• Đường Thư
Einstein: Tôi chống lại án tử hình
chỉ vì tôi không tin vào các tòa án
Nhà Bác Học Einstein
Có một thứ công lý không nằm trong tay con người, đó là Thiên lý. Có một thứ nhà tù không ở mặt đất, là địa ngục.
Pháp luật là sự đảm bảo cho quốc gia, là lấy uy tín với thiên hạ, nên uy tín của thiên hạ mới là uy tín lớn nhất
Vào giữa những năm Trinh Quán, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã tổ chức một cuộc tuyển chọn nhân tài quy mô lớn. Do tiếng tăm của hoạt động này quá lớn, liền có người muốn đục nước béo cò. Thái Tông nghe nói có người làm giả chức vị quan và lý lịch cá nhân, bèn lệnh cho họ phải tự thú. Ông còn cảnh cáo rằng, nếu không tự thú thì một khi điều tra ra sẽ bị xử tử hình.
Đường Thái Tông và thiếu khanh Đại Lý Tự (một cơ quan chuyên thẩm tra các vụ án) phải điều tra rất lâu mới bắt được một người làm giả lý lịch nhưng không tự thú. Đường Thái Tông giao lại cho Đại Lý Tự xử lý. Đại Lý Tự chiểu theo hình luật và xử người này phải chịu tội lưu đày.
Thái Tông nghe xong chuyện này vô cùng tức giận, cho rằng phán quyết của Đại Lý Tự đã khiến mình thất tín với thiên hạ. Hoàng đế đã triệu quan thiếu khanh của Đại Lý Tự là Đái Trụ tới chất vấn: “Khanh lẽ ra nên biết rằng trong chiếu thư ban đầu mà trẫm ban ra, có nói rằng những người không tự thú sẽ bị xử tử. Bây giờ khanh lại xử y đi lưu đày, điều này chẳng phải thể hiện rằng ta nói lời mà không giữ lời hay sao?”.
Đái Trụ nghiêng mình kính cẩn thưa: “Nếu lúc đó bệ hạ giết y thì là chuyện của bệ hạ. Nhưng bây giờ ngài đã giao cho Đại Lý Tự xử lý rồi, thì thần không thể vi phạm pháp luật”. Thái Tông nói: “Vậy khanh tự mình tuân thủ pháp luật quốc gia để mặc ta thất tín với người trong thiên hạ sao?”.
Đái Trụ thưa: “Pháp luật là sự đảm bảo cho quốc gia, là lấy uy tín với thiên hạ, nên uy tín của thiên hạ mới là uy tín lớn nhất. Lời của ngài chỉ là lời nói ra dựa vào cảm xúc hỉ nộ nhất thời. Bệ hạ nhất thời tức giận muốn giết y. Nhưng sau này biết rằng không thể làm vậy, mới đưa y cho Đại Lý Tự xét xử theo luật. Đây chính là bệ hạ đã nhẫn được cái phẫn nộ nhỏ mà giữ gìn được uy tín lớn. Thần nghĩ rằng cách làm của bệ hạ vô cùng đáng quý, do đó rất đáng trân trọng”.
Thái Tông sực tỉnh, nói: “Khanh đã có thể không ngại mất lòng trẫm mà chỉ ra chỗ sai, sửa lại cho trẫm, trẫm thực vô cùng cảm kích”. Thế là hoàng đế đã thay đổi chủ ý ban đầu, đồng ý với phán quyết của Đại Lý Tự.
Đường Thái Tông có thể thẳng thắn nhận sai trước mặt quần thần, tu sửa điều không đúng, giữ nghiêm pháp luật, làm gương cho quần thần. Bởi vậy, ông mới trở thành hoàng đế tài ba, thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường, để lại tiếng thơm muôn đời.
Trong bức thư gửi một nhà xuất bản tại Berlin ngày 3 tháng 11 năm 1927 liên quan đến tuyên bố về chủ đề án tử hình, Einstein nói:
Tôi tin chắc rằng việc bãi bỏ án tử hình là đáng mong muốn. Lý do:
Không thể sửa chữa trong trường hợp có sai lầm của Tòa án xét xử.
Ảnh hưởng tinh thần bất lợi của việc thi hành án tử hình dù là trực tiếp hay gián tiếp đến những người phải làm việc này.
Không chỉ tính đến trường hợp có sai sót (là điều hoàn toàn có thể xảy ra) trong việc tuyên án tử hình một người vô tội, Einstein còn nghĩ đến người phải ra tay làm việc đó, cũng không khác gì bắt một người đi giết một người khác.
Einstein quay trở lại đề tài này trong một bức thư để ngày 4 tháng 11 năm 1931, để trả lời một bức thư từ một thanh niên đang băn khoăn ở Praha. Đây là một đoạn trích:
“Bạn hỏi tôi nghĩ thế nào về chiến tranh và về án tử hình. Câu hỏi sau đơn giản hơn. Tôi không ủng hộ sự trừng phạt này một chút nào, mà ủng hộ các biện pháp nhằm phụng sự xã hội và bảo vệ nó. Về nguyên tắc, trong ý nghĩa này tôi có thể không phản đối việc giết những cá nhân không ra gì hoặc nguy hiểm. Tôi chống lại án từ hình chỉ vì tôi không tin vào con người, nghĩa là các tòa án. Ở cuộc sống, tôi coi trọng chất lượng hơn là số lượng; cũng như trong Tự nhiên những nguyên lý tổng quát thể hiện một thực tại cao hơn một sự vật đơn lẻ.”
Về nguyên tắc, trong ý nghĩa này tôi có thể không phản đối việc giết những cá nhân không ra gì hoặc nguy hiểm. Tôi chống lại án từ hình chỉ vì tôi không tin vào con người, nghĩa là các tòa án.
Phật gia giảng rằng: Làm việc gì cũng nghĩ cho người khác trước. Einstein dẫu không phải là một Phật tử nhưng ông tin vào “những nguyên lý tổng quát của Tự nhiên". Những nguyên lý tổng quát của Tự nhiên đó chính là Luật Nhân quả, Thiên Lý.
Tại sao tôn giáo cho rằng tự sát là có tội? Bởi vì sinh mệnh con người là do Thần sinh ra. Đường đời mỗi người đều có sự an bài chu toàn. Tự sát chính là làm loạn sự an bài trên Thiên thượng. Tôn giáo cho rằng tự sát, huỷ đi sinh mệnh để hòng giải thoát khỏi khổ đau không những là cách làm vô ích mà còn là đại tội.
Cổ nhân có giảng: Thân nhân nan đắc. Tu trăm năm mới được thân người. Được thân người rồi phải biết quý tiếc.
Sinh mệnh con người là trân quý nhất. Ở vào địa vị phán xét định đoạt số mệnh của một người thì cần có lương tâm cao quý, phần lương tri đó chính là do Thần ban cho con người, để biết thế nào là lẽ phải, thế nào là đúng sai. Nơi thế gian con người, có luật pháp là phù hợp ở trạng thái điều kiện sinh tồn của con người, nhưng đừng quên rằng sinh mệnh con người là do Thần tạo ra. Chẳng phải biểu tượng công lý chính là một vị Thần? Bởi vì Thần không có tư tâm như con người. Lấy hình ảnh vị Thần làm biểu tượng công lý chính là để nhắc nhở con người thực thi pháp luật phải không được mang theo tư tâm.
Người đại diện thực thi công lý là nơi nhân dân gửi gắm niềm tin vào sự công bằng, lẽ phải và sự thật, nếu công tâm vị tha (vì người), thì người đời cũng tâm phục khẩu phục và trân trọng. Einstein nhà bác học lỗi lạc, người phản đối án tử hình, đã dành cho Thẩm phán Toà án Tối cao Louis D Brandeis sự kính trọng cao nhất:
“Tiến bộ thực sự của nhân loại dựa vào lương tâm của những con người như Brandeis nhiều hơn là vào những bộ óc sáng tạo.”
Lấy hình ảnh vị Thần làm biểu tượng công lý chính là để nhắc nhở con người thực thi pháp luật phải không được mang theo tư tâm.
“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”
Nếu pháp luật rơi vào tay người có tư tâm, xét xử không dựa theo sự thật và lẽ phải thì xảy ra án oan sai. Nhiều người vô tôi vì thế mà phải chết. Xưa nay những kẻ giết hại người vô tội cũng không hề ngẫu nhiên chính là những kẻ vô Thần, cho nên làm việc ác mà không tin rằng: “Người đang làm Trời đang nhìn”; “Trên đầu ba thước có thần linh".
Dưới sự cầm quyền của ĐCSTQ công lý và pháp luật trong tay những kẻ vô Thần trở thành con dao đồ tể giết hạn người lương thiện.
ĐCSTQ thành lập riêng một phòng gọi là Phòng 610 do Giang Trạch Dân trực tiếp điều hành. Tổ chức này tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Cộng , nó đứng trên cả hệ thống pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng các học viên Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, cuối cùng họ cũng không tránh khỏi luật trời là “Thiện ác hữu báo”. Khoảng hơn 10.000 trường hợp đặc biệt đã được đăng trên mạng lưới Minh Huệ về những người mà đi theo sát các lệnh của ĐCSTQ để đàn áp và khủng bố Pháp luân Công đã chịu quả báo, từ những viên chức cao cấp, những viên chức tỉnh,đến thành thị, giám đốc các phòng công an, hiệu trưởng trường học, giám đốc các Phòng 610, giám đốc của phó sở cảnh sát, bí thư đảng của các ủy ban cộng đồng, v.v.
Nhưng quan chức chủ mưu đàn áp Pháp Luân Công như Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Chu Vĩnh Kiện, Lệnh Kế Hoạch, Quách Bá Hùng... đều phải chịu quả báo, kẻ chết vì bệnh nặng, kẻ bị tù tội chung thân. Những người khác như ông Giang Trạch Dân, Lý Lam Thanh, La Cán, Vương Mậu Lâm, Lưu Kinh, đều bị Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công truy hỏi, bị kiện lên Tòa án Quốc tế.
Ngày 23/12/2011, xe cảnh sát thuộc sở hữu của Tòa án huyện Ninh, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, chở 12 hành khách, đã va chạm với một xe tải khiến cả hai xe bốc cháy làm sáu người chết tại chỗ. 6 người còn lại bị bỏng nặng được đưa đi cấp cứu. (Ảnh: Minghui)
Những cái chết bất thường hay sự “ngã ngựa” của nhiều quan chức Phòng 610 được xem như là quả báo mà họ phải trả cho những việc làm sai trái của mình. Tín ngưỡng truyền thống Trung Cộng cho rằng những quả báo như vậy thậm chí có thể xảy đến trực tiếp với những thành viên trong gia đình họ ngay lập tức.
Dưới đây là thu thập từ mạng Minh Huệ về những thành viên Phòng 610 bị chết bởi nhiều lý do khác nhau, người ta đều tin rằng đây là bị quả báo, bởi vì người chết đều là người đứng đầu phòng 610 ở các địa phương.
Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công An (giai đoạn năm 2002-2007) là Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp Luật nhiệm kỳ năm 2007-2012. Năm 2007, ông lên thay La Cán và đứng đầu Nhóm lãnh đạo Phòng 610. Đến cuối năm 2013, ông bị điều tra và bị kết án vào tháng 6/2015 với án tù chung thân.
Năm 2007, Chu Vĩnh Khang lên thay La Cán và đứng đầu Nhóm lãnh đạo Phòng 610. Đến cuối năm 2013, ông bị điều tra và bị kết án vào tháng 6/2015 với án tù chung thân. (Ảnh: Getty)
Lưu Kinh, giám đốc Phòng 610 từ năm 2001 đến năm 2009, đóng vai trò là công cụ thi hành chính sách bức hại của Giang Trạch Dân. Sau đó ông ta được chẩn đoán bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối.
Lý Đông Sinh: Sau 7 năm giữ chức phó trưởng Ban Tuyên truyền trung ương, Lý Đông Sinh được bổ nhiệm chức giám đốc Phòng 610 từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2013. Ông cũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công An trong cùng giai đoạn đó. Sau khi đã tận lực đàn áp Pháp Luân Công thông qua công tác tuyên truyền và bạo lực, năm 2013 ông đã bị điều tra về tham nhũng và bị kết án 15 năm tù vào năm 2016.
Lý Lam Thanh, giám đốc đầu tiên của nhóm lãnh đạo Phòng 610 và là cựu Phó Thủ tướng, là người chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công trong những ngày đầu. Sau khi cháu họ của ông ta bị cảnh sát đánh đập đến chết vào năm 2001 và chứng kiến hậu quả mà các quan chức khác gặp phải do bức hại những người vô tội, ông đã từ chức khỏi vị trí này.
Chu Bản Thuận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc, thư ký của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Cộng Chu Vĩnh Khang đồng thời cũng là thành viên của nhóm lãnh đạo Phòng 610, đã bị bắt giữ vào tháng 7/2015 để điều tra và bị tuyên án 15 năm tù giam do nhận hối lộ...
Tòa án chẳng phải đâu xa chính là trong tâm mỗi người. Kẻ làm điều ác dù che giấu được thiên hạ cũng không thể che giấu được chính lương tâm mình.
Thiện ác nếu không báo, càn khôn chẳng lẽ có tư tâm?
Người đại diện pháp luật không phải là kẻ có thể đứng trên luật pháp, đó chỉ là ảo tưởng của những kẻ vô Thần không tin rằng có Luật Trời.
Tòa án chẳng phải đâu xa chính là trong tâm mỗi người. Kẻ làm điều ác dù che giấu được thiên hạ cũng không thể che giấu được chính lương tâm mình. Sống trong nhà tù của chính mình suốt cuộc đời cũng chính là một sự trừng phạt.
Trong cả hai nền văn hóa Tây phương và Đông Phương, nguyên lý quả báo, thiện ác hữu báo là đạo lý bất biến mà Thần cảnh tỉnh con người không làm điều sai trái. Việc án oan sai bức hại người vô tội xưa nay đều sẽ có báo ứng.
Ai rồi cũng đến ngày đối diện với sự phán xét cuối cùng, nếu không phải ở không gian này thì cũng ở không gian khác.
Có một thứ công lý không nằm trong tay con người, đó là Thiên lý. Có một thứ nhà tù không ở mặt đất, là địa ngục.
Lưới trời lồng lộng, báo ứng rất nhanh. Hãy nghe lời ta dạy cho kỹ. Dù thần cũng kính, dù quỷ cũng phục. (Đồng Nhạc Thánh Đế)
Đường Thư