-
Trúc Giang MN VỤ THỦ TIÊU THÁI KHẮC CHUYÊN
Vụ án làm kinh động nước Mỹ khiến cho Nhà Trắng vào cuộc, và Điện Kremlin thừa nước đục thả câu, phát động tuyên truyền chống Mỹ trên thế giới.Sự việc bắt đầu bằng vụ thủ tiêu gián điệp hai mang tên Thái Khắc Chuyên, là thông dịch viên người Việt Nam, làm việc trong toán Biệt kích Mủ xanh B-57, có nhiệm vụ thực hiện Dự án Gamma (Project Gamma), mục đích vượt qua biên giới Cam Bốt thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R trên vùng Mỏ Vẹt của xứ Chùa Tháp. -
Phan Xuân Sinh, CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI
Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ. Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn. -
KIỀU MỸ DUYÊN, CẦU NGUYỆN CHO MỘT NGƯỜI HIỀN VỪA RA ĐI
Ba la một phụ nữ đôn hậu, đoan trang, ý tứ, mộ đạo, suốt đời làm việc từ thiện, ai cũng có nỗi buồn riêng mình nhưng riêng đệ nhất phu nhân này không nói cho ai nghe. Tôi được gặp chị nhiều lần nhưng chỉ được nghe những chuyện vui vẻ về con gái, con trai, con gái nuôi và cháu nội. Không bao giờ tôi nghe chị kể chuyện buồn mà ở đời này nỗi buồn nhiều lắm. -
Đức Hà: Bà Nguyễn Văn Thiệu và Giấc Mơ Hồi Hương
“Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà và mang tro cốt của ổng về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi,” bà Nguyễn Văn Thiệu nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn tổ tiên dòng họ. -
BA GIỜ VỚI LUẬT SƯ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), người Việt Nam duy nhất đậu hai bằng Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Văn chương năm 23 tuổi ở Đại học Montpellier (Pháp). Ông tham gia kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại (1954) thì trở về Hà Nội và làm giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, LS Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn phân tích sâu sắc những sai lầm trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng để tránh mắc lại sai lầm. Vì phát biểu này, LS Nguyễn Mạnh Tường đã bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống khó khăn thiếu thốn như một “kẻ bị khai trừ” (tên cuốn sách tự thuật của ông xuất bản năm 1992 tại Pháp). Ông mất năm 1996 tại Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi.) -
NGÔ THẾ VINH , VIỆT NAM MỘT THẾ KỶ QUA NGUYỄN TƯỜNG BÁCH VÀ TÔI
Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Nguyễn Tường Bách và Tôi là tên hai tác phẩm hồi ký của bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cô giáo Hứa Bảo Liên, người bạn trăm năm của Nguyễn Tường Bách. Đây là hai bộ hồi ký đặc sắc về cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Việt và một cô gái người Hoa ở Hà Nội cùng nổi trôi theo vận nước cho tới khi họ gặp lại nhau trên đất Côn Minh Vân Nam và trở thành đôi vợ chồng sắt son thuỷ chung với bao nhiêu tận tuỵ và hy sinh – nhưng quan trọng hơn thế nữa, đây chính là một phần của lịch sử sinh động và đầy biến động trong ngót một thế kỷ qua trong những cơn bão táp của Cách Mạng Việt Nam và cả lục địa Trung Hoa. -
Liên Thành, TƯỞNG NIỆM GIÁM ĐỐC SỞ TÌNH BÁO XÂM NHẬP MIỀN BẮC PHAN QUANG ĐÔNG
Chúng tôi xin gửi đến các bạn một bài viết của Cố Thiếu Tá Liên Thành. Chúng ta đọc để hiểu thêm về quá khứ, và để thấy rằng trong hàng ngũ tu sĩ đã có những con ác quỉ mà ngay cả một vài tướng lãnh của chúng ta cũng phải khiếp sợ. Chúng ta cũng đọc để thấy Hoa Kỳ từ chối giúp chúng ta về mặt kỹ thuật và rồi chúng ta phải nhờ đến Trung Hoa Quốc Gia.Chúng ta càng nên đọc để thấy vào thời đó, Việt Nam Cộng Hoà đã có những kế hoạch tinh vi mà nếu được thực hiện, đồng bào miền Bắc đã thoát được cái ách cộng sản. -
Một số hình ảnh về cuộc di cư 1954
Poster tuyên truyền của chiến dịch Hành Trình Tới Tự Do năm 1954 (Lưu trữ của Cục Thông tin Hoa Kỳ, ảnh số 306-ppb-226) -
Trần văn Điệu: Niềm đau loài chim sắt
Hợp đoàn bốn chiếc từ từ cất cánh từng chiếc một theo sau là hai chiếc guns. Đó là hình ảnh quen thuộc mà những năm đầu của thập niên 70 chúng ta thường thấy trên bầu trời Vùng lll chiến thuật / Sư Đoàn III KQ Biên Hòa.Phi đoàn 231 Lôi Vân hằng ngày cất cánh bay khắp vùng Chiến thuật … -
“GÔ” THỊT HEO “CHẤT LƯỢNG”! Hoàng Ngọc Liên ghi
Mấy chục năm qua mà một ông bạn của tôi còn nhớ câu chuyện “Gô” Thịt Heo “Chất Lượng”, nên đã viết thư xỉ vả tôi, rằng tại sao kể về cố Thượng Tọa Thích Thanh Long mà lại quên câu chuyện ... hấp dẫn này! Ông bạn cũng nên thể tình cho kẻ hèn này, vì tưởng niệm “Bố” Thanh Long mà lại có... gô thịt heo, thấy nó... kỳ kỳ thế nào! Còn nữa, ở Cõi Trên, nhà sư “thần thông quảng đại” của chúng ta thế nào cũng biết, ông Cụ sẽ phán: “Chuyện bố láo!” Nhưng nếu không ghi lại, bạn ta sẽ xỉ vả tôi “bao che” kẻ xấu, dù rằng có ghi lại, tôi cũng không gõ “quý danh” huỵch toẹt.
-
Văn khố Quốc gia Anh: Phát hiện bức thư nhà Thanh phủ nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
Ông Bill Hayton là một học giả người Anh và từng là nhà báo. Trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh, ông đã tìm thấy một bức thư do Tổng lý Nha môn nhà Thanh viết vào ngày 8/8/1899 cho Quân đoàn Anh ở Bắc Kinh. Bức thư đề cập rõ ràng rằng, Hoàng Sa là “những đảo hoang” (abandoned islands) và không thuộc về Trung Quốc. -
Soạn giả Nguyễn Phương: Nhớ lại một vở tuồng đầy máu và nước mắt
Kỷ niệm 100 năm cải lương, nhà cầm quyền Cộng Sản quên những người nghệ sĩ đã cống hiến mạng sống của họ, “góp phần thống nhất Tổ Quốc” như ca bài ca của ký giả NL đưa, rồi còn có người đau xót: CS đã sửa lịch sử Việt Nam, sắp thành tỉnh An Nam của mẫu quốc Trung Quốc. Xá gì sửa sáu câu vọng cổ, lừa gạt khán giả, lừa gạt Bộ Thông Tin, lừa gạt bọn kiểm duyệt, lừa gạt nghệ sĩ, đó là chuyện cỏn con. Cả nước, cả thế giới còn bị Cộng Sản gạt, nghệ sĩ là những người chuyên sống ảo, bị gạt là chuyện bình thường. Ai biểu ngu? Ráng chịu! -
Cựu Đại Tá TQLC Tôn Thất Soạn: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, TRÒ BỊP BỢM
L.T.S: Trước năm 1975, cựu Đại Tá Tôn Thất Soạn từng là Chiến Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhiệm vụ sau cùng của ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Ông là một trong hai vị Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên của Lữ Đoàn TQLC (9/5/1966) tham dự những cuộc hành quân lịch sử tại vùng 2 Chiến Thuật và đặc biệt trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở thủ đô Sài Gòn. Khi cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam, ông bị bắt và bị tù cải tạo 13 năm, qua Mỹ theo diện HO năm 1992 và sống tại Iowa City, Iowa. Bài viết sau đây của ông trưng bày những chứng cớ cho thấy Địa Đạo Củ Chi của CSVN chỉ là một trò bịp thiên hạ.
-
Đường Hồ Chí Minh trên biển và sự kiện Vũng Rô
Bản đồ các tuyến đi của đoàn "tàu không số" trên đường Hồ Chí Minh trên biển ĐôngĐoàn tàu không số đi qua vùng biển đảo Hải Nam, nhưng không ai ngờ rằng kho vũ khí của Việt Cộng lại nằm tại đảo nầy thuộc Trung Cộng. -
Câu Chuyện 2 Bé Gái Dưới Hầm Đồi Đồng Long An Lộc (1972)
Sau khi quét sạch Cộng quân khỏi Thành Phố chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng nằm khuất lấp dưới những tấm ván gỗ và những cỏ cây xác xơ vì bom đạn. Các Binh sĩ áp sát đến miệng hầm, họ nghe vài ba tiếng động sột soạt nhỏ phát ra từ bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi.
-
Mũ Nâu Thiên Lôi, Sự trả thù đê hèn và dã man của VC
Trong quân sử của cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài từ 1954-1975, có khá nhiều những chiến công hiển hách của những đơn vị QLVNCH hay của từng cá nhân, người lính VNCH từ cấp Chỉ huy đến hàng binh sĩ. Hai mươi mốt năm, cuộc chiến đấu của người Miền Nam chống trả và ngăn chặn từng đợt xâm lăng từ miền Bắc Việt Nam, người anh em cùng chung huyết thống, cùng mang dòng máu Lạc Hồng, nhưng đã đánh mất tình người.
-
Thanh Thương Hoàng, Chiếc xích lô chở mùa xuân
Tân ngồi vắt vẻo trên chiếc xích lô ngước nhìn những tảng mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẫm, lòng bâng khuâng nhớ tới những ngày tháng cũ. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa. Chỗ Tân đậu xe góc đường Lê Lợi Tự Do, anh cho là rất “địa lợi”, vì phía chéo bên kia đường là khách sạn Đại Lục, nơi có nhiều khách ngoại quốc tới ở. Họ thường bao luôn xe cả ngày để đi “tham quan” khắp Saigon Chợ Lớn. -
Trúc Giang MN, viết về Việt Cộng nằm vùng
Trong chiến tranh Việt Nam, Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Chúng lặn sâu trèo cao, xâm nhập vào các cơ quan trọng yếu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.Từ Cảnh sát Quốc Gia, Cục An ninh Quân đội, Phủ Đặc Ủy Trung ương Tình báo, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và ngay cả trong văn phòng của Đại tướng Cao Văn Viên cũng có Việt Cộng nằm vùng. Tại Hạ Viện Quốc hội cũng có nhiều tên Việt Cộng nằm vùngĐau nhất là trong Dinh Độc Lập cũng có Cụm tình báo A-22, làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. -
Lịch Sử Ngàn Người Viết, Khuất Đẩu: Tiếng Cười Đoàn Viên (*)
Khi tôi vừa ăn xong mấy củ khoai thay cho bữa cơm chiều, thì một người cán bộ đi vào. Như những người miền Bắc tôi thường gặp, sau chiến tranh tràn ngập cả miền Nam, dù không là bộ đội vẫn thường mặc một bộ đồ màu cứt ngựa bạc phếch, nhàu nhò và đội một cái nón cối do Trung Quốc viện trợ. Bộ đồ ông mặc hãy còn mới nhưng vẫn không che giấu được vẻ buồn bã nhàm chán của một thứ quân phục được sản xuất hàng loạt. Ông cũng có một chiếc bị lủng nhủng những túi những dây gọi là ba lô con cóc (vì đeo lên nó giống như một con cóc khổng lồ). Ông mang một đôi săng đan bằng nhựa màu nâu nhạt, loại dép mới cũng do – ông Trung Quốc chi viện thay cho dép cao su. -
Đại tướng Trần Thiện Khiêm, cựu Thủ Tướng VNCH từ trần ngày 24-06-2021
Đại tướng Trần Thiện Khiêm, cựu Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vừa từ trần vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 tại Miền Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 95 tuổi, theo thông báo của Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc tức nhà báo Giao Chỉ tại San Jose.Đại Tướng Trần Thiện Khiêm sinh năm 1925 tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Võ bị Liên quân Viễn Đông do Quân đội Thuộc địa Pháp mở ra tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Mặc dù xuất thân từ binh chủng Bộ binh, nhưng từ khi còn là sĩ quan trung cấp, ông ít chỉ huy những đơn vị tác chiến mà thường giữ những chức vụ liên quan đến lãnh vực Tham mưu. Ông là một tướng lĩnh giữ vai trò quan trọng trong các cuộc Đảo chính Quân sự tại Việt Nam Cộng hòa trong những năm 1963-1964. Sau đó ông đảm trách những chức vụ cao trong Quân đội như: Tư lệnh Quân đoàn, Tham mưu trưởng rồi Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu. Là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1962) và là một trong 5 sĩ quan được phong cấp Đại tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông còn là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa trong thời gian lâu nhất.

Kỷ niệm 50 năm, ngày chấm dứt chiến tranh, Việt Nam thống nhất đất nước; nhưng dân Việt vẫn còn phân hóa theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bởi vậy mới có vấn đề “Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” đặt ra 50 năm sau như một vấn nạn dân tộc chưa có một giải pháp đồng thuận, vừa tầm hay một cách tiếp cận hài hòa cho cả hai phía thắng và thua, trong nước và ngoài nước.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404