Trần Xuân Thời
TIẾN TRÌNH BẨU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ
Người viết đã từng tham dự các phiện hội đề cử đại biểu từ cấp thành phố, County, State và National Convention, gặp gở Ứng Cử Viên Tổng Thống John McCaine, Đại Diện Đảng CH tại Đại hội Đảng Toàn Quốc năm 2008.
Phần I- Dân Số và Cử Tri
1-Bầu cử Toàn Quốc năm 2024
Dân số Hoa Kỳ ước tính năm 2024: 341,764,886Dân số ước tính đủ điều kiện đi bầu: 246,050,000
Ước tính 70% cử tri sẽ bỏ phiếu: 170,000,000
SO VỚI
Bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020
Dân số Hoa Kỳ: 332,528,000
Công dân đủ điêù kiện đi bầu: 235,097,000
Công dân đã đi bầu 66%: 154,600,000
Tỷ lệ đi bầu cử trung bình từ 2018-2022 66%
(US census)
2- Dân số Hoa Kỳ cấp tiểu bang
Tiểu bang Alabama (5,108,468), Alaska733,406), Arizona (7,431,344), Arkansas (3,067,732), California (38,965,193), Colorado (5,877,610), Connecticut (3,617,176), Delaware (1,031,890), District of Columbia ( 678,972), Florida ( 22,610,726), Georgia (11,029,227), Hawaii (1,435,138), Idaho (1,964,726), Illinois (12,549,689), Indiana (6,862,199), Iowa (3,207,004), Kansas (2,940,546), Kentucky (4,467, 673), Louisiana (4,573,749), Maine (1,395,722), Maryland (6,180,253), Massachusetts (7,001,399), Michigan (10,037,261), Minnesota (5,737,915), Mississippi ( 2,939,690), Missouri (6,196,156), Montana (1,132,812), Nebraska (1,978,379), Nevada (3,194,176), New Hampshire (1.402,054), New Jersey (9,290,841), New Mexico (2,114,371), New York (19, 571,216), North Carolina (10,835,491), North Dakota (783,926), Ohio (11,785,935), Oklahoma (4,053,824), Oregon ( 4,217, 737), Pennsylvania (12, 961,683), Rhode Island (1,095,962), South Carolina ( 5,373,555), South Dakota (919,318), Tennessee(7,126,489), Texas (30,503,301), Utah (3,7,734), Vermont (647,464), Virginia (8,715,698), Washington (7,812,880), West Virginia (1,770,071), Wisconsin (5,910,955), Wyoming (584, 057). (US Census Bureau, estimate for 2023)3-Dân số Mỹ gốc Viêt tại các tiểu bang Hoa Kỳ
Alabama (10,795), Alaska (1,735); Arizona (33,344), Arkansas (7,786), California (788,351), Colorado (32,737), Connecticut (12,679), Delaware(2,221), District of Columbia (3,006), Florida (94,335); Georgia (66,834); Hawaii (15,955), Idaho (2,176), Illinois (39,562), Indiana (12,134), Iowa (12,808), Kansas (17,949), Kentucky: (7,056), Louisiana (33,899), Maine (2,255), Maryland (31,7781), Massachusetts (58,841), Michigan (22,272), Minnesota (31,476), Mississippi (8,634), Missouri (20,007), Montana (1,127), Nebraska (8,983), Nevada, (17,602), New Hampshire (3,897), New Jersey (24,686), New Mexico (5,566), New York (38,300), North Carolina (38,517), North Dakota (987), Ohio: (20,919), Oklahoma (24,471), Oregon (37,254), Pennsylvania (51,335), Puerto Rico (64), Rhode Island (1,698), South Carolina (11,605), South Dakota (1,436), Tennessee (13,865,; Texas (308,156), Utah (11,347), Vermont:((979), Virginia (71,379), Washington (92,002), West Virginia (1,122), Wisconsin (9,175), Wyoming (176),Puerto Rico (64). (Census 2020).3-1 Dân số Việt Mỹ được ước tính năm 2024
Dân số Việt Mỹ : 2,300,000
Cử Tri Viêt Mỹ: 1,300,000
Cư tri đi bầu dự trù 65% # 850,000
3-2 Dân số các sắc dân Á Châu tại Hoa K ỳ
Dân số Á Mỹ: 22,193,538
Cử tri Á Mỹ : 15,000,000
Cử tri đi bấu dự trù 65%# 9,750,000
4- Nhìn về Tương lai
Nhìn vào thành phần dân số nêu trên, người Việt đông nhất thuộc hạng tuổi 19-64. Do đó, các sinh họat trong các đoàn thể, cộng đồng cần sự tham gia của lớp tuổi này. Lớp cao niên mặc dù có nhiêù kinh nghiệm về Việt Nam, nhưng lực bất tùng tâm, cơ thể suy yếu, tinh thần hăng say cũng bị ảnh hưởng. Sự thích nghi vào hoàn cảnh mới cũng không hanh thông như giới trẻ về khả năng hội nhập, thích nghi với hoàn cảnh mới, kiến thức về chuyên môn và giao tế nhân sự trong xã hội Hoa Kỳ.Khuyến khích và dành cơ hội cho giới trẻ tham gia vào các sinh hoạt văn hoá, xã hôi, kinh tế, chính trị, để xây dựng tương lai cho khối người Việt hải ngoại bằng cách giúp giới trẻ phát triển tinh thần phục vụ công ích, tinh thần dấn thân giúp đở tha nhân.
5- Luân Lý Công Đồng
Chúng ta có quyền hy vọng vào tương lai sáng lạn của tập thể người Việt taị Hoa Kỳ về cả hai phương diện đối nội cũng như đối ngọai. Sự tham gia tích cực vào các sinh hoạt văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị trong các thập niên vừa qua đã kiến tạo uy tín và sự thịnh vượng chung cho khối người Việt định cư tại Hoa Kỳ. Nhờ đó, uy tín của chúng ta càng ngày càng gia tăng.Chúng ta sẽ tích cực tham gia vào các cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ và các viên chức công cử cấp tiểu bang và liên bang ngày 5 tháng 11 năm 2004 sắp đến với tinh thần chọn mặt gởi vàng trong tinh thần
“Quân tử hoà nhi bất đồng”
Hòa: Chung sức xây dưng CĐNVQG hải ngại cũng như quốc gia nơi chúng ta cư ngụ về các lãnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị…
Bất đồng: Sống trong chính thể tự do, mỗi công dân có quyển thể hiện chính kiến của mình, bầu cho nhiều ứng cử viên được tín nhiệm khác nhau. Dù ở trong hoàn cảnh nào chăng nữa, chúng ta vẫn giữ phong cách hành sử của người Việt cao qúy.
Người Viêt cao quý là những người biết tôn trọng 4 giềng mối” Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ” trong lúc hành sự. Nếu 4 giềng mối này mà không căng lên được thì xã hội, cộng đồng khó mà hợp nhất. Sự phân hoá khiến nội lực bị suy yếu, tổn thương, chẳng khác nào được lời lãi cả thế gian mà không duy trì được tinh thần “trong ấm ngoài êm” thì cũng chẳng ích gì cho quốc gia dân tộc. Yếu tố nhân hoà quan trọng hơn thiên thời, địa lợi.
Triết gia Quản Tử từng nói: «Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ” là tứ duy, tức là bốn đầu mối của cộng đồng, quốc gia. Bốn giềng mối này mà không dương lên được thì quốc gia sẽ diệt vong.
Lễ là tương kính, không vượt quá chừng mực, tiết độ. Nghĩa là không cố chấp, hành động theo lối riêng tư, phi lý. Liêm là liêm khiết, ngay thẳng, chính trực. Sỉ là không làm điều sằng bậy, biết hổ thẹn.
Bởi không vượt quá chừng mực nên người trên sẽ vững ngôi vị. Bởi không hành động theo lối riêng tư, nên người dân sẽ không xảo trá. Bởi không che dấu lỗi xấu của mình, nên hành vi tự nhiên sẽ hoàn hảo. Bởi không làm điều xằng bậy, nên những chuyện gian tà sẽ không sinh.
Lễ không cho phép đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã qui định, không cho phép xâm phạm quyền lợi của người khác, khinh khi hay sàm sở với người khác.”
6- Tương Lai Công Đồng
Đến cuối năm 2024, dân số người Việt ty nạn tại Hoa Kỳ được ước tính khoảng 2 triệu 300 ngàn người và ước lượng tổng số cử tri Việt Mỹ khoảng 1 triệu 300 người đủ điều kiện ứng cử và bầu cử trên toàn quốc Hoa kỳ.Nêú có khoảng 65% người đi bầu cử, thì CĐNVQG chúng ta có một lực luợng khoảng 850,000 ngàn cử tri. Tuy là con số nhỏ so với trên 170 triệu cử tri đi bầu trên toàn quốc. Chúng ta chẳng những biết sự quan trọng của lá phiếu mà còn phải có can đảm, hy sinh thi` giờ, cổ động quý vị đồng hương cùng tham gia vận động tranh cử và bầu cử, thể hiện tích cực tinh thần dân chủ.
Mỗi lá phiếu là một viên gạch xây dựng tương lai của chúng ta và của con cháu của chúng ta nơi xứ lạ, quê người và để kiến tạo tự do, dân chủ và nhân quyền cho hơn 100 triệu đồng bào quốc nội.
Chúng ta sẵn sàng hổ trợ các ứng cử viên Việt Mỹ và các ứng cử viên bản xứ biết quan tâm đến quyền lợi của tập thể người Việt và đặc biệt vận động đồng hương, dồn phiếu cho các ứng cử viên Việt Mỹ ra tranh cử vào các chức vụ dân cử tiểu bang và liên bang.
Theo thống kê và ước tính của một số cơ quan nghiên cứu về dân số và bầu cử, căn cứ vào kết quả của các cuộc bầu cử trước đây, cử tri các sắc dân Á Mỹ đa số bầu cho đảng Dân Chủ. Cử tri Việt Mỹ đa số bầu cho đảng Cộng Hòa (Pew Research). Tỷ lệ dân tham dự bầu cử tuỳ theo sắc dân. Ví du: Việt Mỹ 52%, Hoa Mỹ 79%. Tỷ lệ này có thể thay đổi trong cuộc bầu cử năm 2024
7- Tinh thần Phụng Sự Xã hội
Lưu tâm đến sinh hoạt xã hội, chính trị và các lãnh vực hoạt động trong xã hội đương thời tức là lưu tâm đến tiền đồ của giống nòi con Hồng cháu Lạc, là sứ mệnh chung của tất cả chúng ta vậy. ”Tương lai trong tay chúng ta.-Albert Schwitzer, nhà thần học Đức (1875-1965) đã nhận xét rất hữu lý khi nói về giới trẻ:
” Tôi không biết vận mệnh của các bạn sẽ ra sao, nhưng tôi biết một điêù là chỉ những người nào trong các bạn có tinh thần tìm kiếm và biết phương thức phục vụ đồng loại mới có thể đạt đuợc hạnh phúc chân chính. “I do not know what your destiny will be. But one thing I know: The only ones among you who will be really happy are those who have sought and found how to serve”. Đúng là “Sướng gì hơn suớng làm lành, cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu”.
8- Tinh thần chống Cộng
Trong những bài tiểu luận trước đây, tôi đã trình tinh thần chống Cộng tại Hoa Kỳ rất cao, thể hiện qua các án lệ ghi dấu sự trừng trị những hành vi phạm pháp của các thành phần hoạt động cho CS; các luật lệ cấp tiểu bang, liên bang; thành phần dân chúng di dân từ các nước do Hồng Quân Nga chiếm đóng là thành trì chống Công mãnh liệt từ thập niên 1950 cho đến thời kỳ chiến tranh lạnh trước 1990.Vai trò của người tỵ nạn Đông Dương sau 1975, là thiều số nhưng cũng đã và đang đóng góp vào công tác chống Cộng tại Hoa Kỳ. Những phong trào phản đối gần đây chỉ là những bèo bọt nổi trên mặt nước, thả lỏng để dễ nhận dạng và lưu vào sổ đen để truy tố khi cần. Các hoạt đông đặc vụ của Trung Cộng ở New York, điệp viên Tàu ở đai học Harvard và các vụ FBI khám xét trong cộng đồng Đông Dương là những sư kiện cho chúng ta thấy cơ quan an ninh tại Hoa Kỳ luôn theo dõi những động tỉnh của những nhóm liên lạc với Cộng sản.
PHẦN II- Pháp Chế về Bầu Cử
Hầu hết chúng ta đã tham dự các cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam trước 1975 và tại các quốc gia tự do mà chúng ta đang cư ngụ sau năm 1975. Trong các quốc gia tự do, dân chủ, phương thức bầu cử tự do được áp dụng trong các cơ chế công quyền và các hiệp hội tư nhân để chọn người đại diện.
Tại Hoa Kỳ, các chính quyền tiểu bang đảm trách công tác tổ chức bầu cử các viên chức công cử tiểu bang và liên bang. Thể thức bầu cử được quy định bởi các đạo luật do chính quyền tiểu bang ban hành, do đó có một số khác biệt về kỹ thuật tổ chức giữa các tiểu bang. Nếu có vấn nào chưa được sáng tỏ khi áp dụng luật bầu cử, toà án tiểu bang sẽ thụ lý và tòa án Liên bang sẽ chung quyết nếu có liên quan đến thẩm quyền Liên bang (Federal issue).
9-Quyền bầu cử:
Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không quy định quyền bầu cử cho mọi công dân Hoa Kỳ. Vì thế các Tu chính án thứ 15 ban hành năm 1870 quy định thêm quyền bầu cử cho người Mỹ thiểu số…Tu chính án thứ 19 ban hành năm 1920 công nhận quyền bầu cử cho cử tri nữ giới.....Hiến pháp quy định bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ cứ bốn năm một lần vào ngày Thứ Ba sau ngày thứ hai tuần thứ nhất tháng 11.
10-. Ghi danh bầu cử
Mọi công dân hội đủ điều kiện đều được ghi danh bầu cử: Công dân Hoa Kỳ, 18 tuổi, không can án hay bị tước quyền bầu cử, phải là cư dân hợp lệ, cư ngụ ít nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, tại tiểu bang nơi bầu cử. Cử tri có thể ghi danh trước hoặc tại phòng phiếu trước khi bầu cử… hoặc theo thủ tục do tiểu bang ấn định.Năm 1965, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật về Quyền Bầu Cử “Voting Rights Act” đã bãi bỏ các điều kiện cử tri phải biết đọc, biết viết (literacy tests), đóng thuế bầu cử (poll taxes). Các điều kiện nầy thường được áp dụng tại các tiểu bang miền Nam Hoa kỳ gọi chung là “Jim Crow Laws”.
Tuổi được bầu cử cũng thay đổi qua thời gian và Tu chính Án thứ 26 (1971) đã thống nhất tuổi được bầu cử là 18 tuổi cho công dân trên toàn quốc cho các cuộc bầu cử các viên chức công cử tiểu bang và liên bang.
11-. Chứng Minh Thư (ID Card)
Đến năm 2023, khoảng 36 tiểu bang buộc phải xuất trình căn cước (ID) trước khi cho ghi danh bầu cử. Khoảng 14 tiểu bang chưa có luật buộc phải xuất trình căn cước. Hai đảng CH và DC có hai đường lối khác nhau về vấn đề này.
Đảng Cộng Hòa ủng hộ tiểu bang cấp căn cước cho cử tri nhằm tránh sự gian lận như bầu cử nhiều lần, không đủ điều kiện bầu cử vẫn được đi bầu cử, không phải là công dân Hoa Kỳ, di dân bất hợp pháp đi bầu, người chết đi bầu (những cán bộ lâp danh sách cử tri, ra nghĩa điạ ghi danh những người đã chết vào danh sách cử tri…) Vấn đề gian lận bầu cử (election fraud) đã được nêu lên trong nhiều cuộc bầu cử. Cao điểm của vấn đề này được đề cập đến sau cuộc bầu năm 2020.
Đảng Dân chủ chủ trương ngược lại để cho mọi người được bầu cử tự do không cần chứng minh thư (ID) vì lý do nhiều người không có giấy tờ tùy thân, (Phát biểu của ông Eric Holder, US Attorney General, Nội các của TT Obama).
Sự tranh chấp nầy khiến cho Tối Cao Pháp Viện (US Supreme Court) phải phân xử. Năm 2008 Tối Cao Pháp Viện công nhận luật tiểu bang Indiana đòi hỏi cử tri phải có căn cước. Các tiểu bang khác như Texas, Tennessee, Rhode Island, Kansas, Georgia…cũng thông qua luật ID card. Tuy nhiên một số tiểu bang khác còn lại vẫn còn tranh cãi về luật ID card.
12- Các chức vụ dân cử
Có rất nhiều loại chức vụ dân cử tiểu bang và liên bang tại mỗi tiểu bang. Mỗi tiểu bang, như một tiểu quốc, có đầy đủ cơ chế dân cử: Lập Pháp với lưỡng viện Quốc hội, Hành Pháp với Thống Đốc và các Bộ, Phủ, Tư pháp với một hệ thống tòa án. Riêng tiểu bang Nebraska chỉ có một viện (unicameral), không có lưỡng viện Quốc hội (bicameral) như các tiểu bang khác.
Nghị Sĩ Liên bang (US Senator):
Mỗi Tiểu bang đồng đều có 2 Nghị Sĩ Liên bang, nhiệm kỳ 6 năm.
Dân biểu Liên bang (US Representative):
Có nhiều dân biểu Liên bang cho mỗi tiểu bang tùy theo dân số của tiểu bang, nhiệm kỳ 2 năm. Từ khi lập quốc, khoảng 30,000 dân được bầu một Dân biểu. Ngày nay, số Dân biểu gia tăng theo dân số căn cứ trên bảng kiểm tra dân số cứ 10 năm một lần. Một dân biểu hiện nay có thể đại diện cho trên nửa triệu dân. Tiểu bang nhỏ nhất có 1 dân biểu và 2 Nghị sĩ như tiểu bang Delaware, nơi cư ngụ chính của TT Joe Biden . Tiểu bang lớn nhất như CA có 52 Dân biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ. Số Thượng Nghị Sĩ không thay đổi. Số Dân biểu có thể thay đổi tùy theo dân số gia tăng.
13-. Phân khu bầu cử
Vì dân số gia tăng nên có vấn đề tái phân chia khu bầu cử (Congressional redistricting). Khi tái phân khu như vậy có thể sẽ gây thất lợi cho một trong hai đảng Dân Chủ hay Cộng Hoà. Sự tái phân cử tri là nhiệm vụ của chính quyền tiểu bang và có ảnh hưởng đến vấn đề bầu cử dân biểu liên bang và các viên chức công cử tiểu bang nên thường tạo nên các cuộc tranh luận sôi nổi trong quốc hội tiểu bang. Sự tái phân định lại ranh giới khu bầu cử, có trường hợp phải nhờ Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phân xử.Trường hợp có nhiều cử tri cùng chung khuynh hướng chính trị được tái phân vào một khu bầu cử tạo nên hiện tượng “Vote packing”, có lợi cho vị dân biểu đương nhiệm (incumbent). Ngược lại vị dân biểu đương nhiệm có thể bị thất cử nếu có nhiều cử tri thuộc các khuynh hướng khác chiếm đa số hoặc cử tri thường hỗ trợ dân biểu đương nhiệm bị phân tán “Vote cracking”. Vấn đề tranh cãi là phải phân khu như thế nào để dung hòa các khuynh hướng chính trị trong địa phương liên hệ.
14-. Vấn đề tài trợ các cuộc vận động bầu cử:
Ứng cử mà thiếu tài chánh thì không có hy vọng đắc cử. Mặt trái của vấn đề vận động tài chánh là các ứng cử viên, sau khi đắc cử, có thể lo “ơn đền, nghĩa trả” cho những người đóng góp tài chính bằng cách thỏa mãn nhu cầu của những người tài trợ, những nhóm quyền lợi (interest groups) áp lực các viên chức đắc cử. “Pay and play- tiền trao cháo múc”, thay vì dùng thì giờ hay công quỹ để phục vụ công ích.
Để giảm thiểu vấn đề thiên vị phục vụ cho phe phái đã giúp các ứng cử đắc cử bằng nhiều mánh khóe khác nhau, năm 1907 đạo luật Tillman Act được ban hành để cấm các đại công ty đóng góp tài chính cho các cuộc vận động bầu cử các viên chức liên bang và ấn định mức chi tiêu tối đa cho mỗi ứng cử viên.
Luật Federal Corrupt Practices Act được ban hành năm 1925 ấn định mức đóng góp. Luật Federal Election Campaign Act được ban hành năm 1971 bắt buộc các ứng cử viên tường trình số tiền đóng góp nhận được trong thời gian vận động tranh cử.
Năm 1974, Quốc Hội thành lập cơ quan Federal Election Commission (FEC) do 3 Ủy viên Cộng Hoà và 3 Ủy Viên Dân Chủ kiểm soát tài chính của các cuộc tranh cử.... Dù luật lệ có quy định nhưng trong thực tế các nhóm áp lực vẫn đóng góp tài chính cho các ứng cử viên để được hưởng lợi lộc sau khi các ứng cử viên được đắc cử qua nhiều phương thức khác nhau.
15-. Các Uỷ Ban Hoạt Động Chính Trị
Chúng ta thường nghe nói đến danh từ PAC. (PAC là Political Action Committee). Các ủy ban vận động chính trị được thành lập tại các tổ chức, công ty, đảm trách vấn đề gây quỷ đóng góp cho các cuộc vân động tranh cử như GOPAC (Republican leadership PAC). Nhiều đoàn thể chính trị tại các tiểu bang cũng thành hình các ủy ban vận động chính trị. Những nhóm nầy được thành lập theo Section 527 của Internal Revenue Code/ IRS Code.
Trong cuộc bầu cử năm 2004, cơ quan Swift Boat Veterans for Truth vận động tài chánh để ủng hộ George W. Bush và bài bác John Kerry. Ngược lại, cơ quan America Coming Together (ACT) ủng hộ Kerry chống Bush. Cả hai cơ quan nầy đã bị phạt bạc triệu vì hoạt động ngoài sự kiểm soát của Federal Election Commission. (FEC)
Al Gore khi làm Phó Tổng Thống cũng bị khiếu nại vì dùng điện thoại của văn phòng Phó TT vận động tài chánh cho ứng cử viên của đảng DC và Tổng Thống Clinton cũng bị báo chí phanh phui khi mời các mạnh thường quân đến nghỉ ngơi tại Toà Bạch Ốc. Thống Đốc Illinois Rod Blagojevich, đảng DC, bị tù vì bán ghế Thượng Nghị Sĩ của Barack Obama để trống của tiểu bang Illinois để lấy tiền tranh cử. Tổng Tống Trump đã ân xá cho ông Blagojevich mãn han tù sớm hơn.
Trong vụ án Citizens United v. Federal Election Commission, (2011) Tối Cao Pháp viện cấm không được hạn chế sự đóng góp của các nghiệp đoàn, công ty thương mại cho các cơ quan bất vụ lợi. Đồng thời xác nhận các hiệp hội sinh lợi và bất vụ lợi có tư cách pháp nhân (không những là legal entity và cũng là legally person) nên có quyền nhận đóng góp như quyền tự do ngôn luận dành cho mọi công dân! Phán quyết nầy cũng gây nên sự kinh ngạc cho một số người.
Kết quả, các PAC có quyền nhận sự đóng góp vô giới hạn của tư nhân cũng như của các hiệp hội, các công ty thương mại và được mệnh danh là Super PAC, rồi sau đó Super super PAC tha hồ nhận tiền đóng góp để hỗ trợ cho ứng cử viên gà nhà …khiến cho Lawrence Lessig, giáo sư tại Trường Luật Harvard, viết sách “ Republic, Lost: How Money Corrupts Congress - and a Plan to Stop It ” để chống đối sự nhũng lạm do tiền tài gây nên tại Washington DC, để cảnh giác thành viên của chính quyền, Hành Pháp, Lập Pháp không nên chỉ lo vận động tài chánh để tranh cử mà lơ là quốc sự…
Nhiệm vụ của Tối Cao Pháp Viện rất quan trọng trong tiến trình hình thành hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Chánh nhất Hughes (1862- 1948) đã nhận xét rằng ý nghĩa của Hiến pháp do Tối Cao Pháp Viện giải thích. Tổng Thống Woodrow Wilson sánh Tối Cao Pháp Viện như là một “Quốc Hội Lập Hiến thường trực” vì vai trò của Tối Cao Pháp Viện như là cơ quan cuối cùng giải thích Hiến pháp, nói khác đi giải thích Hiến pháp của TCPV có tính cách chung thẩm.
Theo Tổng Thống Thomas Jefferson, giao trọng trách giải thích Hiến pháp cho Tối Cao Pháp Viện là một tập tục nguy hiểm. TT Jefferson cho rằng quyền của nhân dân Hoa Kỳ phải để cho nhân dân Hoa Kỳ định đoạt hơn là chấp nhận sự giải thích có tính cách khống chế của riêng một cơ quan, để cho công dân Hoa kỳ định đoạt qua lá phiếu cũng là một phương cách tốt.
Nhiều vấn đề khó khăn khác được bàn cãi hiện nay với ý kiến chống đối nhau như vấn đề phá thai, đạo và đời, tự do cá nhân, vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do kết liễu sinh mệnh, tu chính án thứ 14. (Gần đây Tối Cao Pháp Viện Tiểu bang Colorado viện dẫn khoản 3, Tu Chính Án thứ 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ để ngăn cản ứng cử viên Trump tham gia tranh cử sơ bộ tại Colorado. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã bác bỏ quyết định của TCPV Colorado và cho phép UCV Trump tranh cử tại Colorado. Sự kiện này cho chúng ta thấy luât pháp Hoa Kỳ phức tạp, ngay các thẩm phán TCPV Colorado mà cũng không hiều luât nên quyết định sai lầm và bị TCPV Hoa Kỳ bác bỏ- Chánh nhất Renquist trước đây cũng đã nhận xét: “Không ai hiểu hết luật của Hoa Kỳ” ).
Theo quan niệm của một số giới chức, Tối Cao Pháp Viện có hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến. Hai đảng CH và DC cố gắng thay đổi chiều hướng giải thích Hiến pháp theo quan điểm của mỗi đảng. Đảng Cộng Hòa chủ trương Hiến pháp phải được giải thích theo ý chỉ của những bậc khai quốc công thần đã đại diện nhân dân Hoa Kỳ soạn thảo Hiến pháp năm 1787. Đảng Dân Chủ thì muốn thay đổi, cho nên hai đảng phải tranh cho được chức vụ Tổng Thống mới có thẩm quyền bổ nhiệm các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện theo khuynh hướng của mỗi đảng.
16-. Đề cử đại biểu
Thủ tục đề cử đại biểu thông thường cho các đảng chính trị được diễn ra như sau:
(1) Tuyển chọn các đại biểu (delegate) từ các phiên hội sơ bộ (caucus) tại các khu tuyển cử (precinct) trong các điạ phương, thành phố.
(2) Các đại biểu được các precinct bầu sẽ tham dự đại hội cấp County (County Convention) để đề cử đại biểu tham dự đại hội cấp tiểu bang (State Convention)
(3) Đại hội cấp tiểu bang sẽ chọn đại biểu tham dự đại hội đảng Toàn Quốc (National Convention) để đề cử ứng cử viên đại diện đảng ra tranh cử chức vụ Tổng Thống.
Đảng Dân Chủ chọn ứng viên từ các cuộc bầu cử sơ bộ tại cấp tiểu bang. Các đại biểu cấp tiểu bang sẽ tham dự đại hội toàn quốc để chọn ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống. Đại Hội Đảng được dự định tổ chức vào tháng 8, 2024.
Số đại biểu đảng Dân Chủ thay đổi trong mỗi kỳ bầu cử, khoảng trên dưới 4000 đại biểu được chọn để tham dự Đại hội đảng toàn quốc để đề cử đại diện đảng ra ứng cử Tổng Thống. Do đó, chúng ta thấy đại hôi toàn quốc (National Convention) của đảng Dân chủ thường đông đảo hơn đảng Cộng hòa.
Các ứng cử viên đại diện Đảng ra tranh cử chức Tổng Thống chỉ cần đạt được số phiếu tương đối (simple majority) như đã được quy định trước. Số phiếu nầy là do số đại biểu riêng của mỗi đảng, để chọn UCV làm đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống. Các đại biểu nầy được gọi là đại biểu có cam kết “Pledged delegates”, thường đã gặp các ứng cử viên tại các phiên hội tại các Precinct, County và State convention hay National Convention.
Ngoài các đại biểu chọn từ cấp tiểu bang, cấp lãnh đạo đảng chọn thêm một số đại biểu khác làm “Superdelegates” trong số các Dân biểu, Nghị Sĩ, Thống Đốc của đảng để quyết định ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống trong trường hợp cần có “ Brokered Convetion” để chọn ứng cử viên mỗi khi ứng cử viên chưa đủ túc số phiếu ấn định để đại diện cho đảng ra tranh cử.
Trong cuộc vận động bầu cử TT năm 2016, bà Clinton có nhiều Superdelegates và Ông Sanders tỏ ra bất bình về vấn đề phe phái nầy. Trước đó, năm 2008, Đảng DC có đến 796 Superdelegates, là những người có chức vụ, quyền thế và có ngân qủy, có khả năng hỗ trợ cuộc bầu cử. Đa số là thành viên của nhóm Establishment, tạo thành một thành trì bảo vệ quyền lợi của đảng.
Đảng Cộng hòa cũng chọn đại biểu từ cấp Precinct, County, State Conventions, để tham dự National Convention, nhưng chọn khoảng trên dưới 2000 đại biểu mỗi kỳ bầu cử. Đảng CH cũng chọn thêm các đại biểu từ các đại hội tại các tiểu bang và từ giới lãnh đạo đảng, nhưng không dùng danh xưng “superdelegates” mặc dù một số delegates được chọn từ trong giới lãnh đạo đảng CH, hay những thành viên của nhóm Establishment của đảng CH. Đại Hội Đảng Cộng hoà năm 2024 dự đinh tổ chức vào tháng 7, 2024 tại Wisconsin.
17- Vận động tranh cử
Trong tiến trình chọn ứng cử viên từ hàng chục người ghi danh ra tranh cử (contender) cho đến khi chọn được ứng cử viên chính thức đại diện đảng ra tranh cử kéo dài khoảng 2 năm.
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2016-2020, theo danh sách ứng viên ghi danh với Federal Election Committee có 37 người ghi danh dự tranh và trên phiếu bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2016, có ghi danh ứng cử viên của chín (9) đảng chính trị ra tranh cử.
Trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, đa số ứng viên đã lần lượt rút lui sau những lần tranh luận ”so tài” do các cơ quan ngôn luận tư nhân tổ chức hay qua kết quả bầu cử sơ bộ tại một số tiểu bang mẫu như Iowa, New Hampshire và South Carolina… Ngoài các tiểu bang đông dân cư, có một số tiểu bang không phải là những tiểu bang đông dân số, nhưng là những tiểu bang tiêu biểu cho các khuynh hướng của cử tri và có tính cách thử thách các ứng viên, xem thử các ứng viên có được các tiểu bang nhỏ ủng hộ, như Iowa tiêu biểu cho cử tri ngành nông nghiệp.
Từ năm 1976, UCV Dân Chủ Jimmy Carter thắng hạng nhì tại cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa, sau đó đắc cử Tổng Thống. Đảng DC xem sự thành công sơ khởi tại Iowa một dấu hiệu tốt cho sự thành công trên toàn quốc.
Thử thách thứ hai thường được thực hiện tại New Hampshire, nơi đây đa số cử tri không thuộc DC hay CH mà đa số là cử tri độc lập (independent voter). New Hampshire là một địa bàn tốt thử thách các ứng viên xem thử họ có khả năng thuyết phục các cử tri độc lập?
Ngoài các tiểu bang nêu trên, đảng Cộng Hoà cũng xem tiểu bang South Carolina là một thí điểm tốt để đo lường tâm lý của cử tri và khả năng của ứng cử viên.
Các đảng bộ quốc gia Công hòa (National Republican Committee) hay Dân Chủ (Democratic National Committee) buộc lòng phải hỗ trợ những UCV được nhiều phiếu nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ và Đại hội đảng toàn quốc đề cử đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống.
Không có chuyện đảng cử những ƯCV không xứng đáng và buộc dân phải bầu như các chế độ độc tài đảng trị. Nhờ thế mà, dù muốn, dù không, ứng cử viên nào đắc cử sẽ trở thành Tổng Thống của toàn dân.
Trong cuộc chạy đua vào toà vào Bạch Ốc năm nay 2024:
Đảng Dân chủ có 4 Ứng cử viên sẽ tham dự bầu cử sơ bộ (Primary election) là Tổng Thống Joe Biden, sinh năm 1942, Tiểu bang Pennsylvania; ông Dean Phillips, sinh năm 1969, tiểu bang Minnesota và bà Marianne Williamson, sinh năm 1952, tiểu bang Texas, và ông Kennedy, JFK Jr.
Đảng Cộng hoà, ngoài cựu Tổng Thống Donald Trump, sinh năm 1946, tiểu bang New York, còn có ông Chris Christie, sinh năm 1962, tiểu bang New Jersey; ông Ron Desantis, sinh năm 1978, tiểu bang Florida, Bà Nikki Haley, sinh năm 1950, tiểu bang South Carolina, ông Asa Hutchinson, sinh năm 1950, Tiểu bang Arkansas và ông Vivek Ramaswamy, sinh năm 1985 tiểu bang Ohio.
Các cuộc bầu cử sơ bộ thường do các tiểu bang tổ chức theo thời gian và địa điểm thuận tiện do tiểu bang ấn định. Các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức vào ngày thứ ba trong tuần của nhiều tiểu bang được mệnh danh: “Super Tuesday”.
Trong trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu ấn định tại đại hội đảng toàn quốc để được đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống, đại hội đảng toàn quốc sẽ bỏ phiếu quyết định theo phương thức “Brokered Convention” có sự tham dự thêm của các superdelegates như đảng CH đã dự trù trước đây, nếu UCV Trump không đủ phiếu tín nhiệm theo luật định trong cuộc bầu cử 2016, nhưng trường hợp nầy đã không xảy ra.
Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định cuộc bầu cử Tổng Thống được tổ chức vào NGÀY THỨ BA sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Các tiểu bang có tính cách phụ trợ quyết định thắng cử như New Hampshire, Iowa, Ohio, Michigan, Pennsylvania, Florida, New Mexico là những Swing states mà các ứng cử viên cần tranh thủ cử tri ngoài những tiểu bang có số cử tri tương đối cố định như các ”Green states” bầu cho ứng viên Dân chủ hay “Red states” thường bầu cho ứng viên Cộng hoà.
Ứng viên đảng DC thường thắng phiếu tại các tiểu bang Minnesota, Washington State, Oregon, California, New York. Đảng CH thường thắng phiếu tại các tiểu bang tại Trung và Đông Mỹ. Có những tiểu bang “yellow” là những tiểu bang có nhiều cử tri độc lập hay “swing state” mà các ứng cử viên Dân Chủ hay Cộng Hoà cần nỗ lực tranh thủ đế thắng.
18-. Thể thức đầu phiếu
Bầu phiếu được áp dụng cho hầu hết các cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang theo thể thức bầu cử phổ thông (popular), đa số tương đối (simple majority), trực tiếp (direct) và kín (secret). Đa số tương đối có nghĩa là ứng cử viên nào được nhiều phiếu phổ thông thì được đắc cử.
Tuy nhiên, đắc cử vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ không chỉ căn cứ vào phiếu phổ thông (popular vote) mà còn căn cứ vào phiếu của Cử Tri Đoàn (electoral vote). Thông thường, ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại một tiểu bang thì thắng luôn phiếu cử tri đoàn cử tri đoàn của tiểu bang đó (Winner-take all). Nhưng thỉnh thoảng có những trường hợp thất cử dù thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu cử tri đoàn trên toàn quốc.
“Thi không ăn ớt thế mà cay”! Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2000, ứng cử Viên Albert “AL” Gore có 600,000 phiếu phổ thông cao hơn phiếu phổ thông của ứng Cử Viên George W. Bush. Tuy nhiên ứng cử viên George W. Bush thắng phiếu tại Florida nên số phiếu cử tri đoàn cao hơn Al Gore. Al Gore khiếu nại và Tối Cao Pháp Viện tuyên bố George W. Bush đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2000-2004. Muốn hiểu rõ thêm trường hợp nầy xin đọc thêm án lệ (Bush v. Gore, 531 US 98 (2000). Sự kiện nầy cũng cho chúng ta thấy vai trò của Tối Cao Pháp Viện quan trọng như thế nào.
Tân Tổng Thống đắc cử có cơ hội bổ nhiệm các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có cùng khuynh hướng chính trị trong thời gian 4 hay 8 năm tới.
Nếu có nhiều thẩm phán cùng một khuynh hướng trong Tối Cao Pháp Viện tạo thành tình trạng “Court packing”.
19-. Phiếu Phổ Thông và Phiếu Cử Tri Đoàn
Mỗi tiểu bang có một số “cử tri đoàn” (electoral college) bằng số Nghị Sĩ Liên bang và số Dân biểu Liên bang của tiểu bang: Vi dụ tiểu bang có 2 Nghị sĩ NS và 1 Dân biểu như Delaware. Cử tri đoàn là 3 người. Tiểu bang California có 52 Dân biểu và 2 Nghị sĩ là tiểu bang lớn nhất có 54 phiếu cử tri đoàn.Hoa Kỳ có 538 phiếu cử tri đoàn gồm có: 100 Nghị Sĩ Liên bang (US Senator) và 438 Dân biểu Liên bang (US House of Representatives).
Số dân biểu có thể được điều chỉnh tuỳ theo dân số… Muốn đắc cử Tổng Thống, ứng cử viên phải hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu. Nghĩa là ít nhất phải hơn đối thủ 1 phiếu.
Như đã thượng dẫn, Ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại tiểu bang sẽ thắng luôn phiếu của cử tri đoàn tại tiểu bang đó. Trong lịch sử bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ có vài trường hợp bất thường xảy ra. Năm 1787 Quốc Hội Hoa Kỳ đã tranh luận về vấn đề bầu cử Tổng Thống và để dung hoà hai ý kiến:
1) Tổng thống do Quốc hội bầu (cử tri đoàn)
2) hay do dân chúng bầu (phiếu phổ thông?
Quốc hội đã biểu quyết dùng cả hai phương thức.
Muốn đắc cử, UCV phải thắng phiếu phổ thông nhiều tiểu bang và từ đó thắng tổng số phiếu cử tri đoàn trên toàn quốc. Tiểu bang có nhiệm vụ chọn cử tri của Cử tri đoàn (electoral college) cho mỗi tiểu bang.
Lịch sử bầu Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đã ghi lại năm 1800, ứng cử viên Thomas Jefferson và ứng cử viên AAron Burr mỗi người nhận 73 phiếu. Sự kiện này đã được trình Quốc Hội HK, chiếu Hiến Pháp Hoa Kỳ để quyết định và UCV Jefferson đã đắc cử. Cuộc bầu cử năm 1824 và 1876 cũng do Quốc Hội quyết định mặc dù ứng cử viên trong hai cuộc bầu cử nầy không nhận được đa số phiếu phổ thông.
Năm 2000, Tối Cao Pháp Viện phán George W. Bush đắc cử chức vụ Tổng Thống nhờ có phiếu cử tri đoàn cao hơn phiếu cử tri đoàn của Al Gore, nhưng phiếu phổ thông của Al Gore cao hơn phiếu phổ thông của George W. Bush.
Hiện nay, có khuynh hướng vận động bãi bỏ phiếu phiếu cử tri đoàn. Nếu khuynh hướng nầy thắng thế thì những tiểu bang đông dân số sẽ “đè bẹp” các tiểu bang có dân số thấp, tạo nên sự bất công giữa các tiểu bang.
Muốn thắng cử, ứng cử viên Tổng Thống phải đạt được tối thiểu 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu. Trong kỳ bầu cử năm 2016, UCV Trump, đảng CH đạt được 309 phiếu cử tri đoàn và đã đánh bại bà Clinton chỉ có 229 phiếu.
Vấn đề sai biệt giữa phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông có thể xảy ra vì sự sai biệt dân số và số cử tri đoàn giữa các tiểu bang. Tiểu bang không thể quân phân dân số chính xác khi ấn định số dân biểu Liên bang. ( Ví dụ: Tiểu bang A, dân sồ 38,965,193/ trên 54 cử tri đoàn. Môt cử tri đoàn đại diện cho # 720,000 dân. Trong lúc đó, tiều bang B có 5,737,915 dân /10 cử tri đoàn. Một cử tri đoàn đại diện cho # 573.000 dân. Sai biệt gần #140,000.)
Do đó, đã xảy ra trường hợp, một ứng viên có đa số phiếu phổ thông cao nhưng lại không có đủ số phiếu cử tri đoàn như trường hợp ứng cử viên Al Gore năm 2000 và trường hợp của bà Clinton năm 2016.
20- Tạm kết
Cho đến ngày 27 tháng 6 năm 2024, các ứng cử viên của hai đảng đã rút lui sau khi có kết qủa của cuộc bầu cử sơ bộ, chỉ còn Tổng Thống Joe Biden Đảng Dân Chủ và Cựu Tổng Thống Donald Trump, Đảng Cộng hoà tranh tài trong cuộc tranh luận ngày 27 tháng 6, năm 2024.
Hai vị nầy, nếu không có gì thay đổi vào phút chót, sẽ được Đai hội Đảng đề cử làm ứng cử viên chính thức của hai đảng ra tranh cử Tổng Thống trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày 5 tháng 11, 2024 sắp tới.
Chúc hai vi mã đáo thành công.
Trong năm 2024, trên toàn thế giới có 60 quốc gia tự do tổ chức bầu cử với khoảng 4 tỷ cử tri, được mệnh danh là năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử (the biggest election year in history). Tiếc rằng nhà cầm quyền CS Việt Nam đôc tài đảng trị lạc hậu, không có bầu cử tự do, nên nhân dân Việt nam quốc nội mất cơ hội sánh vai với các quốc gia dân chủ, tự do, văn minh trên thế giới.
Trên đây là những nhận xét tổng quát về dân số, cử tri và quy chế bầu cử tại Hoa Kỳ. Tất cả các khiếu nại về bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, nếu không được giải quyết ở cấp tiểu bang, sẽ được chung quyết bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Trần Xuân Thời
Ghi chú:
Đặc biệt trong thời gian tranh cử chức vụ Tổng Thống Hoa kỳ nhiệm kỳ 2024-2028, Tối Cáo Pháp Viện Hoa kỳ (SCOTUS/ Supreme Court of the United States) đã phán quyết trong hai trường hợp, tóm lược như sau:
1-Vụ kiện thứ nhất:
Tối Cao Pháp Viện Colorado không cho phép cựu Tổng Thống Ronald J. Trump ghi danh tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Colorado, chiếu khỏan 3, Tu Chính Án thứ 14, Hiến Pháp Hoa Kỳ.
TCPVHK quyết định: “Các Tiểu bang có thẩm quyền bãi chức các nhân viên đang giữ chức vụ hay có ý định giữ các chức vụ trong chính quyền tiểu bang. Nhưng, chiếu Hiến Pháp Hoa Kỳ, các Tiểu bang không có quyền áp dụng khoản 3. Tu chính án thứ 14, đối với các chức vụ liên bang, đặc biệt chức vụ Tổng Thống”.
“The Colorado Supreme Court ordered the Colorado secretary of state to exclude the former President from the Republican primary ballot in the State and to disregard any write-in votes that Colorado voters might cast for him. The Colorado Supreme Court accordingly ordered Secretary Griswold not to “list President Trump’s name on the 2024 presidential primary ballot” or “count any write-in votes cast for him.”
SCOTUS’s decision: “We conclude that States may disqualify persons holding or attempting to hold state office. But States have no power under the Constitution to enforce Section 3 with respect to federal offices, especially the Presidency.”
(SUPREME COURT OF THE UNITED STATES No. 23–719 DONALD J. TRUMP, PETITIONER v. NORMA ANDERSON, ET AL. ON WRIT OF CERTIORARI TO THE SUPREME COURT OF COLORADO [March 4, 2024] PER CURIAM)
2-Vụ kiện thứ hai:
Bồi thẩm đoàn Liên bang buộc tội hình sự cựu TT Donald J. Trump liên quan đến viêc chống đối kết quả bầu cử ngày 6 tháng 11 năm 2020 tại Thủ Đô Hoa Kỳ. Toà District Court kết án. Cựu TT Trump thượng tố lên Toà District D.C. Circuit Court, cho rằng hành động của ông trong ngày 6 tháng 11 năm 2020 nằm trong phạm vi trách nhiêm hiến định của Tồng Thống, nên được miễn tố về hình sự. Toà District D.C. Circuit Court y án, TT Trump yêu cầu Tối Cao Pháp Viện tái xét.
Ngày 1 tháng 7 năm 2024: TCPVHK quyết định
“Theo cấu trúc Hiến pháp của chúng ta về các quyền lực riêng biệt, bản chất quyền lực của Tổng Thống cho phép một cựu Tổng Thống được miễn trừ tuyệt đối khỏi bị truy tố hình sự đối với các hành động thuộc thẩm quyền hiến pháp có tính chất dứt khoát và loại trừ của ông ta. Và ông ta ít nhất có quyền được miễn trừ truy tố đối với tất cả các hành vi chính thức của mình. Không có quyền miễn trừ đối với các hành vi không chính thức”.
“A Federal Grand Jury indicted former President Donald J. Trump on four counts for conduct that occurred during his Presidency following the November 2020 election…
Trump moved to dismiss the indictment based on Presidential immunity, arguing that a President has absolute immunity from criminal prosecution for actions performed within the outer perimeter of his official responsibilities, and that the indictment’s allegations fell within the core of his official duties. The District Court denied Trump’s motion to dismiss, holding that former Presidents do not possess federal criminal immunity for any acts. The D. C. Circuit affirmed. Both the District Court and the D. C. Circuit declined to decide whether the indicted conduct involved official acts. “
“SCOTUS’s decision: “Under our constitutional structure of separated powers, the nature of Presidential power entitles a former President to absolute immunity from criminal prosecution for actions within his conclusive and preclusive constitutional authority. And he is entitled to at least presumptive immunity from prosecution for all his official acts. There is no immunity for unofficial acts. Pp. 5–43
(TRUMP v. UNITED STATES CERTIORARI TO THE UNITED STATES COURT OF APPEALS FOR THE
DISTRICT OF COLUMBIA CIRCUIT No. 23–939. Argued April 25, 2024—Decided July 1, 2024)
Luật HK mênh mong như đại dương. Luât gia như những ốc đảo bơ vơ giữ đại dương thăm thẳm, nhìn nhau và tranh luận không ngừng. Chánh Nhất Renquist TCPVHK có lần đã nhận xét:” Không ai hiểu hết luật Hoa Kỳ” ? . Nếu có vị thẩm phán, chánh án nào không hiểu luât cũng là chuyện thường tình. -------- Luât cũng như y khoa có khoảng 60 ngành chuyên khoa, không có kiến thức vạn năng---Tranh luận là phương thức đi tìm chân lý, nhưng cũng nên tranh luận trong tinh thần tôn trọng Lễ-Nghĩa-Liêm-Sĩ thì sẽ được tâm, thân an lạc.
TXT