Tạ Duy Anh: Thăm Đài Loan và ngậm ngùi nhìn về Việt Nam

Tạ Duy Anh

Thăm Đài Loan
và ngậm ngùi nhìn về Việt Nam



Sau chuyến thăm Đài Loan, một nhà văn nói, không phải vô cớ mà người dân Đài Loan sợ nhất hai từ Đại Lục. Không phải vô cớ mà các con dân Việt cứ ào ạt đổ sang Đài Loan, sẵn sàng trốn ở lại, thậm chỉ có người vượt biên sang đây đã chết trên biển. Không phải vô cớ mà người Đài Loan kiên quyết không nhận mình là Trung Quốc, dù họ phần lớn từ Phúc Kiến sang.



Lúc máy bay hạ cánh xuống sân bay Đài Bắc, thấy Đài Loan chả khác gì Hà Nội, thậm chí thủ đô Đài Bắc có phần còn kém hiện đại hơn Thăng Long khi nhìn từ trên máy bay, có lẽ vì ít nhà nhiều tầng.

Ra khỏi sân bay, cảm nhận vẫn không mấy thay đổi. Nhưng khi xuống tàu điện ngầm thì khác. Một đất nước Đài Loan hiện đại, nề nếp, tử tế cứ từ từ hiện ra.

Sau một ngày một đêm, chứng kiến sự sạch sẽ, yên bình, thì tôi không muốn nói đến chuyện thấy gì thêm nữa, mà cứ ngẫm nghĩ không biết họ làm thế nào mà đạt được sự kỳ diệu như vậy.

Rồi lên tàu hỏa đi Đài Trung, thì tôi thực sự kinh ngạc về những gì mà Đài Loan làm được. Với hệ thống đường cao tốc ấy, với sự kết nối hoàn hảo ấy giữa các loại phương tiện, có lẽ phải nửa thế kỷ nữa Việt Nam cũng không thể làm nổi. Không phải vì nó cần hàng ngàn tỉ USD, mà là vì khó để có một cái đầu đủ lớn, để có một tầm nhìn đủ xa về tương lai khi đưa ra các hoạch định mang tính chiến lược phát triển quốc gia.

       
Một chợ đêm ở Đài Bắc thu hút du khách

Tự dưng thấy buồn cười và thương hại cho những điều cứ phải nghe ra rả hàng ngày về kiến tạo, liêm chính, bốn chấm không…

Nghĩ suốt trên đường trở về, thấy không phải vô cớ mà người dân Đài Loan sợ nhất hai từ Đại Lục; không phải vô cớ mà các con dân Việt cứ ào ạt đổ sang Đài Loan, sẵn sàng trốn ở lại, dù nhiều người vì thế mà dở sống dở chết; không phải vô cớ mà người Đài Loan kiên quyết không nhận mình là Trung Quốc, dù họ phần lớn từ Phúc Kiến sang.

Nhưng sự kỳ diệu về phát triển kinh tế của Đài Loan, vẫn chẳng thấm vào đâu so với thứ mà họ tạo ra được về mặt môi trường, phúc lợi người dân cũng như sự yên bình. Không có gì phải nghi ngờ khi nói, xã hội Đài Loan tự do, tự quyết, dân sự hóa tối đa và vì điều đó mà yên bình tốp đầu thế giới, còn sự tiện lợi và phúc lợi mà người dân đang được hưởng, trong đó có y tế, giáo dục, những thứ cứ mãi nát bét ở Việt Nam… thì châu Âu cũng phải nể.


Thế giới dành sự ngưỡng mộ cho Tổng thống Thái Anh Văn vì kiên cường trước sức ép của Bắc Kinh

Người Đài Loan hiền lành, tinh tế, trung thực thuộc loại nhất thế giới. Trong khi người Trung Quốc đại lục thì luôn tạo ra ác mộng cho bất cứ đâu họ đặt chân đến.

Cùng một gốc, chỉ sau 70 năm, lại khác nhau xa như trời với đất là do đâu thì bất cứ ai cũng biết? Nhưng điều kì lạ hơn là mặc dù hiền lành là thế, chính phủ Đài Loan, vốn coi Đại Lục chả ra gì, bình đẳng với mọi cường quốc, lại vẫn sợ dân của họ một phép. Sợ đến nỗi các quan chức liên tục xảy ra những cuộc tranh cãi nảy lửa trong chính phủ, những cuộc loạn đả nhau tại Quốc hội của cánh dân biểu.

Những sự kiện như thịt nhiễm sán lợn, gian lận thi cử, tai nạn giao thông, cán bộ ăn nói nhăng nhít… mà xảy ra ở Đài Loan, thì không biết bao nhiêu quan chức cỡ bộ trưởng phải từ chức, thậm chí bị truy tố tức khắc.

Chả lẽ thế giới đã đảo lộn mọi trật tự đến mức cứ ở đâu nói nhiều về sự tốt đẹp, sự ưu việt, thì ở đó chắc chắn đang lụn bại; ở đâu mà Quốc hội loạn đả, chính phủ nghiêng đổ như cơm bữa, thì ở đó xã hội yên bình và thịnh vượng, còn ở đâu mà “thống nhất một ý chí” với tuyệt đại đa số biểu quyết tán thành, là ở đó nhân dân đang bị bán đứng.

Tạ Duy Anh
 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top