10 cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ
phản đối và cảnh báo ông Trump
(VOA) Hôm 3/1, tất cả 10 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ còn tại thế lên tiếng phản đối bất kỳ động thái nào đưa quân đội vào việc theo đuổi các cáo buộc gian lận bầu cử, cho rằng điều đó sẽ đưa đất nước tới nơi “nguy hiểm, bất hợp pháp và vi hiến” theo AP.
10 cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa gồm có Marc Esper, John Mattis, Ashton Carter, Dick Cheney, William Cohen, Robert Gates, Chuck Hagel, Leon Panetta, William Perry và Donald Rumsfeld đã ký vào một bài xã luận được đăng trên trang The Washington Post. Nhóm này viết rằng sau cuộc bầu cử ngày 3/11 và các cuộc kiểm phiếu tiếp theo ở một số bang, cũng như các thách thức không thành công tại tòa án, kết quả đã rõ ràng, trong khi không nêu tên ông Trump trong bài báo.
“Đã qua rồi thời hạn thẩm vấn kết quả; thời gian để kiểm phiếu chính thức các cử tri đoàn, theo quy định trong Hiến pháp và quy chế, đã đến,” các cựu bộ trưởng viết.
Các cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng cảnh báo không nên sử dụng quân đội trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả bầu cử.
Họ viết: “Những nỗ lực để lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tham gia giải quyết các tranh chấp bầu cử sẽ đưa chúng ta vào nơi nguy hiểm, bất hợp pháp và vi hiến.”
Nhóm này viết tiếp: “Các quan chức dân sự và quân sự chỉ đạo hoặc thực hiện các biện pháp như vậy sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả khả năng phải đối mặt với các tội hình sự, về hậu quả nghiêm trọng của hành động của họ đối với nền cộng hòa của chúng ta.”
Một số sĩ quan quân đội cấp cao, bao gồm Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã tuyên bố công khai trong những tuần gần đây rằng quân đội không có vai trò quyết định kết quả của các cuộc bầu cử Hoa Kỳ và rằng lòng trung thành của họ là với Hiến pháp, không phải đối với cá nhân lãnh đạo hoặc một đảng chính trị.
10 cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng cảnh báo trong bài viết trên The Washington Post về những nguy cơ cản trở quá trình chuyển giao quyền lực đầy đủ và suôn sẻ tại Bộ Quốc phòng trước Ngày nhậm chức 20/1 như một phần của việc chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden
phản đối và cảnh báo ông Trump
(VOA) Hôm 3/1, tất cả 10 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ còn tại thế lên tiếng phản đối bất kỳ động thái nào đưa quân đội vào việc theo đuổi các cáo buộc gian lận bầu cử, cho rằng điều đó sẽ đưa đất nước tới nơi “nguy hiểm, bất hợp pháp và vi hiến” theo AP.
10 cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa gồm có Marc Esper, John Mattis, Ashton Carter, Dick Cheney, William Cohen, Robert Gates, Chuck Hagel, Leon Panetta, William Perry và Donald Rumsfeld đã ký vào một bài xã luận được đăng trên trang The Washington Post. Nhóm này viết rằng sau cuộc bầu cử ngày 3/11 và các cuộc kiểm phiếu tiếp theo ở một số bang, cũng như các thách thức không thành công tại tòa án, kết quả đã rõ ràng, trong khi không nêu tên ông Trump trong bài báo.
“Đã qua rồi thời hạn thẩm vấn kết quả; thời gian để kiểm phiếu chính thức các cử tri đoàn, theo quy định trong Hiến pháp và quy chế, đã đến,” các cựu bộ trưởng viết.
Các cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng cảnh báo không nên sử dụng quân đội trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả bầu cử.
Họ viết: “Những nỗ lực để lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tham gia giải quyết các tranh chấp bầu cử sẽ đưa chúng ta vào nơi nguy hiểm, bất hợp pháp và vi hiến.”
Nhóm này viết tiếp: “Các quan chức dân sự và quân sự chỉ đạo hoặc thực hiện các biện pháp như vậy sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả khả năng phải đối mặt với các tội hình sự, về hậu quả nghiêm trọng của hành động của họ đối với nền cộng hòa của chúng ta.”
Một số sĩ quan quân đội cấp cao, bao gồm Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã tuyên bố công khai trong những tuần gần đây rằng quân đội không có vai trò quyết định kết quả của các cuộc bầu cử Hoa Kỳ và rằng lòng trung thành của họ là với Hiến pháp, không phải đối với cá nhân lãnh đạo hoặc một đảng chính trị.
10 cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng cảnh báo trong bài viết trên The Washington Post về những nguy cơ cản trở quá trình chuyển giao quyền lực đầy đủ và suôn sẻ tại Bộ Quốc phòng trước Ngày nhậm chức 20/1 như một phần của việc chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden