• Truyện Hoàng Dược Thảo, Những Cây Cầu Che ở Mã Định Sơn

Phiếm Dị

• Truyện Hoàng Dược Thảo


Mã Định Sơn là một thị xã chuyên về nông nghiệp tại vùng Tây Bắc, nơi có những chiếc cầu che cổ kính nhất ở Hoa Kỳ. Gọi là cầu che vì đó là những cây cầu bắc qua những giòng sông nhỏ, có mái che thay vì nhiều cây cầu khác ở Hoa Kỳ đôi khi chỉ bắc qua những dòng sông cạn nước hay xa lộ. Ở nước ta cũng có một chiếc cầu che như thế ở Hội An. Lê Kinh Luân, 52 tuổi, là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới, người Việt Nam, cộng tác viên thường trực với nguyệt san National Geographic. Ông được phái tới Mã Định Sơn để làm phóng sự bằng hình về những cây cầu che nổi tiếng ở thành phố này. Nơi đó, ông gặp một người đàn bà đồng hương, bà Phương Lan, nội trợ, vợ một nhà nông nghiệp. Bà  quê quán tại Saigon, theo chồng về Mỹ đã trên 30 năm.
*

Lê Kinh Luân, nhiếp ảnh gia, nhà thơ


Một buổi sáng ngày 5 tháng 8 năm 1975, ông Kinh Luân chuẩn bị hành lý cho cuộc du hành sắp tới của ông tại vùng Mã Dịnh Sơn. Ong chất cái vali Samsonite sờn, móp, cái túi da đựng những dụng cụ cần thiết lên phía sau cái xe truck cũ kỹ và cột tất cả dính vào cái bánh xe secours đã nằm lăn lóc trên sàn. Những cuộc săn ảnh như thế này đã là nếp sống với ông từ nhiều năm qua. Nó đem lại cho ông những giờ phút lang thang qua những khu rừng già ở Phi Châu, cuộc tình qua đường với một cô gái Thái Lan, con một chủ nhân khách sạn nổi tiếng tại vùng Tây Bắc Thái nhưng ngược lại cũng đã lấy của ông nhiều thứ. Cách đây mười năm, vợ ông, Nathalie, ca sĩ tỉnh nhỏ, đã bỏ đi vì không chịu nổi những lần ông vắng nhà liên tục như thế. Khi yêu nhau, nàng biết rất rõ về cuộc sống của ông và đã có khoảng chín năm để họ cùng nghĩ là khi yêu nhau họ có thể vượt qua những khó khăn này. Nhưng sự thật thì không như thế. Bởi vì khi ông trở lại nhà sau hai tháng lang thang săn ảnh tr ên vùng núi tuyết của Hy Mã Lạp Sơn, về đến nhà thì nàng đã ra đi, chỉ để lại cho ông mẩu giấy nhỏ ghi vội:
Anh,
Rất tiếc là tất cả đã không như chúng ta vẫn nghĩ. Em nghĩ là anh sẽ hiểu. Hãy liên lạc với em như bình thường.

Nhưng ông đã không liên lạc với nàng sau đó. Mặc dù, những đêm một mình, ông vẫn nhớ. Không phải hình ảnh của người vợ đã bỏ đi mà là cái không khí của quán cà phê nhỏ, nơi nàng vẫn hát những cuối tuần. Người nhạc sĩ vẫn thổi những bản nhạc Jazz buồn ảo não và nhất là hình ảnh người đàn bà không thỏa mãn với đời sống đang cố gắng theo đuổi điều mà nàng biết rõ hơn ai hết là sẽ không đi đến đâu. Ông sống bên cạnh, đứng trong bóng tối, ngẫm nghĩ về sự phi lý của cuộc đời qua người đàn bà đang đứng hát trên kia. Và thường thì ông hay nghĩ tới mẹ của ông. Bà đã mất hơn hai mư ơ i năm, hai năm sau ngày hai mẹ con lủi thủi đi sau chiếc quan tài để đưa cha ông vào huyệt lộ. Một chiếc quan tài không có hình hài toàn vẹn vì cha ông đạp phải mìn trong một cuộc hành quân. Ô ng đã ngăn không cho mẹ mở cái bọc plastic đựng xác cha mà người sĩ quan đưa về nhà đã báo trước là sau nhiều cố gắng thu thập nhưng vẫn không sao đầy đủ. Người cha hào hoa, có nhiều đứa con khác với những người đàn bà tại nhiều nơi ông đã đi qua nhưng mẹ ông chỉ có ông. Vì thế mà sau khi mẹ ông qua đời, khi được một phóng viên Hoa Kỳ ngỏ ý muốn nhận ông làm con nuôi, ông đã nhận lời. Từ đó, theo bước chân người này, ông đã đi vào một nghề mà nhiều khi nhớ mẹ, ông tự hỏi nếu bà còn sống, ông sẽ nói như thế nào cho mẹ hiểu việc mình đang làm? Một công việc mà một chút thay đổi về ánh sáng quan trọng hơn sự bỏ đi của một người tình.
Khi khởi đầu sự nghiệp nhiếp ảnh, ông theo người cha nuôi, phụ tá ông này cho những buổi chụp hình thời trang tại những đô thị lớn. Nhưng sau đó, cảnh tượng bên trong những cuộc trình diễn thời trang không còn hấp dẫn đối với ông. Những cô gái kiểu mẫu rất đẹp khi vào ống kính nhưng khi nhìn thấy ở bên ngoài thì đó chỉ là hình tượng, không hơn, không kém. Khi người cha nuôi qua đời, ông nhận được chút gia tài nhỏ. Dùng tất cả số tiền đó ông mua những dụng cụ nhiếp ảnh tối tân nhất và bắt đầu chụp những điều ông ưa thích. Một cảnh ráng chiều đi qua một cánh đồng lúa chín. Một sa mạc hoang vu không bóng người. Ô ng khám phá ra rằng trước khi hoàng hôn đến, vũ trụ sẽ có khoảng vài giây đồng hồ, ánh sáng chợt lóe lên, soi ngang nền trời, trước khi dịu xuống và biến mất. Cái thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt không phải chỉ đúng với con người mà vũ trụ hình như cũng cảm nhận như thế.
Ong biết chứ. Biết con người mình bất thường. Kể từ khi mẹ ông, bà mẹ già cô đơn, tần tảo, cứ phải đến trường để nghe cô giáo than phiền về đứa con trai lơ đãng của mình. Vậy mà, thương con hết mực, khi thấy con thích âm nhạc, lại dành dụm mua cho con chiếc đàn Guitar. Bà mẹ, buổi tối, khi thấy con ngồi vào bàn học, lại khe khẽ đem cho con chén chè đậu đen xanh lòng, con ăn cho mát. Bà mẹ thương con, mộc mạc như vậy mà đã trả lời khi nghe cô giáo than phiền con mình là đứa học trò l ư ời: Con tôi không có hư. Nhưng có điều gì đó ở con tôi mà tôi, cô không hiểu được. Cũng đừng nghĩ con tôi bất bình thường. Vì con tôi, tôi biết. Con tôi chí hiếu, thương mẹ.
Những buổi sáng tinh sương mùa hè nghỉ học, ông cùng mẹ ở ngoài đồng. Mẹ bắt sâu, làm cỏ. Ông kéo dây tưới thuốc, tưới hoa mầu cho mẹ. Buổi chiều, những đứa trẻ khác rong chơi, thì ông lặn lội đi xa tìm cây giống về trồng quanh vườn cho mẹ. Năm lên sáu tuổi, với con dao nhỏ, ông xin người cậu cây tre tầm vông lớn, ngồi gọt giũa làm đòn gánh cho mẹ. Cái đòn gánh mà mẹ ông vẫn dùng cho những buổi chợ đường xa. Bởi vì: cái thằng hay thiệt, cái đòn gánh của nó lại êm và bền hơn bất cứ cái đòn gánh nào khác.
Bây giờ nghĩ lại, ông tự hỏi mẹ khen thiệt hay mẹ chỉ cảm thấy êm vì đó là công trình của đứa con trai côi cút mới lên sáu đã dùng đôi bàn tay non nớt, một con dao bửa cau nhỏ xíu của bà ngoại ngồi vót đòn gánh cho mẹ từ một khúc tre tầm vông cứng như đá.

Ong khiêng ra xe cái thùng lạnh hạng trung, thêm một túi dết bằng da, cây thuốc lá Camel, bình thủy, túi trái cây. Nhìn quanh tự kiểm soát lần cuối những thứ cần thiết. Những gì khác nếu cần ông sẽ mua trên đường đi.
Ong nhìn đồng hồ: tám giờ bốn mươi lăm phút. Từ nơi ông ở đến quận Mã Ầại Sơn không thể đi nhanh hơn hai ngày đường. Tuy nhiên những cuộc di chuyển như thế này thường làm ông có cảm giác thích thú. Nhất là khi đó là nơi ông chưa từng đi qua. Nhiều khi ông có ý định nuôi chó. Một con chó lông vàng như con chó mẹ ông đã có thủa ông còn nhỏ. Nhưng sau đó ông lại thôi khi nghĩ đến những lúc ông vắng nhà. Không lẽ lại bỏ nó một mình.
Mấy lúc sau này, khi lái xe một mình ông luôn luôn muốn nói điều gì với ai đó. Một người đàn bà. Một người bạn. Ong thầm nhủ: đó là dấu hiệu của tuổi già. Ong đã từng cố gắng có một mái ấm gia đình và đã thất bại. Do lỗi của ông. Do nơi cá tính không bình thường, nghề nghiệp không bình thường của mình. Không nên đùa với tha nhân.
Dạo còn ở nơi thành phố lớn ông có làm bạn với một người đàn bà rất trí thức, rất tự lập. Madeleine là giám đốc công ty về quảng cáo, nơi lâu lâu vẫn mua ảnh của ông. Dôi khi, cuối tuần, cô đơn, hai người vẫn hẹn nhau đi ăn, đi chơi, đêm về với nhau. Madeleine đã khen ông nhiều điều. Như : không ai có thể so sánh với anh hết. Về tất cả mọi phương diện. Ong nghe và bỏ ngoài tai. Bởi vì những lời khen của đàn bà ông đã nghe rất nhiều lần. Ong nghĩ lý do làm họ nghĩ đến ông nhiều là vì ông thương họ nhiều hơn họ thương ông. Ong không muốn làm khổ bất cứ ai. Cho được thì cho ngay, không điều kiện, không đòi hỏi. Chỉ có một điều Madeleine nói vẫn làm cho ông nghĩ ngợi mỗi khi nhớ đến. Trong con người anh có một phần nào đó, một cái gì tiềm tàng mà em không thể với đến, không thể cầm giữ. Em cảm thấy điều đó rất rõ mỗi khi em ở bên cạnh. Nó mãnh liệt đến nỗi em nghĩ nếu em không cố gắng kềm giữ chắc em sẽ tan biến trong anh mất thôi. Mẹ ông thì không nói, không than phiền bao giờ về tâm tính và những hành động của đứa con côi cút của mình. Hình như với mẹ ông, ông là tất cả. Linh hồn và đời sống của bà. Bà không từ chối ông điều gì và vẫn thường giải thích khi nghe ai đó trong gia đình than phiền. Câu nói thật mộc mạc và dễ thương: Không hiểu sao con tôi làm gì tôi cũng thấy đúng. Như có ma lực gì đó bảo tôi rằng tôi nên làm như thế.

Buổi tối, khi ông đến quận Mã Dịnh Sơn thì cây xăng duy nhất trong quận lÿ chuyên về nông nghiệp này đang chuẩn bị đóng cửa. Người chủ khi nghe ông nói về nguyên do ông về đây đã vui vẻ đứng lại chỉ vẽ phương hướng tìm đến bảy cây cầu che của thị trấn. Dồng thời cũng chỉ luôn khách sạn duy nhất trong vùng, nơi vẫn dành cho những ngư nhân lỡ độ đường, không kịp giong thuyền về bến xa. Khách sạn bề ngoài tồi tàn và bên trong cũng không hơn gì. Tuy nhiên với Kinh Luân thật không có gì để phàn nàn.
Buổi sáng tinh mơ, ông thức dậy khi thị trấn còn yên ngủ. Chạy một vòng quanh con phố chính, ông trở lại khách sạn, tắm rửa và chuẩn bị cho công việc của mình. Ong tìm ra phương hướng cho sáu cây cầu đầu tiên không khó khăn theo như lời chỉ dẫn của ông chủ trạm xăng. Chỉ trừ cây cầu sau cùng, Roseman, ông tìm mãi không ra. Trời thật nóng. Ong nóng mà cái xe truck của ông hình như cũng không chịu nổi cái nóng như thiêu, như đốt của quận lÿ nhỏ này vào mùa hè. Khi lái xe qua một ngả rẽ, ông chợt nhìn thấy một hộp thơ nằm nhô ra khỏi một bụi cây rậm, lờ mờ sau lớp bụi đỏ. Ong quay đầu xe, rẽ vào con đường nhỏ. Một ngôi nhà sơn trắng, mái đỏ ẩn sau một hàng rào bằng gỗ dựng rất sơ sài. Một dáng phụ nữ mảnh khảnh đang ngồi ở bậc tam cấp dẫn lên ngôi nhà chính, đứng lên khi thấy ông ngừng xe và bước xuống. Ong suýt kêu lên vì kinh ngạc khi nhận ra đó là một phụ nữ Ấ Dông. Và ngạc nhiên hơn nữa khi nhìn ra trên khuôn mặt của bà những nét rất Việt Nam, rất miền Nam nước Việt. Những nét của mẹ ông. Những nét đẹp phụ nữ luôn làm ông cảm thấy tim mình thắt lại mỗi khi nhìn thấy. Năm đó, nhiếp ảnh gia Lê Kinh Luân đã 52 tuổi.
 

Bà Phương Lan, nội trợ

Mùa thu, luôn luôn là một mùa mà bà Phương Lan mong đợi trong năm. Khi những cánh đồng lúa mì bắt đầu trĩu cành, những cánh đồng ngô chỉ còn trơ gốc thì có nghĩa là ngày sinh nhật của bà đã đến. Sáng hôm nay, các con bà đã gọi điện thoại chúc mừng. Những người bạn ở trong thị trấn cũng đã ghé qua cùng với chiếc bánh mừng sinh nhật. Thật tình bà cảm thấy nhẹ nhõm hẳn khi chiếc xe chở họ khuất sau ngã ba rẽ vào nhà. Thằng Micheal, con Catherine có vẻ áy náy vì không về với mẹ được. Chúng nó đang ở vào cái tuổi mà sự nghiệp chưa vào tầm tay với. Micheal lại vừa mới ly dị vợ, Catherine sắp sửa có đứa con thứ hai. Bà phải trấn an chúng nó là bà thật khỏe mạnh và bình an, đừng lo cho mẹ. Ầời sống chúng nó thật là bận rộn. Tuy nhiên chúng nó không thể hiểu được tại sao bà lại quyết định ở lại căn nhà bên những cánh đồng lúa mì này ở Iowa mà không chịu về với chúng. Chúng vẫn càu nhàu luôn về quyết định này của mẹ.
Từ khi Richard, chồng bà qua đời tám năm trước, mỗi năm, sinh nhật với bà thật thiêng liêng. Buổi sáng sẽ qua đi với những cú điện thoại của trẻ con và vài người bạn già còn nhớ đến bà. Nhưng đến xế trưa thì cửa nhà sẽ lại hết sức là yên tịnh. Trước khi mang bà về đây, Richard, chồng bà đã cả quyết rằng bà sẽ có những người bạn tốt nơi quê hương của ông. Ong ấy đã nói đúng.
Họ gặp nhau năm bà 25 tuổi, ra khỏi trường đại học đã ba năm. Con gái nhà nghèo thời đó, tuổi đó, ở quê bà kể như là đã ế chồng. Nhất là bà. Ầã qua một cuộc tình. Ầã lầm lỡ một lần. Không phải vì ai phụ bạc ai mà chỉ vì người lính ấy ra đi không về nữa. Bà còn nhớ sự dửng dưng của mình khi nghe tin. Mười lăm ngày trước đó, họ đã sống với nhau, thật vội vã trong cái nóng hầm hập của căn phòng lợp tôn trong một trại gia binh lầy lội. Lá thư thương nhớ bà nhận được một ngày sau khi nghe cô em gái của người ra đi báo hung tin. Con gái thời đó thường che dấu nỗi khổ, nhất là sự “hư hỏng” của mình. Bà thường lang thang trên khu bến tàu nhìn những chiếc thuyền ngoại quốc ra vào bến sông. Cuộc tình kết thúc quá vội và quá bi thảm đến nỗi bà không biết mình đang nhớ người đàn ông hay chỉ tiếc cho sự thua thiệt của đời con gái. Do đó mà khi nghe Richard, người trung sĩ Mỹ dạy Anh Văn lớp đêm mà bà đang theo học, ngỏ lời cầu hôn bà đã nhận lời. Bởi vì dù sao Mỹ Quốc vẫn là đất hứa của những người dân nhược tiểu.
Bà lấy chai rượu Brandy mua từ tuần trước, lên lầu lấy xuống cái hộp gỗ vẫn dấu kín trong tủ quần áo, tự rót cho mình một ly và ngồi vào cái bàn nhà bếp bằng gỗ cũ kỹ sơn vàng, ngó ra cành đồng bắp vào mùa này đang xác xơ gốc cháy, chờ hoàng hôn đến. Bà cắm nến vào hai cái chân và qua ánh nến chập chờn, mở cái hộp gỗ lấy ra ba phong bì lớn. Phong thứ nhất có tấm hình của bà đứng giữa cánh đồng cỏ, tóc tung bay theo gió. Phong thứ hai có vài lá thư, tấm giấy nhỏ đã nhàu nát được ép lại phẳng phiu và một sợi giây chuyền đeo cổ kiểu đàn ông với mặt chuyền hình móng cọp. Chỉ có gói thứ ba là lớn vì trong đó có nhiều dụng cụ nhiếp ảnh đã trầy sướt, dấu tích của việc đã được xử dụng rất nhiều lần. Bà xếp tất cả ra bàn và đọc một lá thư, lá thư bà nhận được bốn tuần sau ngày họ quyết định chia tay:

10 tháng 9, 1975
Phương Lan yêu dấu,
Trong lá thư này có hai bức hình. Một là tấm hình anh chụp em giữa cánh đồng cỏ lúc rạng đông, anh hy vọng em cũng sẽ thích nó như anh vậy. Một là chiếc cầu Roseman trước khi anh tìm thấy tờ giấy có lời em nhắn.
Anh ngồi đây với tâm trí dầy đặc từng hình ảnh của những giờ phút chúng ta đã có với nhau. Từng giây phút một đó em. Anh tự hỏi mình: điều gì đã xảy đến cho anh tại quận Mã Ầịnh Sơn, Iowa? Ầó là nguyên nhân anh viết nên bài thơ “Rơi xuống từ thinh không” mà anh cũng gởi kèm theo đây để hy vọng em có thể chia xẻ với anh những ý nghĩ rất ư là mâu thuẫn của anh bây giờ.
Ầiều tai hại nhất là bây giờ mỗi khi phải nhìn vào ống kính anh lại luôn luôn có cảm giác như anh sẽ nhìn thấy em đang ở trong đó. Thật tình, anh không hiểu bằng cách nào anh đã có thể trở lại nhà. Anh chỉ nhớ mang máng là chiếc xe truck cũ kỹ của anh đã đi qua nhiều dậm đường, nhiều ngọn núi trong khi hình ảnh em cứ bay bay theo gió của đường trường.
Không thể diễn tả sao cho em hiểu về cảm giác hài lòng của anh bây giờ. Anh cô đơn quá nhưng trên một phương diện nào đó anh lại cảm thấy hài lòng. Kỳ lạ nữa là anh không hề có cảm giác chúng mình xa nhau. Như khi rời khỏi Mã Ầịnh Sơn, đúng như em đã nói, đời sống mới của anh đang lớn dần trong anh. Hay nói một cách khác, tình yêu của chúng ta đã tạo ra đời sống khác, một đời sống chung, đang lớn dần trong thân thể của hai đứa, em có cảm thấy như thế không? Nỗi hạnh phúc thầm kín khi mình có cảm tưởng đời sống mới đang lớn dần trong mình. Như em không chỉ còn là người thiếu phụ ngồi bên song cửa, bước đến khi anh dừng xe hỏi đường một chiều oi bức tháng Tám ở Iowa.
Anh vẫn nghĩ rằng chúng ta phải gặp nhau một lần nữa, ở đâu cũng được, lúc nào cũng được.
Hãy gọi cho anh bất cứ khi nào em cần một điều gì hay dù...chỉ muốn nói chuyện với anh. Anh lúc nào cũng là của em, em yêu dấu. Nếu em có thể thu xếp về đây thăm anh thì hãy cho anh biết để anh lo giấy máy bay cho em. Anh sẽ đi miền Nam An Dộ ngày mai nhưng sẽ trở lại đây vào cuối tháng Mười.
Anh yêu em,
Kinh Luân
P.S. Những hình ảnh anh chụp về những cây cầu che tại Mã Ầịnh Sơn rất đẹp. Nó sẽ xuất hiện trong National Geographic năm tới. Cho anh biết nếu em muốn anh gửi cho em một ấn bản khi phát hành.

Dó là lá thư duy nhất bà nhận được của Kinh Luân trong thời gian chồng bà, Richard, còn sống. Bà Phương Lan để ly rượu brandy trên thành cửa sổ và ngắm nghía hình ảnh của chính bà trong bức hình khổ 81/2x10. Ầôi khi bà không thể hình dung bà như thế này mười tám năm về trước: quần Jean, áo sơ mi vải trắng, dép sandal, đứngtựa vào một cây cột hàng rào, tóc bay trong gió. Qua màn mưa đang nặng hạt ngoài kia bà vẫn có thể nhìn thấy cây cột này. Khi Richard qua đời, các con đã đi xa, không còn ai để trông coi việc đồng áng, bà phải cho mướn phần lớn đất đai nhưng đã cố ý giữ lại cánh đồng sau nhà mà sau nhiều năm bỏ hoang chỉ còn lại một màu cỏ cũ. Dù sao thì người trong ảnh cũng đã bắt đầu có những vết nhăn đầu tiên của tuổi. Bà có thể nhìn thấy vài nếp xếp chung quanh đôi mắt sáng và tinh anh. Mặc dù vậy hình ảnh người phụ nữ trong ảnh vẫn là hình ảnh mà bà hài lòng hết sức. Dịu dàng, dễ thương biết bao. Nhất là khuôn mặt và ánh mắt. Ầó chỉ có thể là khuôn mặt và ánh mắt của người đàn bà đang yêu gửi tới người chụp ảnh.
Bà vẫn có thể hình dung Kinh Luân rất rõ. Mỗi năm, ngày sinh nhật, bà đều đi qua tâm trí mình một lần những hình ảnh cũ. Sau bao nhiêu năm bà cảm thấy mình không quên điều gì cả. Từ dáng đi, giọng nói, tiếng cười. Như từ ánh mắt đầu tiên của cái nhìn thứ nhất khi ông vừa bước ra khỏi chiếc xe truck đầy bụi đường đã là một cái nhìn vĩnh cửu. Như ông đã đứng đó, dáng cao lừng lững trong nắng chiều đã từ bao nhiêu năm, bà đã nhìn thấy từ những giấc mộng thời con gái, đã trôi theo giòng đời, chợt sống lại một thành phố lạ, khung cảnh lạ. Như ánh mắt kỳ thú, ngỡ ngàng khi nhận ra người đang tiến dần đến là một người phụ nữ Á Đông, hơn thế nữa, một người đồng hương.
 Tiếng ông dịu dàng:
- Tôi đi tìm chiếc cầu Roseman. Theo lời chỉ dẫn của người ở trạm xăng trong phố thì nó ở khoảng này. Rất tiếc là tôi tìm không ra. Xin bà...
Còn nhớ, bà đã hấp tấp cắt lời:
- ở gần đây thôi. Ong đi qua hết con dốc này, quẹo trái ở lùm cây rậm cuối đường thì sẽ nhìn thấy.
Nhớ lại bà vẫn không hiểu vì sao, động lực nào đã khiến bà buột miệng nói với người đàn ông lạ:
- Tôi cũng không bận lắm. Nếu ông muốn, tôi có thể đi cùng và chỉ cho ông.
Chàng hơi bất ngờ trước đề nghị của bà. Nhưng chỉ vài giây sau ông đã trầm tĩnh bảo:
-Thật cám ơn lòng tốt của bà. Xin bà cho tôi vài phút để dọn dẹp trong xe.
Bà bước theo và nhìn thấy trong cabin xe những cuộn phim ngổn ngang trên băng ghế, gói thuốc lá Camel hút dở. Cũng không hiểu vì sao, bà lại thấy mình không từ chối sau khi cả hai đã ngồi vào xe và người đàn ông lạ mặt mời hút thuốc. Bà chỉ bảo:
- Dạo mới về Mỹ, xa quê hương tôi buồn quá nên có hút thuốc. Nhưng sau đó, khi có bầu cháu thứ hai tôi đã bỏ. Chồng tôi vẫn khen tôi về việc này.
Ong lặng thinh, chỉ dùng một bàn tay bật lửa. Cái bàn tay khum lại, một cách rất kinh nghiệm của những người quen sống ngoài trời. Khi giơ tay chỉ cho ông quẹo trái, bà có dịp nhìn kỹ mặt người đàn ông xa lạ. Mái tóc muối nhiều hơn tiêu, làn da rám nắng, thân thể săn chắc, dầu dãi, cao lớn so với một người Ấ Dông.
Cầu Roseman hiện ra mát mẻ trong khí oi bức của ngày hè. Ong đậu xe dưới một lùm cây, nhảy xuống xem xét chung quanh rồi quay trở lại:
- Tôi sẽ trở lại đây vào rạng đông. Phong cảnh nơi đây rất hợp với ánh sáng đầu ngày.
Vừa nói ông vừa với tay mở hộc xe đưa cho bà một tấm danh thiếp. Hành động này khiến bàn tay ông lướt qua đùi bà. Bà cảm thấy hai gò má của mình nóng bừng. Bà liếc nhanh. Lê Kinh Luân, Photographer, Writer. Chàng giải thích:
- Tôi là nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic. Họ thường phái tôi đi khắp nơi. Lần này tôi đến quận Mã Ầịnh Sơn để thực hiện phóng sự về những cây cầu che cổ kính của thành phố này mà cầu Roseman mà một.
Bà chợt nhớ đến chồng và hai con đang vắng nhà vì đi dự Hội Chợ Nông Nghiệp tại Chicago. Nhất là Caroline lại muốn mang con lừa con của nó đi đấu xảo. Bà hình dung nét mặt của Richard khi nghe có người muốn chụp ảnh những cây cầu che cũ kỹ này. Chắc ông sẽ cười lớn. Những người nông dân thành phố này từ lâu đã không còn xử dụng những cây cầu này. Họ muốn “phế thải” chúng như họ phế thải một dụng cụ nhà nông lỗi thời, không còn hiệu năng sản xuất như những dụng cụ mới ra.
Bà hơi ngỡ ngàng khi ông đưa cho bà bó hoa dại dấu sau lưng:
- Cám ơn bà đã chỉ đường.
Nụ cười quảng đại, đầm ấm. Hoa. Hình như từ rất lâu không có ai tặng bà hoa. Những người nông dân của thị trấn này vẫn xem như đó là một cách biểu lộ tình cảm của những người dân đô thị, kiểu cách. ễ nơi đây khi muốn cám ơn nhau người ta tặng nhau giỏ cây trái trong vườn nhà mà người này đã biết rất rõ là vườn nhà người kia không có. Hoặc đôi khi là cái bánh Pie đầy trái cây ướp đường của vụ mùa năm trước mà khi ăn người nhận sẽ gọi điện thoại cho người cho, phê bình không ngượng miệng.
- Tôi vẫn chưa biết tên bà.
Khi đó bà mới nhớ ra bà vẫn chưa nói với ông về tên của mình và chợt thấy mình ngốc nghếch. Sau khi nghe, ông gật gù:
- Tôi nghe một chút Ấ Dông trong đó. Bà đến đây từ xứ nào nhỉ?
- Việt Nam.
- Trời đất. Tôi cũng là người Việt Nam. Thật tình từ đầu tôi đã hơi ngờ ngợ vì bà còn quá nhiều đường nét của người đàn bà Việt Nam. Nhưng không dám hỏi. Vì tôi đã bị hố rất nhiều lần. Xa quê hương quá lâu nên thoạt đầu khi nhìn thấy bất cứ người đàn bà Á Đông nào tôi cũng đều nghĩ rằng đó có thể là người Việt Nam. Mười lần thì tôi bị hụt hẫng cả mười. Lúc sau này tôi không còn dám... hy vọng nữa.
- Phần tôi thì nhiều khi tôi cũng không còn muốn nghĩ tôi là người Việt Nam. Ầể khỏi nhớ nhung gia đình và nơi chốn mình đã lớn lên.
Khi trở lại nhà bà, khi đi qua cái thùng thư dựng ở đầu ngõ, ông hỏi:
- Richard là tên của ông nhà?
- Vâng. Nhà tôi và các cháu đi dự Hội Chợ Nông Nghiệp tại Chicago. Trời nóng quá, ông có muốn dùng một chút trà đá không?
- Rất hân hạnh thưa bà.
Hình như khi phát giác ra nhau là đồng hương đã làm họ hơi giữ ý với nhau nhiều hơn trước. Bà chỉ cho ông chỗ đậu xe phía sau nhà vì không muốn những người hàng xóm thân thiết nhưng rất tò mò của tỉnh lẻ lại thắc mắc với Richard về chiếc xe truck cũ kỹ và người đàn ông Á Đông lạ mặt của thị trấn lại có mặt trong nhà. Những bậc cầu thang xi măng vỡ loang lổ nơi cửa sau dẫn vào nhà bếp làm bà hơi cảm thấy ngượng ngùng cho cửa nhà không mấy tươm tất của mình. Nhưng Kinh Luân thật là tự nhiên, ông bước lên trước và giữ cửa cho bà bước vào. Trong bếp hơi mát hơn ở ngoài một chút nhưng vẫn nóng. Bà mở tủ lạnh lấy đá bỏ vào trong một cái ly lớn, đổ nước trà Lipton pha sẵn từ cái bình thủy tinh và hỏi nhỏ:
- Ong có uống chanh không?
- Thưa vâng, nếu bà có sẵn.
Trà Lipton pha sẵn, để nguội có màu hơi tái. Không biết tại trà hay tại nước máy ở đây. Bởi vì bà nhớ lắm, khi còn ở quê hương, khi cha bà còn sống ông chỉ uống trà pha với nước giếng hay nước mưa. Vì trà pha nước giếng hay nước mưa có màu trong vàng hổ phách còn trà nước máy thành phố thường có màu tái xậm sau một khoảng thời gian ngắn nên cha bà thường chê trà pha nước máy thành phố mất cả hương vị trà. Bà tựa người vào quầy bếp, dùng chân này đẩy chiếc giầy bốt của chân kia. Ầôi chân trần chạm trên sàn nhà bếp làm cho bà cảm thấy máu nóng đang chảy rần rần trên khuôn mặt bà bớt đi một chút.
Từ phía bên kia chiếc bàn ăn gỗ sơn màu vàng, Kinh Luân quan sát người đàn bà cùng quê đang đứng trước mặt ông. Chân trần, quần jean bạc màu, mái tóc dài biếng chải tung ra phủ đầy sau lưng, khuôn mặt trắng hồng của loại da không ăn nắng. Hai bàn tay hơi thô vì công việc nhưng không mất đi hẳn nét thon của bàn tay phụ nữ Á Đông. Ong tự hỏi làm sao người đàn bà này chịu đựng nổi sự cô đơn khi sống ở nơi đây, thành phố này? Ong đã đi qua nhiều nơi chốn xứ người nên ông biết rõ không dễ gì mà chịu đựng. Những người con gái đẹp, trẻ tuổi không thiếu, những người bạn trai để qua một đêm nhậu say không biết đất trời là gì cũng không phải là khó tìm nhưng tựu chung vẫn là sự cô đơn ghê gớm của một người xa quê, nhớ nhà. Vì thế ông luôn cảm thấy không hợp với những người con gái nhỏ tuổi. Bởi vì ông không biết sẽ nói gì với họ. ễ Phương Lan, người đàn bà Việt Nam tình cờ gặp gỡ này, ông đã nhìn thấy một điều cá biệt, thật rõ rệt. Trí thông minh hiện rõ trên gương mặt sáng, nỗi chịu đựng vô bờ và tâm hồn dịu dàng hết mực. Từ sợi tóc đang bết mồ hôi vắt ngang vầng trán, từ hàm răng trên đang cắn nhẹ môi dưới. Khuôn mặt không có tuổi của một bà mẹ quê hương ông.
Sau này, ông thú nhận với bà rằng ông cảm thấy yêu bà ngay giờ phút đó. Cái giờ phút, bà cởi bỏ đôi giầy bốt nặng nề thường dành cho việc ra đồng của dân vùng quê, đứng chân trần với sợi tóc bệt mồ hôi vắt qua vầng trán. Ầừng hỏi tại sao. Tình cảm cũng như trò ảo thuật. Ầừng tìm hiểu sự thật. Ầừng phân tách, đừng đi vào chi tiết. Ầừng tìm hiểu điều gì đã xảy ra. Bởi vì như thế chúng ta sẽ tiêu hủy nó. Trò ảo thuật chỉ có giá trị khi chúng ta thưởng thức một cách vô tư.
Bà nhớ Kinh Luân đã nói như thế. Khi đến ngồi đối diện với ông, bà mới chợt nhớ ra nhà có cái gạt tàn thuốc từ lâu không ai dùng, vẫn được cất trong tủ dưới cái bồn rửa bát. Bà đứng dậy lấy nó ra đặt trước mặt người đàn ông. Hành động cho phép này làm ông mỉm cười. Ong rút ra điếu thuốc và mời bà. Không hiểu sao thay vì từ chối bà lại cầm lấy. Khi châm mồi thuốc, bàn tay họ khẽ chạm nhau, bà ôngheọ thấy mặt mình bừng đỏ. Câu chuyện sau đó vây quanh công việc làm của ông, những nơi chốn ông đã đi qua. Những bài thơ viết vội chỉ để đọc cho mình nghe vì ông cảm thấy ông không có thiên khiếu về mặt này như với nhiếp ảnh mặc dù những dòng chữ viết vội này đôi khi cũng được vài người bạn rất thân khen ngợi.

Bà ngồi nghe, hai tay đặt dài trên đùi. Cái thế ngồi Kinh Luân đã nhìn thấy đâu đó trong bức tranh lụa của một họa sĩ nổi tiếng đồng thời cũng là người bạn rất thân. Thế nhưng, tuyệt nhiên bà không nói gì về mình. Ong cố ý không đề cập tới. Sau này nhớ lại bà thấy thương những hành động tế nhị đó biết bao. Không bao giờ dồn người bên cạnh vào hoàn cảnh khó xử. Ấnh mắt dịu dàng đó đã ngừng lại nhiều nơi trên cơ thể bà như để thay cho những câu hỏi. Bà không biết nói sao về mình. Ầời sống tôi giản dị hơn nhiều. Tôi lớn lên ở Saigon, gia đình nghèo, xong Trung Học thì vào Văn Khoa. Có Cử Nhân rồi học thêm sư phạm làm cô giáo nhỏ tại trường Trung Học ven đô giúp cha mẹ nuôi các em còn nhỏ. Chiến tranh làm những người con gái sống khép kín và gia đình nghèo như tôi thường gặp nhiều thiệt thòi. Tôi đi học Anh Văn thêm tại Hội Việt Mỹ, gặp chồng tôi bây giờ ở đó. Khi Richard ngỏ lời cầu hôn, tôi đã ưng thuận. Gia đình tôi có hơi ngỡ ngàng nhưng không phản đối. Có lẽ vì một cô gái Việt Nam hai mươi lăm tuổi chưa chồng không phải là nguồn hy vọng gì cho gia đình. Từ khi sang Mỹ tôi có về Việt Nam hai lần để chôn cất cha mẹ. Sau đó thì mất nước, tôi mất hẳn liên lạc với những đứa em còn sống sót.
Tuyệt nhiên, bà không nhắc gì đến Trung, mối tình đầu đời ngắn ngủi. Những buổi chiều đếm không đầy hai bàn tay khi Trung được về phép, hai đứa đi dọc con đường Cường Ầể ra Bến Tàu về lại phố Tự Do, vào La Pagode trong tiếng ồn ào của những người đàn ông giữa bầu không khí đầy khói thuốc lá. Trung đi vào đó như cá vào trúng dòng sông cũ. Bạn bè anh thường nhìn ngắm cô nữ sinh viên có mái tóc dầy và rất dài, óng ả, xõa kín bờ lưng. Con gái thời đó thường dấu gia đình chuyện yêu đương. Nhất là khi giữa bà và Trung chưa có hứa hẹn gì. Cho đến một...buổi trưa trong nhà người bạn độc thân trại gia binh vùng Thị Nghè...
Những năm tháng sau đó bà cố quên đi, cố quên là có yêu thương một người lính tử trận, quên luôn cái đêm giả vờ năn nỉ con nhỏ bạn thân đi theo đến chùa Vĩnh Nghiêm dự lễ cầu siêu trong vai một người bạn, nghe tiếng khóc đoạn trường của người mẹ Huế mất con. Hình ảnh Trung trong ảnh trên nắp quan tài trong bộ lễ phục ngày ra trường thật xa lạ, khác hẳn hình ảnh của chàng trong cuộc tình ngắn ngủi. Bà cố gắng sống thật thản nhiên, thật bình thường sau đó. Cha mẹ bà khi thấy bà tiếp tục từ chối những lời cầu hôn của nhiều người thì cũng nản, chấp nhận sự bất thường của cô con gái đầu lòng như việc tất nhiên. Cho đến ngày bà lập gia đình với Richard và ra khỏi quê hương...
- Sau đó tôi có đi học trở lại ở đây và đi dạy học một thời gian. Nhưng khi tôi bắt đầu có cháu thứ hai thì Richard nghĩ rằng tôi nên ở nhà, anh ấy làm cũng đủ sống. Thế là tôi ở nhà và trở thành một người nội trợ như đa số đàn bà trong thị trấn này. Chỉ có thế.
Khi bà buột miệng mời ông trở lại dùng cơm tối, ánh nắng chiều gần như đã dạt về sau cành cây magnolia. Buổi tối, ánh đèn nhà bếp không đủ sáng khiến bà tự nhiên hơn. Bữa cơm chỉ gồm những món rau lấy vào từ vườn rau sau hè như lời Kinh Luân yêu cầu vì không muốn làm phiền bà nhiều quá. Người đàn ông thật gọn gàng, giúp bà gọt khoai tây, bổ dưa hấu. Không biết từ lúc nào họ cảm thấy gần nhau, rất thân nhau. Bóng đêm tràn về trên cánh đồng cỏ sau nhà khi ông bắt đầu nói chuyện về mẹ, khi bà bắt đầu nói về những giấc mộng thời con gái của mình. Về lý do bà chưa bao giờ dám thố lộ với ai, lý do tại sao không còn có thể nhận lời cầu hôn của bất cứ ai, một người đàn ông Việt Nam. Ầêm tân hôn và người con gái không còn trinh tiết. Cô giáo sư phạm của gia đình nghèo, giấy rách phải giữ lấy lề. Sau này khi đã sống nơi xứ người mỗi lần nhớ đến sự ngô nghê của mình thời con gái, bà vẫn thường cười một mình. Kinh Luân đã cải chánh:
- Không, bây giờ chúng ta cười hai mình chứ!
 Họ vẫn ngồi cách nhau một mặt bàn. Có lúc nào đó bà chợt nhớ mình còn giữ một chai rượu Brandy từ lâu lắm vì Richard không uống rượu chỉ uống bia. Bà tìm hai cái ly và họ đồng ý tắt hẳn đèn trong bếp. Chỉ còn ánh trăng thượng tuần sáng lồng lộng một cánh đồng phản chiếu lên khuôn mặt hầu như không còn nét thời gian của hai người tha phương. Hình như ông đã sang sảng đọc thơ, những vầng thơ hào khí của một thời trai trẻ:
Trời đất có một luồng chính khí
Ta đây lưu lạc bốn phương trời
Dưới thì sông núi
Trên thì trời sao
Đến thời cùng chính khí vẫn mù tâm.
Ngồi đây, trăng lồng lộng
Ngửng trông vầng mây trôi
Trời xanh còn có bạn
Tri kỷ ngày càng xa
Tha phương thềm gió lạnh
Sách xưa và Thánh hiền
Ai là người còn nhớ?

Buổi tối đã muộn khi ông giã từ. Bà đứng yên trong bóng đêm nhìn theo ông đi ra xe. Chiếc xe chỉ nổ máy sau khi ông đề lần thứ hai. Khi đi ngang qua khung cửa bếp chiếc xe như ngập ngừng trước khi chạy thẳng. Một làn bụi nổi mờ trong ánh trăng khi bà chạy theo ra phía cổng. Ngọn đèn đỏ khuất sau lối rẽ đi về thị trấn. Bà trở lên lầu, đứng truớc gương, rũ bỏ quần áo. Người đàn bà bốn mươi lăm nhưng vẫn còn những đường nét thon thả, mịn màng. Từ lâu bà và Richard không còn những ham muốn về nhau nữa. Richard sống giản dị như ông bà, cha mẹ, như những thế hệ truớc ông. Người vợ cho đến lúc nào đó chỉ còn là người bạn đồng hành trong cuộc đời, không cần suy tư lãng mạn, không còn những tình cảm cần trao đổi. Nếu gọi đó là tình nghĩa vợ chồng thì cũng được mà gọi đó là bến đậu bình yên, giản dị thì cũng xong. Richard nhìn những sửa soạn của bà như nước hoa, cái màn reng trong phòng ngủ là những chuyện nhỏ nhặt của đàn bà. Từ ba năm nay, bà đã có cho bà một căn phòng riêng, nhà tắm riêng mà Richard thường cười lớn mỗi khi nhắc đến. Phòng của cô thiếu nữ. Ong nói thế khi nhìn những trang trí rất dịu dàng bà muốn có cho riêng mình.
Không biết sao bà lại mặc vội quần áo vào, trở xuống bếp, viết vội vài giòng vào mảnh giấy, lên xe đi về phía cầu Roseman. Dắt vội mảnh giấy vào một thanh cầu bà lên xe trở về nhà. Cảm giác đầu tiên khi chui vào trong chăn ấm là cái cảm giác đã mất đi từ nhiều năm trước. Cảm giác của một thiếu nữ nghĩ đến đêm tân hôn của mình. Bà cảm thấy gương mặt mình nóng bừng trong đêm. Giấc ngủ đến rất muộn sau đó.
 

Những ngày của Gió, nắng và Chim sáo

Buổi sáng rạng đông khi Lê Kinh Luân đến cầu Roseman. Những vệt sáng đầu ngày yếu ớt như không xuyên qua nổi màn sương mù rất mỏng manh của ngày hè. Ong đậu xe dưới chỗ khuất vì không muốn nó làm vướng víu đến ống kính của ông. Riêng lũ dây điện trên cao thì những chuyên viên kỹ thuật của tòa báo sẽ dễ dàng loại bỏ. Ong bước lên cầu rồi đi xuống dạ cầu, ngắm nghía. Một cành phong là đà xuyên qua góc trái, nóc chuông nhà thờ hiện rõ bên cạnh. Không tệ lắm, ông thầm nhủ. Vào lúc ông sắp sửa bấm máy thì ông chợt phát hiện mảnh giấy ai vắt vào một thanh cầu. Ong nhớ hôm qua hình như ông không nhìn thấy mảnh giấy này. Ong leo trở lên, nhét mảnh giấy vào túi áo, trở về vị trí cũ, ngắm nghía và bấm máy. Sau khi dùng hết hai cuộn phim Kodak để thu những cảnh xa, ông thay ống kính để chụp những cảnh gần rồi lại đổi vị trí máy để chụp những ảnh đứng. Sau hai mươi phút, ông tạm hài lòng với công việc của mình, ông đi lên cầu và ngắm nhìn phong cảnh chung quanh. Một dòng nước lặng lờ trôi phía dưới, không khí trong lành bắt đầu cho một ngày oi bức của mùa hè. Ong nghĩ có lẽ ông phải đi sang những cây cầu còn lại. ít nhất là phải xong hai cái nữa cho ngày hôm nay. Ong dự trù sẽ ở lại đây một tuần cho dự án này. Buổi sáng đi đến đây, khi chạy ngang con đường dẫn vào ngôi nhà sơn trắng, ông cố hình dung hình ảnh người đàn bà của quê hương trong đó. Ong lắc đầu, tự nhủ mình hãy cố quên. Người đàn bà đã có gia đình. Hãy nhớ anh đến Mã Ầịnh Sơn vì công việc.... Đời sống đã an bài, đừng tạo ra rắc rối...
Khi bỏ tay vào túi áo để tìm thuốc lá, ông đụng vào mảnh giấy. ẻ, đó là mảnh giấy ai đã dắt vào thành cầu mà khi vội ông đã nhét vào túi áo. Ong đọc được: Nếu ông không bận và muốn dùng cơm tối với tôi khi ôtrăng lồng lộng và mây trôi trắng trên đầu thì hãy đến sau khi xong việc. Giờ nào cũng được.
Ong không ngăn được mình mỉm cười khi tưởng tượng Phương Lan đã viết những giòng chữ này, chạy đến đây trong đêm và dắt vào thanh cầu. Ong trở lại thị trấn tìm trong sổ niên giám điện thoại tên ông nhìn thấy nơi thùng thơ. Thị trấn nhỏ có khác, chỉ có một R. Richard. Ong bấm điện thoại và chờ đợi. Sau tiếng reng thứ ba thì ông nghe tiếng bà. Giọng như hơi bị lạc đi vì Phương Lan cho biết bà đang làm vườn. Ong bảo ông sẽ đến nhưng có lẽ phải hơi trễ vì ông muốn hoàn tất thêm ít nhất hai cây cầu nữa. Không hiểu sao ông buột miệng dù biết rằng không nên:
-Bà có muốn xem tôi chụp ảnh không? Tôi có thể đến đón bà để cùng đi đến cầu Cedar.
Nhiều ý nghĩ hiện ra trong óc bà một lúc. ừ, bà muốn đi lắm chứ. Ầi gặp người đàn ông của những giấc mơ thời con gái. Nhưng một mặt khác thì lại phân vân: có nên không? Lỡ ai bắt gặp và nói lại với chồng bà. Cầu Cedar nằm cách cây cầu đúc và con đường mới mở dưới thấp khoảng năm mươi thước. Sẽ không ai chú ý đến đâu. Chỉ trong hai giây đồng hồ bà nghe tiếng mình trả lời người đàn ông mới hôm qua còn xa lạ ở đầy giây bên kia:
- Vâng. Nhưng tôi sẽ tự lái xe tới và gặp ông ở đó. Chừng nào thì ông có mặt nơi đó nhỉ?
- Khoảng sáu giờ chiều.
Từ đó cho đến giờ hẹn ông đi đến tòa soạn báo địa phương, tìm tài liệu về những cây cầu che của thị trấn. Khi ông ra khỏi tòa báo, bóng nắng đã xế qua khỏi quán café đối diện bên kia đường. Qua khung cửa kính ông nhìn thấy đang đầy người. Thấy ông bước vào, họ bỗng im bặt và nhìn ông như dò hỏi. Ong đã quen với cảnh tượng này. Nhất là ở những thị trấn nhỏ miền Nam Hoa Kỳ. Không thể khác với một người khách lạ da vàng. Ong gọi ly trà đá đem theo, trở lại nhà trọ, tắm rửa, thay một cái áo cotton màu trắng, quần ka ki vàng và xỏ vào chân một đôi dép săng đan da ông đã mua trong chuyến du hành săn ảnh tại àn Ầộ từ mùa xuân năm 1962.
Bà Phương Lan đã đứng tựa vào thành xe khi ông đến nơi. Trông bà thật gọn gàng trong chiếc áo sơ mi trắng rộng và chiếc quần jean thật khít khao, vừa vặn. Một hình ảnh dễ thương làm sao với những sợi tóc dài bay bay trong gió chiều. Ong bảo:
- Thật là vui khi được gặp lại bà. Tha hương ngộ cố tri mà lại là một cố tri đẹp và dễ thương, coi như chuyến đi này tôi trúng độc đắc mất rồi.
 Ong cảm thấy mình thật lúng túng và ngại ngùng khi đến gần người đàn bà này mặc dù bà Phương Lan có vẻ hiền lành và dễ thương khác với tính tình quảng giao và dễ dàng gợi chuyện của ông. Có lẽ vì bà quá lặng lẽ, buồn bã. Bà chỉ hỏi:
- Tôi có thể giúp ông điều gì không?
- Vâng. Bà có thể mang cái túi da đựng những ống kính kia hộ tôi.
Suốt hai tiếng đồng hồ sau đó, bà ngắm Kinh Luân nhảy xuống, leo lên những bờ đê, vạch lá,rồi lại nhảy lên dạ cầu tìm góc độ. Dáng vóc ông nhanh nhẹn và thanh thoát như một con báo. Trong yên lặng bà có thể yên tâm nhìn người đàn ông mà không cảm thấy ngại ngùng. Anh ở đâu những ngày tháng em khốn khổ vì những nỗi đau của đời con gái xứ nhược tiểu. Những buổi chiều lang thang dọc bến tàu không biết nói với ai về sự mất mát lớn nhất của đời mình. Nhìn những con thuyền chập chờn bến nước. Những buổi sáng thức dậy trong tiếng lo âu vì không có tiền chợ cho một ngày sắp tới của mẹ. Em đã mơ mộng, ômvào lòng những hình ảnh của mối tình êm đềm, lãng mạn. Có người yêu, có những lá thư tình, những chiều lang thang trên rừng Ầà Lạt, những con dốc, những ngọn đồi. Những ước mơ mà em đã chôn kín kể từ khi quyết định lìa quê hương. Những ước mơ tưởng chừng đã chết lại bị đánh thức vào một lúc không ngờ...
Không biết bà đã mơ mộng như thế bao lâu, đi theo ông như một cái bóng bao lâu? Chỉ biết bà choàng tỉnh khi ánh đèn flash chợt chiếu ngang mặt và tiếng Kinh Luân bên tai:
- Xin lỗi nếu tôi có làm bà giật mình. Tôi xin hứa sẽ không dùng ảnh bà cho bất cứ trường hợp nào. Không ai biết trừ bà với tôi thôi. Thật tình nét mặt bà trong bóng chiều tư lự trông như bức tranh thời Trung Cổ. Xa vắng và buồn bã quá. Như không thuộc vào kiếp đời này.
Bà không biết nói sao. ở đây, thị trấn này bà cũng đã nghe nhiều lần nhận xét đó. Như bà là một phụ nữ dễ thương nhưng có phần cách biệt. Như có điều gì đó ở trong bà, một tâm sự không muốn bày tỏ, không muốn ai chia xẻ...Buổi tối, đèn thành phố đã đỏ ngọn khi ông hoàn tất những bô ảnh cuối cùng. Ong bảo:
- Tôi về ngang nhà trọ rồi đến bà sau nhé.
Giữa hai người khi đó hình như không còn cần lời nói. Người đàn bà có đôi mắt sáng và hàng mi cong buông tiếng dịu dàng:
- Nếu chỉ có thế thì ông có thể đến nhà tôi tắm rồi dùng cơm luôn thể. Quá lâu tôi không có dịp nói tiếng mẹ đẻ. Mai mốt ông đi rồi chắc lại phải một thời gian tôi mới có thể trở lại bình thường.
Buổi tối hôm đó trong ánh nến bập bùng, trong bữa ăn đạm bạc, cháo gà, gỏi gà nhưng không có rau răm, có hai người Việt Nam ngồi bên nhau tâm sự. Người đàn ông trầm tĩnh, dịu dàng. Người đàn bà trắng muốt, dịu dàng như một cành lan. Trong cái áo đầm trắng dài tới gót chân điểm hoa màu hồng mới mua buổi chiều dưới phố, bà như cô thiếu nữ trở về từ tiệc cuối năm của trường trung học. Ngoại trừ nếu chúng ta đến gần và nghe chuyện. Người đàn ông đang nói về mẹ và đọc thơ Đường:
Từ mẫu vọng tử, ỷ môn, ỷ lư
Du tử tư thân trắc hổ trắc dĩ.

Người đàn ông nói về những âm của thơ Đường làm ông thích thú, đôi khi còn hơn ý nghĩa. Ví dụ như ỷ môn, ỷ lư, trắc hổ, trắc dĩ. Mẹ già nhớ con thì tựa cửa, tựa cổng nhưng con tha phương nhớ cha mẹ thì phải trèo lên núi rậm, núi hoang để nhìn về cố hương. Tiếng gió xào xạc bên ngoài từ cánh đồng bắp chưa cầy gốc không làm im nổi tiếng con tim của cả hai đang đập. Kinh Luân tự hỏi:
- Mình đang làm gì đây? Một người đàn bà có gia đình. Ầời ta cũng đã yên bài. Rắc rối nữa làm gì. Hãy đứng lên, lìa khỏi nơi đây. Hãy quên đi Mã Ầịnh Sơn. Chỉ nên nhớ về những cây cầu che, mục đích của ta khi đến đây.
Nghĩ vậy mà làm không được. Chỉ biết khi chiếc Radio nhỏ ở góc bếp chấm dứt bản tin mười giờ và bắt đầu trổi lên ca khúc Autum Leaves thì Kinh Luân đứng lên và đề nghị bà nhảy với ông một bản:
- Tôi không nhảy giỏi lắm đâu nhưng tôi nghĩ ở đây, trong nhà bếp này chắc cũng không tệ lắm.
Bà cảm thấy hơi lao đao. Từ lâu bà cố tình từ chối không tham dự những cuộc vui của làng. Thị trấn nhỏ, mọi người đều quen biết nhau, không khí hội họp sau một vụ mùa, tiếng dồn dập, ồn ào của những ca khúc dân ca, người người nắm tay nhau nhảy múa, ca hát đùa giỡn bên ánh lửa bập bùng như để quên những ngày dãi nắng, dầm mưa lo công việc đồng áng thường không phải là những giây phút mà bà yêu thích. Bà có thói quen ngồi một mình nghĩ ngợi sau buổi cơm chiều nơi hiên trước, trên chiếc xích đu có từ đời ông nội của Richard, đợi tiếng chim sáo về. Thị trấn này nổi tiếng không phải vì những cây cầu che, nguyên do mang người đàn ông xa lạ này đến đây, mà nổi tiếng vì những đàn sáo sậu vẫn tập trung về đây sau mỗi vụ mùa. Ầiều hay là chúng không phá hoại mùa màng bao giờ mà chỉ xuất hiện khi những cánh đồng đã gặt xong còn trơ luống rạ khô. Chúng về từng đàn, xà xuống cánh đồng, mổ thóc rơi rải và hót lên những khúc hát thanh tao lạ thường. Người dân ở đây đón thời tiết theo tiếng hót của chim Những năm mùa đông lạnh tiếng chim hót dài ra như thanthở. Những năm được mùa, tiếng chim reo vui, thanh thót. Thật tình, bà Phương Lan không tin chim có thể tiên đoán trước thời tiết. Bà nghĩ đó chỉ là tâm sự của người nghe đã làm cho tiếng chim thay đổi. Như bà, chẳng hạn. Năm nào tiếng chim kêu cũng làm bà nhớ những con trăng mùa hạ ở quê nhà mà bà vẫn cố quên.
Những ngày nắng oi bức như hôm nay, cuối hè sắp chuyển sang thu là những ngày chim sáo sắp về. Ầó cũng là lý do bà quyết định ở lại nhà không cùng chồng và các con đi dự Hội Chợ Nông Nghiệp ở Chicago. Ầịnh mệnh.
Kinh Luân nắm tay bà đứng lên, bàn tay kia để quanh thắt lưng, ép bà sát vào người mình. Qua manh áo lụa, người bà mềm mại và dịu dàng. Mái tóc đen vén cao bằng một sợi dây nhung đen, lộ một bờ cổ trắng. Chân bà thon dài, quấn quít. Ong nói nhỏ, tôi thích mùì nước hoa này.
Bản nhạc chấm dứt nhưng họ vẫn đứng nguyên ở vị trí cũ chờ bản nhạc kế tiếp và không ai nói với ai một lời nào. Sau này, ông nói với bà về cảm giác lần đầu tiên được ôm bà trong vòng tay. Cảm tưởng như tìm thấy lại cuộc đời đã mất. Thấy lại giòng sông Bình Hoà nối liền Chợ Mới với Long Xuyên, thấy lại con đường làng thẳng đuột từ phố chợ về nhà, mẹ ông kẽo kẹt gồng gánh nuôi con. Thấy lại giòng sông chưa có tên, một phụ lưu của sông Tiền Giang chảy sau nhà. Con sông dữ, bên lở, bên bồi mà những ngày hè ông vẫn trèo lên một thân cây chuối lội vượt qua bờ bên kia mặc mẹ vẫn cấm đã là nguốn cảm hứng để ông làm thơ:
Người đi quên cả sông bồi, lở
Gỏ ván thuyền ai gọi cố nhân ơi
Ai khóc khi mưa về bến cũ
Lở cuộc đời, bồi nỗi nhớ thương
(Thơ Thụy Châu)

Giòng sông chảy từ làng Hòa Hảo về tới Kiến Phong mới nhập vào Tiền Giang với nhiều huyền thoại về những con quái vật đã giết hại ông cố của ông Ba Ầịnh đầu làng, giết ông cồ* của dì Tám Thơm bán bún....Thấy lại bụi chuối sau hè của những ngày mới lớn, con gái trong làng thường tỏ vẻ thích người con trai trắng trẻo, rất thị thành, trầm lặng ít nói. Có lần cô hàng xóm tên Lệ đưa thư. Bức thư ông nhét vào túi áo, không đọc vì mải đi chơi bida với bạn nên cô Lệ giận đi lấy chồng ngay sau đó. Thấy luyến lưu cuộc đời ông cố tình lãng quên, đã không muốn để lại một dấu tích gì. Ngay cả sưu tập ảnh gồm nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng quốc tế mà một số nhà xuất bản đã đề nghị ấn hành. Bởi vì sau ngày mẹ mất ông cảm thấy như không còn gì để lưu luyến cõi đời này, ông có cảm tưởng có thể lìa bỏ mà không có điều gì ăn năn và hối tiếc.
*
Năm nay bà Phương Lan đã sáu mươi ba tuổi nhưng bà không thể hình dung Kinh Luân năm nay đã bảy mươi. Bà ghi tên mua báo National Geographic để có dịp theo dõi bước ông đi. Ầó là cách duy nhất để có dịp nhìn thấy ông. Bởi vì đôi khi trên bìa sau của báo có đăng ảnh của ông. Theo năm tháng, nét mặt ông buồn bã hơn, cô đơn hơn nhưng tựu chung vẫn hiền hoà và dịu dàng. Ong nhìn thẳng, nét nhìn trang nghiêm như gửi tới bà một lời nhắn nhủ.
*
Buổi tối, khi họ không thể rời nhau nữa thì trời đã sâu vào đêm. Tiếng chim sáo hót lên trong những lùm cây xa thiết tha, xa vắng. Khi bà hỏi ông có thể đoán gì qua tiếng chim kêu như những người dân trong thị trấn này vẫn thường làm, nghe tiếng chim kêu để dự đoán điềm lành hay dữ, ông chỉ ôm bà sát chặt vào lòng, hôn lên gáy bà một nụ hôn dài. Chỉ khi trời gần sáng, khi cả hai cùng đứng bên nhau trên gác cao, ốc đảo riêng của bà trong ngôi nhà này nhìn qua màn sương mỏng, cố định hướng tiếng chim kêu ông mới bảo:
- Anh không cần biết là điềm lành hay dữ. Anh chỉ biết là từ bây giờ về sau anh đã có em vĩnh viễn. Như suốt cuộc đời anh đã tìm kiếm, đã có cảm giác rất mơ hồ rằng có phần đời nào đó trong anh đang lưu lạc, anh phải đi tìm và sẽ gặp trước khi anh từ giã nó. Bây giờ anh đã gặp. Mọi thứ không còn quan trọng nữa.
Đó là lúc ông yêu cầu bà chân trần, không trang điểm, tóc thả vai ngang, chạy như bay trên cánh đồng cỏ úa sau nhà để ông ghi vào ống kính. Ầó là bức ảnh mà bà đang có trước mặt. Nét mặt của người đang đi đến với người của một đời mình.
Những ngày kế tiếp bà đã theo ông đi chụp những cây cầu che còn lại. Nghe ông giảng giải về nghệ thuật nhiếp ảnh, về vệt sáng, về bố cục của một hình thái, một chi tiết. Bà nghe nhưng tâm trí trôi bềnh bồng. Họ dừng lại hôn nhau bên những tàng cây, trong tiếng gió, qua vệt mồ hôi chảy dài sau những leo trèo, vượt đèo, qua suối. Bàn tay gân guốc, vững chắc đã nâng niu bước chân, đã cho bà cảm giác dịu dàng rất mực của đời thiếu nữ. Họ sống trong nhau như chưa bao giờ được sống trên đời. Họ nói cho nhau nghe về những câu ca dao quê nhà, về một bài ca âm thanh thì tuyệt diệu nhưng gần như vô nghĩa, họ ngâm thơ, họ nhắc cho nhau vài câu thơ tiếng Nôm của Nguyễn Công Trứ mà hồi nhỏ học hoài không thuộc. Ong nói về ngày ra khỏi quê hương chỉ mang theo cuốn sách dạy chữ Nho, quà tặng của ông giáo người Bắc trôi dạt vào Nam, sống và dạy học trong ngôi trường làng nhỏ. Ong giáo sống cô độc, không lấy vợ mà chỉ lo chăm chút dạy dỗ bầy con nít, nhận của dân làng từng thúng khoai, thúng ổi để trừ tiền học. Người làng thì thầm đó là những người mưu đồ chí lớn, những nhà cách mạng về ẩn thân để tránh mật thám Tây:
Hiền sĩ cùng nhi ẩn xứ hề
Liêm phương chính nhi bất dung
Kẻ hiền sĩ tận cùng rồi cũng phải ẩn dật chừ
Người liêm, ngay thẳng rồi cũng chẳng được dung

Họ đã khóc, đã cười, đã nói cho nhau nghe những ước mơ mà họ chưa từng thố lộ với ai trong đời. Người bà như mềm nhũn, như tan hoà trong cơ thể ông. Như mấy mươi năm trưởng thành không còn có thực.
Sáng thứ năm, họ cùng nhau đi về một thành phố cách đó hơn năm mươi dặm để Kinh Luân có thể ra phi trường gửi những cuộn phim đã hoàn tất về cho tòa báo. Họ đi vào quán nước có ít nhiều không khí quán lộ thiên thành phố ý. Một lúc nào đó trong buổi ăn trưa, ông buột miệng:
-Hãy anh ở lại, gặp chồng em ngày mai, giải thích cho anh ấy hiểu chuyện gì đã xảy ra, rồi em đi theo anh. Em không thể sống mãi ở đây.
Bà Phương Lan biết bà không còn có thể trốn tránh sự thật. Bà biết chỉ cần Kinh Luân nói thêm một lời nữa thôi, bà sẽ bỏ hết, sẽ không thể cưỡng lại những ước mơ của đời mình. Nhưng còn Richard, người chồng hiền lành, chất phác, chỉ biết có vợ con và đồng áng. Người đàn ông đã yêu bà hết mực khi mang bà về nơi đây, trước khi bà được người dân của thị trấn này chấp nhận đã đương đầu, đã đề cao như một thiên thần. Rồi Richard sẽ ra sao sau khi bà bỏ đi? ôìi, con đàn bà Á Đông nhỏ bé tuyệt vời của tôi đã theo trai, một người cùng giống!ọ. Và Michael. Và Caroline. Chúng nó sẽ ra sao. Tuần tới, trường học sẽ khai mạc mùa Football và Michael có nhiều hy vọng sẽ được chọn làm tuyển thủ cho trường. Ầiều đó có nghĩa nó có nhiều hy vọng được học bổng để vào Đại Học. Không, anh, em không thể...

*
Mười lăm năm đã trôi qua nhưng bà không thể quên những hạt nước mắt chảy dài trên gương mặt của người tình. Ong không nói năng chỉ bóp nhẹ tay bà dưới gầm bàn. Từ đó, cho đến tối, cho đến trưa ngày hôm sau, thứ sáu, họ yêu nhau nhiều lần. Như sự kết hợp của lần đó sẽ là lần vĩnh cửu cho đến khi lần kế tiếp.
 Nhưng rồi cũng phải chia tay thôi. Ong mang tất cả đồ ra xe, cẩn thận không để lại một dấu vết để làm phiền bà. Trong khi bà chỉ biết nhìn theo với đôi mắt cạn khô. Họ chia tay nhau nơi khung cửa bếp, cạnh cái bàn gỗ sơn vàng. Kinh Luân không cho bà ra xe. Chỉ bảo:
-Em nên vào nhà, đừng nhìn theo, anh không đi nổi. Anh sẽ ở lại thị trấn tới chiều chủ nhật, nếu em đổi ý thì gọi cho anh hay. Hay đến tìm anh. Chúng ta sẽ rời khỏi nơi đây, sẽ có mặt khắp nơi trên thế giới, sẽ yêu nhau trên những bờ tuyết của Hy Mã Lạp Sơn. Và hơn tất cả, một ngày nào đó, chúng ta sẽ trở về quê hương. Ầể những mơ mộng thời thiếu nữ của em không chỉ là giấc mộng.
Ong nổ máy xe chờ bà bước khuất hẳn vào nhà rồi chạy đi rất nhanh. Mười lăm năm qua, bà vẫn không thể quên nổi vết bụi mờ theo bánh xe và ngọn đèn đỏ khi ông thắng lại ở khúc quanh vào nhà trước khi mất hút.

Chiều thứ sáu, chồng và các con bà trở lại nhà. Họ đem theo những ồn ào, rộn rã, dư âm của những chợ phiên. Con lừa của Caroline chỉ đoạt giải ba. Bà không thể hiểu được tâm lý người nông dân tại đây. Nuôi nấng một con vật, nâng niu nó dường ấy, đoạt được giải cũng chỉ để bán cho người khác ngay với giá hời hơn một chút. Buổi tối ăn cơm xong, bà ra ngồi ngoài hiên trước, không tham gia câu chuyện của chồng con. Thần trí tơi bời. Richard, chồng bà, đã lo lắng:
- Có chuyện gì ở nhà? Keith nói với anh có chiếc xe truck lạ màu xanh trong sân nhà mình.
Bà trả lời:
- Của một người hỏi đường. Ong ta là nhiếp ảnh gia nổi tiếng về đây để chụp những cây cầu che.
Tiếng Richard cười lớn như bà dự đoán:
- Những cây cầu thổ tả, sắp sập đó mà có người muốn chụp ảnh thì lạ thật.
Bà ngồi im trong bóng đêm, nghe hơi hướng Kinh Luân còn hằn đọng trong thân thể, hình dung ông và những đồ nghề lỉnh kỉnh của ông trong căn phòng khách sạn nhỏ. Anh yêu dấu, em không thể khác.
Tiếng Richard gọi bà từ nhà trong:
- Vào đi ngủ, em làm gì ngoài đó?
Bà nói vọng vào:
- Em muốn nghe tiếng chim.
Ầã quá quen với những điều bất thường của vợ, người đàn ông lắc đầu và đi ngủ. Ong không hề để ý rằng từ đó cho đến ngày ông mất đi người đàn bà lấy cớ tuổi già đã đến, từ chối chuyện gối chăn, sống thầm lặng, săn sóc cho ông và các con, lặng lẽ làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. Nhưng tất cả thì giờ rảnh rỗi bà thường lang thang trên cầu Roseman một mình. Người trong thị trấn cho rằng đó là dấu hiệu lẩm cẩm của người đàn bà Ấ ĐÀông dễ thương, tốt bụng, tuổi già tha phương nhớ nhà, nhớ quê...
*
Mười năm sau ngày họ chia tay, chồng bà qua đời. Bí mật của bà Phương Lan ông không hề hay biết. Tuy nhiên khi bà đến với ông trong giây phút cuối cùng trong nhà thương, ông Richard đã nắm tay bà và thì thầm:
-Anh rất tiếc đã không cho em được tất cả những gì em ước mong khi mang em về đây. Sự cô đơn của em anh biết rất rõ nhưng không thể làm gì cả. Em tha thứ cho anh.
Bà đã nắm chặt tay ông cho đến khi ông buông xuôi. Chôn cất chồng xong, bà quyết định ở lại căn nhà cũ kỹ một mình mặc sự phản đối của các con. Bà muốn giữ nguyên địa chỉ cũ bởi vì bà vẫn hy vọng....Từ ba năm nay, ảnh của Kinh Luân không còn xuất hiện ở bìa sau của tạp chí National Geographic nữa. Bà có gọi điện thoại cho tòa báo như ông dặn dò khi muốn liên lạc với ông thì người điện thoại viên cho biết ông không còn cộng tác với tạp chí này. Khi bà cho biết là một người quen biết cũ và bằng mọi giá phải liên lạc với ông thì cô ta chuyển điện thoại của bà cho người chủ bút lão thành đã làm việc lâu năm ở đây. Ong này cho biết tâm tính Kinh Luân càng lúc càng bất thường cho đến lúc không còn ai chịu nổi nữa. Ong đã bỏ công việc ở đó và đi đâu mất tích không để lại địa chỉ.
Từ đó bà Phương Lan thôi không tìm hiểu, chỉ sống với bức ảnh ông chụp bà trên cánh đồng cỏ sáng rạng đông mà bà nhận được trong một phong bì không có địa chỉ người gửi bốn tuần sau khi họ chia tay.
Năm 1989, có một lần hàng xóm thấy xe chuyển hàng của UPS đi đến nhà bà Phương Lan. Người tài xế có lẽ khó khăn lắm mới tìm ra địa chỉ của bà nên sau khi đưa thùng quà khá nặng cho bà là vội vã đi ngay vì sợ muộn cho những nơi giao hàng kế tiếp. Bà nhìn địa chỉ người gửi: một văn phòng luật sư tại thành phố của Kinh Luân cư ngụ. Thùng quà gồm những dụng cụ máy ảnh lỉnh kỉnh của Kinh Luân và ba phong bì cùng một lá thư của vị luật sư cho biết có một khách hàng tên Lê Kinh Luân, vừa mới qua đời cách đây ba tuần muốn giao những kỷ vật này lại cho bà Phuơng Lan Richard, địa chỉ.....Mã Ầịnh Sơn, Iowa. Nếu không tìm được người nhận thì những kỷ vật này phải được đốt cháy cùng với tàn tro của ông và đem rải nơi cầu Roseman.
 Ngày nhận được những kỷ vật này, bà Phương Lan đã bỏ bữa ăn trưa, nằm dài trên giường với sợi giây chuyền đeo cổ của ông trên ngực. Ầã mười lăm năm trôi qua nhưng bà có cảm giác như ông mới ngồi ở đây hôm qua. Bàn tay đầm ấm của ông vẫn còn đâu đó trên thân thể bà và hơi thở êm ái của ông vẫn còn bên gáy. Mãi đến chiều tối, bà đốt một ngọn nến, ngồi bên cái bàn bếp cũ màu vàng mà sau khi Richard qua đời bà đã yêu cầu con trai mang đặt về chỗ cũ thay cho cái bàn mới mua, bà mới mở thư ông. Lá thư đề ngày 16 tháng 8, 1988
Phương Lan yêu dấu,
Anh không biết đến khi nào thì lá thư này mới đến tay em. Có thể là sau khi anh đã ra đi, đã không còn có mặt trên trái đất này. Anh sẽ thu xếp để không làm phiền đến em, dù ít hay nhiều. Chỉ có những dụng cụ nhiếp ảnh cũ mà anh coi như những đứa con của mình, anh không đành lòng khi nghĩ rằng khi anh đã không còn, nó sẽ xuất hiện trong một nơi bán đồ cũ nào đó và sẽ lọt vào tay của ai đó, không biết giữ gìn yêu thương chúng như anh. Có thể khi em nhận được thì chúng cũng đã không còn mới mẻ gì nhưng anh không còn ai để gửi lại. Xin em tha lỗi anh đã làm phiền em về việc này.
Mười ba năm qua từ khi chúng ta không gặp nhau, anh lúc nào cũng di chuyển không ngừng. Và kỳ diệu thay, anh tìm ra em ở bất cứ nơi nào anh đã đặt chân đến. Dù đó là cành cây khô gãy hay tiếng chim kêu đầu ngày. Ngay cả trái táo ăn dở cũng làm anh nhớ đến em. Nhiều lần nỗi nhớ thương đong đầy đến nỗi anh tự nhủ: mặc kệ, chuyện tới đâu thì tới, anh sẽ mua vé may bay đi về Iowa tìm em, mang em đi với anh.
Nhưng anh lại nhớ lời em nói và anh tôn trọng những cảm nghĩ của em. Có thể là em hoàn toàn có lý. Anh không biết. Anh chỉ biết có một điều, lái xe ra khỏi con đường đất nhỏ của nhà em sáng thứ sáu ngày hôm đó là việc làm khó khăn nhất của đời mình. Anh không biết điều gì khác khó khăn hơn còn có thể đến cho một người đàn ông.
Anh rời tạp chí National Geographic năm 1985 vì muốn để hết thì giờ còn lại chụp những điều mà anh muốn chụp. Quyết định này làm anh hơi bị khó khăn về tài chánh một chút nhưng tựu chung thì anh cũng vượt qua được. Anh đang sống tại một hòn đảo nhỏ bên ngoài thành phố Seattle. Từ đó anh khám phá ra một điều, khi người đàn ông có tuổi, càng về già càng có khuynh hướng đi về gần biển. Biển hiền hoà hay biển động thì biển cũng là nơi nối liền nhiều bến bờ khác biệt của nhân gian, một điều mà con người đã không làm được dù có văn minh và tiến bộ đến đâu.
Hiện nay anh có nuôi một con chó. Loại chó vàng retriever. Anh đặt tên cho nó là Highway bởi vì nó là bạn đường của anh, khi anh lái xe thì nó luôn đưa đầu ra ngoài hứng gió, vừa nhìn ngắm y như là nó cũng tìm một điểm lạ để chụp hình như anh vậy.
Anh sống với hình bóng của em trong trái tim anh. Anh chỉ còn có thể nói như thế. Bởi vì trước em, anh đã gặp nhiều người đàn bà nhưng sau em thì bất khả. Anh không tôn thờ chủ nghĩa độc thân đâu, chỉ có điều không còn cảm thấy hứng thú. Thế thôi.
Khi anh còn nhỏ, mẹ anh có nuôi một cặp ngỗng. Giống ngỗng khác với gà vịt là nó chỉ sống từng cặp. Ầã quá lâu rồi anh không còn nhớ con ngỗng mái vì sao mà chết chỉ biết là anh xa nhà khá lâu, trở lại vẫn thấy con ngỗng trống lội thẩn thơ ngoài sông một mình, tìm kiếm. Hình ảnh cô đơn tự nguyện như chỉ có trong thơ văn lãng mạn, không ngờ bây giờ lại là những cảm nghĩ trong anh.
Trong trí tưởng tượng của anh, dù một sáng mù sương hay một chiều gắt nắng, em và những công việc hàng ngày của em, nơi vườn rau sau nhà, ngồi trên cái xích đu trước hiên, đứng bên cạnh bồn rửa chén trong nhà bếp. Nghĩa là không khó lắm cho anh để tìm hình ảnh của em. Anh nhớ mùi hương trên tóc em, nhớ gối chăn nồng nàn của đêm hè vĩnh cửu. Nhớ làn da ép nhẹ trên làn da anh, nhớ tiếng em thủ thỉ bên tai: em yêu anh biết là chừng nào. Không biết thi sĩ nào đó đã viết: Thế giới tình yêu của chúng ta không có ai đâu em. Chỉ có hai đứa mình. Vì thế mà vũ trụ tuy rộng lớn cũng chẳng làm sao ngăn cách được đôi ta.
Tuy nhiên không phải lúc nào anh cũng tự tin như thế. Có những ngày nỗi nhớ thương làm anh muốn điên dại. Những lúc đó anh thường mang Highway lên xe và đi thật xa, vào rừng lên núi vài ngày.
Ầừng cảm thấy tội nghiệp cho anh. Anh không phải là loại người sống và muốn người khác thương hại mình, dù người đó là em. Bởi vì, anh không cảm thấy cô đơn lắm đâu. Trái lại, nhiều khi anh cảm ơn Thượng Ầế đã cho anh tìm ra em. Dù muộn màng nhưng còn hơn anh đi ra khỏi cuộc đời này mà không có điều gì để mà luyến tiếc.
Nhưng trên tất cả mọi điều, anh cũng chỉ là con người. Một con người cố gắng hàng ngày để nỗi nhớ thương, ham muốn gần gũi người yêu không choáng đầy tâm trí, để có thể sống cho ra một người. Anh yêu em, em yêu dấu, sâu đậm và nồng nàn. Mãi mãi sẽ là như thế.
Kinh Luân.
Tái Bút: Anh vừa phải thay máy mới cho chiếc xe truck của anh và nó vẫn còn chạy rất tốt.

Từ ngày bà Phương Lan nhận được thùng kỷ vật đó đến nay đã năm năm. Từ đó, mỗi năm, vào ngày sinh nhật, việc đọc lại những lá thư này và xem lại những kỷ vật, như sợi chuyền đeo cổ có cái móng cọp, những tạp chí có đăng ảnh của Kinh Luân... với bà Phương Lan là một hành động thành kính. Bà luôn luôn chờ khi ngày sắp tắt, đốt một ngọn nến, ngồi vào cái bàn cũ kỹ sơn màu vàng trong bếp, rót một ly rượu Brandy, mồi điếu thuốc Camel, và chấm dứt ngày bằng cách đọc lại lá thư trên đây.  
 
*
Bà Phương Lan mất năm 1991. Sau khi bà qua đời, các con của bà tìm thấy trong phòng ngủ của mẹ những kỷ vật cùng một lá thư dài bà viết về mối tình của mình cùng người nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới này và mong muốn các con bà hãy thương ông Kinh Luân như bà đã yêu ông. Hãy thiêu xác bà và rải tro trên cầu Roseman. Sống không được gần gũi thì khi chết bà không còn muốn xa ông nữa. Thị trấn Mã Định Sơn từ đó vắng hẳn bóng người đàn bà Á Đông thơ thẩn trên dạ cầu Roseman. Tuy nhiên, những cây cầu che ở đây đã được chánh phủ Hoa Kỳ liệt kê vào những di tích lịch sử của quốc gia. Dó là do công trình của người nhiếp ảnh gia nổi danh đã chụp những bức ảnh của cầu Roseman đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Nhưng ít ai biết về mối tình tuyệt vời của hai người tha phương đã yên nghỉ đời đời bên dạ cầu Roseman.
Hoàng Dược Thảo (1993)
@ www.saigonweeklyonline.com
 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top