Trúc Giang MN, Sứ mạng của Interpol trong thế kỷ 21

Tham Luận

Trúc Giang MN

Sứ mạng của Interpol trong thế k 21




Nâng cao sự hợp tác quốc tế, đó là sứ mạng của Interpol trong thế kỷ 21.
Trong thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật được nâng cao, do đó các tổ chức tội phạm xử dụng, để thực hiện một cách rất tinh vi, tạo ra mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc tế. Sự kiện nầy khiến cho Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế nổ lực nâng cao sự hợp tác của các quốc gia trên thế giới, bằng cách không xen vào việc chính trị, quân sự, kinh tế, chủng tộc. Nói chung là không xen vào công việc nội bộ của các quốc gia. Do đó, việc hợp tác giữa các quốc gia được mở rộng tầm hoạt động chống tội phạm trên thế giới.

Đó là sứ mạng mới của Interpol trong thế kỷ 21.

Interpol là tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (International Criminal Police Organization), của liên chính phủ trên thế giới, được thành lập ngày 7-9-1923 tại thủ đô Vienna của nước Áo (Austria). Mục đích hỗ trợ việc phòng chống tội phạm của các cơ quan cảnh sát trên toàn cầu.



Chủ tịch Ahmed Naser Al-Raisi * Tổng thư ký là ông Jürgen Stock

Chủ tịch Interpol hiện nay là ông Ahmed Naser Al-Raisi, quốc tịch của nước Tiểu Vương quốc Á Rập Thống Nhất (UAE=United Arab Emirates).
Interpol hiện nay có 188 thành viên của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tổng thư ký là ông Jürgen Stock, có văn phòng chính đặt tại Lyon, Pháp. Văn phòng hoạt động 24/7/365 ngày. Các sĩ quan cảnh sát của 80 quốc gia làm việc tại đó.
Ngoài văn phòng chính, còn có 7 văn phòng khu vực như: Buenos Aires (Argentina), San Salvador, (El Salvador), Yaoundé (Cameroon), Abidjan (Bờ Biển Ngà), Nairobi (Kenya), Harare (Zimbabwe), Bangkok (Thái Lan).
Bốn ngôn ngữ chính là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha và tiếng Á Rập.
 
I. Nhiệm vụ của Interpol

Điểm đặc biệt của Interpol là phạm vi hoạt động quốc tế, mà mỗi quốc gia không có thể thực hiện được.
Hoạt động chủ yếu của Interpol là theo dõi, điều tra các tội phạm xuyên quốc gia như: khủng bố, lừa đảo, rửa tiền, buôn người, buôn ma túy, buôn vũ khí, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế…nhằm góp phần bảo vệ an ninh, trật tự trên toàn cầu. Interpol liên lạc và trao đổi thông tin với các quốc gia trong những việc điều tra, phát hiện những tội phạm xuyên biên giới. Mỗi quốc gia thành viên có một văn phòng tại nước đó để liên lạc trực tiếp với văn phòng Tổng Thư ký, hỗ trợ việc điều tra ở nước ngoài, xác định vị trí, và truy bắt tội phạm đang lẫn trốn ở các nước.
 
II. Sự gia tăng tình trạng tội phạm trên toàn thế giới.

Ngày 27-3-2024, tại văn phòng Interpol ở Singapore, ông Tổng thư ký Jürgen Stock cho báo chí biết: “Các nhóm tội phạm có tổ chức, hiện đang hoạt động mạnh, không thể tưởng tượng được. Các nhóm tội phạm ẩn danh, dùng mạng xã hội trực tuyến, mạng xã hội (Social network) là hệ thống cung cấp thông tin, tìm kiếm, lưu trữ, trao đổi giữa những người trên internet. Mạng xã hội gồm có: Facebook, Youtube, Tiktok, Twitter, Zalo…

Hoạt động mạnh nhất của tội phạm là trong thời gian bùng phát Covid-19. Đã có hàng triệu nạn nhân, kể cả những người đang tiếp tay cho tội phạm.
Ông Jürgen Stock cung cấp những số liệu cho thấy những hoạt động liên hệ với ma túy còn rất cao. Ông cũng nhấn mạnh, nạn buôn người ở Đông Nam Á trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu.

 
III. Các chiến dịch của Interpol


III.1. Chiến dịch Lionfish của Interpol. Chống buôn lậu ma túy và vũ khí


Chiến dịch Lionfish

Từ ngày 27-5-2014 đến ngày 10-6-2014, Interpol đã phối hợp với 34 quốc gia thành viên, thực hiện Chiến dịch Lionfish, tấn công vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, về buôn lậu ma túy và vũ khí trên đường biển.
Interpol đã tịch thu được 30 tấn cocain, heroin và cần sa, trị giá 822 triệu đô la Mỹ. Tịch thu 12 khẩu súng ngắn, 10 chiếc tàu biển thứ lớn, và số tiền mặt là 170,000USD.
Chiến dịch nầy đã bắt giữ 142 người trong các tổ chức tội phạm.

Interpol đã nhận được sự hợp tác tích cực của các tổ chức và các quốc gia trong khu vực Địa Trung Hải (Mediterranean), gồm có: cơ quan bảo vệ Bờ biển Pháp, tổ chức Europol, các cơ quan hải quan Địa Trung Hải, Cảnh sát Hoàng gia Canada.
Chiến dịch Lionfish thể hiện sự hợp tác tích cực của các cơ quan và quốc gia kể trên.

III.2. Chiến dịch Synergia. Chống phần mềm độc hại

Interpol đã giáng những đòn chí tử vào mạng lưới internet của các tổ chức tội phạm quốc tế. Đó là chiến dịch Synergia.
Ngày 2-3-2024, Interpol thông báo về một chiến dịch rất quy mô, là Synergia. Chiến dịch nầy đã tấn công những việc lừa đảo và phát triển phần mềm độc hại trên internet.

Chiến dịch bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023, đối phó với những tội phạm được tổ chức rất phức tạp, và rất chuyên nghiệp xuyên quốc gia bằng hệ thống internet.
Kết quả. Interpol đã phát hiện 500 địa chỉ IP, đã lưu trữ các trang mạng lừa đảo và 1,900 địa chỉ IP mà các “đối tượng” xử dụng để phát tán phần mềm độc hại.

1). Địa chỉ IP

IP viết tắt từ Internet Protocol, là địa chỉ của một hệ thống, gồm những máy phụ chung quanh một máy chủ (Server), là địa chỉ dùng để nhận diện và liên lạc nhau trong hệ thống internet toàn cầu. Mạng Internet là hệ thống thông tin toàn cầu, chủ yếu là tin tặc dùng để phát tán những phần mềm độc hại.

2). Phần mềm độc hại (Malicious software)

Phần mềm độc hại gồm có Virus, Trojan, Worm… được tin tặc (Hacker) dùng để xâm nhập bất hợp pháp vào mạng lưới máy tính, để thực hiện nhiều mục đích khác nhau như: thu thập tin tức bí mật về quốc phòng, vũ khí và thực hiện những công tác gián điệp, phá hủy cả hệ thống nằm chung trong máy chủ.

Tin tặc là những người tài giỏi, biết được sự vận hành của máy tính, có khả năng lập trình (Computer Programming) một software độc hại xâm nhập vào hệ thống IP giống nhau.

Virus là phần mềm độc hại xâm nhập vào hệ thống máy tính, nhưng không tồn tại lâu dài.
Worm là phần mềm độc hại tồn tại lâu dài trong máy tính. Có khả năng tự nhân bản, tức là tự tạo ra một phần mềm tương tự, để thực hiện mục đích của phần mềm độc hại.
Trojan Horse được tin tặc thực hiện có khả năng tồn tại lâu dài, có thể mãi mãi trong máy tính để thực hiện những hành vi bất hợp pháp.


III.3. Chiến dịch SEAF-1, truy nã tội phạm quốc tế

Ngày 4-12-2023, Interpol đã tổ chức Cuộc họp của chiến dịch SEAF-1 tại Singapore, về việc truy nã tội phạm quốc tế. Tham dự gồm có 30 đại biểu, từ Văn phòng Interpol và các cơ quan phòng chống tội phạm của các nước, và vùng lãnh thổ, bao gồm: Trung Quốc, HongKong, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Singapore và Việt Nam.



Interpol cho biết số tội phạm bị truy nã gồm có 146 người, đang lẩn trốn tại nhiều quốc gia tham gia chiến dịch. Có 7 người đang lẩn trốn tại Việt Nam, gồm có 4 người mang quốc tịch Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc và 3 người quốc tịch Việt Nam.

Đại biểu Việt Nam cho biết trong 7 người đó, có 1 người quốc tịch Hàn Quốc, đã nhập cảnh vào Việt Nam hồi năm 2014. Một người Trung Quốc đang sống tại VN và 5 người khác không có thông tin về nhập cảnh, xuất cảnh, nên chưa bắt được.

Kết thúc buổi họp, các đại biểu tham gia chiến dịch, nhất trí gia tăng hợp tác để truy bắt những đối tượng bị truy nã ở nước nầy trốn qua nước kia, góp phần duy trì hòa bình và bảo đảm an ninh, trật tự tại các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam bắt 3 người bị truy nã đỏ của Interpol.
 

Màu sắc các lệnh truy nã và thông báo      

Truy nã đỏ (Red Notice): Là yêu cầu truy bắt nhằm mục đích dẫn độ tội phạm.
Truy nã đen (Black Notice): Loại thông báo nhằm xác định tung tích các nạn nhân đã chết ở bên ngoài quốc gia sở tại.
Truy nã xanh lá cây (Green Notice): Cảnh báo về các đối tượng phạm tội từ các nước khác đã thâm nhập vào nước sở tại hoặc đối tượng gây án ở nước sở tại rồi trốn ra nước ngoài.
Truy nã xanh lam (Blue Notice): Nhằm xác định và cung cấp thông tin, đường di chuyển của các loại tội phạm, đối tượng hoạt động xuyên quốc gia.
Truy nã vàng (Yellow Notice): Truy tìm người mất tích.
Truy nã màu da cam (Orange Notice): Nhằm cảnh báo các thông tin liên quan đến tội phạm khủng bố đến các nước thành viên của Interpol.
Truy nã tím (Purple Notice): Nhằm cung cấp thông tin về phương thức hoạt động, thủ đoạn, thiết bị, công cụ hoặc nơi ẩn náu của tội phạm.

Ông Tổng Thư ký Interpol cho biết, lịnh tuy nã đỏ có thể bị lợi dụng. Đó là ở các nước độc tài, chính quyền lợi dụng truy nã đỏ, chụp mủ những người bất đồng chính kiến, cho nên ông lập ra một nhóm gồm khoảng 40 chuyên viên, giúp kiểm tra các thông báo truy nã đỏ trước khi công bố.

Ngày 1-6-2023, Công an Sài Gòn đã bắt giữ ba người Hàn Quốc, nhập cảnh hoạt động dưới cái vỏ bọc là đầu tư, chuyên viên, được các doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh.

3 người có tên là Jeong Kiwon, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 23-3-2023. Park Jaihyung vào Việt Nam ngày 20-9-2022 và Jang Woojin, vào VN ngày 28-3-2023.
Ba người nầy không cư ngụ tại địa chỉ đã khai khi nhập cảnh.

Theo hồ sơ của Interpol, ba người nầy đã lập và điều hành trang mạng cờ bạc và cá cược online. Người tham dự trò chơi phải nạp tiền để chơi. Thắng và thua cũng bằng tiền. Cờ bạc, có khi thắng lớn, nhưng đa số là bị sạch túi. Mánh khóe của nhóm chủ sòng bài, là cài phần mềm để xóa những cuộc sát phạt nhau trong ngày, nên rất khó bị phát hiện việc cờ bạc bất hợp pháp.

III.4. Chiến dịch Thunder 2023 về việc phòng chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã và rừng.

Ngày 12-3-2024, Interpol đã tổ chức cuộc họp tại Singapore để tổng kết chiến dịch chống tội phạm, liên quan đến động vật hoang dã và rừng, trong chiến dịch Thunder 2023.
Tham dự buổi họp, có các cơ quan hải quan, cảnh sát phụ trách về động vật hoang dã và rừng của 16 quốc gia như: Angola, Congo, Nigeria, Tanzania, Bangladesh, Nam Phi, Kenya, Mozambique, Myanmar, Malaysia, Singapore, Lào, Việt Nam.

Interpol cho biết, chiến dịch đã phát hiện 2,114 vụ mua bán, vận chuyển, lưu trữ trái phép về động vật hoang dã và rừng. Đã bắt giam 500 đối tượng, tịch thu 313 kg ngà voi và 169 kg vảy tê tê, 2,000 động vật quý hiếm, 8,000 động vật bò sát và hơn 500 tấn gỗ.

Các lưc lượng của chiến dịch phải đối diện với những mánh khóe tinh vi của các đối tượng phạm pháp, cụ thể như thành lập các công ty “ma” hoặc mua lại những công ty hoạt động hợp pháp để trà trộn những vật liệu bất hợp pháp với những vật liệu hợp pháp.
Tham nhũng cũng góp phần bảo vệ an toàn cho những tội phạm về việc mua bán các động vật hoang dã và rừng.

III.5. Chiến dịch Pangea-Chống thuốc tây giả


Thuốc tây giả bị bắt giữ tại chuỗi hiệu thuốc ở Pattaya, Thái Lan
Thuốc Tây giả được bày bán công khai trên đường phố ở châu Phi

Chiến dịch Pangea chống thuốc tây giả thông qua việc mua thuốc trên những trang web bất hợp pháp.
Interpol. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO=World Health Organization) ước tính trong năm 2017 đã có một triệu người tử vong trên thế giới.
Chiến dịch Pangea đã đánh sập trên một triệu trang web tại 123 quốc gia, đã phát hiện 25 triệu thuốc giả trị giá 51 triệu đô la Mỹ.
Đã có khoảng 400 đối tượng bị bắt giữ. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nơi sản xuất thuốc giả lớn nhất thế giới.
Thuốc tây giả bao gồm thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chữa động kinh. Riêng thuốc Viagra giả được bán tại các hộp đêm và nhà thổ. Viagra tạo sự cương cứng dương vật.
Về sự nguy hiểm của thuốc giả, chỉ riêng ở châu Á đã có 100,000 trẻ em tử vong vì thuốc giả trong năm 2017.
Ở châu Phi, thuốc giả xâm nhập vào các tiệm thuốc tây, trong bịnh viện, những quày hàng bán ngoài đường phố, hoặc bán trực tuyến qua hàng ngàn trang web, không kiểm soát được.
Chiến dịch Pangea nổ lực bảo đảm sức khỏe con người trên toàn thế giới.
 
IV. Nạn buôn người trên thế giới: Hơn một triệu nạn nhân mỗi năm


IV.1. Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của việc buôn người


Buôn người là việc mua bán con người dưới nhiều mục đích khác nhau, như lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như hôn nhân giả mạo, lừa gạt. Mánh khóe của lừa gạt là, làm việc nhẹ mà lương bổng cao, là cơ hội để đổi đời, đời sống tốt đẹp hơn.

Theo báo cáo của Văn phòng Chống ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC=United Nations Office on Drugs and Crime) thì mạng lưới buôn bán con người làm nô lệ tình dục hay lao động cưỡng bức, đã diễn ra khắp nơi trên thế giới, nạn nhân phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Riêng trẻ em, thì đã có hơn một triệu trẻ em là nạn nhân của bọn buôn người.
Báo cáo ghi rõ có 127 quốc gia cung cấp nạn nhân, nhưng có 137 quốc gia là điểm đến của các đường dây buôn người.

Mười một quốc gia đứng đầu về điểm đến, là miền đất hứa, gồm có:
Bỉ, Đức, Hy Lạp, Israel, Italia, Nhật Bản, Hòa Lan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Anh Quốc.
Điều nầy chứng tỏ phụ nữ và trẻ em bị buộc làm nô lệ tình dục vẫn còn gia tăng trên thế giới.

Các quốc gia được bọn buôn người chọn làm nơi “trung chuyển”, tức là quốc gia tạm dừng lại để chờ đi đến một quốc gia khác, “Trung chuyển” gồm có: Albania, Bulgaria, Hungary, Italia, Ba Lan và Thái Lan.
Theo UNODC thì nổ lực chống buôn người gặp nhiều khó khăn vì thiếu tin tức và bằng chứng cụ thể.
Giám đốc UNODC là ông Antonio Maria Costa nêu nhận xét: Cho đến nay các nổ lực chống nạn buôn người giữa các quốc gia chưa được phối hợp chặt chẽ và hữu hiệu”.

Điểm yếu của UNODC là không xen vào việc chính trị của các quốc gia, nhưng chính trị của các quốc gia, đã thực hiện nạn buôn người thì UNODC bất lực, đành bó tay.

IV.2. Xuất khẩu cô dâu-Một hình thức buôn người



Ở Việt Nam, có một thời rầm rộ về việc xuất khẩu cô dâu. Các thiếu nữ chạy chọt, đưa tiền cho các tổ chức lậu, giới thiệu cô dâu với hy vọng được chọn về làm dâu cho xứ Củ Sâm.

Các bà mai mối quảng cáo rất ngon lành và hấp dẫn. Chú rể có một nông trại, gia đình giàu có. Cô dâu đi mua sắm các sản phẩm siêu hạng. Mua sắm chán thì ở nhà xem phim Hàn Quốc “Anh Em Nhà Bác Sĩ” 15 tập, “Truyền thuyết Jumong”…Có osin người bản xứ phục vụ cô dâu Việt.

Thế là thế hệ các cháu ngoan bác Hồ, trần truồng như nhộng đứng xếp hàng cho mấy thằng xứ Củ Sâm, đóng vai ông vua quan sát toàn bộ thân thể, sờ mó, móc ngoéo để chọn vợ. Sự thật, chú rể là những nông dân, nghèo mạt rệp, không có đủ tiền để cưới vợ người bản xứ, nên vay tiền qua Việt Nam làm ông vua để chọn con cháu Bà Trưng, Bà Triệu về làm dâu xứ Kim Chi. (Noodles).
Sự thật là làm nô lệ tình dục, lao động cưỡng bức. Nhiều cô dâu Việt bị hành hạ, bị giết để lấy tiền bảo hiểm nhân mạng. Nhiều gia đình ra phi trường nhận hủ hài cốt do sứ quán Việt Nam gởi về.
Trong năm 2009, đã có 7,249 đám cưới Hàn-Việt xảy ra tại VN. Các cô gái vẫn chưa từ bỏ cái mộng làm dâu Hàn Quốc.
Một liều, ba bảy cũng liều. Thân gái 12 bến nước, toàn là bến dơ.
 
V. Trồng cần sa ở Anh thu hút người Việt Nam

 39 người Việt thiệt mạng ở Anh * Bùi Thị Nhung là một trong số người mất tích
Lý do thiệt mạng của 39 người Việt Nam tại nước Anh là việc trồng cần sa ở nước Anh.
Lúc 1:05 sáng ngày 23-10-2019, cảnh sát Anh ở hạt Essex được thông báo là có nhiều người chết trong chiếc xe container ở khu công nghiệp Waterglade thuộc hạt Essex. Đó là thi thể chết cứng của 31 đàn ông và 8 phụ nữ.

Tài xế tên Mo Robinson, 25 tuổi, người Bắc Ireland. Theo dữ liệu GPS (Global Positioning Systom) thì chiếc xe đi từ Lille (Pháp), đến Bỉ rồi đến hạt Essex của Anh.

V.1. Cần sa là một thị trường lớn mang nhiều lợi ích cho người trồng ở nước Anh

    Đa số người Việt nhập cư trái phép vào nước Anh là để trồng và chăm sóc các trại cần sa.

Cần sa là thị trường lớn ở nước Anh. Ước tính có 7.2% người Anh từ 16 đến 59 tuổi hút thứ ma túy nầy. Các trang trại cần sa rất lớn đa số là do người Việt nhập cư trái phép vào nước Anh, để phục vụ cho các trang trại đó.

Năm 2017, cảnh sát Anh bẻ khóa một hầm chống vũ khí hạt nhân hồi thế chiến 2, đã bỏ hoang ở Wiltshire, cảnh sát thấy có 3 người Việt Nam và hàng ngàn cây cần sa ở 20 nơi trị giá 2.5 triệu USD mỗi năm.

Những nơi vắng vẻ như bịnh viện bỏ hoang, nhà kho vô chủ, và những căn nhà ngoại ô vắng người, cũng là những nơi thích hợp để trồng cần sa.

Người chăm sóc cây cần sa kiếm được từ 7,000 đến 10,000 bảng Anh. Chỉ cần 2 trong 4 vụ mùa, nếu không bị cảnh sát Anh bắt, họ chỉ cần 6 tháng thì đủ tiền trả nợ cho chi phí trong lộ trình đến nước Anh, hàng chục ngàn đô la Mỹ.

V.2. Tác hại của cần sa
Cần sa là một trong nhóm ma túy hạng B, có tên: gai dầu, gai mèo, tài mà, bồ đà, cannabis. Có 2 loại cần sa: Marijuana và Hashish.
Lá cần sa có mùi tanh khó ngửi, khói thuốc mùi khét. Lá cần sa xắc nhỏ như sợi thuốc lá, màu nâu đậm, vấn thành điếu để hút.
Cần sa có tác dụng làm giảm đau, gây ảo giác, gây hưng phấn, sảng khoái, kích thích đòi quan hệ tình dục.
Dân ghiền cho rằng, cần sa kéo dài thời gian quan hệ tình dục, đến tột đỉnh của khoái lạc.
Hút cần sa sẽ trở thành ghiền, không có, không được. Vì thế thị trường cần sa ngày càng phát triển.

Người ghiền cần sa bị ung thư phổi, tác động tâm thần, trí nhớ kém, thị lực yếu, giảm khả năng sinh sản, lượng tinh trùng ít hơn, phụ nữ xảy ra sự rụng trứng không đều.
Việc hút cần sa khi mang thai, có hại đến thai nhi, như tác hại của thuốc lá, đưa đến hư thai, bào thai dị dạng, quái thai.

 
VI. Những phiên tòa xét xử những người trong đường dây buôn người


VI.1. Tòa án Bỉ xét xử những kẻ chủ mưu làm chết 39 người Việt trong xe đông lạnh.
Sở dĩ chứa người trong xe container đông lạnh là vì, nhiệt độ trong xe làm chết 39 người Việt, ở trừ 25 độ C (-250C). Độ lạnh như thế làm cho mọi vật đông đặc như nước đá.
Nhiệt độ nầy làm vô hiệu hóa máy phát hiện thân nhiệt con người. Thân nhiệt trung bình là 37.5 độ C.
Hãng tin AP (Associated Press) và Reuters đã đăng tải, cho biết một tòa án ở Bỉ đã kết án kẻ chủ mưu và 17 người đồng phạm trong đường dây buôn người từ Việt Nam đến London (Anh Quốc) đã thiệt mạng 39 người trong xe đông lạnh container ngày 23-10-2019.
Ông Võ Văn Hồng, 45 tuổi, là kẻ chủ mưu bị phạt 15 năm tù giam, và bị phạt 920,000 euro (Hơn 1 triệu đô la Mỹ). Cảnh sát xét nhà ông Hồng, tịch thu 2.3 triệu euro.
17 người trong đường dây buôn người bị phạt tù, từ 1 năm đến 10 năm, có 11 người từ Việt Nam hoặc gốc Việt. Những đồng phạm nầy đã dùng nhà để tiếp nhận và cho tạm trú, chờ chuyến đi đến nước Anh. Cung cấp giấy tờ giả mạo, SIM điện thoại di động, chở đi mua các vật liệu cần dùng cá nhân.

VI.2. Tòa án Pháp xử 19 người trong vụ 39 người chết trong xe container ở Anh

Phiên tòa mở ra ở Paris từ ngày 16-10-2020 đến 11-10-2020. Những bị cáo mang quốc tịch Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Algeria, Morocco, tuổi từ 21 đến 58. Bao gồm những tài xế taxi trong đường dây, chủ của những căn nhà làm nơi chứa chấp họ ở Pháp trong thời gian họ vượt biên sang nước Anh.
Các bị cáo đối diện với mức án 10 năm tù. Có 4 bị cáo bị buộc tội vô ý giết người.

VI.3.  Công an Hà Tĩnh khởi tố 7 bị can trong vụ 39 người Việt chết cứng ở nước Anh

39 người Việt Nam thiệt mạng, chết cứng trong xe tải container là người ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Công an Hà Tĩnh đã khởi tố 7 bị can là đầu mối của 39 người chết ở nước Anh về tội tổ chức, môi giới người khác trốn ra nước ngoài. Danh sách 7 bị can như sau: Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1984 ở Nghệ An. Võ Văn Kỳ (1962) Chủ tịch UBND xã Diễn Liên, Nghệ An. Võ Văn Hồ (1952) tỉnh Nghệ An, Lê Văn Huệ (1967) Nghệ An. Trần Đình Trường (1985) Hà Tĩnh. Nguyễn Quốc Thành (Cần Thơ), Nguyễn Thị Thúy Diễm (1990), lấy chồng Trung Quốc cư ngụ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Công an Hà Tĩnh đã thông báo cho Interpol để thụ lý.

Hoạt động của nhóm buôn người ở Việt Nam. Các đối tượng liên lạc với nhau qua email internet. Nhiều điện thoại, che giấu lý lịch bản thân.
Sau vụ 39 người chết ở nước Anh, thì 7 người nầy tìm cách lẩn trốn, tiêu hủy chứng cớ về tài liệu email.
 
VII. ASEAN cam kết trấn áp tội phạm buôn người

Tại hội nghị cao cấp ASEAN (ASEAN=Association of South East Asian Nations =Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) ở Indonesia, các quốc gia thành viên của ASEAN cam kết trấn áp tội phạm lừa đảo qua các trang mạng internet của những tổ chức buôn người, cụ thể là tăng cường năng lực của những cơ quan thi hành luật pháp trong các lãnh vực, điều tra, thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin về những tổ chức tội phạm đã lợi dụng các phương tiện truyền thông internet, và các diễn đàn trực tuyến, để đăng những lời hứa hẹn về những việc làm nhẹ nhàng với những mức lương cao.

Hiện tượng nầy đã xảy ra tại các nước như: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar…Đã có hàng ngàn người bị sập bẫy trong những đường dây lừa đảo trên mạng internet.
 
VX. LHQ cảnh báo tình trạng bỏ lọt các tội phạm buôn người

Ngày 7-1-2019, LHQ đưa ra cảnh báo về các vụ buôn người vẫn tồn tại mà các thủ phạm không bị trừng phạt. Theo thống kê của “Văn phòng LHQ về việc Chống ma túy và tội phạm UNODC” (UNODC=United Nations Office on Drugs and Crime), thì năm 2016 tổng số nạn nhân của các vụ buôn người vẫn còn ở những con số rất cao là 25,000, tăng lên hơn 10,000 so với năm 2011. Phần lớn tại các khu vực châu Mỹ và châu Á.
Những vụ bán nội tạng, lạm dụng tình dục, vẫn còn ở mức độ cao, chiếm 60% trong tổng số những vụ buôn người bị phát hiện ở năm 2016.
Báo cáo còn ghi rõ hàng ngàn phụ nữ và bé gái của sắc tộc thiểu số Yazidi của nhóm người Kurd ở phía bắc Iraq, đã bị tổ chức mang tên Nhà nước Hồi giáo, IS (IS=Islamic State) bắt làm nô lệ tình dục.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cho rằng việc bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục là hoàn toàn hợp lệ đúng với kinh Koran và luật Sharia của đạo Hồi.
 

Kết luận

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế có mục đích rất lý tưởng, đã có những thành tích rất đáng hoan nghênh. Nhưng chủ trương không xen vào công việc nội bộ của các quốc gia là một điểm yếu. Thành viên của các quốc gia độc tài bao che cho những tội ác của quốc gia họ thì Interpol cũng bị hạn chế trong các hành động theo lý tưởng của tổ chức.
Một nhân viên của tổ chức nhân quyền quốc tế đã đến Việt Nam quan sát về nạn buôn người đã đưa ra nhận xét, những nhân viên điều tra nạn buôn người thì ở Hà Nội, trong khi đó việc buôn người thì diễn ra tại các biên giới Campuchia và Trung Quốc. Họ không qua các trạm biên giới hai bên, mà đi theo đường mòn của những người buôn lậu. Cho dù cảnh sát có phát hiện, thì cũng nhắm mắt làm ngơ đếm tiền hối lộ, thì chẳng có chết thằng Tây nào đâu.

Trúc Giang MN
Minnesota ngày 30-5-2024

 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top