-
Truyện Cổ Tích Khái Hưng, Cái ấm đất
Ngày xưa có một người cự phú xứ quê ốm nặng và biết mình thế nào cũng sẽ từ trần liền gọi ba con trai đến bên giường mà bảo rằng:– Cha sinh được ba con, nhờ trời cùng khỏe mạnh và nết na. Đó là sự quý báu nhất và sung sướng nhất trong đời cha. Trong đời cha, cha đã làm nhiều điều ác, nhiều sự bất công, cha xin thú thực thế trước khi nhắm mắt vĩnh biệt các con.Nhưng đối với các con thì cha chỉ có một lòng thương mến, chiều chuộng. Có lẽ cũng vì quá thương mến chiều chuộng các con, và quá nghĩ đến tương lai tốt đẹp của các con mà cha đã ác nghiệt, bất công đối với kẻ khác.
-
Thơ Trần Vấn Lệ, Cảm Ơn Em Tình Yêu
Nếu không nghe em nói: Kìa Mùa Xuân Đang Về...thì trên con đường quê, không có hoa quỳ đẹp. Không em - không gì hết! Có em - Bốn Mùa Xuân! Cảm ơn em, Tình Nhân. Có thể Tình rất gần trong bàn tay mình nắm...Có thể Tình xa lắm...bây giờ anh nhớ em! Em, ai biểu là chim, con chim xanh vừa đậu. Anh tìm cọng cỏ gấu lót ổ cho em nha! Ai biểu em là hoa...hoa, kia kìa, đang nở! Mùa Xuân là nhung nhớ hơi thở đùa mây bay...Hãy ngủ đi, giấc ngày, anh hôn môi em thắm...Anh đắp mền, em ấm, thở mù sương cho anh! Em, ô! Mắt long lanh, giấu mặt trời chi vậy? Ngủ đi đừng động đậy, ngủ đi đôi mắt thương...Trong mơ, dẫu chập chờn, chúng mình bay liền cánh. Trong mơ, trời có lạnh...cây liền cành đan nhau! Hãy nghĩ tới ngày sau, cảm ơn hoài cổ tích! Hãy nhớ những lời Hịch, cuối cùng là Yêu Thương! Người ta giữ biên cương vì Tình Yêu Tổ Quốc! Người ta nén nước mắt...để tưới cỏ, em à. Mưa có thể không sa trong một thời tao loạn. Nếu đời đừng tứ tán, mưa nắng không thành Thơ! Em ơi, anh ngẩn ngơ tại-sao-mình-gặp-gỡ? Tại sao duyên kỳ ngộ thường ở vệ đường hoa? Tú Uyên, Giáng Kiều xưa...vì sao nên duyên nợ? Vườn Bích Câu hoa cỏ cơn gió đùa hiu hiu...Cảm ơn em Tình Yêu! Cảm ơn em Tình Yêu!
-
Nguyên Ngữ, Chuyện hai người đàn bà Việt Mỹ
Khu apartments ba tầng lầu, trông có vẻ già nua cũ kỹ, nghe chừng như được xây dựng cùng một năm với cuộc Chiến tranh Thế giới I, dễ đâu cũng ngót nghét một thế kỷ rồi. Trong biên bản lịch sử khu nhà của phòng Địa ốc thành phố, một hôm tình cờ tôi được đọc thoáng qua từ tay chủ nhà người Tàu, thì ra từ ngày khởi thủy đến nay, khu nhà luôn một đời chủ, cha truyền con nối.Tiếng là ba tầng lầu, nhưng tầng dưới cùng bỏ hoang gần hai năm nay, sau trận cháy đêm Giao thừa Tết Con Cọp. Đêm ấy đám trẻ con người Hoa ở khu phố bên kia đường bày pháo ra dợt le với nhau. Bà lão Mỹ handicapped quản gia khu nhà đối diện, nổi tiếng hắc ám với con nít, quát tháo ỏm tỏi. Chúng kéo nhau đến tụ tập quanh góc cầu thang khu chung cư tôi ở. Đứa giỡn, đứa bày trò hôn hít. Có cả nhóm choai choai xúi dại bày trận đánh ì xèo
-
MỖI TUẦN MỘT KHUÔN MẶT VĂN HỌC: Nhất Linh
Nhất Linh, tên thật là Nguyễn Tường Tam(1), sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906, tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, trong một gia đình sáu trai, một gái. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy, là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, từ người anh thứ hai Nguyễn Tường Cẩm, mất tích ở gần Hà Nội, đến Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly Hoàng Ðạo – Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam – Nguyễn Tường Lân và bác sĩ Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương. Nguyễn Thị Thế và Nguyễn Tường Bách viết hồi ký về gia đình Nguyễn Tường; và năm anh em Nhất Linh có những đóng góp tích cực trong việc quản trị các cơ sở báo chí và nhà in của Tự Lực Văn Ðoàn.
-
Truyện Abe Kobo, Phạm Đức Thân chuyển ngữ
Abe Kobo (1924-2004) sinh tại Tokyo, nhưng thời niên thiếu sống ở vùng sa mạc Mãn Châu, nên có cái nhìn hơi khác đối với hiện thực.Ông tách khỏi môi trường, không có sắc thái của tác giả Nhật, và được coi là một nhà văn "quốc tế" ; có người còn bảo tiếng Nhật không phải là phương tiện thích hợp cho ông. Truyện ông hấp dẫn ở chỗ vừa giống Kafka, vừa duy lý khoa học, vừa phi lý, vừa giả tưởng khoa học. "Maho no choku" (Viên Phấn Kỳ Diệu) dựa trên những tiền đề phi lý được mô tả chi tiết và hợp lý một cách thuyết phục, một kết hợp của kinh nghiệm học y khoa và tưởng tượng phong phú. Trong khi nhiều kỹ thuật và chủ đề có nguồn gốc từ văn chương Nhật và Tây Phương, thái độ của ông nghiêm túc tiếp cận cái phi lý khi thuật sự đã lôi cuốn độc giả khắp thế giới,
-
Thơ Phan Nhật Nam, Vô vàn với chim…
Trong tình cảnh dài ngày thăm thẵm sâu chốn khốn cùng tù ngục nơi Miền Bắc từ 1976 đến 1988.. Giữa bóng tôi tầng tầng đơn độc của những hầm giam cấm cố tử hình vùng Thanh Hóa.. Hoặc sau ngày ra tù, 1989 ẩn thân ở xóm quê Bình Nhân, Lái Thiêu, và nay buổi cuối đời tại vùng sa mạc vắng vẻ Queen Creek, Arizona.. Tôi luôn cò nguồn an ủi kỳ diệu từ Chim.. Con vật nhỏ từ đâu xa, nơi cao bay tới cho Người nụ cười bất chợt hân hoan và sức đương cự bền bỉ...
-
Nhà văn Hoàng Ngọc Hiển, Chuyện 300 nghĩa sĩ Thái Nguyên
Nhà văn Hoàng Ngọc Hiển sinh năm 1942 và mất vào ngày 27-12-2014 tại Nam Cali. Ông là một giáo sư triết, văn chương và sử địa. Năm 1967, ông bị động viên (Khóa 25 Thủ Đức). Rời quân trường, ông chọn đại đội 399 tiểu khu Bình Long – đơn vị được xem là thiện chiến nhất và “dữ” nhất của tiểu khu, có mặt tại những hiểm địa tử thần như Lộc Ninh, An Lộc, quốc lộ 13…. . Ông ở đơn vị này cho đến khi miền Nam mất vào tay cộng sản và bị cầm tù suốt 14 năm sau đó.Diễn đàn saigonweeklyonline.com xin đăng tải một tài liệu về lịch sử của ông sau đây để tưởng nhớ một nhà văn dấn thân, yêu quê hương đất nước trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống và đã nhận tất cả mọi thiệt thòi như những người cùng thế hệ của ông trước vận mệnh không may của dân tộc.
-
DUY LAM, NHỮNG CÁI TẾT XƯA
Ở cái đất Sàigòn mưa nắng hai mùa, thiên nhiên chẳng buồn hạ mình ban cho cái khối đông đảo Bắc kỳ di cư những dấu hiệu quen thuộc xưa cũ, hầu làm nức lòng những đứa trẻ chờ tiền mừng tuổi, hay nhắc nhở các bà nội trợ đã đến lúc chuẩn bị lá rong, lạt tre và gạo nếp thịt heo và củi đun để lại gói và nấu một nồi bánh chưng cho cả gia đình.Du hỏi mẹ tôi, sau khi ngán ngẩm ngắm các hàng cây bên kia đường đứng im phăng phắc trong cái nóng điên cái đầu của miền Nam dù vào những ngày cận Tết:- Mẹ à. Gió heo may là gió gì? Và bắt đầu thổi vào tháng nào? Cuối thu hay đầu đông? Mà tại sao lại có heo ở đây? Hay là cách nói trạnh ra của hiu hiu.
-
Tưởng nhớ Nhà văn HOÀNG HẢI THỦY: Saigon, Đêm Ba Mươi
Một tang lớn cho văn học Việt Nam hải ngoại những ngày cuối năm 2020 là nhà văn, nhà báo Hoàng Hải Thuỷ đã qua đời ngày 6 Tháng Mười Hai, 2020, tại tiểu bang Virginia hưởng thọ 87 tuổi. Ông là một cộng tác viên lâu năm của hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ do bà Hoàng Dược Thảo thành lập và điều hành từ năm 1985 đến 2016. Sau đây là một bài viết của ông đã được đăng trong Giai Phẩm Xuân Saigon Nhỏ 2009.
-
Đọc TRẦN BÍCH SAN: PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Với chính sách chuyên chế, trong thời kỳ chiến tranh 1946 – 1954, giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Bắc, và sau khi thống nhất đất nước 1975 - 1987, văn hóa, văn học, văn nghệ, trong đó có ngành phê bình văn học hoàn toàn bị kiểm soát và chỉ đạo bởi đảng CSVN . Đây là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, giai đoạn này được nhà văn Nguyễn Minh Châu mô tả “như một hành lang hẹp và thấp, xung quanh đầy những nghi ngờ, những lý luận và luật lệ văn học, trong đó nhà văn chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt đường lối, chính sách bằng hình tượng, tức là làm văn học minh họa... Những ai muốn sáng tạo, tìm tòi cái riêng thì cũng phải rào đón, che chắn, có cảm giác phạm tội. Kẻ làm văn học minh họa đã đánh mất cái đầu và tác phẩm, đánh mất tính tư tưởng mới mẻ, độc đáo hoặc chỉ còn cái đầu và tư tưởng được bao cấp!” Phê bình văn học trong giai đoạn này chỉ có một bên phê phán, một bên hứng chịu, không có sự hiện diện của tranh luận văn học. Từ 1987 đến nay, do đường lối đổi mới gọi là “cởi trói văn nghệ” , sinh hoạt phê bình văn học được nới lỏng một phần, nhưng ảnh hưởng của “chính trị hóa văn học” vẫn còn sâu đậm, cần một thời gian dài mới có hy vọng tẩy xóa được.
-
Trúc Giang MN, Phong trào Thơ Mới và vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm
Dưới chế độ « Độc lập-Tự do-Hạnh phúc », văn nghệ sĩ bị khóa miệng, bắt đầu là việc đàn áp phong trào đòi tự do cho văn nghệ sĩ. Đó là phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm.Người trực tiếp đàn áp Nhân Văn –Giai Phẩm (NV-GP) là văn nô Tố Hữu. Tố Hữu được dịch nghĩa là: Tố là đấu tố. Hữu là bạn bè. Tố Hữu là một nhà thơ nhưng thẳng tay đàn áp đồng nghiệp làm thơ của mình.Tố Hữu được Trúc Giang xếp vào hạng « Đệ nhất thiên hạ nâng bi và bợ đít » hiếm có ở Việt Nam.
-
Tiểu Tử: Made in Vietnam
Ông Lê vui vẻ cầm tách cà phê vừa nhâm nhi vừa nhìn quanh. Người Việt Nam đi đầy trong thương xá. Cung cách có hơi khác nhưng nói năng thì y hệt như ở bên nhà. Một vài tiếng chửi thề rớt rơi đâu đó, nghe rất tự nhiên. Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng:- Không biết ở xứ Mỹ này, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình "Made In VietNam ", không ?- Có chớ anh ! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu " Made In USA " nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều !Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…
-
Dịch một bài thơ, Bob Marely: “You say you love rain
Tên thật là Robert "Bob" Nesta Marley OM. Ông là một người Jamaica. Ngoài tài làm thơ ông còn là một ca sĩ, nhạc sĩ guitar, soạn nhạc và là một nhà tranh đấu nhân quyền cho dân tộc của ông. Ông là con chim đầu đàn cho ban nhạc Rock rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ vào thập niên 70 của thế kỷ 20 : The Wailers (1964 – 1974) and Bob Marley & the Wailers (1974 - 1981). Âm nhạc của ông được gọi là ska/reggae music và ông là người có công đã mang âm nhạc của Jamaica đến cho toàn thế giới. Những bản nhạc nổi tiếng thế giới của Bob Marely gồm có: Marley's best known hits includes "I Shot the Sheriff", "No Woman, No Cry", "Exodus", "Could You Be Loved", "Stir It Up", "Jamming", "Redemption Song", "One Love","Buffalo Soldier" , Iron Lion Zion". Riêng tuyển tập album mang tên Legend, phát hành năm 1984, ba năm sau khi ông qua đời được coi là album vượt kỷ lục về số bán của loại nhạc reggae cho đến ngày hôm nay với 12 triệu album, đoạt 10 dĩa Platimun.
-
Phí Ngọc Hùng,Chửi Mất Gà
Buổi sáng ở làng Bùi Trên hiu hắt cùng mây trắng, nắng vàng hắt hiu. Vắng hẳn tiếng gà cúc cúc, lợn in ỉn. Giữa hàng xóm láng giềng cũng có hàng giậu thưa, vẩn vơ dăm con bươm bướm vàng, vài ba chú chuồn chuồn kim vơ vẩn. Sau cây chanh thấp tè, rõ mồn một là bà phó rèn, áo sồi váy đũng đang ngồi chồm hổm, nhởn nha sàng gạo với cái nia bé con con. Thỉnh thỏang bà nhón một hạt thóc, bỏ vào miệng nhậm gấm, rồi nhổ bẹt xuống đất. Lâu lâu bà nhìn ra góc vườn bâng quơ chụm môi, đánh lưỡi như gọi mấy chị gà ấp bóng dưới luống cải giàn bầu.
-
103 năm tạp chí Nam Phong: Khát Vọng Giáo Dục Quốc Dân của Tầng Lớp Trí Thức
Năm 2017 đánh dấu tròn 100 năm tạp chí Nam Phong ra mắt quốc dân. Số báo đầu tiên của Nam Phong được phát hành vào ngày 01/07/1917 và số cuối cùng vào ngày 16/12/1934, chấm dứt 210 số báo tiếng Việt, 210 phụ trương tiếng Pháp và 210 phụ trương tiếng Hán sau hơn 18 năm tồn tại.Vào năm cuối cùng này, tờ báo chuyển từ nguyệt san sang bán nguyệt san với một nỗ lực mạnh mẽ đổi mới, như Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng viết trong số báo 199 kỷ niệm mười tám năm ra số đầu: « Tôi muốn từ nay Nam Phong không phải là một bà lão, Nam Phong lại là một cô thiếu nữ hây hây ».
-
MỖI TUẦN MỘT KHUÔN MẶT VĂN HỌC, Nhà Văn Hà Thúc Sinh
Hà quân là sĩ quan lại là thi sĩ, sau 30-4-75 bị cộng sản bắt. Một lần trong cuộc thẩm cung ông bị họ dùng khúc cây vẫn căng đầu giường bố của quân đội Mỹ ngày trước mà quật tới tấp vào người vì ông không chịu nhận là CIA. Tên công an cộng sản tức giận điên người: “Tuổi anh mới 30, đã có hàng chục cuốn sách xuất bản. Nhất định phải nằm trong guồng máy CIA (...) Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngay những nhà văn hàng đầu mà mỗi ba năm mới được in một quyển sách; mà là sách phải đạt yêu cầu của hội nhà văn đấy nhé. Anh làm gì mà mới 30 tuổi ngụy quyền nó cho anh in nhiều sách thế? (...) Bây giờ hỏi tiếp: Thủ trưởng CIA của mày bây giờ ở đâu? (...) Tao bảo thật. Bọn vừa là sĩ quan vừa viết văn như chúng mày không CIA cũng là CIB.” Hà Thúc Sinh bảo: “Nghĩ buồn trong bụng quá. Giải thích chưa xong vụ in sách, bây giờ lại được đội thêm cái mũ CIA nữa!” (trích Võ Phiến, Văn Học Miền Nam)
-
TẠ QUANG KHÔI, đoạn kết một chuyện tình
Cận đọc lại bức thư ngắn nhiều lần nữa mà cũng không tìm ra lý do Bích Anh muốn gặp chàng. Vì thế, chàng phân vân không biết có nên gặp lại người xưa không. Cả một tuần suy nghĩ chàng cũng không quyết định được. Chàng không thể lên thăm nàng, một phần vì công việc bề bộn, phần khác chàng sợ cái lạnh của miền Bắc về mùa đông. Mà để nàng xuống thăm thì cũng có nhiều bất tiện. Cho đến nay, dù đã ngót bốn chục năm trôi qua, chàng vẫn chưa dứt bỏ được cái mặc cảm bạc tình đối với nàng.
-
Lê Tất Điều, Anh chị NHẬT TIẾN
Cách đây mấy tháng, cây cổ thụ trong vườn chết rồi đổ xuống, để lại một khoảng trống mênh mông. Trưa chiều nhìn nắng, nhớ mênh mang cái bóng mát đã che cho chiếc võng từng đong đưa mình và những vị khách thân tình. Nhớ và biết ơn nó.Như hôm nay, bái biệt anh, em xin gửi theo lời tri ơn anh chị. Anh chị đã biến em thành một người may mắn hiếm hoi trên thế gian. Mấy ai trong nhân loại được có cổ thụ trong vườn và cổ thụ trong đời.
-
Truyện Ngắn NGUYỄN VĂN SÂM, GIỮ TRÒN LỜI HỨA
Thằng Trai nằm xảy lai trên giường, mắt mở thao láo ngó nóc mùng. Nó suy nghĩ tới bạn tình, nhớ ánh mắt lúng liếng của Liên khi từ giã. Trầm ngâm một lúc nó mở dây kéo túi trên lấy ra ống thuốc cảm, đổ hết vô miệng. Ai rồi cũng chết. Chết chỉ là kết thúc cuộc đời nầy để sang qua một thế giới khác. Nó nhắm mắt nằm im như an ủi mình trong giây phút đó. Ít ra cũng giữ được lời hứa trang trọng với người thương mình.Thằng Trai còn kịp nghe tiếng ầm thiệt lớn đằng phía cái hầm hàm ếch. Đất sụp đổ trôi ra sông, phần nhà sau của ông bà Tư biến mất trong dòng nước đục ngầu.Trên thành phố, con Liên bỗng nhiên rùng mình rồi ứa nước mắt như có cơn bão cát tạt vô.
-
Mỗi tuần một nhân vật văn học: HÀ THƯỢNG NHÂN
Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ông soạn tập Sơ thảo lý thuyết chiến tranh tâm lý và đảm nhiệm Nha Chiến tranh Tâm lý. Cơ quan này sau phát triển thành Tổng cục Chiến tranh Chính trị của Việt Nam Cộng hòa. / Ông làm giám đốc Đài Phát thanh Quốc gia, chủ bút rồi chủ nhiệm nhật báo Tiền tuyến lúc đầu do Cục Tâm lý chiến đảm nhiệm, sau của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[Với nhật báo Tự do ông thường góp bài dưới bút hiệu Tiểu Nhã và phụ trách mục thơ châm biếm “Đàn ngang cung”. Bút hiệu khác của ông là Nam Phương Sóc trên báo Ngôn luận. Ông là thành viên của Trung tâm Văn bút Việt Nam.[1]Ông từng được Phủ Quốc vụ khanh Văn hóa của Việt Nam Cộng hòa đề cử làm giám khảo Giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc, bộ môn Thơ.Sau năm 1975 ông bị cộng sản bắt đi tù cho đến năm 1983 mới được thả và sang định cư ở Hoa Kỳ năm 1990 dưới diện H.O. Ông mất năm 2011 tại San Jose, California, thọ 91 tuổi. (theo Wikipedia tiếng Việt)
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404