Chuyện hàng ngày, Đoàn Công Tử
Người lương thiện cúi mặt mà sống.
Nhà văn Văn Quang còn ở đâu đó tại Việt nam, viết đều đặn " Sài gòn lẩm cẩm thiên hạ sự", đọc vui và thú vị, làm cho tôi, vốn không có khiếu văn thơ, cũng tập tành viết. Những bài của tôi chỉ dám gửi cho các thân hữu, ít nhiều biết mình nên thông cảm, chịu đựng, không chê trách, khi có những đụng chạm với cái tật đùa giỡn vô duyên, chạm nọc nguời khác.
Cũng có bài viết làm một số nguời thân hồi xưa làm lớn với ông Thiệu buồn lòng (?) vì lúc đuơng quyền lững lơ con cá vàng, tranh hơn thua vặt, không lo tìm sách luợc giử vững miền Nam khi tình huống Mỹ bỏ chạy truớc. Tây đến dù cả trăm năm, rồi cũng phải au revoir và xem ra Mỹ không lì và kiên nhẫn đủ, nhất là dân Mỹ cái gì hơi khó nuốt là dể dàng bỏ cuộc, là biểu tình làm áp lực với chánh phủ vốn cần phiếu, cho nên làm đồng minh Mỹ dể bị bán độ và làm kẻ thù Mỹ, chỉ cần kiên trì truớc sau cũng thắng.
Tụi Taliban biết tẩy đó, tụi Cộng sản biết tẩy đó, chỉ có nguời Việt Quốc gia không để ý điều đó lắm, nếu không muốn nói là không dám nghĩ tới. Thôi mất nước mà cứ đổ thừa Mỹ hoài, tụi nhỏ nó cười. Cái quan trọng, phải biến đau thương thành hành động, lấy lại những gì đã mất trong chiến tranh, tuổi tác không chờ ta.
Chinh chiến tàn, ta trở lại trường học ở xứ người, thấy lại tuổi thơ nhưng cũng thấy thầy trẻ hơn mình, Kêu mình bằng Sir chứ không bằng tên, bằng em như thời lâu lắm, mặc dù mình vẫn luôn nhìn thầy bằng đôi mắt kính phục như thuở ngày xưa.
Ngày ra trường, không có ba tôi, tôi chỉ thì thầm : “Chu cha, dù quá trể con cũng tạm gọi là học xong rồi, ông già ơi! ”. Ra đi làm cũng có nổi nhiêu khê, dù có giỏi vẫn dưới quyền người da trắng, nhưng vẫn còn hơn là mãi lẫn quất với xứ da vàng, chẳng biết gì ngoài hận thù bắn giết.
Tiền bạc giúp ta nhiều việc nhưng cũng hại ta nhiều thứ, làm cho mình hư đốn, ỷ lại, làm mình tuởng bở là mình hơn nguời,làm mình có thêm bạn xấu và dễ mất bạn tốt. Nghèo thì chúng khinh, giàu thì chúng ganh ghét, hiềm khích. Đó là chưa kể lắm lúc bị mất mạng. Nguời luơng thiện đổ mồ hôi cả đời làm ra sự nghiệp, bọn bất luơng chỉ ngồi nghĩ kế qua mặt, luờng gạt, sang đoạt và làm giàu tắt. Bởi sợ như vậy nên tôi không giàu nổi, hể sình lên chút đỉnh thì có chuyện để xộp nhưng mà cũng may là ít khi lâm cảnh quá túng quẫn để làm càn cho nên cũng không dám nói phét là mình đàng hoàng, chưa muợn tiền ai nên chưa biết có uy tín hay không, cũng như cuộc đời chưa làm lớn nên không dám chắc mình có đuợc tính liêm chính, hay cũng quá lem nhem như mấy anh Ba, anh Tư Cách mạng, tiền là thứ rất khó chê, 67 tuổi vẫn còn là sớm để nói mình đàng hoàng.
Nhìn nhiều anh chị làm từ thiện, lăng xăng chạy tới chạy lui lo cho đồng bào bên nhà, từ thiên tai bảo lụt, đến nhân tai bắt bớ, tật nguyền, thấy cũng nguỡng mộ, nhưng lại nghĩ là cần phải làm nguời luơng thiện truớc khi làm từ thiện, chứ không thì đúng là giỡn chơi.
Nơi chỗ tôi ở có ông bà thương gia nọ, bán hàng mắc hơn chổ khác, bị hỏi tại sao, bà vợ đáp tỉnh bơ: - Thôi mà, mình bên này khá giả, coi như đóng góp với chúng tôi, năm nào tụi tôi cũng đi Việt nam làm từ thiện á...
Họ có đi Việt nam làm từ thiện thật, cũng có chụp hình hẳn hoi, bỏ vô album cho khách xem, nào gạo, mì gói, vở tập, mền, chén, phát cho dân. Rồi cũng có nhiều tay anh chị bán trắng, trồng cỏ, chế thuốc, cũng xông ra làm từ thiện, tham gia bán đấu giá gây quỹ xôm trò lấy tiếng trên báo chợ với các bài viết bốc thơm của mấy anh văn sĩ sơn đông mãi vỏ. Họ làm từ thiện thật, không giả mạo, cũng bằng tấm lòng thuơng nguời chứ, chỉ có cái dở là họ hại nguời này xài thuốc độc (tại có người ghiền mà!) để thuơng nguời kia, cho gạo ăn.
Làm từ thiện với người ở châu Phi, với người còn ở Việt nam, làm từ thiện người mới qua từ trại tị nạn, ai được kêu gọi và cảm động mối nào lo chuyện đó. Không thể nói, phải làm như thế nào mới đúng, như Casino ăn tiền của đám chơi bạc, thiếu điều có nhiều người tự tử, để funding cho các hội đoàn từ thiện, bất vụ lợi. anh theo đường này tôi theo đường kia, Good for you ! Sở thuế sẽ khấu trừ lại cho anh, còn Trời Phật có đền bù, thiệt tình là tôi không biết.
Hai Xóm Gà
Người di tản buồn.
Hồi mới qua trại tị nạn Galang, sáng trưa chiều tối đi đâu cũng nghe bài hát này của ông Nam Lộc (?). Nghe thấm thía và buồn làm sao. Ra khỏi đất nuớc trù ẻo rồi, bây giờ buồn vì vợ con còn kẹt lại, chứ nếu không bị bỏ lại, có thể sẽ bị chết hết ngoài biển khơi, chiếc tàu dự trù đi 250 nguời chỉ có 158 nguời ra khơi.
Chiếc tàu chở đuờng từ Hậu giang về neo duới cầu Hàng và sắp xếp cho chúng tôi lên đuờng. Ra biển đông bị lủng lổ chổ vì đuờng còn duới sàn tàu gặp nuớc biển, nuớc tràn vào và thành tàu muốn tách ra làm hai. Ban chỉ huy Tàu phân công tát nuớc và dùng dây thừng ràng thành tàu và chỉ thả trôi mà không dám chạy vì sợ vở, may mà biển êm và tàu không chở nặng. Chúng tôi đuợc một tàu đánh cá Nghĩa Bình kéo nhè nhẹ, thả vô vùng biển Indonesia và đuợc cứu sau đó.
Hồi lâm nguy, lòng an ủi vì vợ con không đi đuợc và như thế là họ còn sống. Lúc tàu vào đất Terempa của Indo thì lại buồn tiếc vợ con vẫn còn kẹt lại ở đất nuớc không tuơng lai, họ thiệt xui. "Chiều nay có một nguời di tản buồn", nói "một nguời ", chứ mọi nguời di tản ai cũng nghĩ mình là nguời đó.
Rách ruới, bị ăn hiếp bởi đám lính bản xứ tại trại tỵ nạn là điều không thể tránh khỏi, chiều chiều đi chùa, lên trên đồi cao là cũng có ý nhìn tìm về huớng quê nhà Việt nam yêu dấu.
Galang 1 dành cho nguời mới đến. Galang 2 dành cho nguời sắp đi định cư. Một Galang khác dành cho những nguời không đi đâu hết, những nguời bỏ mình trên nguỡng cửa Tự do, nằm im trong nghĩa trang mà chúng tôi gọi là Galang 3. Họ đích thực là những Nguời di tản buồn loại 1. Chuyện bị thiếu thốn, phiền hà là điều phải chấp nhận vì chúng ta là khách không mời mà đến, chúng ta là những nguời liều mạng chạy trốn nổi chết, sá gì chuyện nhỏ cái mặc cái ăn.
Nguời di tản buồn sẽ bớt buồn khi ngày rời đảo đi đến quốc gia nhận mình định cư với tấm lòng háo hức xây dựng lại tuơng lai mà chiến tranh tuởng chừng cuớp đoạt và thiêu rụi tất cả. Trong cái chết tìm ra lẽ sống, niềm vui nào to lớn hơn? ngoại trừ mấy ông "anh cả", mất quyền mất lợi, bị đời trở mặt đá như trái banh lông, tàn cuộc chiến thấy mình tay không, không nghề, không ngổng ( già hết gân, ngổng cái gì), không nguời sai vặt, bỏ của chạy lấy nguời, họ là Nguời di tản buồn loại 2.
Còn những anh nhỏ tự tin và chịu khó, bớt nói dóc, nhận ra khả năng thật để cặm cụi huớng đến tuơng lai, chuyện đoàn tụ gia đình, con cái học hành thành tài là tùy sự cố gắng của chính mình, vấn đề là thời gian, nổ lực ít nhiều và có cả may mắn, sẽ cho Nguời di tản có tuơng lai, hơn là hồi làm quan to quan bé, thời bị chiến tranh nhảm nhí, truớc sau gì cũng bị bỏ rơi. Nguời di tản buồn ? Hãy xem lại giùm cái! buồn thì chốc lát, rồi Nguời đuợc di tản là nguời sẽ vui nhất.
Cho nên xin phép ông Nam Lộc (?), tôi xin thêm lời vào bài ca của ông: Chiều nay, có nhiều Nguời di tản không đuợc, rất buồn... Ấy vậy mà có nhiều nguời nặng vía đi hoài không xong, bèn ở lại rồi mánh mung mùng mền, làm Đại gia, vậy mà hở ra là tìm cách gởi con đi du học như để thực hiện giấc mơ : "những Nguời di tản mà không buồn". Đời c'est la vie, tình c'est l'amour, đuờng c'est la rue... hẻn anh Nam Lộc ?
Đoàn công tử