-
Truyện Vũ Thất, Đêm Đình Chiến
Dinh không biết chính xác mỗi đêm, bắt đầu vào lúc nào, các loại côn trùng rủ nhau đồng loạt cất tiếng nhưng có điều anh chú ý đến âm điệu sầu thảm bi thương đó từ sau 10 giờ. Đó là thời điểm Dinh dỗ giấc ngủ khi không nhằm phiên canh gác. Ở hậu cứ, cũng vào giờ này, chừng mươi mười lăm phút là anh đã ngủ say nhưng đêm nào nằm bên bờ kinh Vĩnh Tế âm u hoang vắng tràn ngập tiếng rên rỉ nỉ non của các loài côn trùng anh không tài nào nhắm kín đôi mắt. Có một lần anh lấy bông gòn bịt chặt đôi tai đưa đến giấc ngủ ngon lành, bèn phổ biến kinh nghiệm đó cho Hân, bị Hân chửi là đứa ngu đần. Giữa vùng hành quân mà bịt kín hai tai thì có khác gì tự sát. Từ đó anh chịu khó nghe cái hợp âm chói tai đó cho đến bình minh.
-
Trịnh Bách, MỆ BÔNG và Những ký ức về cung đình xưa
Ảnh Gia Đình Bà Chúa Nhất và gia nhân (Mệ Bông mặc áo hoa đứng cạnh Bà Chúa)/ Vào cuối Xuân năm 1930, nhà báo Mỹ W. Robert Moore đã có mặt tại kinh đô Huế để mục kích lễ đón tiếp Vua và Hoàng Hậu Thái Lan của triều đình Việt Nam. Vì Hoàng đế Bảo Đại lúc bấy giờ còn đang du học tại Pháp, nên hai vị Thái hoàng Thái hậu phải đảm nhiệm việc tiếp khách. Những nghi lễ và sự hoành tráng của các buổi tiếp tân, yến tiệc đã khiến ông Moore hồi tưởng lại các dịp lễ tương tự ông đã chứng kiến ở đế đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trước Cách Mạng Tân Hợi 1911.Nhưng kỷ niệm thú vị nhất của nhà báo Mỹ này khi ở Huế là việc ông được một vị trưởng công chúa triều Nguyễn tiếp kiến tại phủ riêng của bà. Nàng thiếu nữ xinh đẹp ấy được mọi người biết đến với một cái tên rất Huế là Mệ Bông
-
Bác Sĩ Văn Văn Của, Tuổi Thơ Và Con Sông Tonlé Sap
BS Văn Văn Của, sinh năm 1927 tại Phnom Penh, học Trung học ở Lycée Siso Wath PhnomPenh. Về Sài Gòn 1949, học Tú tài tại Chasseloup Laubat tới 1949. Vào Đại học Y khoa Sài Gòn 1950, tốt nghiệp Y khoa 1957. Y sĩ Đại tá Y sĩ trưởng Sư đoàn Nhảy Dù 1957-1964. Đô Trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn 1965-1968. Cao Học Y Tế công cộng /MPH Tulane University 1970. Viện Trưởng Viện Quốc gia Y Tế Công Cộng từ 1973-1975, kiêm đặc trách các trại tỵ nạn chiến tranh Long Thành và Phú Quốc cho tới 1975. Vì chức vụ sau cùng này, mà Anh không thể ra đi. Sau 1975, Anh bị đi tù cải tạo 4 năm tới tháng 12/1979. Anh là tác giả tập hồi ký “Mộng Không Thành”, do Tạp chí Y Tế xuất bản năm 2000. Những năm cuối đời, BS Văn Văn Của sống ở Pháp và mất ngày 17.08.2003 tại Orsay, vùng tây nam ngoại ô Paris, thọ 76 tuổi.
-
Trúc Giang MN, Lịch sử môn võ Aikido Việt Nam
Môn võ Aikido được biết đến với cái tên Việt là Hiệp Khí Đạo. Khoảng năm 1969, Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, chỉ huy trưởng trường Bộ Binh Thủ Đức, kêu gọi các sĩ quan cần phải tham gia một môn thể thao, như chơi tennis, hoặc học võ Aikido.Thế rồi, một lớp huấn luyện võ Aikido được thành lập. Lớp học có khoảng 30 người, trong đó có vài sĩ quan cấp tá. Như vậy, sĩ quan trường Bộ Binh Thủ Đức đã có trên 30 môn sinh Aikido của sư phụ Đặng Thông Phong.
-
hoànglonghải, Chữ Tâm của một ông Tướng
Nguyễn Khoa là một họ lớn ở Huế, giống như họ Thân (Trọng), họ Hà (Thúc)… Có lần vua Tự Đức nói: “Thân, Thân, Hà, Hà thiên hạ vô gia; Hà, Hà, Thân, Thân, thiên hạ vô dân.” Tướng Nguyễn Khoa Nam thuộc họ Nguyễn Khoa là họ lớn. Mẹ ông là Công Tôn Nữ Mộc Cần, thuộc dòng Tuy Lý Vương, “nguyên súy Mạc Vân thi xã”, tức Miên Trinh, “Ông Hoàng Mười Một” (con trai thứ 11 của vua Minh Mạng, vua thứ hai nhà Nguyễn). Công Tôn Nữ Mộc Cần là chắt nội vua Minh Mạng - như vậy, tướng Nam là “chắt ngoại” của Ông Hoàng 11 (con gái vua là Công Chúa, cháu gái vua Công Nữ, xuống một “hệ” nữa là Công Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ, Công Huyền Tôn Nữ. Hàng dưới nữa và cuối cùng là Tôn Nữ. Do đó, theo “Đế hệ”, phía nữ, bà mẹ Tướng Nam là cháu (nội) Tuy Lý Vương. Ông là chắt (ngoại). Trong nhiều tài liệu, nói Tướng Nam “thuộc dòng Tuy Lý Vương” là vậy. Trong dòng dõi nầy, còn có Giáo Sư Bửu Hội, Thủ Tướng Bửu Lộc, cũng là chắt (nội) Tuy Lý Vương. iên hạ mà cứ họ Thân, họ Hà hết thì làm quan hết, không còn ai là dân; ở nhà quan hết, không còn ở nhà dân. Họ Thân, họ Hà, họ Nguyễn Khoa, họ Hoàng Trọng, Trương Như… là những họ lớn của Huế, “đông con cháu, làm quan to”. Tướng Nguyễn Khoa Nam thuộc họ Nguyễn Khoa là họ lớn. Mẹ ông là Công Tôn Nữ Mộc Cần, thuộc dòng Tuy Lý Vương, “nguyên súy Mạc Vân thi xã”, tức Miên Trinh, “Ông Hoàng Mười Một” (con trai thứ 11 của vua Minh Mạng, vua thứ hai nhà Nguyễn). Công Tôn Nữ Mộc Cần là chắt nội vua Minh Mạng - như vậy, tướng Nam là “chắt ngoại” của Ông Hoàng 11 (con gái vua là Công Chúa, cháu gái vua Công Nữ, xuống một “hệ” nữa là Công Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ, Công Huyền Tôn Nữ. Hàng dưới nữa và cuối cùng là Tôn Nữ. Do đó, theo “Đế hệ”, phía nữ, bà mẹ Tướng Nam là cháu (nội) Tuy Lý Vương. Ông là chắt (ngoại). Trong nhiều tài liệu, nói Tướng Nam “thuộc dòng Tuy Lý Vương” là vậy. Trong dòng dõi nầy, còn có Giáo Sư Bửu Hội, Thủ Tướng Bửu Lộc, cũng là chắt (nội) Tuy Lý Vương. Cậu Tôn ở Huế, là nói về Tướng Nam khi còn trẻ. Ông là cựu học sinh trường Khải Định Huế, khi trường nầy có tên Tây là Lycée Khải Định. Ông đậu bàng Tú Tài 1 vào khoảng năm 1944 hay 45.
-
Nguyệt Quỳnh: Lịch Sử đã được viết như thế!
Chúng tôi biết ước mơ của họ: đủ để biết họ đã mơ và đã chết …Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
-
Trung tướng PHẠM QUỐC THUẦN: vị tướng duy nhất có huy chương Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh.
Có một lần, phái đoàn Bộ Văn hóa Giáo dục do Tổng trưởng Ngô Khắc Tĩnh hướng dẫn, tháp tùng gồm có Giáo sư Đỗ Bá Khê, Viện trưởng Viện Đại Học, và các giám đốc thuộc bộ Giáo dục, đến trường Bộ Binh nói chuyện với các sinh viên sĩ quan gốc giáo chức, đang thụ huấn trong quân trường.Tổng trưởng Ngô Khắc Tĩnh cho biết, Bộ Giáo dục đã can thiệp và được chấp thuận, là sau khi mãn khóa, các sinh viên sĩ quan gốc giáo chức, được trở về nhiệm sở cũ tiếp tục công tác giáo dục.Sau cuộc nói chuyện, Trung tướng Phạm Quốc Thuần hướng dẫn phái đoàn đến thăm trường Trung, Tiểu học Võ Khoa Thủ Đức, trong khuôn viên trường Bộ Binh.
-
Hoàng Long Hải: OÁN THÙ CHỒNG CHẤT!
Trong khi báo chí quốc tế khen bà Bành Lệ Viên không tiếc lời như thế, ví với bà Michell của ông Obama, thì bỗng có một tay chơi khăm nào nó, có cái email hifighter hay gì đó, đưa lên mạng hình ảnh bà Bành Lệ Viên chụp năm 1989, sau khi vụ Thiên An Môn vừa dẹp xong. Bà (hay cô?) Bành Lệ Viên hồi ấy, – không biết khi ấy cô ta có chồng chưa và chồng là ai?
-
Tưởng Niệm 60 năm ngày mất (7-1963/7-2023) văn hào NHẤT LINH
Những bài viết này là một nén hương thành kính dâng lên để tạ ân một người đã hy sinh cả đời cho đất nước, cho dân tộc được viết bởi những người bạn của ông, những đồng chí và của những người thuộc thế hệ đi sau.Một số bài được trích ra từ tuyển tập “Chân Dung Nhất Linh” do tạp chí Văn xuất bản năm 1970 tại Saigòn cùng một số bài viết mới của những người viết trẻ mà qua đó chúng tôi hy vọng sẽ là những tài liệu cần thiết để giúp cho thế hệ mai sau khi muốn tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp văn hoá và chính trị của một nhân vật tiêu biểu cho lịch sử Việt Nam thời cận đại.
-
nguyễn mạnh côn, Vĩnh quyết NHẤT LINH
Ngày 8-7Sáng hôm nay, khoảng 9 giờ, tôi qua thăm toa soạn nhật báo Dân Việt, để cám ơn việc đăng cáo phó, cảm ơn vừa qua. Mới thoạt bước qua cửa tôi đã thấy nét mặt anh Chu Tử có vẻ gì là lạ. Dzoãn Bình từ bên nhà chữ chạy sang, kêu to:“Anh biết gì không? Anh biết gì không? Anh Nhất Linh mất rồi!”
-
hiếu chân: Hoài Niệm Nguyễn Tường Tam
Vào một ngày đầu xuân năm Bính Tuất (1946), lần thứ nhất tôi gặp Anh trên căn gác hẹp của toa nhà 80 Quan Thánh. Buổi sáng hôm ấy tuy đã sang giêng mà trời còn rét như cắt vì dường như mùa đông gió lạnh hiếm có của năm Ất Dậu vừa qua hãy còn muốn nán lại, đất Bắc đang trải qua một cuộc chuyển mình vĩ đại đầy tang tóc với không biết bao nhiêu biến cố trọng đại dồn dập diễn ra từng ngày, từng giờ.
-
Nguyễn Hữu Phiếm, Nhớ về NHẤT LINH
Nhất Linh không những là một chiến sĩ quốc gia, anh còn là một văn hào lỗi lạc nữa. Về điểm này, các văn hữu của anh có nhiều thẩm quyền hơn tôi đã phán xét. Riêng về phần tôi ở đây chỉ muốn ôn lại một vài kỷ niệm nhỏ giữa Nhất Linh và tôi trên lĩnh vực văn hoá.
-
bùi khánh đản, Khóc Bạn Nguyễn Tường Tam
Đã bao lần đêm đêm tôi ngồi dậy để thấy lòng nao nao như người bị hối hận vì mang một mặc cảm tội lỗi không thể tha thứ trong sự vĩnh quyết của anh, vì có đôi lần bạn G. cho biết: do một bài thơ thúc giục mà anh đã bỏ vườn lan cao nguyên để trở lại văn đàn, và từ chỗ đó dẫn dần đến sự chia biệt ngàn thu. Anh ơi, tôi không chối cãi cái tội mà tôi coi như một vinh dự ấy, nhưng thật ra tôi đâu có xứng. Tôi tin tấm lòng hoài bão trở lại văn đàn, anh đã đeo nặng từ lâu, đó là lẽ tất nhiên của con người mang một thân thế như anh.
-
Trần Gia Phụng: TRỞ LẠI VẤN ĐỀ GỌI TÊN CUỘC CHIẾN
Cuộc chiến trên đất nước chúng ta chấm dứt đã gần nửa thế kỷ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bài nầy xin trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến để hiệu đính và bổ túc thêm bài trước cách đây khá lâu của cùng người viết.
-
MIẾNG THỊT TRÂU MẤT TÍCH
Con trâu chết là con TRÂU CÁI nhà ông Phương ở đội 5, thôn Quyết Thắng, hợp tác xã Tứ Cường. Tứ Cường có 2 thôn là Quyết Chiến và Quyết Thắng, có 8 đội sản xuất. Quyết Chiến có 4 đội, từ đội 1 đến đội 4. 4 đội còn lại là của Quyết Thắng. Đội sản xuất số 5 có hơn chục con trâu được giao cho các hộ nuôi, thì con trâu nhà ông Phương là to nhất, già nhất. Gần một tháng nay nó đã rất yếu, đi cứ xiêu vẹo, ăn uống không được nên bốn chân nó trông như bốn mảnh ván, bụng hóp lại, giơ ra đủ bộ xương sườn còn xương sống thì gồ hẳn lên, hai mắt lúc nào cũng rỉ nước ướt nhoèn. Nghe cán bộ thú y báo cáo rằng con trâu chết vì già yếu và vì thời tiết quá lạnh, ông chủ nhiệm hợp tác xã quyết định không phải chôn, cho thôn được mổ thịt chia cho xã viên.
-
Song Thao: Bùi Quyền, đã sống như thế
Thời gian 60 năm không dài như tôi tưởng. Bùi Quyền vẫn vậy. Thân hình vẫn rom rom. Mặt vẫn bơ bơ ít xúc cảm. Khuôn mặt cương nghị anh mang từ hơn nửa thế kỷ trước không có chi thay đổi, dù anh đã trải qua một cuộc chiến gắt gao hơn chúng tôi. Quyền là một quân nhân quả cảm, luôn có mặt tại tuyến đầu của các trận chiến ác liệt nhất. Nhưng ít ai biết Quyền là hậu duệ của một dòng dõi văn học nổi tiếng. Anh là con của cụ Bùi Nam, em cùng cha khác mẹ với cụ Bùi Kỷ. Một chị gái của cụ Bùi Nam, bác ruột của Bùi Quyền, kết hôn với cụ Trần Trọng Kim. Hai người không có con trai nên cụ Trần Trọng Kim coi Quyền như con nuôi.
-
LỘC DƯƠNG: Đi Nghe LỘC VÀNG Hát
Chủ nhân của quán là nghệ sĩ Lộc Vàng, một bị can chính trong vụ án dã man và đểu giả xảy ra vào những năm của thập niên 1960. Anh chẳng làm gì cả. Anh và một nhóm bạn chỉ vì quá yêu những bản nhạc tiền chiến. Quá say mê với những lời nhạc ca ngợi tình yêu và thân phận con người. Sau những ngày lao động chân tay vất vả, tối đến các anh tụ họp lại, hát lén cho nhau nghe, thế thôi. Nhưng công an và bộ máy tuyên truyền lúc đó coi đây là vụ án điểm. Họ lôi các anh ra toà, giáng những bản án thật nặng với tội danh “Tuyên Truyền Văn Hoá Phẩm Đồi Trụy” rồi quăng tất cả vào trong các trại tù độc địa, nằm tuốt nơi rừng sâu núi thẳm….
-
• Trần Huy Bích Một Số Điều Nhiều người Chưa Biết Về TRUNG TÁ BÙI QUYỀN
Trung Tá Bùi Quyền thuộc binh chủng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạ thế chiều Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020 vừa qua. Hầu như ai cũng biết ông là một trong những sĩ quan lỗi lạc của QLVNCH. Tốt nghiệp Thủ khoa khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cuối tháng 12 năm 1962, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù khi ra trường. Từ đó cho tới khi miền Nam sụp đổ cuối tháng 4-1975, ông được coi là “một quân nhân quả cảm, luôn có mặt ở tuyến đầu trong những trận chiến ác liệt nhất.” Mới ở cấp Đại Úy đã được Bảo Quốc Huân Chương. Còn Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, với sao vàng, sao bạc … cùng nhiều loại huân chương khác thì … đếm không xuể.
-
Khánh Lưu, HÔM NAY LÀ NGÀY GIỖ CỦA BA TÔI
- Ba con vẫn còn mất tích mà!Đó là cái lý của mẹ mỗi khi chị em tôi tính chuyện lập bàn thờ cho ba. Mẹ vẫn hy vọng một ngày nào đó ba sẽ đột ngột quay về.Lần cuối cùng ba về là tết năm Quý Mão nhưng chỉ ở nhà được mỗi ngày Mồng Một là ba phải về đơn vị vì tình hình chiến sự ngày đó nóng lắm. Sau tết, tin từ các mặt trận ngày một xấu. Tây nguyên thất thủ, Quảng Trị đánh lớn rồi thất thủ, quân VNCH rút về Huế rồi co cụm tại Đà Nẵng. Tiếp đến là tin mất Tam Kỳ, Nha Trang, cuối cùng là trận cầm cự đẫm máu Xuân Lộc rồi miền nam thất thủ hoàn toàn.
-
Bs. Phan Quý Nam, NGƯỜI BÁC SĨ VNCH
Những ngày cuối năm, bệnh viện ít nhộn nhịp. Người nằm bệnh tại các khoa thường nôn nao xin bác sĩ về sớm để còn kiếm tiền mua áo mới cho con và sửa soạn đón Tết. Chỉ có những bệnh thật nặng mới phải nằm lại theo yêu cầu của bác sĩ và một số trường hợp chính người nhà bệnh nhân xin ở lại bệnh viện để… trốn Tết vì quá nghèo.
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404