cận vệ cho ông Hồ rồi. Có người chê ông Trọng “tiểu nhân” đốt lò nhưng chọn củi nên gọi ông là “Nhạc Bất Quần”. Nhưng cũng có nhiều người ca tụng ông Trọng “lú” là “Tần Thủy Hoàng” của nước Nam, rất xứng đáng được lưu danh kim cổ của lịch sử Việt Nam thời Cộng sản. Bởi vì Tần Thủy Hoàng gồm thu lục quốc, thống nhất nước Tàu thời Chiến Quốc ra sao thì ông “Trọng “lú” gồm thu quyền hành của đất nước Việt Nam thời Cộng sản thế kỷ 21 cũng giống như vậy. Tất cả lãnh tụ Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay, không một ai “gồm thu thiên hạ” ngang tầm được với ông Trọng “lú”.
Người đã từng được ca tụng là “Putin VN” như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có gốc công an, có rễ là tài phiệt Mỹ gốc Việt, âm mưu thủ đoạn thượng thừa, dưới trướng có Trần Bắc Hà, Đinh la Thăng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Tô Lâm… Ông Dũng cũng gồm thu thiên hạ từ ngoài biển ăn “dầu” vào trong đất liền ăn “vàng”, ăn đất suốt bao nhiêu năm nhưng cũng vẫn chỉ là thủ tướng! Vào phút chót lại bị thủ hạ “phản thùng”, mất luôn ghế thủ tướng phải về làm… người tử tế thì đủ hiểu ông Trọng “lú” … hay cỡ nào? Câu thơ của Nguyễn Khuyến mà áp dụng trong trường hợp này thì không thể đúng hơn “khôn ai dễ bán, “lú” này khó mua”.
Tóm lại, sau 2 nhiệm kỳ TBT, coi như ông Trọng “lú” đã gồm thu được “thiên hạ” rồi. Nhiệm kỳ thứ ba chỉ là xếp đặt bọn đàn em để tránh chuyện sóng sau dồn sóng trước như tình cảnh của “Người tử tế Nam Bộ” vì trở tay không kịp. Từ ngày ấy đến nay, bộ máy tuyên truyền của Việt Cộng đã không hết lời ca tụng “Người đốt lò vĩ đại” nhưng vẫn chưa nghỉ ra được một ‘nít nêm” khác thay thế cho danh xưng Trọng “lú”. Cái khó của nít-nêm là phải nói lên được cá tính của con người. Không lẽ lại gọi ông là ông Trọng “luốt”. Chả là vì đồng bào “Bắc hà” còn có nhiều vùng cứ phát âm “n và l” loạn cả lên đấy thôi!
Ông Hồ Chí Minh được đảng CSVN gọi là “cha già dân tộc”. Sau khi hòa bình, thống nhất, mới lộ ra chuyện cha già thích các em bé. Em bé miền cao Nông thị Xuân có bầu thì “cha già” lại bán cái Nông Thị Xuân cho BT Công An Trần Quốc Hoàn “xử lý”. Theo Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày thì em bé Nồng thị Xuân bị tai nạn chết Rồi em bé miền Nam Huỳnh thì Tuyết tập kết ra Bắc được “cha già” bóc tem trong lần gặp đầu tiên. Từ đó Việt Nam có nít-nêm “cha già “dê" dân tộc”. Ông Nguyễn Tấn Dũng trước kia là y tá nên khi ông làm thủ tướng, ông trở thành “anh Ba thợ chích”. Cao Đăng Chiếm thành La văn Liếm. Trường hợp ông Trương Tấn Sang thì vì ông có câu nói “để đời” ví bầy cán bộ tham nhũng là những “sâu” sẽ làm rầu nồi canh đảng Cộng nên ông có “nít nêm” là “anh Tư Sâu”. Theo diễn đàn “quan làm báo” thì vợ con “anh Tư Sâu” này cũng nhà cửa nhiều vô số. Tướng Võ Nguyên Giáp là “hên” nhất. Khi về già ông được đảng phong cho làm “xếp” Ủy Ban Kế Hoạch Gia Đình nên dân mới có câu vè:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Bây giờ đại tướng cầm “quần” chị em.
Người có nhiều “nít nêm” nhất là BT Công An Tô Lâm. Khi ông sang Luân Đôn, ông được anh đầu bếp “thánh rắc muối” đút cho ông một miếng thịt bò dát vàng. Hình ông há miệng “đớp” miếng thịt trông dễ thương “đéo” chịu được. Thế là biệt danh “thánh đớp” của ông ra đời. Nhưng về sau có nhiều người “ăn theo” danh xưng “thánh” như ông “thánh rắc hành” ở Đà Nẵng khiến ông Tô Lâm nổi đóa, ông Tô Lâm bỏ tù ông “thánh rắc hành” này 6 năm thì cả nước không ai dám xưng “thánh” nữa. Hai năm nay, Tô đại ca đánh nam dẹp bắc nên “nít-nêm” Tô Ngô Không ra đời để xưng tụng 72 đường biến hóa của ông Tô không kém gì Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không. Có thể nói thời ông Trọng vị thế của “tứ nhân bang” bổng trở nên xìu xìu, ển ển vì ngày nay, trên chỉ có ông Tổng Trọng, dưới có ông Tô. Những “ngài” khác bỗng trở thành những ông “phỗng bình vôi” có hôm nay, mất ngày mai. Gương của “ngài” Nguyễn Xuân Phúc đấy thôi.
Nhắc đến ông Phúc thì lại nhớ đến cái nít-nêm của ông. Ông Phúc từ vị trí phó thủ tướng, phụ tá của anh Ba, có nằm mơ cũng không dám nghĩ có ngày ông Phúc sẽ thay thế anh Ba. Vậy mà khi anh Ba trở thành “Người Nam Bộ tử tế”, ông Phúc lại trở thành thủ tướng. Sau đó, khi ông Trọng “buông” bớt cái chủ tịch nước, chỉ giữ lại cái TBT thì ông Phúc lại phải nhận cái chủ tịch nước mà nhường cái ghế thủ tướng quyền lực hơn cho ông Phạm Minh Chính. Những chức vụ “thuộc hàng tứ trụ” của ông Nguyễn Xuân Phúc của không phải vì tài cán hay đởm lược mà chỉ vì … ông Phúc ở đó, tiện tay thì “người ta” cho nên cả đời làm “tứ trụ” mà ông Phúc cứ lơ ngơ như nghé lạc bầy vì ông không có quân. Nít-nêm “Phúc lỏi” ra đời từ đó. Cờ vào tay cũng không thể biến người ta “lớn” hơn được.
Nguyễn Phú Trọng là “Người đốt lò vĩ đại”?
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng được gọi nôm na là “Công cuộc đốt lò” và Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng được “truyền thông nhà nước” ca ngợi là, sĩ phu Bắc Hà, là người đốt lò vĩ đạ', là Tấm Gương sáng của Đảng. Trong lịch sử đảng CSVN, ngoài bác Hồ “vĩ đại” đến nay nhân dân ta mới có thêm một lãnh tụ “vĩ đại” là một ông "luôn sống giản dị, khiêm tốn, mẫu mực, chân thành". Tuy đã 80, bị bọn xấu mồm gọi là Trọng “lú” nhưng ông không hề lú lẫn chút nào.
Trích Nguyễn Phú Trọng là “Người đốt lò vĩ đại” (Đài VOV ngày 19/2/2018)
Ông Trọng là “sĩ phu Bắc Hà' – tức “tầng lớp trí thức yêu nước có tiết tháo, có đạo đức ở Đàng Ngoài tính từ sông Gianh (Quảng Bình) ra vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 thời Trịnh - Nguyễn phân tranh".
"Nhớ đến chuyện xưa đầy khí phách của sĩ phu tiền nhân tôi lại liên hệ đến chiếc lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhóm lên bằng ý chí quyết tâm tiêu diệt bằng được hiểm họa của đại dịch tham nhũng".
"Đó là đại dịch có nguy cơ làm suy sụp rường cột quốc gia, làm băng hoại đạo đức đảng viên - những người từng được dân tin, dân yêu vì đạo đức trong sáng, quên mình vì dân, vì nước."
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền."
"Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền."
(Ngưng trích)
Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại một phiên tòa tháng 1/2018
Theo tài liệu chính thức thì “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, được kết nạp đảng cộng sản Việt Nam ngày 19/12/1967. Sau nhiều năm làm việc ở tạp chí Cộng sản, ông trở thành Bí thư Thành uỷ Hà Nội từ năm 2000.
Đến năm 2006, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, rồi trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản từ năm 2011. Năm 2016, ông được bầu lại làm Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ 12.(ngưng trích)
Theo các ông văn nô Cộng sản thì ông Trọng là một “kẻ sĩ Bắc Hà' – tức “tầng lớp trí thức yêu nước có tiết tháo, có đạo đức ở Đàng Ngoài tính từ sông Gianh (Quảng Bình) ra vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 thời Trịnh - Nguyễn phân tranh". Ví von này của các đồng chí “hơi bị sai rồi. Nước ta vào thời này không có bao nhiêu người biết được “mặt chữ” nên xã hội rất xem trọng người những người này. Nhất sĩ, nhì nông… Thời đó chưa có danh từ trí thức nên họ được gọi chung là kẻ sĩ hay sĩ phu. Có loại kẻ sĩ thi đổ rồi biến thành bọn “quan tham ô lại” hà hiếp dân làng. Thành phần này chiếm đa số. Nhưng cũng có một thiểu số thấy cảnh quan trường tranh dành, mua quan bán chức, hại dân hại nước thì rủ áo từ quan về nhà làm thày đồ dạy cho con trẻ dăm chữ thánh hiền (như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê) hay làm giặc (như Cao bá Quát). Tựu chung ‘thiểu số” này được người hiểu biết kính trọng thì gọi đó người có nghĩa khí, kẻ không ưa thì gọi là đồ gàn bát sách, vịn vào ba chữ thành hiền để báo hại vợ con. Kẻ sĩ và sĩ phu khác nhau chỗ đó. Ai biết mặt chữ thì đều có thể là kẻ sĩ nhưng “sĩ phu” thì phải là người yêu nước, giữ được tiết tháo trong thời loạn, không phù thịnh, không hại người, không giết dân.
Xem vậy, các đồng chí lung tung quá, ở trên thì gọi đồng chí TBT là sĩ phu, bên dưới thì là kẻ sĩ… Thật là thiếu hiểu biết. Khen như vậy thì bằng mười … hại nhau. Phải nhớ chế độ Cộng sản hình thành từ giai cấp vô sản, bần cố nông. Bác Hồ phải ở nhà sàn, vách lá để làm gương cho chúng ta đó thôi. Đồng chí Mao vĩ đại có câu nói để đời: Trí thức không bằng cục phân. Không lẽ đồng chí TBT mà không bằng cục phân à. Bậy hết sức!
Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, trước khi chúa Nguyễn Hoàng chạy vào Nam Bộ, “những người biết mặt chữ” ở đây coi như không có. 200 năm triều Nguyễn hình như không có “ông nghè” nào là người Nam Bộ. Nay đất nước ta đã thống nhất, các đồng chí lại ca tụng riêng “kẻ sĩ Bắc Hà” nhưng lại không nhắc gì đến “kẻ sĩ Nam Trung Bắc” là sao? Hay chỉ vì 50 năm qua, bao nhiêu “sĩ phu Việt Nam” đều “được” bỏ mình trong các trại tù cải tạo, trong các trại giam chỉ vì họ là những trí thức yêu nước, giữ được tiết tháo trong thời loạn, không phù thịnh, không cướp của, không giết dân trong thời bình? Tội duy nhất của họ là không im lặng chấp nhận chế độ Cộng sản độc quyền tàn phá đất nước? Ai là người chia rẻ đất nước, dân tộc? “Kẻ sĩ Bắc Hà” hay là đảng Cộng sản Việt Nam?
Tóm lại, ông Nguyễn Phú Trọng là một trí thức Cộng sản chưa bao giờ “tham gia chiến trận” dù là trong thời chiến hay thời bình. Ông Trọng cũng là một TBT không có gốc công an hay tình báo, dù là cục Rờ hay cục T2, T3 hay T4 gì cả. Khi nhận Huy hiệu trong buổi lễ 50 tuổi đảng, “kẻ sĩ Bắc Hà” khiêm tốn phát biểu "tất cả những gì tôi làm được là vô cùng nhỏ bé so với sự giáo dục, rèn luyện của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đi trước; sự ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của nhân dân". Ông không quên đọc thơ của Tố Hữu "Đã vay dòng máu thơm thiên cổ/Phải trả ta cho mạch giống nòi".
Có thể nói chiến dịch “đốt lò' - chống tham nhũng của ông Trọng đã biến ông thành một lãnh tụ “quyền lực” nhất của đảng CSVN từ trước đến nay. Bình luận gia Hoa Kỳ về chính trị tại Đông Nam Á Zachary Abuza đã nói với đài BBC về “kẻ sĩ Bắc Hà” của Việt Nam như sau:
"Sau vụ ông Đinh La Thăng, một ủy viên Bộ chính trị bị kết án tù 40 năm cho đến vụ Ocean Bank, đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đầy tai tiếng ở Đức đều là những chỉ dấu cho thấy việc chống tham nhũng của ông Trọng không đơn giản chỉ nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát mà tất cả đều là lý do chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ củng cố vị trí của mình. Ông còn triệt hạ không chỉ các đối thủ chính trị mà cả tay chân của họ để giờ đây ông TBT Nguyễn Phú Trọng đang ở vị thế không ai tấn công được."
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Đảng ca ngợi là 'tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, đảng viên noi theo”
“Chiến dịch đốt lò” làm tê liệt đảng CSVN
Đâu có ai ngờ được rằng “công cuộc đốt lò” của “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng nhằm chặn đứng “cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền” lại có thể là giọt nước “vĩ đại” nhất làm tê liệt và có thể hủy diệt đảng CSVN mà không cần đến sự hiện diện của bất cứ một thế lực thù địch nào. Năm 2013 trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng một chiến dịch chống tham nhũng quy mô khắp nước với những khẩu hiệu rất “kền” như “chống tham nhũng không có vùng cấm, đánh chuột đừng để vỡ bình”, "Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.""Việc này phải thành nếp, không làm không được. Lò cháy rồi không ai đứng ngoài cuộc được. Anh đi ngược là lộ ra ngay anh thế nào."
Sau khi tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã “hiện thực hóa quyết tâm chống tham nhũng thành những hành động cụ thể.” Một trong những hành động “cụ thể” đó là những bó củi được đưa vào lò đốt đầu tiên đều là đàn em của “Người tử tế Nam Bộ” vừa bị loại ra khỏi cuộc chơi,
• Vụ Vinashin: Tổng thiệt hại 910,2 tỷ VND; 8 bị cáo bị tuyên các mức án từ 3 năm đến 20 năm tù giam; 2 bị cáo Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm bị tuyên án tử hình.
• Vụ án Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines): Gây thất thoát hàng nghìn tỷ cho Ngân sách Nhà nước, tuyên án Tử hình cho các bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines), Mai Văn Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Vinalines); các bị cáo khác nhận các mức án từ 4 - 22 năm tù.
• Vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Riêng bị cáo Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị có liên quan tới 4 vụ án đều diễn ra tại PVN và các công ty con, các dự án thuộc PVN gây thất thoát gần 2.000 tỷ VND. Tổng hình phạt cho các bị cáo lần lượt là Đinh La Thăng (30 năm tù giam), Trịnh Xuân Thanh (tù chung thân), các bị cáo khác nhận mức án từ 36 tháng tù treo đến 6 năm 6 tháng tù giam.
• Vụ Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, TP Hồ Chí Minh (DAB); khởi tố Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc DAB), Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") và các đồng phạm. Tuyên án Trần Phương Bình chung thân (tổng hình phạt), Nguyễn Thị Kim Xuyến - nguyên phó Tổng giám đốc DAB, 30 năm tù (tổng hình phạt)[16]. Riêng Phan Văn Anh Vũ còn bị khởi tố thêm các tội danh "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", tổng hình phạt là 65 năm tù.
• Vụ khởi tố, kỷ luật và khai trừ Đảng đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - cựu tư lệnh Quân chủng Hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến 10 khu đất quốc phòng. Tuyên án Nguyễn Văn Hiến 3 năm 6 tháng tù, Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) 30 năm tù (tổng hình phạt), các bị cáo khác nhận mức án từ 4 - 14 năm tù[19]
• Vụ cổ phần hóa, thoái vốn tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh và kỷ luật Cảnh cáo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh.
• Kỷ luật Cảnh cáo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình về những vi phạm, khuyết điểm khi còn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Vụ khởi tố, khai trừ Đảng đối với Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Tuyên án Tất Thành Cang 8 năm 6 tháng tù, các bị cáo khác nhận mức án từ 3 năm tù treo đến 19 năm tù.
Danh sách tội phạm ở trên đều là “tay chân” của “Người tử tế Nam Bộ”. Các trùm ngân hàng Sacombank như Trùm Bê (tù, chưa chết), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) như Trần Bắc Hà (chết trong tù khi bị bắt tạm giam) nhưng “trùm” ngân hàng Bản Việt là công chúa Nguyễn Kim Phượng thì bình an mặc dù giấy trắng mực đen cho thấy người thực sự điều đình và thu mua những tàu cũ hàng tỷ đô la “dùm” Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) không phải là ông Dương Chí Dũng mà là “hậu duệ” của “Người Tử Tế Nam Bộ”.
“Kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng là một người “giản dị, khiêm tốn, mẫu mực, chân thành “ theo đài nhà nước. Ông Trọng “thẳng thắn” đưa ra tiêu chuẩn “chạy tội” cho cán bộ tham nhũng như sau: cán bộ có “vô tình” mà tham nhũng thì cứ “thẳng thắn” nộp lại để đảng cứu xét và khoan hồng cho. Nộp sớm thì được khoan hồng sớm. Không ai hiểu ta hơn an hem của ta: tin đồn “người tử tế Nam Bộ” đã nộp lại tài sản trong nước theo tỷ lệ 4/6 để mua sự bình yên cho 2 cậu con trai.
Theo diễn dàn luatkhoatapchi.com thì toàn nước Việt Nam có 5.5 đảng viên đảng Cộng sản tức 18 người dân thì có 1 đảng viên.
Theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, hơn 2.700 tổ chức đảng và 168.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong thập kỷ qua, trong đó có 7.390 đảng viên bị cáo buộc tham nhũng. Trong số này có 137 cán bộ cấp cao và 33 người là Ủy viên và nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ riêng trong năm 2023, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kỷ luật 606 tổ chức đảng và 24.162 đảng viên theo báo cáo của ông Đặng Văn Dũng - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương tại cuộc họp vào chiều ngày 1/2/2024 và thu hồi 20.000 tỷ đồng từ tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Bản tin “nổi cộm” nhất tuần qua là việc cựu tướng công an Đỗ Hữu Ca bị bắt và khám xét nhà vì tội nhận tiền “chạy án” là 35 tỷ đồng của một cặp vợ chồng chuyên làm hóa đơn giả để gian lận thuế. Ông Đỗ Hữu Ca là Giám đốc Công an Hải Phòng từ năm 2011, đã về hưu năm 2019. Trong nhà ông Ca có tới 40 sổ đỏ, cùng lượng lớn tiền, vàng, ngoại tệ, trang sức. Như vậy, ông Ca là Giám đốc công an thành phố Hải Phòng trước khi với “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng phất cờ khởi nghĩa tận diệt đại nạn tham những để cứu đảng và nhà nước một năm. cho chiến dịch đốt lò. Điều này cho thấy, hắn coi ngọn cờ khởi nghĩa chống tham nhũng của TBT còn thua cái củ thìu biu của hắn. Tức chết đi được. Nhưng Đỗ Hữu Ca không phải là trường hợp duy nhất trong suốt giải đất hình cong chữ S của dân tộc Việt Nam. Không lẻ công cuộc “đốt lò” của “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng chỉ hửu danh vô thực.
Tuần tới, ngày 5 tháng 3, vụ án Vạn Thịnh Phát ra tòa với những kỷ lục không tiền khoáng hậu của Việt Nam và cả thế giới: bà Trương Mỹ Lan có 80 tòng phạm, hồ sơ ra tòa nặng đến 6 tấn, có 200 luật sư biện hộ và dự kiến sẽ kéo dài 2 tháng. Riêng ngân hàng SBC của “o” Trương Muội này trong 12 năm đã rút ruột của dân chúng 12.5 tỷ đô la. Trương Muội làm cách nào mà qua mặt được Tô Ngô Không? Biết chết liền. Trong thời gian 12 năm này, Lê Thanh Hải là Bí Thư thành phố Saigon, người đã giao bao nhiêu khu đất vàng cho “o” Trương Muội thì lại không được … người tử tế đồng chí X. Hay là Lê Thanh Hải cũng đã nhanh chân làm theo chỉ thị của “kẻ sĩ Bắc Hà”: nộp trước rồi nên đảng đã được cứu xét và tha cho rồi. Tội thì Tất Thành Can đã nhận hết rồi.
Lịch sử nước Tàu có một ông Bao Công, chuyên phá án trừ gian. Bên cạnh ông Bao Công có quân sư là Công Tôn Tiên Sinh và võ tướng Triển Chiêu. 3 ông “Công an” này sống rất đạm bạc. Ông Bao Công khi về hưu về lại làng quê làm nông phụng dưỡng mẹ già. Công Tôn Tiên Sinh thì ngao du sơn thủy, Triển Chiêu thì trở lại giang hồ dạy võ kiếm sống. “Kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng thì sao? Bên trái có Triển Chiêu “Tô” Ngộ Không. Nhưng bên tay mặt, hiện nay “kẻ sĩ Bắc Hà” thiếu “quân sư”. Trước đây ông Đinh Thế Huynh được cho là người đã hiến kế cho “kẻ sĩ Bắc Hà” diệt tàn dư cũng như trói tay “người Nam Bộ NTD” thành công. Cho đến khi ông họ Đinh này đi theo Trần Đại Quang làm loạn thì cả hai đều bị mắc bệnh lạ và qua đời rất nhanh. Nghe đồn quân sư hiện nay là TQV. Không biết có trụ được cho đến khi “kẻ sĩ Bắc Hà” về hưu?
Dưới sự lãnh đạo anh minh của đảng và nhà nước Cộng sản, những tin tức về đời tư của các lãnh tụ thường được giữ kín để lòng dân không bị dao động nên người dân chỉ biết về “đời tư”, sự giàu có của các lãnh tụ qua tin đồn đại, tin phỏng đoán. Họ đồn rằng trong nhà của “kẻ sĩ Bắc Hà” có 2 chiếc ghế “sa long” đức bằng vàng khối. Họ đồn rằng Trịnh Xuân Thanh đã mang 2 cái biệt thự ở Hà Nội “dâng” cho đệ nhất phu nhân để có được 2 ngày đào thoát trốn khỏi Việt Nam. Chỉ tiếc là y bị “dính chum” với Đinh La Thăng nên lại bị tóm về nước để làm chứng cho “kẻ sĩ Bắc Hà” diệt Đinh La Thăng. Họ đồn rằng gia tài của “kẻ sĩ Bắc Hà” thời nay được tình bằng vàng tấn… Họ đồn rằng biệt thư ở hà Nội của Thủ Chính la do Trịnh Xuân Thanh dâng…Họ đồn rằng…
Khi 5.5 triệu đảng viên Cộng sản là 5.5 triệu “chuẩn” tội phạm của “Tô” Ngộ Không thì làm sao biết được “nhân tài cứu nước” ở đâu? Từ chủ tịch nước dến bộ trưởng, thứ trưởng, đến bí thư tình ủy, huyện ủy đang liên quan đến tham nhũng, Giám đốc Công An vừa bắt người vừa chạy án thì có trời mà cứu được nước ta. Vậy mà “kẻ sĩ Bắc Hà” và “Tô” Ngô Không đã và đang làm đó thôi! Người dân cứ theo dõi bước chân của tướng Tô Ân Sô, phát ngôn nhân của hai vị này thì đoán già, đoán non ra thành phần của Bộ Chính Trị trong tương lai. Ví dụ khi bà Nguyễn thị Thanh Nhàn “gây vạ” ở Quảng Ninh và “Tô” Ngộ Không đòi tầm nã con chim đã sổ lồng thì dân đoán là “kẻ sĩ Bắc Hà” đang “cầm chân” ông Thủ Chính, không cho làm ông này thành TBT. Tin đồn ông Phạm Minh Chính bị “tai nạn” gãy tay khi về Nghệ An thì mạng xã hội lại rộ lên tin là cánh Nghệ An của Vương Đình Huệ “chơi” ông Chính. Xe thủ tướng đi mà bị xe máy tông phải thắng gấp, Thủ Chính bị lộn tùng phèo lại cứ coi như chúng ta đang trở lại thời chống Mỹ cứu nước: Chị em phụ nữ hay ghê, bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa mình...
Thử tưởng tượng trong một đảng cầm quyền mà có đến 2.700 chi bộ chuyên ăn cướp của dân và 168.000 thành viên bị bắt vì tội ăn cắp của dân, trong số này có 137 thành viên Bộ CT và 33 TU Ủy Viên thì đủ biết tinh thần “chân chính” và đỡm lược “chính trị” của “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng đáng để làm gương chomtoa7n dân đến độ nào.
Tư tưởng chỉ đạo chống tham nhũng của “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng cũng đã được dảng hệ thống hóa và in thành sách. Cuốn "Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng" được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, tập hợp 31 bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhất là từ Đại hội lần thứ XII trở đi. Đầu năm 2023, sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Nguyễn Phú Trọng được tiếp tục ra mắt.
Dại hết sức, vua chết vì bọn nịnh thần. Bút sa thì gà chết. Lãnh tụ Cộng sản ngay cả « bác Hồ vĩ đại sống trong lòng quần chúng » cũng không hề có dzụ hệ thống hóa “tư tưởng” để lại cho đời sau như “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng. Cầu trời khẩn Phật cho chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng thành công để mai sau, hồn ông được yên nghỉ. Chứ nếu chiến dịch này thất bại thì thiên hạ có bằng chứng “giấy trắng, mực đen” là hai cuốn sách nêu trên này mà đổ hết mọi tội lỗi cho ông. Cái tội đã khiến cho 5.5 triệu “đồng chí” của ông, kẻ chân trong, kẻ chân ngoài đều bị ... liệt vì không biết khi nào bị Tô Ân Sô cầm chiếu chỉ đến nhà. Đảng bị liệt , cán bộ bị liệt, dân thì đói làm sao tiến lên thiên đường XHCN vào cuối thế kỷ 21 này được như lòng “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng ước mong ?
Giáo sư Sử Học Trần Quốc Vượng, tuy không được truyền thông nhà nước “phong tặng” là “kẻ sĩ Bắc Hà” như ông Nguyễn Phú Trọng nhưng ông Vượng đã có một nhận xét rất hay về chế độ Cộng sản mà tôi xin được trích dẫn ra đây để chấm dứt bài viết này như một nén hương tưởng niệm một trí thức Việt Nam yêu nước không thể có chỗ đứng trong cái gọi là thiên đường XHCN ở Việt Nam ngày nay:
“Này nhé, VN ta làm được tất cả các loại HẠT, từ khó như hạt an-pha, hạt ga-ma, hạt cơ bản, hạt điện tử, đưa được cả hạt bèo hoa dâu lên tàu vũ trụ, rồi đến khó như hạt nhân (ta có Viện nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt và ở Hà Nội đấy) chúng ta đều làm được tuốt. Tuy nhiên, vẫn còn mỗi một loại hạt, đến nay ta vẫn chưa thể làm được, chưa sản xuất ra được- đó là HẠT LÚA! Cho nên cả nước mới đói rã họng ra, đói hoa cả mắt nhé! Mà đói thì hay nói liều, làm liều, viết liều theo ý chỉ đạo của đứa khác, để mong kiếm được đồng tiền, bát gạo nuôi con? Làm kẻ sĩ thời nay nó khổ vậy? Nên sử ấy, văn chương ấy chỉ dùng để tế đảng, tế lãnh tụ thôi, dân ta ai đọc? Bao giờ VN lo được hạt gạo no đủ, dư dật thì mới mong làm được sử sách, văn chương cho tử tế, cho ra hồn cốt nhé! Có thực mới vực được đạo mà!”
(Trích từ Gs Sử Học Trần Quốc Vượng Và Số Phận Bi Thảm Của Cuốn Sách “Trong Cõi”- TS sử học Nguyễn Văn Quang)
Đào Nương