Vi Anh, Thổ Dậy Cáp Duồng Cướp bóc VN

Tham Luận

Vi Anh

Thổ Dậy Cáp Duồng Cướp bóc VN


Tin RFI của Pháp ngày 8-08- 2024 CSVN lên tiếng ủng hộ dự án kênh đào Phù Nam Techo của Cam Bốt. Tin VOA của Mỹ ngày 8-08-2024, CSVN ủng hộ Campuchia xây kênh đào Funan nhưng kêu gọi hợp tác đánh giá tác động.

Tin quá đau lòng CSVN đã sợ Trung Cộng lên tiếng ủng hô cho Miên đào kinh Phù Nam làm hại Miền Nam VN, đồng bằng sông  Cửu Long, Vựa Lúa của cả nước, Văn minh Miệt Vườn của đất nước và nhân dân VN.

Ai là dân gốc gác Miền Nam, ở Miền Tây vựa lúa của cả nước, lớn tuổi  như Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ở Rạch Giá, Chủ Tịch Nước Trương tấn San ở Đức Hòa Long An,  Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Trần thanh Mẫn ở Chương Thiện, thế nào cũng nghe, cũng biết nỗi kinh hoàng “Thổ dậy”, tức  người Miên nổi lên cáp duồng, chém giết người Việt, phá họai nhà cửa của dân Việt.

Thổ là danh từ địa phương của người Miền Nam chỉ người Miên ở miền Thuỷ Chân Lạp khi người Việt  Nam tiến vào mở mang, khai khẩn Đồng Bằng Sông Cửu Long. Văn hoá người Việt cao hơn nên người Thổ nên những người Miên này rút vào sống trong vùng hẻo lánh gọi là “sóc” hay “ven”.

Qua lịch sử VN, mỗi lần VN có biến động là người Miên nổi lên giành lại đất đai và trả thù dân tộc. Người Miên nói cái cà ràng nấu  cơm của VN có ba chỗ lòi ra chịu cái nồi hay chảo thường dính lọ đen mun, là ba cái đầu của người Miên bị người Việt chặt, lấy đem kê nấu bếp. Khi “ Thổ dậy” thì ghê gớm tàn bạo lắm. Họ“ phất xạ” uống rượu say, cầm cây phảng phát cỏ kéo thẳng ra như cây trường đao, trường kiếm, gặp người Việt họ bất kể già trẻ bé lớn, nam nữ, họ chém không chừa ai.
 Thổ thường nổi dậy khi thấy tình hình ở VN nhứt là ở xã ấp của VN ươn yếu. Như thời Pháp bị Nhựt đảo chánh, như thời Việt Minh mới chống Pháp. 

Hiện thời mượn “oai hùm” Trung Cộng, Thổ dậy nữa, phá hoại giết hai nguồn sống của người Việt ở Miền Nam.. TC chi tiền và cho công nhân Tàu qua xây dựng căn cứ Ream nằm ngay cửa ngỏ Vịnh Thái Lan, của Campuchia chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam khoảng 30 km về hướng tây bắc.

TC còn chi tiền cho Miên đào con kinh Phù Nam. Phù Nam Techo với nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ USD .Dự án này sẽ bao gồm ba con đập, 11 cây cầu và đường đi hai bên dài 208 km, sẽ được hoàn thành trong thời gian 4 năm.
Tin đài VOA của Mỹ, hôm 5/8, Campuchia động thổ xây dựng “bằng mọi giá” một con kênh gây tranh cãi do Trung Quốc tài trợ, bất chấp những lo ngại về môi trường và nguy cơ căng thẳng trong quan hệ với nước láng giềng Việt Nam. Theo các thông báo trước đây của ông Hun Manet thì kênh đào này sẽ được khởi công vào quý 4/2024.
Đài RFI của Phap 5-8 loan tãi. Cam Bốt khởi công xây dựng kênh đào Funan ‘‘gây tranh cãi’’ trên dòng Mêkông. Cho đến nay, Cam Bốt đã không cung cấp các số liệu về tác động của dự án đến dòng chảy Mêkông theo đề nghị mà Việt Nam liên tục đưa ra.
Nguy cơ kênh đào này gây tổn thất nặng nề cho Việt Nam. Theo khảo sát của trung tâm Stimson, việc dẫn nước kênh đào này rời khỏi dòng chính Mêkông có thể làm giảm một nửa diện tích vùng đồng bằng ngập nước tại hạ lưu, với diện tích lên đến 1 triệu ha, giảm nguồn sinh kế của khoảng 1,6 triệu người Cam Bốt và hàng triệu người khác ở các tỉnh lân cận của Việt Nam, khiến họ lâm vào cảnh nghèo đói.
Theo chuyên gia độc lập về Mêkông Phạm Phan Long, Hoa Kỳ, nguồn nước ngọt cho hạ lưu trong những năm gần đây vào mùa khô đã xuống mức cực kỳ thấp tại tỉnh An Giang, Kiên Giang phía Việt Nam. Chuyên gia trung tâm Stimson nhấn mạnh là dự án xây dựng kênh đào Funan lấy nước từ dòng chính Mêkông đã không hề được Cam Bốt tham vấn các quốc gia tham gia Hiệp định sông Mêkông 1995, theo quy định. Ủy Ban Mêkông của Cam Bốt viện cớ kênh đào này chỉ là một dự án liên quan đến ‘‘phụ lưu’’.
Theo khảo sát của trung tâm Stimson, việc dẫn nước kênh đào này rời khỏi dòng chính Mêkông có thể làm giảm một nửa diện tích vùng đồng bằng ngập nước tại hạ lưu, với diện tích lên đến 1 triệu ha, giảm nguồn sinh kế của khoảng 1,6 triệu người Cam Bốt và hàng triệu người khác ở các tỉnh lân cận của Việt Nam, khiến họ lâm vào cảnh nghèo đói.
Theo các chuyên gia, việc lấy nước và chuyển nước vào kênh Phù Nam - Techo từ sông Hậu và sông Tiền sẽ giảm lượng nước về Biển Hồ. Bassac và Mekong hiện là hai phân lưu chia nước với Biển Hồ, vì vậy Biển Hồ sẽ phải nhường nước cho kênh Phù Nam - Techo. Nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn
PGS.TS Lê Anh Tuấn - giảng viên Bộ môn Tài nguyên Nước, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Cố vấn Khoa học Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết, khi dự án hoàn thành sẽ tác động về hệ sinh thái, môi trường và tính đa dạng sinh học.
Cụ thể, vào mùa mưa, kênh đào này với đường đắp bờ hai bên thành đường giao thông và đô thị hóa sẽ trở thành con đê cắt ngang qua các cánh đồng ngập lũ (lũ trên sông Mekong là lũ tràn đồng). Vì thế, đặc điểm phân bố nước sẽ thay đổi nghiêm trọng: Phía Bắc của kênh diện tích ngập sẽ gia tăng lên, trong khi phần đất phía Nam và vùng trũng tứ giác Long Xuyên sẽ giảm lũ./.

 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top