Nguyễn thị Cỏ May, Vua Charles III viếng thăm nước Pháp

Thư Paris

Nguyễn thị Cỏ May

Vua Charles III viếng thăm

chánh thức nước Pháp

Và bóng ma Công chúa Diana




Paris Ánh sáng sẽ không khỏi nhắc lại cho Vua Charles III nhiều đau buồn khi ông cùng với Hoàng hậu tới viếng thăm chánh thức nước Pháp sau một năm lên ngôi.
Vua Charles III có tiếng là người sính tiếng pháp và nói giỏi tiếng pháp. Ông còn ngưởng mộ cả nước Pháp nữa. Khi ông làm lễ ở Đài Chiền sĩ dưới Khải hoàn môn, không xa cầu Alma lắm, nơi đã xảy ra tai nạn xe hơi làm chết Công chúa Diana ngày 31/08 năm 1997, ông có chợt cảm thấy đau buồn không khi ông cùng đi với Hoàng hậu Camilla ?  Paris vẫn là nơi gợi ở ông nhiều kỷ niệm. Ngày nay, đi bên cạnh Hoàng Hậu, ông có nhớ lại chuyến thăm viếng chánh thức Paris cuối những  năm 80 cùng với Công  chúa Diana sau hôn lễ hay không ?

 

Lộng lẫy và nước mắt ở Élysée




Vào tháng 11 năm 1988, Tổng thống Mitterrrand cho tổ chức lễ chánh thức đón rước Thái tử Charles và Công nương Diana của xứ Anh tới thăm viếng nước Pháp. Công nương Diana được dân chúng nhiệt liệt hoan nghinh. Bà làm sáng rực bửa tiệc tại Điện Élysée bằng  chiếc áo dài trắng có đuôi dài của bà, như áo cưới của bà bảy năm trước .
Nhưng Charles và Diana ngày càng không hiểu nhau nữa, thay vào đó nhiều căng thẳng. Ngoài mặt, cười tươi trước dư luận. Thực tế, việc xa nhau không còn là viển ảnh.
Trong chuyến viếng  thăm nước Pháp, Diana, đi bên cạnh chồng, nấc lên vì lạnh và buồn tê tái khi lần bước theo mái hiên của lâu đài vùng Loire (Tây-Nam Paris lối 200 km). Ở Điện Elysée, Tổng thống Mitterrand cho chơi bản Starmania để tìm cách làm ấm lại không khí tẻ lạnh. Nữ nghệ sĩ Dominique Wenta sau này kể lại bà rất ngạc nhiên và lấy làm ái ngại vô cùng khi trông  thấy Diana buồn bả và ngủ gục trong chiếc ghế. Khi tôi đến cầm tay Công  nương thì cảm thấy bà lạnh cống. Tôi thầm bảo chắc người phụ nữ này đang đau khổ lắm. Khi nhìn vào mắt của bà, tôi thầm hiểu như bà muốn nói : «Tôi xin lỗi, tôi không thể chịu nổi nữa, tôi không muốn sống nữa .. ».
Thái tử và Công nương trong suốt nhiều năm dài cố giữ bề ngoài tốt đẹp. Năm 1984, sau khi sanh Hoàng tử Harry, hai người bắt đầu thật sự xa nhau. Charles từ từ nối lại mối quan hệ với Camilla.  Hai người đã thường hẹn gặp nhau ở lâu đài Highgove ở vùng quê mỗi khi Công nương và trẻ con đi vắng.
Còn Diana, Bà cũng quan hệ lại với huấn luyện viên cởi ngựa của bà là Đại úy James Hewwitt. Ông này đem lại cho bà niềm tin ở chính mình và tràn ngặp sự thương yêu nồng  nhiệt. Nay là lúc « mỗi người ăn riêng theo thực đơn của mình, chương trình sanh hoạt hằng ngày riêng, bạn cũng riêng của mỗi người » (Theo Andrew Morton, Tiểu sử) .
Qua tháng 11 năm 1994, Lady Diana trở lại Paris một mình. Đã chánh thức ly thân với Charles để chờ ly dị. Giờ đây bà hoàn toàn tự do, độc lập, và được lòng ngưởng mộ của dân chúng như chưa bao giờ có tuy bà là một người đàn bà bị chồng coi thường, nạn nhơn của một vụ hôn nhơn tay ba. Nhưng từ nay trở đi, bà là một vị nữ thần chăm lo hoạt động từ thiện, một hình ảnh rực rở và một hào quang sáng chói làm kinh ngạc Thái tử Charles. Ông lo sợ cho uy tín của ông suy sụp trong lúc đó hình ảnh của Diana ngày càng sáng rực.
Nay khi bước theo hành lang lộng kiếng của Điện Versailles, Tân Vương cảm thấy thật khó quên hình ảnh lộng lẫy của người vợ năm xưa, uy nghi tới chủ tọa buổi dạ hội dành cho trẻ con của Phu nhơn Tổng thống Giscard d'Estaing tổ chức. Trong chiếc áo dài đen, nụ cười rạng rở, Diana như ngôi sao hôm ấy tới bằng xe Rolls-Royce chạy thẳng vào sân danh dự, xuống xe bước chậm rải bên cạnh Tổng thống Pháp tới dự văn nghệ. Buổi tối đó, bà thu hút mọi cái nhìn, tất cả ống kiếng máy ảnh, làm cho Điện Buckingham thấy từ nay bà thật sự là Công  chúa của nhơn dân trên địa hạt xã hội, mặc dầu một thân một mình. Chính cuộc viếng thăm lịch sử này đã gợi ý cho Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing viết bản tình ca Nàng Công chúa và vị Tổng thống (La Princesse et le Président) .
 

Hồng nhan mệnh bạc

Ba năm sau, Diana Spencer thật sự sống đời sống mới cho mình. Bà có bạn tình mới Hemad Fayet, tên thường  gọi là « Dodi Al-Fayet », người Ai-cập (Égyptien). Tối hôm đó, hai người tới ăn tối tại nhà hàng Ritz, nơi nổi tiếng của Paris, tài sản của tỷ phú Mohamed Al-Fayet, cha của Dodi. Ra về, xe chở 2 người bị tai nạn trong đường hầm dưới cầu Alma, bên bờ sông Seine, làm chết cả đôi uyên ương* .
Nhận được tin dữ, Thái tử Charles liền đánh thức 2 con dậy, báo tin. Ông  bay qua Paris để cùng với hai người chị gái của Diana đem thân xác người vợ xưa về quê hương an táng. Không biết Charles cảm nghĩ gì khi nhìn thân xác của người đã cùng chia sẻ với ông suốt 15 năm dài sống chung và để lại cho ông 2 hoàng tử?
Theo kể lại, Charles lúc bước ra khỏi phòng của Diana, ông hoàn toàn như sụp đổ. Sau này, ông kể lại vời bà Camilla « lúc đó thật sự là giấy phút bi đát nhứt của đời ông ». Ông nói tiếp « tôi chỉ nghĩ tới người con gái mà tôi gặp, chớ không dám nghĩ người con gái đó đã trở thành người đàn bà, càng không dám nhớ tới những vấn đề mà chúng tôi trải qua với nhau. Tôi đã khóc cho bà ấy, và tôi đã khóc cho hai con của tôi» .
Với Charles, và cả với William và Harry, Paris sẽ vẫn là nơi nhắc lại nhiều kỷ niệm đau buồn nhứt !

Bửa dạ tiệc ở Versailles giá bao nhiêu ?

Tổng thống Macron và phu nhơn mở tiệc tại Điện Versailles khoản đải Vua Charles và Hoàng hậu nhơn chuyến viếng thăm chánh thức 3 ngày nước Pháp hôm 21 tháng 9 vừa qua. Bửa tiệc mời 160 khách tham dự, gồm cả những người không phải chánh khách hay nhơn sĩ tiếng tâm mà cả nghệ sĩ và cầu thủ đá banh. Như Charlotte Gainsbourg, con gái của nhạc-ca sĩ Serge Gainsbourg, một nghệ sĩ không tài ba gì mấy, cũng được mời. Lúc tới phải đi bộ khá xa vào phòng tiệc, hôm đó lại gió lộng mạnh làm bung tà áo dài của cô nàng bung lên cao, phơi ra gần trọn cặp giò. Một dịp tốt bất ngờ miển phí cho phó nhòm và tài xế của các quan lớn.
Nhiều người ra về hít hà « Đây là bửa tiệc tuyệt vời nhứt của cả đời tôi », « Một bửa tiệc mơ cũng khó có được » !
Thật vậy bửa dạ tiệc đải quốc khách ở Điện Versailles, theo yêu cầu của chủ nhà, phải thể hiện đúng mức tinh hoa của ẩm thực Pháp, một bộ môn được Unesco năm 2011 nhìn nhận là di sản văn hóa thế giới. Người phụ trách món khai vị tôm hùm, món chánh gà Bresse** và món tráng miệng đều là « Chef 3 sao » (Bếp Trưởng 3 sao) .
Về rượu, dĩ nhiên không thể chê được vì Pháp là xứ rượu chác nổi tiếng nhứt thế giới. Và rượu chác cũng là thứ đang được sửa soạn hồ sơ để đưa ra Unesco xin được nhìn nhận là di sản phi vật thể của thế giới.
Rượu chác (Vins) cũng phải được một người chuyên môn chọn lựa, vừa ngon, vừa phù hợp với từng món ăn. Hôm ấy, khai vị uống Bourgogne Bâtard Montrachet Grand cru 2018, tiếp theo là Bordeaux Château Mouton Rothschild 2004 . Tới tuần tráng miệng, bánh ngọt và phô- mai. Ăn bánh ngọt uống Champagne  Pol Roger cuvée Winston Churchill 2013. Còn phô-mai do Maitre-fromager Bernard Antony chọn « Comté 30 tháng »*** và Stichelton, thứ phô-mai xanh 100% đúng như của Anh.
Có người ngạc nhiên sao dạ yến không có « foie gras » (gan ngổng) vốn là món độc đáo và nổi tiếng của Pháp, uống với sauterne (rượu nho hơi ngọt)? Đúng là không có vì Vua Charles có lời yêu cầu trước vì ông tranh đấu cho sinh thái, chống giết thú vật ăn thịt một cách tàn ác .
Nhưng sau cùng, điều mà dân chúng, nhiều người muốn biết là bửa ăn đải nhà vua Anh giá bao nhiêu ?
Chánh phủ không tiết lộ. Các ngỏ thăm dò của báo chí đều kín mít.
Có dư luận xầm xì bửa tiệc hôm ấy ở Điện Versailles đải 160 quan khách, giá 38,000€ cho mỗi người ? Chánh phủ không đính chánh.
Riêng về rượu, theo giá phổ biến, Champagne Pol Roger cuvée Winston Churchill 2013, chai 75 cl giá 289€, bourgogne Bâtard Montrachet grand cru 2018, giá 563 € chai 75 cl và  Château Mouton Rothschild 2004, chai lớn giá 2,772€. Nhưng khi có dư luận ồn ào về giá cả bửa tiệc, nhà sản xuất ruợu  Château Mouton Rothschild lên tiếng đính chánh là rượu đó được biếu để đải Vua Charles và Hoàng hậu .
Sau cùng không ai biết giá bửa ăn hôm ấy, phần cho mỗi người là bao nhiêu. Nhưng có nhiều người lớn tiếng công kích  Chánh phủ quá phí phạm công quĩ trong lúc nước Pháp phải đối đầu với nạn lạm phát nặng và công nợ hơn 3000 tỷ euros chưa biết làm sao giải quyết được.
Mời Vua Charles và Hoàng hậu và đải đằng là đúng nhưng không cần mời tới 160 người trong đó có nhiều người không đáng mời.
Người ta nói bửa ăn giá 38,000€ cho mỗi người có không đúng không ?
Vậy thử nghĩ trừ Vua Charles và Hoàng hậu, những người khác được mời tham dự dạ tiệc với Vua và Hoàng hậu ở Điện Versailles do ông bà Tổng  thống đải là cả một danh dự quá lớn lớn rồi, có phải móc túi ra trả mỗi người 38 000€ cũng là đúng thôi. Nhưng có phải vậy không ? Lại cũng chưa có ai xì ra. Tất cả đều phớt tỉnh ăng-lê !
 

Có người thắc mắc tài sản của Vua Charles là bao nhiêu ?

Đúng vậy. Tây, nhứt là các bà đầm già, hay thắc mắc những chuyện không phải của mình. Không giống người Việt nam mình!
Ai cũng muốn biết Vua Charles nghèo hay giàu ? Và cở nào ? Nhưng  điều đó vẫn còn là bí mật quốc gia. Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội chủ trương đốt lò để thiêu rụi đảng viên cộng sản tham ô nhưng tới khi hắn ta phải kê khai tài sản thì từ chối. Bí mật Nhà nước ! (Secret d'Etat)
Lâu nay, những nhà điều tra cũng chỉ ước tính tài sản của nhà vua ở mức nào đó mà thôi. Như cho rằng tài sản của Nữ Hoàng Elizabeth khoảng 400 triệu euros. Bà không đính chánh. Khi Charles lên ngôi, người ta ước tính tài sản của ông có từ 500 tới 600 triệu euros. Đó là số tài sản được ông góp nhặt từ nhiều nguồn lợi như bất động sản, đầu tư, ...từ 50 năm nay .
Nhưng theo báo Point de vue (Quan điểm), tài sản của ông phải lên tới 1, 205 tỷ euros. Vẫn chưa đúng. Sau cùng, người ta tính lại, gôm hết những bộ sưu tập cổ vật, tranh ảnh của Hoàng gia mà nay ông thừa hưởng, thì tất cả toàn bộ tài sản vượt lên tới 11, 7 tỷ euros .
Vua Charles mới phải là ông vua giàu nhứt thế giới  vua chúa !
 

Dân Tây vô cùng ngưởng mộ nhà vua Anh

Báo Anh The Spectator kinh ngạc khi thấy dân chúng Pháp phần lớn đều nhiệt tình bày tỏ lòng ngưởng mộ Hoàng gia Anh khi Vua Charles và Hoàng hậu tới thăm viếng .
Nhà báo John Keiger của  The Spectator viết hôm 20/09/23 « Người Pháp, nói chung, dường như bị thu hút thật sự bởi hoàng gia, và riêng, như bị nền quân chủ Anh mê hoặc. Như vậy Pháp rỏ ràng không hẳn là nước Cộng hòa như từng tuyên bố » .
Thật vậy những cuộc thăm dò dư luận xác nhận điều đó qua nhiều đợt điều tra. Nhiều Buổi TV cũng cho thấy dư luận không khác hơn. Lúc tang lễ Nữ Hoàng Elizabeth hồi tháng 09/2022, TV Pháp có hơn 7 triệu khán giả theo dỏi. Còn đám tang Công  chúa Diana năm 1997, TV thu hút tới 10 triệu người coi .
Thái độ người Pháp đối với nền quân chủ Anh, theo báo chí Paris, có 71% hoan nghênh Hoàng  gia Anh. Nhưng cũng có 51% dư luận cho rằng quân chủ không còn phù hợp với xã hội ngày nay nữa.
Trong lúc đó vẫn có 38% dân Pháp lại mơ về một chế độ quân chủ vì trong chế độ Cộng  hòa như hiện nay, ông Tổng thống là một người làm chánh trị nên thường chia rẻ xã hội ra nhiều phe phái chống đối nhau.
Nước Pháp đã xóa bỏ nhà vua năm 1792. Nhưng tới trước Đệ II Thế chiến, bổng có ý kết hợp với nền quân chủ Anh theo đề nghị của Winston Churchill .
Có dư luận cho rằng ông Tổng thống Macron nhiều lúc tỏ ra « bảo hoàng hơn vua ». Không phải vì ông đón tiếp quá nồng  nhiệt Vua  Anh. Từ trước khi vào Elysée, ông đã có thêm tên « Jupiter » (Vua) vì ông biểu lộ ý muốn làm một ông « Tổng thống jupitérien » do ông có tánh độc đoán và thích chế ngự kẻ khác. Do đó, mấy hôm nay, nhiều người thích pha trò mới bảo nhau làm vua như vua Anh thì được chớ đừng bao giờ làm người chủ cuối cùng Điện Versailles !
Ghi riêng :
(*) Uyên ương : Chim trời cùng họ với vịt (Vịt uyên ương), sống ở nước, con đực (uyên) và con cái (ương) sống không bao giờ rời nhau. Nên từ « uyên ương » thường được dùng để ví cặp vợ chồng hay cặp tình nhơn đẹp đôi, gắn bó với nhau không  rời. Đôi « uyên ương ».
**Gà « Bresse » là giống gà nuôi thả bộ ở vùng Bresse thuộc Tỉnh Saône-et-Loire (71), phía Đông Nam Paris, cách Paris lối 400 km, đầu màu đỏ, mình trắng, chơn xanh : màu cờ pháp. Gà lớn giá thịt mắc hơn gà nhỏ (lối 60 €/ kg) .
*** Phô- mai « Conpté » bán phổ biến chỉ có thứ 12 tháng. Giá lối 15 €/ kg. Làm từ sửa của giống bò vùng Montbéliard và nuôi bằng cỏ cùng  địa phương .


 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top