Vi Anh
Tô Lâm Đang Đùa Với Lửa
Có thể nói Tô Lâm là một tay tình báo lợi hại, gian ác, gian điệp nhị trùng trong đảng nhà nước CSVN, sống trong tình thế căng thẳng giữa Trung Cộng và Mỹ.
Bước đầu Tô Lâm đã thành công trong đảng CSVN và nhà nước CSVN. Tô Lâm từ một bộ trưởng công an được Tổng bí Thư đảng CSVN Nguyễn phú Trọng dùng trong việc kiếm củi, đốt lò tham nhũng. Y đã lợi dụng chức vụ này, làm tiêu diêu sinh mạng chánh trị và quyền lực của đa số đại cán, đại trụ của nhà cầm quyền CSVN. Tô Lâm làm đảng CSVN hỗn loạn, tê liệt, 5 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực nhứt của đảng rơi rụng như sung và hai ghế tứ trụ đang để trống. Không một tiếng súng, không một cuộc biểu tình lèo tèo nào, ngoài những lời cáo buộc tham nhũng, đe dọa tù tội là đã lật đổ chế độ và nhà nước CSVN cho thấy CS yếu như bún thiêu, chỉ im lặng để an hưởng tài sản đã thu vén cuối đời.
Tô Lâm còn thừa thắng xông lên, lợi dụng, khai thác tình hình căng thẳng, đương đầu giữa Hoa kỳ và Trung Cộng. Tô Lâm không lom khom trong chế độ CSVN nay thành chế độ công an cảnh sát trị dễ đàn áp, thống trị hơn thời CS. Với thói quen đi đêm, bắt cá hai tay, đu dây trong chế độ CSVN mà Tô Lâm thành công cướp nhà cầm quyền và đảng quyền để ăn của ngon lạ miệng như ăn miếng thịt bò dát vàng giá 5.000 Mỹ kim tiền thuế của dân Viêt phải trả khi đi thăm con gái du học ở Anh.
Với thói quen thành bản chất lừa thầy phản bạn, túi tham không đáy để đạt thêm danh lợi và quyền lợi, Tô Lâm chơi trò làm tình báo, gián điệp nhị trùng hai mang, cho hai đại cường thế giới đang đấu đá là Trung Cộng và Mỹ. Tô Lâm khai thác cái thế địa lý chiến lược của VN như cái cùi chỏ lòi ra ở Á châu Thái bình dương làm tiền đồn quan sát con đường hàng hãi huyết mạch tư Eo Biển Mã Lai đi lên Bắc Thái bình dương mà Hoa kỳ còn gần 100 ngàn quân đang đóng ở Nhựt và Nam Hàn.
Trung Cộng và Mỹ nước nào nắm được VN là coi như đạt được thế thượng phong ở Thái bình dương. Thế là Tô Lâm đu dây, đùa với lửa với cả Trung Cộng và Hoa kỳ. Khai thác chiến lươc truyền thống của người bình dân, nằm giữa không mất phần mền, bà con xa không bằng láng giềng gần, Tô Lam công du Trung Cộng cầu phong trước, với hứa hẹn VN sẽ thành chư hầu cho TC. Tô Lâm khẳng định quan hệ của VNCS với Trung Cộng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của CSVN. Đài RFA (Đài Á Châu Tự do ) của Mỹ ngày 21-8- 2024 loan tải, “CSVN tiếp tục khẳng định đặt quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, đồng thời cam kết thúc đẩy hợp tác trong sáng kiến Cộng đồng chia sẻ tương lai do Bắc Kinh khởi xướng.” Tuyên bố chung gồm 12 điểm khẳng định mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước có quan hệ tốt đẹp lâu đời giữa hai đảng cộng sản cầm quyền.
“Theo Tuyên bố chung, hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết đã đạt được giữa hai nước trong các chuyến thăm của lãnh đạo cao nhất hai nước vào các năm 2022 và 2023, trong đó có thỏa thuận hợp tác xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc. Trung Quốc đã đồng ý cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam lập Quy hoạch các tuyến đường sắt theo tiêu chuẩn Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch, Tổng bí thư Tô Lâm đã chứng kiến lễ ký kết 14 thỏa thuận giữa hai nước.
Còn đối với Hoa kỳ, tin VOA hôm 26/09/2024 cho biết TT Biden và tân lãnh đạo VN Tô Lâm, gặp nhau ‘rất nồng ấm’, đẩy mạnh hợp tác, trong khi Việt Nam tiếp tục đi dây thăng bằng trong mối quan hệ giữa nước này với Hoa Kỳ và Trung Cộng.
TT Biden phóng tài hóa thu nhân tâm Tô Lam. Theo lời ông Biden, “Chúng ta đã khởi động sự hợp tác chưa từng có về an ninh mạng”, “Chúng tôi đã đầu tư mang tính lịch sử vào chất bán dẫn và chuỗi cung ứng”, Washington cam kết cấp cho Việt Nam 215 triệu đôla để hoàn thành quá trình tẩy độc dioxin, giải quyết vấn đề “di sản chiến tranh”.
Khép lại phần phát biểu mở đầu cuộc gặp, ông Biden nói: “Thưa ngài Tổng Bí thư, như tôi đã nêu trong bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc, không có điều gì vượt quá năng lực của chúng ta khi chúng ta làm việc cùng nhau”.
Tinh báo, gián điệp của CSVN, cở Tô Lâm không thể so sánh với CIA của Mỹ và tình báo trung ương của TC. Mỹ ó 12 cơ quan tình báo trong đó có CIA lớn mạnh nhứt thế giới, TC có cả Bộ An ninh Quốc gia (Trung Quốc gọi tắt là Quốc An Bộ), Cục 2 và Cục 3 của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng tham gia hoạt động tình báo và phản gián, trong lĩnh vực quân sự. Hạ tầng tình báo của Trung Quốc là lớn thứ Sáu cung, Sách Tàu có câu họa vô đơn chí, phước bất trùng lai. Tô Lâm đã thanh công lật đổ đảng nhà nước CSVN. Nhưng dù Tô Lâm có ba đầu sáu tay cũng không thể thắng nổi tình báo gián điệp Mỹ và TC. Không Mỹ thì TC cũng phải tính sổ Tô Lâm để không bị lộ bí mật chiến lược, chiến thuật và khoa học kỷ thuật do Tô Lâm lập công dâng cho hai siêu cường này. Trong lịch sử Trung hoa, Trung cộng và Hoa kỳ, không nước nào chọn một gián điêp, tình báo như Tô Lâm làm đối tác chiến lược toàn diện hay lãnh tụ đồng minh thân thiết. Tô Lâm sớm hay muộn gì cũng bị cháy thôi.
Tô Lâm Thiên về Tư bản, Khoái Hưởng Thụ
Tô Lâm gốc công an tiến thân, cộng sản nòi làm cuộc lât đổ gần hết biên chế đảng nhà nước CSVN để lên làm Chủ Tịch Nước, Tổng bí Thư đảng CSVN đang chuyển biến thiên về tư bản, thực dụng, không bạn muôn đời thù muôn thuở, chỉ có quyền lợi là trên hết. Ngoài ra lại có tánh khoái hưởng thụ, trong gần môt thế kỷ CS thống trị VN, chưa có ai đi Anh quốc thăm con gái du học mà ăn một miếng thịt bò dát vàng giá 5000 Mỹ kim như Tô Lâm trả bằng công quỷ tức tiền thuế của nhân dân. Và khi lên ngôi ngồi hai ghế chưa nóng đít thì Tô Lâm công du tum lum tá la, để du hí, du thực cấp cao, cấp quốc gia, từ TC, Mỹ, Cuba, Anh Cát Lợi, Mông cỗ, v.v, để hưởng vinh hoa, phú quí, để được đón tiếp theo nghi thức quốc gia, và đãi đằng linh đình trà quí và đại yến. Tô Lâm còn có cơ hội tuyên bố như vua chúa đại cường quốc, và xuất 10.000 tấn gạo của dân VN đang bị bão lụt cho Cuba. Nhung chưa thấy Tô Lâm đem về quyền lợi gì thiết thực cho VN. Và chưa thấy Tô Lâm với tư cách Chủ Tich Nước, Tổng Bí Thư Đảng đi thăm dân VN đang trong thời kỳ bão lụt lớn hơn cả bão lụt năm Thìn.
Theo phân tích nhận xét nhận định của báo The Economist về thái độ hành động của Tô Lâm, Chủ tịch Nước kiêm Tổng bí đảng CSVN , thì “Nhà lãnh đạo mới của Việt Nam: cứng rắn, thiên về tư bản và thích hưởng thụ”.
Biên tập viên của Đài RFI Thụy My có bài viết, xin ghi ra những ý chánh để rộng đường dư luận và dễ dàng nhận định. “Cũng như với ông Tập, tổng bí thư Việt Nam đã ký kết 14 văn bản về nhiều lãnh vực, từ trường Đảng cho tới xuất khẩu cá sấu. Ông cũng công du Mỹ để tiếp tục chính sách “ngoại giao cây tre”. Vẫn chỉ là Bình cũ, rượu cũng cũ sắp thành dấm chua.
“Ông Lâm không phải là một nhà cách mạng cũng chẳng phải học giả, mà xuất thân từ bộ Công An. Việc Ông chọn thăm Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông cho thấy tinh thần trọng thương: Việt Nam buôn bán với Quảng Đông gần tương đương với Nhật Bản. Tô Lâm đã ngầm ưu tiên cho tư bản chủ nghĩa chứ không phải xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là một sức mạnh đang lên, có 100 triệu dân với dân số trẻ và giá lao động rẻ bằng phân nửa so với vùng duyên hải ở Hoa lục, được cả Trung Quốc và Hoa Kỳ ve vãn. Đất nước này được hưởng lợi từ nỗ lực của Mỹ muốn giảm bớt rủi ro trong chuỗi cung ứng, nhiều công ty Trung Quốc dịch chuyển một số công đoạn sang Việt Nam để né thuế hải quan.
Ông Tô Lâm ra sức đốt lò là để loại các đối thủ đương thời và tiềm ẩn, học theo phương cách quan thầy Tập cận Bình. Tuy vậy, tiềm năng của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi làn sóng trấn áp. Chiến dịch « đốt lò » của ông Trọng đã trừng phạt 200.000 kẻ tham nhũng, 60.000 người từ nhiệm, các dự án cơ sở hạ tầng hay kỹ nghệ mới bị tê liệt vì quan chức không dám ký. Ông Lâm là người thực thi chính sách của ông Trọng, nhưng dường như ông lợi dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại đi các đối thủ.
Những quan hệ giữa ông Lâm với lãnh vực tư nhân khiến người ta nghĩ ông chú ý đến những ưu tư của giới trưởng giả. Bộ Công An sở hữu nhiều tập đoàn và một công ty viễn thông, và Tô Dũng, anh của Tô Lâm là doanh nhân có lợi ích trong nhiều lãnh vực nhất là địa ốc, năng lượng, đất hiếm, là đại lý của thương hiệu xe gắn máy Vespa Piaggio của Pháp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ông Lâm bị tai tiếng vì vụ thưởng thức món thịt bò dát vàng của đầu bếp nổi tiếng Nusret Gokce ở Luân Đôn sau khi đến thăm mộ Karl Marx.
Trong tân chính phủ, số lượng quan chức xuất thân từ công an khá nhiều, kể cả thủ tướng Phạm Minh Chính. Quân đội bất ngờ chiếm được 4/15 ghế trong Bộ Chính trị, chỉ sau công an với năm ghế. Tô Lâm có thể nhạy cảm với đối thủ từ quân đội hơn là mối đe dọa từ bên ngoài.
Tô Lâm vẫn đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, là hướng về đại cường cộng sản độc tài ở phía bắc hơn là Hoa Kỳ, cho dù tàu Trung Quốc đôi khi đối đầu với Việt Nam ở Biển Đông. Tô Lâm biết người Việt rất ghét Trung Quốc. Lê Khả Phiêu, tổng bí thư từ 1997 đến 2001 bị mất chức một phần vì quá thân với Bắc Kinh.
Thăm Trung Quốc là giai đoạn đầu tiên không thể tránh khỏi, vì đến Hoa Kỳ trước sẽ khiến cho các đồng chí ở Bắc Kinh lo sợ. Nhưng Tô Lâm khi sang Mỹ dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ đặt vấn đề về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Về phía Mỹ có thể làm áp lực về việc tăng cường hợp tác an ninh, sau khi đôi bên đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, và không nhắc đến quá khứ đàn áp của ông Lâm - theo tổ chức Project 88, ông đã cho bắt trên 330 nhà đấu tranh và nhà báo.
Báo L’Express của Pháp có bài viết nói về toẹt móng heo VNCS chế độ cộng sản nhưng thích tư bản trong bài báo “Việt Nam : Phép lạ kinh tế của một quốc gia cộng sản nhưng thích chủ nghĩa tư bản”. Nghiên cứu phép lạ Việt Nam, nhà sử học và xã hội học Đức Rainer Zitelmann nhấn mạnh chính kinh tế kế hoạch và tập thể hóa nông nghiệp đã đưa đất nước này đến thảm họa. Đến 1986, lạm phát đạt 582 %. Cũng trong năm đó, đại hội đảng lần thứ 6 nhìn nhận sai lầm và quyết định « Đổi Mới ». Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, và đến 2018 số người Việt trung lưu tăng lên 65 %.
Nhà nghiên cứu Zitelmann nêu ra một nghịch lý: Về mặt chính thức là mác-xít, nhưng hầu hết người Việt coi « chủ nghĩa tư bản » là tích cực; và họ cảm thấy gần gũi với những nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ hơn là các nước xã hội chủ nghĩa. Ít có dân tộc nào phải chịu đựng những cuộc chiến tranh đẫm máu trong thế kỷ 20 như người Việt:: chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam từ 1955 đến 1975./.