Giáng Sinh Vui Vẻ, Truyện Dazai Osamu, Phạm Đức Thân dịch
Tokyo hiện ra như một bức tranh buồn mà sống động. Mặc dù khi trên đuờng trở về thành phố tôi tuởng tuợng câu này có thể dùng làm mở đầu cho một truyện sắp tới, nhưng về rồi tôi mới thấy, theo cách nhìn của tôi, ‘cuộc sống ở Tokyo’ vẫn giống như ngày nào. Năm truớc tôi đã qua một năm và 3 tháng tại nhà thời thơ ấu ở Tsugaru, và trở về cùng với vợ con hồi giữa tháng 11 năm nay, nhưng về đến nơi cảm thấy như thể là chúng tôi mới chỉ đi xa có 2 hoặc 3 tuần.
‘Tokyo.sau một xa cách lâu dài, hình như chẳng tốt hơn cũng chẳng xấu hơn; tính cách của thành phố không thay đổi chút nào,’ tôi viết cho một nguời duới quê nhà. ‘Dĩ nhiên có thay đổi vật chất, nhưng trên bình diện siêu hình nơi này vẫn luôn luôn như cũ. Khiến tôi nhớ đến một câu tục ngữ: Chỉ có chết mới có thể chữa đuợc ngu xuẫn. Chút thay đổi nhỏ chẳng gây tổn thuơng ; thật vậy, nguời ta còn cảm thấy chính đáng khi đón chờ nó.’
Không phải chính tôi đã thay đổi nhiều. Tôi đã bỏ biết bao thì giờ lang thang vô định ngoài phố xá, trong một kimono giản dị với áo choàng dài.
Hồi đầu tháng 12 tôi vào một rạp chiếu bóng ở ngoại ô (có lẽ chữ ‘nhà chiếu phim’ thích hợp hơn - đó là một căn nhà nhỏ xập xệ nhưng trông thiện cảm) và xem 1 phim Mỹ. Khi tôi ra rạp, đã 6 giờ, và đuờng phố phủ một màn suơng chiều trắng như khói, qua đó những nguời mặc đồ trông tối xám đang vội vã tới lui, hoàn toàn bị cuốn hút trong cái hối hả cuối năm. Không, cuộc sống ở Tokyo chả thay đổi gì cả.
Tôi vào một tiệm sách, mua 1 quyển của một kịch tác gia Do Thái nổi tiếng. Nhét quyển sách vào túi áo, tôi quay ra cửa, và kìa, kiễng trên ngón chân, trông như con chim sắp sửa bay lên, là một phụ nữ trẻ đang nhìn tôi chăm chăm.
Hên hay sui đây?
Gặp một phụ nữ mà có thời bạn theo đuổi nàng nhưng nay không còn chút cảm tình nào thì thật là sui tận mạng. Và trong truờng hợp tôi, hầu hết các nàng tôi quen đều thích nghi với cái danh sách này. Hầu hết? Tất cả, có vẻ đúng hơn ở đây.
Nguời này ở Shinjuku? Trời, không phải nguời đó....mặc dù rất có thể....
‘Kasai-san?’
Cô gái nói tên tôi giọng không lớn hơn thì thầm, hạ gót chân xuống, và khẽ cúi chào. Cô đội mũ mầu lục, dây mũ buộc duới cắm. và áo mưa mầu đỏ tuơi. Khi tôi quan sát cô, cô hình như trở nên trẻ hơn, cho đến khi khuôn mặt cô khớp với hình ảnh một cô gái 12, 13 tuổi trong ký ức tôi.
‘Shizueko.’
Gặp hên rồi.
“Chúng ta hãy ra khỏi đây. Cô định mua tạp chí hay vật gì khác?’.
‘Không. Tôi đến kiếm quyển sách tựa là Ariel, nhưng không sao.’
Chúng tôi buớc ra ngoài đuờng phố đông đúc.
“Cô đã lớn hẳn. Tôi không nhận ra cô.’
Đó là Tokyo cho bạn. Chuyện loại như thế này thuờng xẩy ra.
Tôi mua 2 gói đậu phọng 10-yen tại một quầy hàng trên đuờng, cất ví đi, nghĩ giây lát, lại lôi ví ra, và mua thêm 1 gói nữa. Hồi xưa tôi luôn luôn đem quà cho cô gái này bất cứ khi nào đến thăm mẹ cô.
Mẹ cô cùng tuổi với tôi. Nàng là một trong số rất ít phụ nữ của quá khứ- không, phải nói là duy nhất- mà ngay bây giờ, nếu bất ngờ gặp, tôi không hề hoảng hốt hay bối rối. Tại sao? Phải, nàng “xuất thân quý tộc” như cách nói thông thuờng, đáng yêu, mảnh mai, yếu ớt.....nhưng, không, nhóm tiêu chuẩn như thế này chỉ là hão huyền, lý sự cùn và hầu như không thể làm nàng có tư cách là ‘nguời duy nhất’. Nàng đã ly dị ông chồng giầu sụ, cam chịu tài sản xuống cấp, và sống trong một căn hộ với con gái, nhờ vào hữu sản khiêm nhuờng của mình. Nhưng, không. Tôi chưa bao giờ có tí chú ý nào đến lịch sử đời sống của các bà. Thật vậy, tôi không biết gì về chuyện tại sao nàng chia tay ông chồng giầu hoặc ‘hữu sản khiêm nhuờng’ chính xác nghĩa là thế nào. Và nếu mà tôi có đuợc cho biết, thì chắc chắn là tôi sẽ quên ngay sau đó. Có lẽ vì các bà nhất trí cho tôi là một tên ngốc, nhưng tôi giả định rằng ngay đến chuyện đời cảm động nhất của các bà thể nào cũng có chất chứa những nói dối tùy tiện và tôi không còn có thể nhỏ 1 giọt nuớc mắt để đáp ứng. Nói cách khác, những tiêu chuẩn như xuất thân sang giâu, xinh đẹp, gặp khó khăn.- những hoàn cảnh lãng mạn như thế không dính dáng với lý do tôi đã xếp nàng riêng ra là ‘nguời duy nhất’.
Lý do đích thực, tất cả có 4, là như sau.
Một: Nàng là nguời sạch sẽ triệt để. Bất cứ khi nào nàng về nhà sau khi đi ra ngoài nàng không bao giờ quên rửa tay chân ở cửa đằng truớc. Tôi có nói hữu sản nàng bị xuống cấp, nhưng căn hộ 2 phòng tuơm tất thì từ đầu này đến đầu kia luôn luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Bếp và dụng cụ nấu nuớng, đặc biệt là bát đĩa ăn uống thì sạch như ly như lau.
Hai: Nàng không có chút gì là say mê tôi. Không có nhu cầu vuớng víu vào cái thói quen khác biệt của chiến tranh chán ngắt giữa nam nữ, thuờng đi kèm với dâm tình. Không có mơ hồ lẫn lộn có tính cách kích thích, ham muốn, kiểu như ‘Nàng có bị tôi hấp dẫn không? Hay chỉ là cái tự mãn tự kiêu của tôi lên tiếng? Tôi có nên tìm hiểu nàng, kiểm tra lại? Hay tất cả chỉ là trong đầu tôi tuởng tuợng.’ Theo như tôi thấy, nguời đàn bà này vẫn còn yêu ông chồng đã ly dị và trong thâm tâm nàng vẫn bấu víu chặt vào niềm kiêu hãnh đã từng là vợ ông.
Ba: Nàng nhạy bén với tâm trạng và cảm nghĩ của tôi. Khi mọi chuyện trên đời đã làm tôi đuối sức đến độ tôi không còn chịu đựng đuợc nữa, không có vui gì khi nghe bảo những điều như thế này, ‘Ừ, dạo này anh có vẻ hình như khấm khá.’ Bất cứ khi nào đến căn hộ của phụ nữ này, chúng tôi luôn luôn có thể trò chuyện về những đề tài hoàn toàn thích nghi với hoàn cảnh và tâm trạng của tôi lúc đó.
‘Thời nào cũng luôn luôn như vậy, phải không?’ Tôi nhớ có lần nàng bảo ‘Nếu anh nói sự thật, họ giết anh. Thánh John, và chính Chúa Jesus....và với John dĩ nhiên không có phục sinh...’.Và nàng không bao giờ thốt lên một lời nào về một văn sĩ Nhật hiện đang sống độc thân.
Bốn, và đây có lẽ là lý do quan trọng nhất trong 4 lý do: Luôn luôn có đầy đủ ruợu trong căn hộ của nàng.
Tôi không nghĩ là mình đặc biệt keo kiệt, nhưng vào những lúc xuống tinh thần khi nhìn thấy những hóa đơn nợ tại các quán ruợu quen biết, đôi chân tôi chỉ tự nhiên dẫn tôi đến những nơi đuợc tự do uống ruợu thỏa thích. Ngay khi chiến tranh kéo dài và ruợu ngày càng khó nhập vào Nhật, luôn luôn vẫn có một thứ gì để uống trong căn hộ của nguời đó. Tôi thuờng xuất hiện, đem theo quà rẻ tiền cho con gái nàng, rồi uống say khuớt truớc khi rời.
Vậy thì 4 lý do này là câu trã lời cho câu hỏi tại sao nguời đó là ‘nguời duy nhất’. Nếu có ai đáp lại với tin tuởng rằng điều tôi vừa mô tả thực ra là một dạng của tình yêu, thì tôi không thể làm gì đuợc, nhưng sẽ nhìn thẳng vào họ và bảo, ‘Ừ, có thể vậy.’ Nếu tình bạn nam-nữ là một dạng của tình yêu, thì đây có lẽ cũng là tình yêu, nhưng tôi chưa bao giờ phải đau khổ vì nguời này, và không ai trong chúng tôi thích khách sáo, kiểu cách hoặc rắc rối, phức tạp.
‘Mẹ cô sao? Vẫn như vậy?’
‘Ô, vâng,’
‘Không ốm đau hay gì khác?’
‘Không,’
‘Cô vẫn sống với bà ấy, phải không?’
‘Vâng.’
‘Cô ở gần đây?’
‘Nhưng bừa bộn lắm.’
‘Không sao. Chúng ta hãy đến mẹ cô, kéo bà ra tiệm ăn, và uống chút gì đàng hoàng.’
‘Cũng đuợc.’
Trong khi chúng tôi nói chuyện, cô gái hình như kém hồ hởi. Mặc dù, đồng thời cùng với những buớc chân đang buớc cô hình như trông càng có vẻ nguời lớn hơn duới mắt tôi. Cô sinh ra khi mẹ cô 18 tuổi, và mẹ cô bằng tuổi tôi, cùng 38, khiến cô bây giờ.....
Cái tôi của tôi nở phồng. Chắc chắn một nguời con gái có thể ghen với mẹ. Tôi đổi đề tài.
‘Ariel?’
‘Thật lạ lùng hết sức!’ Đúng như tôi đã dự tính, cô gái giờ trở nên hớn hở. ‘Truớc đây, khi tôi vừa vào truờng nữ, ông tới căn hộ chúng tôi, đó là mùa hè, ông và mẹ đang nói chuyện và chữ “Ariel” cứ tiếp tục xuất hiện, và tôi không biết nghĩa là gì, nhưng không hiểu tại sao, tôi không thể quên chữ đó, và....’
Đột nhiên như thể cô đã chán nói một mình, giọng cô nhỏ dần rồi im lặng. Sau khi chúng tôi đi thêm đoạn ngắn, cô nói, ‘Đó là tựa một quyển sách, phải không?’ rồi cô lại nín thinh.
Đầu tôi lại nở to hơn. Điều này xác nhận có chuyện đó, tôi nghĩ. Bà mẹ không yêu tôi, tôi cũng không ham muốn bà, nhưng về phần cô con gái, ừ, tôi nghĩ, bạn không bao giờ biết.
Mẹ nàng là nguời, có nghèo đi chăng nữa, không thể sống mà không ăn ngon, và ngay cả truớc chiến tranh với Mỹ và Anh khởi sự, nàng và con gái đã tản cư tới một địa điểm gần Hiroshima nơi có đầy đủ món ngon. Sau khi nàng di tản ít lâu, tôi nhận đuợc bưu thiệp của nàng, nhưng lúc đó tôi đang gặp khó khăn và không cảm thấy nhiều cần thiết phải trả lời liền cho nguời sống dễ thở ở vùng quê. Rồi truớc khi tôi thu xếp để viết trả lời thì hoàn cảnh tôi lại thay đổi rất nhiều, và 5 năm qua tôi chưa hề liên lạc lại với họ.
Tối nay, gặp lại tôi bất ngờ sau 5 năm, ai sẽ vui mừng hơn - bà mẹ hay cô con? Vì lý do nào đó tôi ngờ rằng vui mừng của cô gái chứng tỏ sâu đậm và thuần khiết hơn của bà mẹ. Nếu vậy tôi cần phải làm rõ tình cảm của mình. Tôi không thể có cảm tình ngang nhau đối với cả hai nguời. Tối nay tôi sẽ phản bội bà mẹ và đứng về phía cô gái. Giả sử bà mẹ có nhăn mặt, không chấp nhận, thì cũng không thành vấn đề. Đành phải chịu thôi. Đó là tình yêu.
‘Cô trở lại Tokyo hồi nào?’
‘Tháng 10 năm ngoái,’
‘Vậy nghĩa là ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Hợp lý thôi. Không cách nào một nguời ích kỷ như mẹ cô lại có thể chịu đựng sống ở vùng quê lâu hơn bắt buộc.’
Nếu giọng điệu tôi có khó nghe khi nói xấu bà mẹ thì cũng chỉ là để lấy lòng cô con. Đàn bà- không, nguời ta- thuờng có xu huớng mạnh cạnh tranh nhau. Cho dù là bố mẹ và con cái.
Tuy nhiên cô gái không mỉm cuời. Có vẻ như là nêu mẹ cô ra, khen ngợi hay diễu cợt, đều là cấm kỵ.
Tôi chỉ có thể kết luận, truờng hợp của cô là một ghen tuông xấu đặc biệt
‘Thật là rất may, gặp cô bất ngờ thế này.’ Tôi đổi đề tài không chút hụt hẫng. ‘Như thể là chúng ta đã đồng ý hẹn gặp nhau ở tiệm sách vào một thời điểm nào đó.’
‘Tôi biết,’ cô nói, lần này dễ dàng rơi vào một tình cảm dịu ngọt như đuờng. Bây giờ tôi nhắm đến một chuyện khác.
‘Xem phim để giết thì giờ, rồi vào tiệm sách đó 5 phút truớc khi chúng ta gặp nhau....’
‘Xem phim?’
‘Phải, tôi thích thỉnh thoảng xem phim. Phim này về một nguời đi dây trong gánh xiếc. Cũng có cái thú đuợc xem một diễn viên đóng vai một diễn viên. Nó cho thấy cái hay nhất dù là nơi tài tử tồi, vì chính hắn là một diễn viên. Nỗi buồn của dân diễn xiếc chỉ việc toát ra từ hắn, dù hắn có nhận biết hay không.’
Như một đề tài cho chuyện trò giữa 2 nguời yêu nhau, bạn không thể đánh bại phim. Chúng là tuyệt vời, toàn hảo.
‘Tôi cũng đã coi phim đó.’
‘Đúng lúc 2 nguời gặp nhau, một cơn sóng trào tới giữa họ, và họ lại bị tách lìa lần nữa. Phần đó rất hay.
Cô biết đấy, những chuyện như thế có thể xảy ra trong đời - một rủi ro nhỏ thôi, và cô không bao giờ gặp lại nhau nữa.’
Nếu bạn không thể nói những chuyện mùi mẫn như vầy mà không ngập ngừng luỡng lự, thì bạn không bao giờ thành công là nguời yêu của phụ nữ trẻ.
‘Nếu tôi rời tiệm sách chỉ sớm hơn 1 phút, chúng ta có thể không bao giờ gặp lại, hoặc ít ra cũng không trong khoảng thời gian cỡ 10 năm.’ Tôi đang cố gắng làm cho gặp nhau tình cờ của chúng tôi có vẻ lãng mạn càng nhiều càng tốt.
Đuờng phố trở nên hẹp và tối, cũng như có những chỗ đất bùn khiến chúng tôi không thể đi sóng đôi cạnh nhau. Cô gái tiến lên truớc và tôi theo sau, hai tay đút túi áo choàng.
‘Bao xa nữa?’ Tôi hỏi. ‘Nửa cho? Một cho ?’
‘Ừ, tôi thực chưa bao giờ biết một cho xa bao nhiêu.’
Tôi thật sự cũng chịu thua khi nói đến xác định khoảng cách. Nhưng tỏ ra ngu dốt là cấm kỵ trong tình yêu.
‘Chúng ta có phải còn khoảng trăm mét nữa?’ Tôi nói với vẻ điềm tĩnh, khoa học
‘Ờ....’
‘Mét dễ nắm hơn, đúng không? 100 mét bằng nửa cho,’ tôi bảo cô, nhưng cảm thấy không an tâm. Tôi tính nhẩm trong đầu và nhận ra 100 mét khoảng 1 cho. Nhưng tôi không tự sửa lại. Trong tình yêu cấm kỵ bị chế nhạo, chê cuời.
‘Dẫu sao, nó ngay kia.’
Đó là một chung cư xập xệ tồi tàn như trại lính. Chúng tôi buớc vào và đi xuống một hành lang tối mờ, tới cánh cửa số 5 hay 6, tôi thấy có tên một gia đình quý tộc: Jinba.
‘Jinba-san!’ Tôi kêu qua cánh cửa đóng. Tôi chắc chắn có nghe tiếng trả lời. Rồi một bóng đen di chuyển sau cửa kính.
‘Ha! Cháu đã về!’
Cô gái đột nhiên đứng thẳng nguời, mặt tái nhợt, môi mếu máo xoắn lại một cách kỳ quặc. Rồi thình lình cô bật khóc.
Mẹ cô đã bị giết trong một cuộc không kích vào Hiroshima, cô bảo tôi. Cô cũng nói rằng, trong mê sảng đau đớn lúc hấp hối, mẹ cô có gọi tên tôi
Cô gái đã trở lại Tokyo một mình và hiên đang làm việc cho một phòng pháp lý của một nguời họ hàng bên ngoại thuộc đảng Tiến Bộ.
Cô định kể tôi nghe mọi chuyện, nhưng không sao thốt ra lời, cho nên đã đi lên truớc và dẫn tôi tới căn hộ, không biết rồi sẽ làm gì tiếp
Bây giờ tôi hiểu ra tại sao bất cứ khi nào tôi nhắc đến mẹ cô thì cô lại trông xuôi xị. Đó không phải là ghen tuông, và đó không phải là tình yêu.
Chúng tôi không vào phòng, nhưng quay đầu trở ra tới khu tấp nập gần trạm.
Mẹ cô luôn luôn thích luơn nuớng.
Chúng tôi cúi nguời vào duới cái màn của một quán luơn.
“Chào ông! Ông dùng gì?
Chúng tôi đứng ở quầy. Có một ông khách ngồi phía đằng kia quán đang uống ruợu.
‘Đĩa lớn? Hay đĩa nhỏ?’
‘Đĩa nhỏ. 3 đĩa.’
‘Vâng, thưa ông!’ Anh chủ quán trẻ tuổi vui vẻ gào lên. Anh có vẻ đích thực là dân ‘Tokyo cổ’.
Trong khi anh hì hục quạt than cái lò đất sét, tôi bảo, ‘Đặt chúng vào 3 đĩa riêng biệt’
‘Vâng, thưa ông. Còn nguời thứ ba? Đến sau?’
‘Ba chúng tôi giờ đang ở đây, ‘ tôi nói không cuời.
‘Ủa?’
‘Cô này, và tôi, và đứng giữa chúng tôi là một bà xinh đẹp vẻ mặt hơi lo âu. Anh không thấy bà ta à?:’
Giờ thì tôi hơi mỉm cuời.
Tôi không biết chủ quán trẻ tuổi hiểu ra sao, nhưng anh nở nụ cuời, đưa một tay lên trán, và nói
‘Tôi không thể hiểu cao hơn đây!’
‘Anh có thứ này không?’ Tôi vừa nói vừa đưa tay trái cầm cái ly tuởng tuợng lên môi.
‘Có chính thứ hạng nhất! Ừ, tôi đoán cũng không ngon lắm.đâu’
‘Ba ly,’ tôi bảo.
Ba đĩa luơn bầy truớc chúng tôi. Chúng tôi để yên đĩa giữa, và bắt đầu ăn 2 đĩa kia. Liền đó 3 ly sake đầy đuợc bưng đến.
Tôi uống cạn ly mình trong một hớp.
‘Để tôi giúp cô,’ tôi nói lớn đủ cho chỉ Shizueko nghe đuợc. Tôi nhấc ly của mẹ nàng và nốc cạn, rồi lấy ra 3 gói đậu phọng mua truớc đó. ‘Tối nay tôi sắp uống một chút. Hãy ở lại với tôi. Cô có thể ăn mấy gói này trong khi tôi uống,’ tôi nói, vẫn đang hạ giọng.
Shizueko gật đầu, và hồi lâu không ai nói với ai.
Trong khi tôi lặng lẽ cạn 4, 5 ly một lèo, thì ông khách phía kia bắt đầu ồn ào giỡn cợt với chủ quán.
Tiếu lâm của ông thật xuẩn ngốc, rõ ràng chẳng thích hơp, tuyệt đối không khoái hoạt dí dỏm, nhưng ông lại tự cho là buồn cuời. Chủ quán cuời xã giao, nhưng ông khách thì cuời ngả nghiêng.
‘...Hắn nói vậy đó, và dĩ nhiên làm tôi sững sờ, rồi hắn bắt đầu hát, “Táo đẹp quá, tôi biết bạn đang cảm thấy thế nào....” Ha, ha, ha, ha! Hắn sắc bén, cái gã đó, tôi kể anh nghe, hắn nói, “Trạm Kyoto là nhà tôi.” Điều này hạ gục tôi, vì thế tôi nói, “Bồ tôi sống ở Cao Ốc Maru,” và bây giờ tới luợt hắn sững sờ...’
Ông ta cứ tiếp tục liến thoắng mấy tiếu lâm hoàn toàn chẳng buồn cuời tí nào, và tôi cảm thấy mình càng chán ghét hơn bao giờ, cái thiếu vắng vô vọng một quan niệm về cái gì tạo nên ý nghĩa khôi hài mà bạn chứng kiến ở bất cứ nơi nào nguời Nhật đang uống ruợu. Ông khách và chủ quán cuời ồn ào ngả ngớn đến mấy, tôi cũng không thể cậy nổi một chút mỉm cuời, mà chỉ tiếp tục uống và lơ đãng ngó đám đông cuối năm đang nhộn nhịp qua lại truớc quán.
Ông khách quay sang ngó xem tôi đang nhìn gì. Sau khi quan sát dòng nguời một lát, đột nhiên ông la lớn ‘Ha-ro-o! Me-ri-i ku-ri-su-ma-su!’ khi một anh lính Mỹ đang đi bộ qua duới phố.
Lần này không hiểu sao tôi bật cuời.
Anh lính cau mặt lắc đầu như thể cho thấy anh nghĩ trò đùa của ông điên rồ làm sao, rồi rảo buớc biến mất
‘Chúng ta cũng sẽ ăn cái này chứ?’ Tôi vừa nói vừa dí đũa và̀o cái đĩa giữa
‘Vâng.’
‘Cô một nủa, tôi một nửa.’
Tokyo vẫn vậy. Chẳng thay đổi chút nào.
(Phạm đức Thân dịch Giáng Sinh Vui Vẻ từ bản English của Ralph McCarthy]
-
Người viết đánh giá
- Rated 5 stars
- Tuyệt vời
- Hoàng Khoa
- Reviewed by:
-
Published on:
- Last modified:
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên. Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404