TẠI SAO NHIỀU TU SĨ PHẬT GIÁO CHÍNH THỐNG  phản đối cách tu hành của Thầy Minh Tuệ  

Tham Luận

Tôn Thất Sơn

TẠI SAO NHIỀU TU SĨ PHẬT GIÁO "CHÍNH THỐNG" (1) 

phản đối cách tu hành của Thầy Minh Tuệ  




Người viết là một lão già 85 tuổi gần đất xa trời, vốn là một Phật Tử hạng bét vì chả nhớ/biết tý gì về Kinh Phật, chỉ biết niệm Nam Mô Ai Di Đà Phật và bắt chước Mạ tôi hồi sinh tiền mỗi khi gặp khó khăn thường niệm ''Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát'', rồi ...chấm hết.

     Hồi tuổi học trò tôi có sinh hoạt trong Đoàn Phật Tử. Đến chừ nhớ có 1 chuyện vào mỗi buổi tụng kinh trước khi bắt đầu sinh hoạt ấy là các nấc thang kính trọng Phật-Pháp-Tăng.
     
Về sau có đọc quyển sách ÁNH ĐẠO VÀNG của một huynh trưởng Phật Tử cao cấp nhưng theo VC, tên Nguyễn Đình Cường, trong đó ghi một lời nhắn của Đức Thế Tôn đã gây ấn tượng sâu sắc vào não bộ Thằng-Bé-Tôi ấy là ''Các Người Hãy Tự Thắp Đuốc Lấy Mà Đi''. Lời Phật dạy này theo đuổi tôi cho đến tuổi già hôm nay.



Qua những gì tôi được học từ bé về Cuộc Đời Đức Phật, xin tóm ngắn gọn sau. Đức Phật Thích Ca vốn là một Hoàng tử bên Ấn Độ tên Tất Đạt Đa, Ngài bỏ lại giàu sang phú quý đi tìm đường tự cứu mình ra khỏi Kiếp Luân Hồi SINH-LÃO-BỆNH-TỬ. Ngài khất thực trên đường tu tập để tự giải thoát.

Trở lại Vị MINH TUỆ (2). Tôi không dám dùng chữ SƯ ở trước tên Minh Tuệ, vì Ông ấy đang bị Hội Phật giáo ''truy sát'', và Minh Tuệ không nhận mình là Sư Phật Giáo, vì cung cách không khất thực bằng Bát Vàng mà bằng cái vỏ nồi cơm điện đã bị hư. Vị Minh Tuệ này không mặc áo Cà Sa, mà áo vá với nhiều mảnh vải khác màu nhau, đi chân trần, ngủ bờ ngủ bụi v..v... Với sự hiểu biết rất kém cỏi, tôi cảm thấy rằng Vị Minh Tuệ đang đi theo con đường mà Thái tử Tất Đạt Đa đã làm cách nay gần 5.000 năm.

So sánh với rất nhiều vị Sư hiện nay, Vị Minh Tuệ không có khuôn mặt bầu bỉnh, không có áo cà sa láng bóng, không có dày sang trọng, không được ở trong các ngôi chùa tráng lệ và đặc biệt nữa không có đồng bạc nào trong khi một số vị sư khác sở hữu hàng tỷ đồng-

Kết luận :
     - Quý Sư tại Chùa ghét bỏ Vị MINH TUỆ là lẽ đương nhiên vì Minh Tuệ tu khổ hạnh, hoàn toàn không giống bất cứ vị sư nào.
     - Tôi đang lo sợ một ngày nào đó Vị Minh Tuệ này bỗng biến mất khỏi mặt đất ngoài ý muốn. (3)
      Tôn-thất Sơn

“Có tật thì giật mình " nhìn hình ảnh khổ hạnh của Thầy Minh Tuệ làm những tu sĩ Phật Giáo có chùa vĩ đại - lên xe xuống ngựa được tâng bốc sẽ phản đối / chỉ trích v
     

1. Vì Thầ Minh Tuệ đã làm thay đổi cách nhìn một chiều đối với Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Tại sao một chiều ? Bởi không ít vị tu sĩ cho rằng tu sĩ : phải đầu tròn, áo vuông ,  phải được Giáo hội (3) công nhận... Mới được gọi là tu sĩ. Nhưng đằng sau những hình tướng này ra sao, ít người cho đó là quan trọng.
 
2. Hình ảnh đầu đội trời, chân đạp đất trên khắp mọi nẻo đường đã làm lung lay những bước chân quen bước lên xe máy, xe hơi, phi cơ sang trọng của nhiều vị tu sĩ.
 
3. Hình ảnh ba Y phấn tảo được chắp, vá từ những mảnh vải lượm từ bãi rác, bãi tha ma, khiến cho những bộ "hoàng y" của nhiều tu sĩ bị lu mờ.
 
4. Hình ảnh chiếc "bình bát" được chế từ lõi nồi cơm điện vì sợ làm hoen ố hình ảnh bình bát của Phật - những bình bát mà rất nhiều tu sĩ dùng để nạp đầy những món đồ phi pháp.
 
5. Hình ảnh từng bước chân an lạc đi khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc, dưới trời mưa, giá lạnh hay nắng nóng 30-40 độ C chỉ để rèn luyện sức khỏe và học hỏi lối sống tàm quý, tri túc, biết đủ khiến cho vô số các tu sĩ quen hành cước trong các đạo tràng cao sang phải nhột nhạt.
 
6. Hình ảnh một ngày ăn một bữa trước ngọ, sau ngọ ai cho, ai tặng, ai cúng dường bất cứ thứ gì đều nhất quyết không nhận, cho dù một vật nhỏ đã khiến nhiều tu sĩ ngày ăn ba bữa, nhận đồ cúng dường phi thời, cảm thấy bị thương tổn vì quyền lợi đang bị thu nhỏ và đe dọa.
 
7. Hình ảnh ai cho tiền, nhét tiền, ép nhận tiền vào tay nhưng nhất quyết không nhận, vì nhận tiền là phạm giới, khiến cho không ít tu sĩ quen, thường nhận tiền, tìm mọi cách để nhận tiền của chúng sanh phải đổ mồ hôi hột.
 
8. Hình ảnh đắp y phấn tảo, an nhiên tự tại giữa bốn mùa nóng lạnh, kiết già qua đêm trong hang núi sâu, dưới rừng lá rậm, trong căn nhà hoang hay giữa bãi tha ma... khiến cho nhiều tu sĩ quen nằm giường cao, nệm đẹp, có máy điều hòa phải cảm thấy bất an.
 
9. Hình ảnh nụ cười an lạc luôn nở trên môi, từ bi cầu nguyện an lạc cho những chúng sanh ngay cả khi bị chúng sanh c.h.ử.i b.ớ.i, đ.á.n.h đ.ậ.p, xua đuổi... Khiến không ít tu sĩ đã quen cảnh được chúng sanh khúm núm, xu nịnh, cung phụng... cảm thấy nhức nhối.
 
10. Luôn xưng con với tất cả chúng sanh - tự tại, vô ngại, vô ngã khiến không ít tu sĩ quen núp trong ảo tướng giả tạm đứng ngồi không yên.
 
11Luôn phủ nhận mình là tu sĩ - vì không muốn làm mất đi hay làm ảnh hưởng tới hình ảnh tôn nghiêm, cao quý của bổn Sư, bổn tự nơi mình xuất gia, mà chỉ khiêm hạ nhận mình là một công dân Việt Nam đang học thực hành theo hạnh nguyện của Phật khiến không ít tu sĩ và các cư sĩ cuồng tín tức tối. (4)
 
12. Luôn pháp, lấy giới của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật làm Thầy, trang nghiêm trong từng bước chân, khiêm cung, lễ kính trước hết thảy chúng sanh khiến cho nhiều tu sĩ, cư sĩ lơ mơ về pháp, sao nhãng, khinh khi giới luật của Phật phải tức tối, hoảng sợ.
 
13. Luôn lấy Giới - Định - Huệ làm Thầy, làm nền tảng tu học, làm hành trang khuyến tấn hành giả, tùy duyên hóa độ chúng sanh

 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top