Khi ‘Bác Hồ ôm chặt và hôn Chu Ân Lai’.
Trà Lũ
(Tháng 2/ 2018)Lời tòa soạn : theo lời người dân Việt Nam trong nước thì họ theo ông Trump vì ông Trump « chơi » Trung Cộng. Họ mong Trung Cộng yếu đi thì « nó » đỡ ăn hiếp Việt Nam mình vì Việt cộng « sợ » Trung Cộng lắm, không có Mỹ thì Việt Nam coi như tiêu. Do đó, Saigon Weekly xin phép tác giả Trà Lũ đăng lại bài viết này để xem Việt cộng « sợ » Trung Cộng ra sao …
Năm cũ con gà đang trôi đi mang theo bao nhiêu chuyện sôi nổi về Vua Trump bên Mỹ, vua Putin bên Nga, vua Macron bên Pháp, vua Tập Cận Bình bên Tàu, Vua Duterte bên Phi Luật Tân, Vua Kim Chính Ủn bên Cao Ly, và nhất là các chuyện của 4 Vua VN hiện nay quen gọi là Tứ Trụ Triều Đình.
Điều làm tôi giật mình nhiều nhất là việc mẹ của cựu hoàng Nguyễn Tấn Dũng, cụ bà Nguyễn Thị Hường qua đời ngày đầu tháng 12 vừa qua mà Đảng CSVN cũng như báo chí trong nước im re, không một lời nhắc tới, không một lời phân ưu chia buồn, các cụ thấy có lạ đời không? Ông Dũng làm thủ tướng những 8 năm cơ mà !
Tôi còn chưa hết giật mình về tình đồng chí của CSVN, thì tôi xém ngã xuống đất khi đọc trên mạng 2 lời tuyên bố của 2 đảng viên CSVN cao cấp khi họ nói về mẫu quốc Tàu Cộng.
Lời thứ nhất của ngài Võ Thị Thu Thủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh : ‘ Xin đừng vì cái đảo nhỏ ở Biển Đông mà làm mất đi tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai nước, bởi không có Đảng CS Trung Quốc chống lưng thì đảng ta sẽ không tồn tại đến ngày hôm nay’!
Thế có nghĩa là TC có chiếm biển đảo của ta thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, ta không cần phải canh giữ gì nữa... Nghe nói 4 tỉnh biên giới phía bắc nước ta bây giờ đầy Tàu, không còn cột mốc, không còn biên cương nữa !
Lời thứ hai của ngài Nguyễn Duy Chiến, phó chủ tịch Uỷ ban Biên Giới Quốc Gia : ‘Việc nước bạn Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ta, rồi đâm tầu, cắt cáp, thực chất vấn đề : ‘Đó là cách hành xử bố mẹ dạy con mình, yêu cho roi cho vọt, vậy sao phải bất bình ?’
Thì ra VC coi TC là bố mẹ, bố mẹ có yêu VC nên mới đánh như thế!
Đọc xong hai lời phát ngôn trên, với hình ảnh đi kèm, tôi không còn tin vào mắt của mình nữa. Tôi đọc thấy lời giới thiệu trên mạng : Đây là lời 2 con thú nói tiếng người !
Cụ Chánh tiên chỉ của xã An Lạc chúng tôi nghe tới đây thì yêu cầu tôi chấm dứt chuyện hai con vật này. Cụ đòi nghe chuyện nào vui. Anh H.O. nhảy vào giúp vui ngay : Rằng cái chuyện của ngài Tiến sĩ Bùi Hiền đề nghị cải cách chữ viết quốc ngữ đang sôi nổi hiện nay, bây giờ đang sinh ra nhiều chuyện nghe như tiếu lâm :
- chẳng hạn câu này : ‘Bác Hồ ôm chặt và hôn Chu Ân Lai’. Nếu viết theo Ngài Bùi Hiền thì sẽ là ‘ Bak Hồ ôm cặk và hôn Cu Ân Lai’ -
- chẳng hạn tên của những vị nào có chữ Tr và Ch thì được viết như sau :
Trần Chu Đài : Cần Cu Dài
Trần Trầm Chu : Cần Cầm Cu
Trần Khoa Chu : Cần Xoa Cu
Trần Anh Chức : Cần An Cứk
Cụ Chánh nghe đến đây thì giơ tay : Xin dẹp cái chuyện thô lỗ này đi. Mình tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì cứ để cho Bùi Hiền và bè lũ của hắn nói nhưng chúng ta không thèm nghe, không thèm để ý. Mình mà viết theo Bùi Hiền là mình viết những lời tục tĩu.
Ông ODP lên tiếng : Cụ ơi, gốc của VC là gốc rừng rú mà. Ngoài chuyện cải cách chữ viết như trên, VC còn cho sửa Truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du nữa cơ. Nghe có khiếp không ! GS Đàm Trung Pháp, một nhà ngữ pháp nổi tiếng, đã viết như sau :
‘...Mức nhiễm độc của tiếng Việt đổi đời ngày nay càng đáng sợ, nó đã tràn sang cả đại tác phẩm Truyện Kiều của dân tộc Việt. Một báo động đỏ thực sự. Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh, trong ngày giỗ Cụ Nguyễn Du linh đình năm 1924 tại Hà Nội đã tôn vinh với câu nói trước anh linh của tiền nhân rằng :’Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn...’ đang bị phỉ báng và bức hại tại quê nhà. Khai pháo bởi ông kỹ sư cơ khí Đỗ Minh Xuân khi ông ta phổ biến cuốn sách có một tựa đề ngạo nghễ : ‘Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng’ trong một cuộc hội thảo về Truyện Kiều tổ chức cuối năm 2012 tại khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trong ‘công trình’ ấy, ông đã sửa khoảng 1.000 chỗ trong tổng số 3.524 câu thơ Truyện Kiều. Lý do tại sao ông quyết định sửa đại tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, hãy nghe ông phán : ‘Truyện Kiều không còn thịnh như trước, do rào cản điển tích, chữ Hán, từ cổ, từ địa phương, chữ nghĩa Truyện Kiều rườm rà, trùng lập, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh...’ Một việc quái đản xưa nay chưa từng thấy, vậy mà lại được ‘anh hùng lao động’ Vũ Khiêu, một học giả từng làm viện trưởng Viện Xã Hội Học, khuyến khích và tán dương, với lời quả quyết sách này là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều. Xin hết trích dẫn lời GS Pháp.
Thôi, tôi biết các cụ đọc đến đây đang bị nhức đầu nên không nói tới những việc quái gở này nữa, chỉ xin nhắc lại là Truyện Kiều có 3.524 câu thơ thì ngài Đỗ Minh Xuân sửa 1.000 câu. Hết ý.
Cụ Chánh xin phát biểu : Những chuyện quái gở này không làm lão ngạc nhiên từ ngày nghe ngài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn trong hội nghị về ngân hàng Á Châu. Bữa đó ngài đọc tên nước Mên, Lào, Việt Nam viết tắt là ‘mờ lờ vờ’, sản phẩm làm ở Việt Nam made in Viet Nam là ‘ma dze in Việt Nam’. Cũng xin hết ý luôn.
Anh H.O. nói leo vào : ngày cháu bị tù có anh quản giáo đọc tên nhạc sĩ Chopin là cho-pin chứ không sô-panh như ai cũng biết.
Lúc này ông bồ chữ ODP mới lên tiếng : Nãy giờ ta toàn nghe chữ nghĩa của dân vô học. Tấc cả các chuyện trên đây không hay bằng chuyện câu thơ tình viết mỗi tiếng chỉ bằng một chữ . Nói xong ông viết vào tờ giấy rồi đố cả làng. Trên giấy ông viết như thế này :
N K M H U Ơ,
N K M H M R Q N
Cả làng lắc đầu vì lần đầu tiên làng thấy sự lạ.
Ông cười hà hà rồi bảo : chữ N trong câu này phải đọc theo giọng người Miền Nam, không phải ‘en’ mà là ‘ăn’, nghe mài mại như âm ‘anh’, do đó cái tai anh Bắc Kỳ nghe ra thế này :
Anh ca em hát u ơ,
Anh ca em hát em rờ cu anh.
Rồi ông xin lỗi cả làng vì ý câu thơ lãng mạng quá. Các bà các cô vừa cười nghiêng ngả vừa đấm nhau thùm thụp.
Cười xong thì Chị Ba Biên Hoà cất tiếng hỏi : Bác lấy cái truyện này ở đâu vậy ? Ông ODP trả lời ngay :
- Trên YouTube. Chị cứ mở YouTube ra, cái gì cũng có. Ngày nào tôi cũng mở.