-
Trần Gia Phụng: KẾ THỨ BA CỦA TÔN TỬ
Binh thư Tôn Tử gồn có 36 kế, trong đó kế thứ ba là “mượn dao giết người” (tá đao sát nhân). Trong chính trị cận đại Việt Nam, người ứng dụng nhuần nhuyễn kế nầy có lẽ là Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vinh danh có 169 bí danh, bút danh, biệt danh trong sách Những tên gọi, bí danh, bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh, do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb. Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2001 ở Hà Nội. Một người có 169 tên khác nhau và còn có thể có nhiều hơn nữa, ngay cả khi cầm quyền cũng dùng bí danh, bút danh để hành động, chứng tỏ người đó rất điêu luyện trong việc ứng dụng kế thứ ba của Tôn Tử trong chính trị. Dưới đây là vài kinh nghiệm sử sách ghi lại được.
-
• Bùi Quý Chiến, Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi
Đọc sử chúng ta biết vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông để lên làm Thái thượng hoàng. Tuy nhiên ngài chỉ lo tu hành và du ngoạn đó đây. Năm 1301 ngài sang chơi Champa có hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Vụ này gây nên sự chống đối của cả 2 triều đình Việt và Champa. Tuy vậy vua Anh Tông vẫn vâng mệnh Thái thượng hoàng gả em gái cho Chế Mân.Ngoài sính lễ, Chế Mân còn nhượng châu Ô và châu Rí (cũng gọi là Lý). Châu Ô sau đổi là Thuận Châu (nam Quảng trị) và châu Rí đổi là Hóa châu (từ bắc Quảng nam ra tới Quảng trị).
-
• Nguyên Vũ: Thương hoài Mekong: Nước mắt vùng châu thổ
Xây một con đập chẳng khác nào bóp kẹp một động mạch trên cơ thể. Nếu máu không lưu thông, hẳn nhiên cơ thể bị tổn thương. Có nghĩa là nếu “sữa mẹ Mekong” không về thì biển sẽ lấy lại những gì đã từng thuộc về nó. Khi miền Tây mất mùa nước nổi, nước biển sẽ xâm nhập ruộng đồng theo con nước thủy triều, gây nên nhiễm mặn cho đất và nước. Đất mặn thì cây khô, cây khô thì dân khổ. Môi sinh bị tàn phá, động thực vật tàn lụi, con người sẽ sống ra sao khi đồng khô cỏ cháy?
-
Võ Đức Nhuận - Trại “Cải Tạo”
Những ngày cuối tháng 3, trời mưa như trút nước, cả ngày lẫn đêm, như xót thương cho số phận non sông Bình Định đã rơi vào tay của lũ vô thần. Qua hơn 2 ngày đêm, chúng tôi không có gì để ăn, ruột đói cồn cào, quần áo ướt sũng, thật đói và lạnh. Chúng tôi đi ngang qua những đám gò trồng đậu phụng, nhổ lên hy vọng kiếm củ ăn cho đỡ đói lòng, nhưng vào mùa đó cuối tháng 2 Âm Lịch, củ còn rất non. Chúng tôi rửa bằng nước mưa, nhai lấy nước mà thôi. Chúng tôi qua những cánh đồng bắp cũng thế , chỉ ngậm lấy nước. Qua ngày thứ 3, cả ba chúng tôi đều bị tiêu chảy, kiệt sức không còn đi nổi. Tôi thấy tình hình như vậy, chắc là số phận tôi không xong rồi, nên nói với hai anh bạn đồng hành:“Tôi không đi nổi nữa rồi, hai anh còn sức cứ đi theo hướng Đông ra biển may ra còn tàu của hải quân của quốc gia bốc các anh về Sài Gòn.”Thật là cảm động, tuy không cùng đơn vị nhưng hai anh lính nói:“Đại Uý đi thì chúng tôi đi, ông ở lại chúng tôi ở lại. Chúng tôi không nỡ bỏ ông ở đây!”
-
• Trường Ca Giữ Nước, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Ngày Quân Lực VNCH 1973 / Ta nén nỗi đau từ đất lành hải ngoại /Đêm chong đèn đọc lại sử Việt Nam /Bốn ngàn năm tiên tổ giống Tiên Rồng /Chưa hề thấy chính quyền nào trị nước:/Giặc vào nhà bằng trăm nghìn mưu chước /Vẫn hả hê giữ tình nghĩa anh em /Vẫn chứa chan tình đồng chí ruột mềm /Vẫn thắm thiết với láng giềng manh động Kìa biển Đông đã bao lần dậy sóng /Giặc chiếm Hoàng, Trường Sa còn lại những gì /“Đường Lưỡi Bò” như thành lũy chắn lối đi /Ngăn bước ngư dân, triệt đường sinh sống /Văn kiện cổ xưa chứng từ sống động /Biển đảo tổ tiên đã gìn giữ lâu đời /Quân dân ta đã bảo vệ một thời /Giờ xuôi mái để HánTàu chiếm giữ / Tòa Quốc Tế cho ta quyền án ngữ / Dựa vào chủ quyền , quyền tài phán dành riêng ,/ Hãy kiện lấy chủ quyền biển đảo thiêng liêng /Như Phi-Luật-Tân đã nắm phần ưu thế /Xin hành động, đừng dẽo mồm kể lể, / Sĩ khí Tiền nhân đã truyền lại bao đời ! /
-
SAO KHÔNG GIỮ LỜI HỨA VỚI MẸ TÔI… (Bài Viết Của Con út Cố ĐT Nguyễn Đình Bảo)
Đại Tá Nguyễn Đình Bảo chụp với Đ/U Dù Đoàn Phương Hải ̣̣(trái) / Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Đôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.
-
• Lê Xuân Khoa: Ôn lại một số đặc điểm trong LỊCH SỬ TỊ NẠN VIỆT NAM TỪ 1975
Tháng Tư 1975, sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa và kết thúc cuộc nội chiến 20 năm, cộng sản miền Bắc đã mau chóng giải tán Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, đổi tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và áp đặt chế độ độc tài toàn trị trên cả hai miền đất nước. Chính sách bóc lột và trả thù tàn ác của cộng sản đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tìm kiếm tự do.
-
• Trần Gia Phụng, Bài 2 ĐẶC ĐIỂM CHIẾN TRANH 1954-1975
NAM VIỆT NAM: CHIẾN TRANH TỰ VỆ / Sau hiệp đinh Genève, ở Nam Việt Nam (NVN), chính phủ Ngô Đình Diệm dần dần ổn định tình hình, cải tổ quân đội, phát triển kinh tế, tiếp thu các cơ sở do Pháp chuyển giao, đón tiếp và tái định cư gần một triệu đồng bào di cư từ Bắc Việt Nam (BVN). Cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 đưa thủ tướng Diệm lên làm quốc trưởng. Ngày 26-10-1955, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo tổng thống chế, do ông Diệm làm tổng thống đầu tiên..
-
• Trần Gia Phụng: CHUYỆN CỔNG DINH ĐỘC LẬP NGÀY 30-4-1975
Trong thực tế, một người tận mắt chứng kiến cảnh chiến xa CS chạy vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người viết bài nầy rất rõ ràng và hoàn toàn khác với sách vở CS đã viết. Đó là giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Thành, hiện nay đang giảng dạy tại đại học Oslo, Na Uy (Norway).Lúc đó, vào năm 1975, giáo sư Thành còn trẻ, nhà ở vùng cầu Sài Gòn, ngồi trên yên sau xe vespa của phụ thân, tò mò chạy theo sau đoàn quân của CS, để theo dõi cho biết chuyện gì sẽ xảy ra khi quân CS vào thành phố... Ông Thành đã chứng kiến tận mắt đầy đủ sự việc tại cổng dinh Độc Lập hôm đó.
-
CHUYỆN 30 THÁNG TƯ, Bài thứ nhất: • Trần Thiện Phi Hùng: CHÔN MỘT CHẾ ĐỘ
Xứ VNCH ta, Bộ Binh, Không Quân chỉ có 4 vùng chiến thuật nhưng Hải Quân có vùng 5 Duyên Hải; Phú Quốc, Côn Sơn. Như nhiều chàng lính biển khác, tôi có thừa tài xạo. Xạo như thật. Xạo với gái bán bars, xạo cả với thượng cấp, nhưng không dám xạo với gái nhà lành, vì tôi rất sợ vướng nợ giai nhân rồi dính lưới hôn nhơn. Đời lính biển đầy những chuyến hải hành dài cả tháng mà có vợ thì xác suất nuôi con của thiên hạ rất cao.
-
Nhật ký những ngày CAO NGUYÊN BỊ THẤT THỦ của ĐỨC GIÁM MỤC KONTUM PAUL SEITZ
Lời Giới Thiệu: Đây là bản dịch trích từ cuốn “Le temps des chiens muets” (Thời điểm của những con chó câm), tác giả là Đức Giám Mục Paul Seitz, nhà truyền giáo người Pháp cuối cùng của giáo phận Kontum, ghi lại những biến cố xẩy ra vào những ngày cuối cùng của vùng Cao Nguyên Miền Nam Việt Nam, xuất bản tại Pháp vào năm 1977.
-
• TRẦN KHẮC KÍNH: TRUYỆN TẢN MẠN CUỐI THÁNG TƯ
Sau ngày sập tiệm, mặc dù khi đó Ủy Ban Quân Quản đã thông báo rằng ngày 14.6.75 mới hết hạn trình diện để đi học tập cải tạo, nhưng trong đêm 13 tháng 6, An ninh Nội chính đã tới bao vây, khám xét, lục soát nhà và còng tay tôi mang đi. Tôi nhớ rất rõ đêm đó là Friday, the Thirteen (Thứ sáu 13) ngày mà mọi người phương Tây đều kiêng cữ, mọi việc đều không nên làm. Ngay đến cả các hãng hàng không cũng nhận thấy số hành khách di chuyển giảm bớt nhiều trong ngày nói trên.Nhập khám Chí Hòa, tôi liền bị ngay mấy tên Bắc Việt già, sau này nghe nói là Trung Tá của Bộ Nội Vụ - tức là KGB - và tới “xa luân chiến” thay phiên nhau bắt làm việc (tức là hỏi cung tôi) liên tục trong hàng năm trời! Đầu đuôi là vì trước đây có một số anh em Biệt Kích Dù thuộc quyền, không may sa vào tay Địch, đã chẳng đặng đừng được phải cung khai ít nhiều chi tiết liên quan tới tổ chức mật của thời xa xưa.
-
CỰU TT Hoa Kỳ Richard Nixon: NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN MIỀN NAM VIỆT NAM SỤP ĐỔ
Trong chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống năm 1972, Thượng nghị sĩ George McGovern cam đoan rằng, nếu quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Miền Nam Việt Nam, trong vòng 72 giờ, Miền Nam Việt Nam sẽ sụp đổ. Thực tế không xảy ra như thế. Miền Nam Việt Nam đã không sụp đổ khi Quốc Hội Hoa Kỳ thẳng tay cắt bỏ viện trợ quân sự và kinh tế vào năm 1974. Miền Nam Việt Nam đã không sụp đổ cho đến cuối tháng 4/1975, khi tất cả những yêu cầu viện trợ đều bị từ chối một cách tàn nhẫn...Quốc Hội Hoa Kỳ đã quay lưng bỏ lại một dân tộc chiến đấu vì chính nghĩa- Miền Nam Việt Nam chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất là muốn tồn tại như một quốc gia độc lập. Những gì mà Hoa Kỳ chỉ cần đem đến cho họ là những phương tiện để họ tiếp tục chiến đấu, Quốc Hội đã từ chối, họ lấy gì để hành động? Khi chúng ta bỏ Miền Nam Việt Nam, toàn cõi Đông Dương cũng bị bỏ. Số phận của các dân tộc này đã rơi vào tình trạng khắc nghiệt.
-
PHÚC TRÌNH CỦA TƯỚNG FRED C. WEYAND THAM MƯU TRƯỞNG LỤC QUÂN HOA KỲ THÁNG 3, 1975
Tài liệu cho thấy nhiều cấp chỉ huy quân sự và chính trị Hoa Kỳ không đồng ý với giải pháp bỏ rơi miền Nam Việt Nam của chánh phủ Hoa KỳUy tín của HK như một đồng minh đang bị thử thách tại VN. Để bảo vệ uy tín đó, chúng ta cần nỗ lực tối đa để trợ giúp Miền Nam ngay từ bây giờ.Việc xử dụng không lực HK để tăng cường khả năng chiến đấu của Miền Nam hầu chận đứng cuộc xâm lăng của Miền Bắc, cũng sẽ giúp chính quyền Miền Nam về cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần, và còn tạo một thời gian ngưng đọng vô cùng cần thiết tại chiến trường. Tuy nhiên, tôi ý thức được rằng giải pháp này sẽ đưa đến những rắc rối về pháp lý cũng như chính trị.
-
• LSNNV, Vũ Đông Hà: 30 tháng 4: Ngày khốn nạn cả nước
Ba mươi tháng tư. Một buổi tối năm nào ngồi nhậu trước chung cư, lũ chúng tôi cùng nhau say với quá khứ. Tính sổ ra mới biết cuộc đời của mỗi thằng chẳng có gì đáng kể từ cái ngày năm ấy. Bạn tôi say mèm nốc gọn chai bia và đọc hai câu của một nhà thơ nào đó: Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng, đ. mẹ đời đ. má tương lai. Mấy mươi năm sau, túm gọn cuộc đời của nhau bằng 2 câu thơ bạn tôi đọc, nhìn thực tại trần ai của đất nước để đo lường giá trị của mốc điểm lịch sử, tôi thấy cái tên gọi mà ôn tôi, một cu li không biết đọc không biết viết, đặt cho nó vào đêm cuối cùng tôi ngồi bên ôn là chính xác: 30 tháng 4 - Ngày Khốn Nạn...
-
• Lịch Sử Ngàn Người Viết, Trần Gia Phụng ĐẶC ĐIỂM CHIẾN TRANH 1954-1975 (Bài 1)
Xe đạp thồ của bộ đội Bắc Cộng trong chiến dịch Điện Biên Phủ/ Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
-
Ts Nguyễn Văn Tuấn: Giải Oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu
Thế là cuối cùng thì ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đã được giải oan. Số vàng (16 tấn) ông để lại Việt Nam, nhưng chính quyền mới thì đem bán số vàng đó. Vậy mà bao nhiêu năm qua, người ta tuyên truyền rằng ông cựu tổng thống VNCH đem 16 tấn vàng ra nước ngoài! Sự việc nói lên một lần nữa rằng những tuyên truyền dối trá rồi cũng sẽ có ngày được chứng minh là dối trá.
-
• Frank Snepp: NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
Lời Giới Thiệu: Sau quyết định bỏ miền Nam Việt Nam của chánh phủ Hoa Kỳ vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Frank Snepp, một nhân viên tình báo cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã viết cuốn hồi ký với tựa đề "Decent Interval" mô tả đầy đủ các chi tiết của những giờ phút cuối cùng này. Nhờ cuốn sách của ông, chúng ta biết thêm nhiều bí mật lịch sử trong đó cho thấy quyết định bỏ miền Nam Việt Nam của chánh phủ Hoa Kỳ thật sự không phải được sự đồng thuận của mọi viên chức Hoa Kỳ từ quân sự đến dân sự, các nhân viên tình báo Hoa Kỳ đã có liên hệ với miền Nam Việt Nam. Trong 45 năm qua, những người này vẫn âm thầm giúp đỡ dân tộc Việt Nam dưới nhiều hình thức trong phạm vi và quyền hạn của họ trong đó không thể bỏ qua việc giúp đở định cư những người Việt Nam tị nạn đầu tiên tại Hoa Kỳ.
-
• TRỌNG ĐẠT: Trận Đánh Cuối Cùng, Saigon Thất Thủ
‘…Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở đầu cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày…’Cuối tháng 1-1973, Hiệp định Paris được ký kết, mục đích của Mỹ để rút hết quân lấy tù binh về nước, phía CSBV chờ Mỹ rút hết để tổng tấn công chiếm miền nam, họ mở xa lộ Đông Trường Sơn vận chuyển vũ khí và gia tăng xâm nhập để hoàn thành giấc mộng xâm lăng.Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471).
-
Tưởng Niệm Tháng 4 Đen, Người Lính Lẫm Liệt LÊ MINH ĐẢO
Trong cáo phó do gia đình đưa ra, sau khi TT/Lê Minh Đảo qua đời, có đoạn di nguyện của người quá vãng như sau: “Trong tang lễ xin miễn lễ nghi quân đội, không có lễ phủ quốc kỳ trên linh cữu vì người quá cố không được vinh dự hy sinh cho tổ quốc trên bãi chiến trường. Các bằng hữu đã tuẫn tiết, các chiến sĩ anh hùng, quý vị quân dân cán chính VNCH đã hy sinh vào những giờ phút cuối trong Tháng Tư, 1975, đều không có dịp, mà cũng chẳng còn ai phủ quốc kỳ trong tang lễ.”
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404