Đào Nương: Một quốc gia hai chế độ  

Phiếm Dị

Một quốc gia hai chế độ
Đào Nương 
@www.saigonweeklyonline.com

Trong hai tuần qua trên tất cả mạng xã hội của người Việt đều tràn ngập tin về cái chết của nữ ca sĩ Phi Nhung vì Covid tại Việt Nam. Con gái của cô gửi thư cho ông Nguyễn Phú Trọng nhờ can thiệp để có thể mang thi hài của cô về Mỹ làm lễ an táng nhưng phía Hoa Kỳ không cho phép vì nạn nhân chết vì Covid. 

Qua những cuộc phỏng vấn khi cô còn tại thế thì cô Phi Nhung là một phụ nữ Việt lai Mỹ có một cuộc đời phấn đấu không ngừng vì số phận nghiệt ngã dành cho một đứa bé lai Mỹ không có cha trong cuộc chiến Việt Nam. Mẹ cô sau đó lập gia đình và bỏ cô lại sống với ông bà ngoại đến 9 tuổi mới được mẹ mang về để phụ mẹ trông một bầy em khác cha. Rồi mẹ mất vì tai nạn cô lại phải trở về với ông bà ngoại, học làm thợ may. Khi cô PN sang Mỹ với diện con lai lúc 19 tuổi, cô lại là một người mẹ đơn thân. Cô định cư ở Tampa, Florida nhưng vì mê hát nên khi được một ca sĩ đàn chị đề nghị về Cali để có thể tiến thân trong nghiệp cầm ca thì ôm con đi liền. Nhưng khi dấn thân vào con đường ca hát thì lại phải gửi con cho một gia đình tử tế ở Florida nuôi con vì cô không muốn con cô lớn lên mà không được ăn học nên người như cô, dù mẹ con có phải xa nhau.
Mười mấy năm sau này cô Phi Nhung gần như định cư tại Việt Nam, trừ khi trở lại Hoa Kỳ để thu hình cho TT Thúy Nga hay đi lưu diễn. Tin cô lập chùa, nhận nuôi 23 con nuôi, mở 3 nhà hàng chay cùng những vở hài kịch cô đóng tràn ngập kênh youtube. 

Khi đại dịch Covid tấn công thành phố Saigon từ tháng 4 năm nay, mặc dù có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng cô không trở về Mỹ để được chủng ngừa mà ở lại Saigon để làm công tác từ thiện rồi bị nhiễm Covid và qua đời. Cũng có tin tháng 7 cô đã có chương trình về Mỹ thăm con hay tin dù đã được ghi tên để chủng ngừa, cô đã nhường (?) cho một người khác vì nghĩ rằng khi về Mỹ cô sẽ chích vì ở Việt Nam thuốc chủng khó khăn hơn. Nhưng tháng 8 thì cô nhiễm bệnh và sau 6 tuần nằm bệnh viện, đến cuối tháng 9, ngày 28 cô qua đời.

uên đi sự an nguy của mình khi chưa chích ngừa mà lại đi ra ngoài tiếp xúc với đám đông trong bối cảnh dịch bệnh Covid của Saigon bây giờ như cô Phi Nhung đã làm cả. Nhưng cô Phi Nhung đã làm và vì thế cô đã bị nhiễm Covid mà ra đi khi mới 51 tuổi dù cô không mắc bệnh «nền». Bệnh viện Chợ Rẫy  lại là bệnh viện «cao cấp» vào hang đầu của Việt Nam. Lần này mấy ông bác sĩ trong nước không còn làm rùm beng tài  trị con Covid như năm trước nữa. 

Nhưng chuyện đi lung tung khi chưa chích ngừa trong mùa dịch bệnh ờ thành phố Saigon không phải là một điều khó hiểu duy nhất về cuộc đời của cô Phi Nhung. Cô dấu chuyện là một bà mẹ «đơn thân» trong suốt 18 năm khi bắt đầu cuộc đời ca hát. Sau này cô giải thích vì cô muốn con cô lớn lên là một người… có học không như cô nghèo khổ, thất học. Hiện nay, con gái cô đã 30 tuổi và là một y tá ở Hoa Kỳ. Nhưng khi sống tại Việt Nam, cô Phi Nhung lại nhận nuôi 23 đứa trẻ mồ côi, vài người sống với cô trong nhà của cô, hầu hết sống trong một ngôi chùa do cô xây nên. Quán quân Giọng Ca Nhí Hồ Văn Cường tuy không mồ côi nhưng lại được cô nhận làm con nuôi và sống trong nhà của cô Phi Nhung cho đến hôm nay. Nhưng đó lại là «tai tiếng» mà dù nghĩa tử là nghĩa tận, cô Phi Nhung cũng không thoát được tai tiếng vì tiền cậu bé này đi hát 5 năm qua không được cô Phi Nhung cho biết rõ ràng với ba mẹ của cậu như trường hợp của ca sĩ Quang Lê khi nhận cô bé Phương Mỹ Chi làm con nuôi. Hiện nay một số bầu show hải ngoại  lên tiếng cho biết cậu bé Hồ Văn Cường đi hát theo «má» Phi Nhung không được trả thù lao vì chưa đủ… đẳng cấp trình diễn. Nhưng cũng có người cho biết ngay cả khi đi hát cho chùa tại Việt Nam, “má” PN cũng đòi cho cậu được 40 triệu đồng tức khoảng 1700.00 $US. Chuyện cát xê của Hồ Văn  Cường đã được bà Lò Vôi lôi ra trước khi cô Phi Nhung vướng Covid và cô PN đã không trả lời. Do đó không thể nói là không ai đề cập vấn đề này dù là cô Phi Nhung khi còn sống đã xác nhận sẽ trao cho Hồ Văn Cường khi cậu 18 tuổi nhưng lại không cho biết về con số.
     

Mọi «lùm xùm» nhằm khai thác sự thương cảm của khán giả yêu mến cô Phi Nhung hay chống đối cô đều cũng sẽ qua nhanh nhưng từ nay, khi nhắc đến đại dịch Covid thì không thể quên được nét mặt xinh đẹp của một ca sĩ «về nguồn» và chết vì Covid nhờ sự phòng chống dịch Covid siêu việt của nhà nước cộng sản Việt Nam. Hy vọng khi có 30 ông sư tụng kinh cầu siêu cho cô thì hương linh cô sớm về  cõi Niết Bàn vì chắc chắn cô sẽ được bình an hơn là ở thiên đường XHCN của ông Hồ. Và ở cõi trên xin cô hướng dẫn cho những người «ăn theo» cái chết bi thảm của cô sáng suốt hơn. Ờ miền Nam California đã có rất nhiều Trung Tâm Việt Ngữ đã đóng cửa không hoạt động từ khi có Covid. Do đó, tiền quyên được từ cái chết bi thương của cô nên dùng để lo cho những đứa trẻ mồ côi trong Việt Nam, cho Hồ Văn Cường, hơn là lập thêm một nơi dạy tiếng Việt cho trẻ hải ngoại… nhớ về nguồn cội Việt Nam của chúng như lời tuyên bố của những người  «trong cuộc» về cách xử dụng số tiền quyên góp tù tang lễ của ca sĩ Phi Nhung.
*
Cuộc hồi cư “lịch sử” của cả triệu công nhân từ thành phố Saigon
Trên các mạng xã hội nhiều người đã ví von cuộc hồi cư của cả triệu công nhân từ thành phố Saigon trong đại dịch Covid tháng 10, 2021  với cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam năm 1954 và cuộc di tản trốn chạy cộng sản của dân chúng miền Nam năm 1975.

Từ thành phố mang tên ông Hồ, những người dân nghèo khắp nơi về Saigon kiếm sống đã dùng tất cả phương tiện có thể có được ngay cả đó chỉ là đôi chân của họ để đi về quê sau 4 tháng bị nhà nước  Việt Cộng «giam» trong nhà để chống giặc… Covid. Người lao động Việt Nam làm ngày nào ăn ngày đó, lấy gì để sống trong suốt 4 tháng không chợ búa, không thuốc  men hình như không phải là một điều đáng để quan tâm nên nhà nước cộng sản không đã có một biện pháp nào để cứu trợ cho họ cả trừ việc mang bộ đội và AK vào Saigon để phòng khi họ nổi loạn vì quá đói để đàn áp. 

Ngay những giờ khắc đầu tiên  của ngày 1 tháng 10, khi nhà nước Việt Cộng tháo gỡ lệnh phong tỏa, những nẻo đường khắp nước Việt Nam từ Nam ra Bắc tràn ngập những đoàn xe gắn máy mang theo tất cả gia tài có được của một gia đình lao động.  Chuyện đau thương đó ngập tràn ngay cả các kênh của nhà nước Việt Cộng nên không cần phải lập lại ở đây. Nhưng hình ảnh sẽ ở trong tâm khảm của người dân khắp thế giới phải là hình ảnh một cặp vợ chồng chạy dịch trên chiếc xe gắn máy cùng 15 con chó gồm 4 con chó lớn và 11 con cún con mà họ đùm bọc trong những bao tải ôm theo. Muốn biết họ thương những con chó như thế nào thì chỉ cần nhìn vào những con số.  Mỗi ngày kiếm 250.000 đồng họ đã chi ra 100.000 đồng nuôi chúng. Cái video clip cho thấy những con chó của họ trông khỏe mạnh, sạch sẽ, trồi lên, tụt xuống khi xe chạy sẽ còn mãi cùng lịch sử của đảng CSVN. 

Khi họ về đến «chốt» chặn bên ngoài thị xã Cà Mau, thử nghiệm Covid cho thấy họ bị dương tính nên phải chịu cách ly. Họ phải ký giấy đồng ý cho những ông Việt Cộng «thiêu hủy» 15 con chó của họ. Người đàn ông nghèo khổ khi được hỏi về chuyện đã trả lời an phận là «mấy ông bảo tụi em phải cách ly, không ở chung với bầy chó được vì sợ dịch lây lan. Nhưng tụi em thích chó lắm. Sau này có việc làm  tụi em sẽ nuôi lại». Người chồng không khóc nhưng tiếng khóc của người vợ thật là  bi thương. Hình ảnh con chó dù tuột lên tuột xuống vẫn cố bám vào chị khi xe di chuyển trong chuyến đi «vượt thoát» của họ để rồi sau cùng cũng bị giêt chết là một «vết son» để đời của đảng CSVN sau 45 năm «đô hộ» miền Nam.

Tối cuối tuần qua, một youtube cho thấy dân nhà giàu Saigon tuôn ra «phố đi bộ» Nguyễn Huệ quần áo rất mốt, trẻ em chơi đùa, các bà, các cô thả chó rong chơi, những con chó rất đẹp. Họ dừng lại, ngợi khen, vuốt ve những con chó xinh đẹp mà họ rất hãnh diện này. Điều trùng hợp lạ kỳ là sao đa số  người giàu tại Việt Nam ngày nay đều là người nói tiếng Bắc Kỳ 54. Hoạ hoằn lắm mới nghe được một giọng nói Bác kỳ Hà Nội cũ. Cảnh tượng này lại khiến cho tôi nhớ những con chó bị trấn nước cho chết trước khi bị thiêu của cặp vợ chồng lao động nghèo khổ ở Cà Mau. Không lẽ Việt Nam ngày nay là một quốc gia hai chế độ? Hay dân tộc Việt Nam ngày nay có hai sắc dân? Một sắc dân là tầng lớp cán bộ cộng sản “bần cố nông” trước đây nay đổi đời thành “thượng đẳng”, sắc dân còn lại là những người Việt Nam không cộng sản  dù cùng màu da, cùng tiếng nói phải làm những công dân hạng hai của chế độ? Đừng hỏi vì sao không bao giờ thế giới có được hoà bình ở Trung đông. Do Thái và Palestine không phải cùng một chủng tộc, cùng một dân tộc như người Việt Nam cộng sản và không cộng sản. Nhưng cứ nhìn cách người Do Thái đóng cửa, rút cầu với người Palestine thì rõ! Sao mà giống đảng cộng sản Bắc Việt «yêu» đồng bào của Bác quá đi. Cần thì cho họ làm nô lệ kiếm cơm ngay trên đất nước của chính họ. Nhưng khi họ bị dịch bệnh tấn công thì để mặc cho họ chết không thương tiếc. Chờ xem trong những ngày tới, ông “nghệ sĩ ưu tú” Hoài Linh, ông “đoàn viên” Đàm Vĩnh Hưng sẽ “được” nhà nước cộng sản ” đóng cửa rút cầu” ra sao? Có tiếp tục quay lưng với cộng đồng người Việt hải ngoai để “về nguồn” phục vụ chế độ ngoan ngoãn như 20 năm qua được không?

Wait and see!
 Đào Nương 

 

Tin đọc them Báo Tuổi Trẻ
Vụ 15 chú chó về quê bị tiêu hủy: Chính quyền Cà Mau thừa nhận thiếu sót, 'tiêu hủy nhầm'

Đăng bởi MAI TRANG - 16:18 10/10/2021
  •  
Liên quan đến vụ việc tiêu hủy 15 con chó do chủ dương tính với COVID-19 ở Cà Mau, mới đây, chính quyền đã lên tiếng nhận sai sót, "tiêu hủy nhầm".
Liên quan việc đàn chó của gia đình chở xe máy từ Long An về Cà Mau tránh dịch bị tiêu hủy, chính quyền địa phương thừa nhận việc xử lý không phù hợp với quy định, là thiếu sót.
Những ngày nay, câu chuyện về 2 người lao động đi từ Long An về Cà Mau tránh dịch, chở theo 15 chú cún đang được dư luận hết sức quan tâm. Được biết, ông Phạm Minh Hùng (49 tuổi, chủ của đàn chó) cho biết, 2 vợ chồng quê ở Bình Dương, đi làm phụ hồ ở Long An. Do dịch bệnh kéo dài nên phải nghỉ việc, vợ chồng ông dắt díu nhau về quê của người em (em dâu của vợ ông Hùng ở xã Khánh Hưng, H. Trần Văn Thời - PV) để tránh dịch.


"Khi về Cà Mau, 2 gia đình có mang theo 15 con chó (4 chó lớn và 11 chó con), nhưng về tới chốt kiểm soát dịch của tỉnh Cà Mau thì gia đình ông Hùng cho 2 con chó con. Còn gia đình người em đi cùng cũng mang theo 3 con chó và 1 con mèo nhưng tất cả bị tiêu hủy hết", ông Hùng kể.
Với 2 vợ chồng, đàn chó như những đứa con cưng. Ông Hùng cũng cho biết, 1 ngày ông làm thuê được 250.000 đồng, ông dành hơn 100.000 đồng mua thức ăn cho chó. "Mấy con lớn ăn nhiều thôi, còn mấy con nhỏ ăn ít. Vợ chồng tôi thương chúng như con vậy, đêm về đang cách ly ở xã Khánh Hưng tụi nó (mấy con chó) còn nằm trước cửa phòng tôi ngủ", ông Hùng nói.
Khi về đến Cà Mau thì gia đình ông được đưa về cách ly ở xã Khánh Hưng, Huyện Trần Văn Thời. Sau đó, được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời vì dương tính với Covid-19. Còn 15 con chó của vợ chồng ông bị chính quyền địa phương tiêu hủy.

Thông tin này ngay lập tức khiến dư luận phẫn nộ, bởi nhiều báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng, cho mèo không truyền được virut COVID-19. Có nhiều giải pháp khác thay về tiêu hủy như vậy. 
Báo Thanh Niên đưa tin, liên quan thông tin địa phương đã tiêu hủy đàn chó của gia đình chở xe máy từ Long An về Cà Mau, ngày 10.10, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, có văn bản đề nghị Sở Y tế, Sở NN-PTNT và UBND H.Trần Văn Thời rà soát vụ việc, báo cáo về UBND tỉnh.
Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND H.Trần Văn Thời (Cà Mau), cho hay ông đang đi xuống xã Khánh Hưng để làm rõ vụ việc tiêu hủy đàn chó. "Chúng tôi thừa nhận việc tiêu hủy đàn chó trên không phù hợp với quy định. Chúng tôi thừa nhận thiếu sót này", ông Công nói.
Ông Trần Tấn Công giải thích thêm, ban đầu chính quyền xã Khánh Hưng xác định toàn bộ số chó, mèo trên của một chủ nên chỉ liên hệ một người trong nhóm tên Khanh để bàn phương án tiêu hủy. Ông Khanh đã đồng ý và bắt bỏ vô bao để đem đi tiêu hủy. Tuy nhiên, sau đó mới vỡ lẽ đàn chó trên có cả chó của ông Hùng.
Ngày 10.10, trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, diễn viên Hồng Ánh (thành viên của Tổ chức FOUR PAWS - Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu) cho biết: "Tôi rất phẫn nộ khi biết thông tin chính quyền tỉnh Cà Mau tiến hành tiêu hủy đàn chó, mèo của gia đình anh Hùng. Ở đây, tôi chỉ nói về góc độ đạo đức, chưa nói về chuyên môn, vì chó không phải là chủ thể gây nhiễm bệnh Covid-19. Tôi đang chờ thông tin báo cáo chi tiết của việc này và sẽ gửi đơn kiến nghị cho Tổ chức FOUR PAWS (Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu)".
Hiện vụ việc vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. 

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top