Trung Cộng đã rửa 10.000 tỷ USD
ở nước ngoài như thế nào?
Thành Bắc Kinh phong vân biến ảo, Trung Nam Hải cuồn cuộn sóng ngầm.
(Ảnh: Quinn Rooney / Getty)
Trong 20 năm qua, Trung Cộng đã chuyển khoảng 10.000 tỷ USD ra nước ngoài. Nhưng Trung Cộng đã rửa tiền như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang), một chuyên gia về các vấn đề xã hội và chính trị Trung Quốc.
Vào ngày 2/6 năm ngoái, tôi đã đề cập đến bốn chiến lược chính mà Hoa Kỳ sử dụng để đối phó với ĐCSTQ, trong đó bao gồm đóng băng và công bố tài sản của các quan chức ĐCSTQ tham nhũng. Hôm nay, trong bối cảnh toàn thế giới đang bao vây ‘diệt ĐCSTQ’, tôi muốn đề cập cụ thể về kế hoạch chạy thoát trong một đêm vào ngày tận của ĐCSTQ đã bị chết yểu.
Chúng tôi dựa trên dữ liệu do tổ chức ‘Liêm chính Tài chính Toàn cầu’ (Global Financial Integrity, GFI) công bố trên tạp chí kinh tế nổi tiếng nhất ở Anh Economist vào ngày 27/10/2012, để suy luận rằng ĐCSTQ đã chuyển khối tài sản lớn khoảng 10.000 tỷ USD ra nước ngoài trong 20 năm qua.
Chúng tôi đã đưa ra phương pháp tính toán cụ thể trong video, cũng phân tích sự thất lạc của khoản tiền này có ý nghĩa gì đối với ĐCSTQ, và ý nghĩa như thế nào đối với việc tái thiết kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ hậu Cộng sản.
Phương pháp mà tổ chức GFI điều tra số tiền được ĐCSTQ rửa rất đơn giản. Đó là so sánh tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do Trung Quốc công bố với tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do các nước khác công bố. Về lý, hai dữ liệu này phải nhất quán, nhưng họ phát hiện ra chúng có một khoảng cách rất lớn.
Phương pháp rửa tiền này được gọi là ‘thương mại với hóa đơn sai’ (misinvoicing). Ví dụ: tôi mua một mặt hàng nào đó và đã thanh toán 1.000 USD; Khi bạn gửi hóa đơn cho tôi chỉ khai 800 USD, với 200 USD còn lại bạn có thể thay tôi trực tiếp gửi vào một ngân hàng nước ngoài.
Chỉ riêng năm 2011, số tiền được rửa bằng phương pháp này đã đạt tới 430 tỷ USD. Năm 2011, tổng số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do chính phủ Trung Quốc đưa ra là bao nhiêu? Đó là 3,6 nghìn tỷ USD. Từ đó có thể tính ra, tỷ lệ rửa tiền chiếm 12% tổng khối lượng xuất nhập khẩu được công bố.
Tổ chức GFI đã sử dụng phương pháp này để tính toán và phát hiện rằng từ năm 2000 đến 2011, ĐCSTQ đã rửa khoản tiền 3,2 nghìn tỷ USD ra nước ngoài. Nhưng đây không phải là phương thức rửa tiền duy nhất. GFI ước tính rằng tổng số tiền ĐCSTQ đã rửa trong 11 năm qua là 3,79 nghìn tỷ USD.
Bởi vì báo cáo được công bố vào năm 2012 nên không có dữ liệu sau năm 2012. Không có lý do nào khiến chúng ta tin rằng ĐCSTQ đột nhiên trở nên liêm khiết sau năm 2012. Vì vậy, chúng tôi sử dụng tỷ lệ tương tự để suy luận rằng kể từ năm 2012, khối lượng xuất nhập khẩu hàng năm của ĐCSTQ đã tăng trung bình 6%. Tạm thời giả sử rằng tỷ lệ rửa tiền cũng sẽ không thay đổi.
Đây là công thức tính tỷ lệ theo phương thức cung và cầu. Từ năm 2012 đến 2019, tổng cộng 8 năm, khoảng 4.255 nghìn tỷ USD đã được rửa (430 tỷ USD x [1-1,06 ^ 8] / [1-1,06] = 4.255 nghìn tỷ USD).
Do đó, trong 20 năm qua, ĐCSTQ đã sử dụng phương thức khai khống hóa đơn để rửa khoảng 7,5 nghìn tỷ USD. Cộng thêm các kênh rửa tiền khác, ĐCSTQ đã rửa tổng cộng 8,83 nghìn tỷ USD (chúng tôi sử dụng tỷ lệ này trong báo cáo của GFI, [3.2 + 4.255] x 3.79 / 3.2 = 8.83 nghìn tỷ USD).
Nếu tính thêm ‘một vành đai, một con đường’, các dự án đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và các phương thức chuyển nhượng vốn khác, ước tính tổng tài sản mà ĐCSTQ chuyển ra nước ngoài đạt 10 nghìn tỷ USD.
Những vấn đề hiện tại mà ĐCSTQ phải đối mặt là gì? Đó là, nếu Hoa Kỳ cấm các đảng viên ĐCSTQ và gia đình của họ đến Hoa Kỳ, thì việc rửa tiền của ĐCSTQ ở nước ngoài về cơ bản sẽ vô ích.
Tôi tin rằng Hoa Kỳ cũng sẽ thuyết phục Liên minh Châu Âu (EU), Úc, New Zealand, Canada, Vương quốc Anh và Nhật Bản đóng băng tài sản ở nước ngoài của ĐCSTQ. Theo cách đó, ĐCSTQ đang thực sự đối mặt với tình trạng trong nước người dân sục sôi phẫn nộ, ngoài nước bốn bề vây khốn. Đây cũng là báo ứng đối với chính quyền tà ác và tập đoàn tội phạm phản nhân loại này.
Tôi đoán trong nội bộ ĐCSTQ hiện giờ đang rất hỗn loạn và họ không biết cách đối phó ra sao. Đây là lý do cho sự biến mất đột ngột của Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ khi đối mặt với thiên tai lũ lụt.
Liên kết video của chương trình năm ngoái trên mạng:
Liên kết đến báo cáo Kinh tế học:
https://www.economist.com/china/2012/10/27/the-flight-of-the-renminbi
Liên kết báo cáo nghiên cứu của GFI:
https://gfintegrity.org/press-release/chinese-economy-lost-3-79-trillion-illicit-fin finance-outflows-since-2000-reveals-new-gfi-report /
Lưu ý: Nội dung của bài viết này được lấy từ video youtube của tác giả Chương Thiên Lương đăng ngày 21/7/2020.
Minh Thanh