VÌ SAO NGÓN TAY CÁI CHỈ CÓ 2 ĐỐT?

 Vì sao ngón tay cái chỉ có 2 đốt?

Bàn tay con người có 5 ngón, trừ ngón cái ra thì tất cả những ngón còn lại đều có 3 đốt, chỉ có ngón cái là 2 đốt. Tuy nhiên, chức năng của ngón cái lại chiếm một nửa chức năng của bàn tay, nếu không có ngón cái thì cả bàn tay sẽ không còn linh hoạt được nữa. Vì sao ngón cái chỉ có 2 đốt ?
Theo thuyết tiến hóa chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ.. Cuộc sống của loài vượn cổ là trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng từ chi, ngón tay cái và ngón chân cái được phân ra với 4 ngón khác, khi tiến hành hoạt động bám leo trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, mà tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt lại không lớn.
Sau này vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng, đặc biệt là sau khi chúng tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên rất có lợi và chắc chắn. Ngoài đôi tay cầm nắm còn phát triển một cơ bắp rất khỏe mạnh, làm cho ngón cái có thể hoạt động phối hợp với 4 ngón tay đối diện khác.

Hình ảnh bàn tay được tạc tượng nhìn rõ thấy các đốt của ngón tay (Ảnh: crazyus)

Để thích ứng với hoạt động đối xứng của ngón cái, làm ngón cái có thể co duỗi, xoay, gập dễ dàng, cấu tạo tốt nhất là 2 đốt. Nếu ngón cái chỉ có 1 đốt, đương nhiên sẽ gặp quá nhiều bất tiện, không linh hoạt. Còn nếu có đến tận 3 đốt (hoặc hơn) thì lại gây dư thừa, yếu ớt, không tạo được đủ lực cần thiết. Để kiểm chứng, các bạn có thể so sánh lực tạo ra của ngón cái và 1 trong 4 ngón bất kỳ còn lại. Nói tóm lại sau hàng trăm ngàn năm tiến hóa, cấu trúc của bàn tay và cụ thể là các ngón tay được tối ưu hóa, thuận lợi nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người cho việc cầm nắm, sử dụng từ các đồ vật đơn giản đến phức tạp. 
Chính từ kết quả của sự tiến hóa này, ngón cái của người hiện đại đã trở thành 1 ngón tay có tác dụng lớn nhất. Theo thống kê khoa học, tất cả các động tác vận động liên quan tới các ngón tay gần như trên 1 nửa cần sự giúp đỡ của ngón tay cái. Ngón tay cái vừa có thể làm việc độc lập, lại có thể àm việc cùng với 4 ngón khác, như viết chữ, cầm đũa, cầm nắm...
Và ngón cái quan trọng đến mức, John Napier, 1 nhà toán học, vật lý học thời xưa từng nói: "Nếu bàn tay mà thiếu ngón cái thì không khác gì 1 cái kẹp lệch".

 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top