• Kiên Định,  BÁT TỰ: BÍ ẨN CỦA ĐỜI NGƯỜI VÀ HƯNG VONG CỦA TRIỀU ĐẠI

Kiên Định 

Bát Tự: Bí ẩn của đời người
và hưng vong của triều đại



Bát Tự là hệ thống kiến thức khoa học phi hình thể cổ xưa cực kỳ chính xác của tử vi Trung Hoa. Nó có thể dự báo phúc, họa, cát, hung của đời người, thậm chí còn có thể đoán trước được sự thịnh suy, hưng vong của triều đại. 

Bát Tự nghĩa đen là “Tám chữ”, sự kết hợp Thiên Can và Địa Chi của Tứ Trụ giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh. Bát Tự chính là tám quẻ bói trong Bát Quái bao gồm: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
Bát Tự cũng có thể đại biểu cho tám cảnh quan thiên nhiên như thiên, địa, sơn, trạch (sông), lôi, phong, thủy, hỏa; cũng lại có thể đại biểu cho phương hướng, âm dương, thời tiết, nam nữ, trưởng ấu… Nếu sắp đặt bố trí lên cơ thể người, chúng lần lượt là thủ (đầu), khẩu (miệng), mục (mắt), túc (chân), cổ (đùi), nhĩ (tai), thủ (tay), phúc (bụng). Có thể nói trong đó không gì không bao hàm, không gì không thể không đại biểu, phong thủy tốt xấu, cát hung của đời người, phúc họa của gia đình, hoạn lộ (đường làm quan) lên xuống đều liên quan đến nó, huyền diệu một cách kỳ lạ. 

Tương truyền rằng Bát Quái do vua Phục Hy làm ra. Vua Phục Hy quan sát muôn vật đã nhận thấy rằng tạo hóa đâu đâu cũng có 2 thứ đối nhau, mà hễ hợp lại là gây ra biến đổi; 2 thứ đó là âm với dương. Để tượng hình 2 vật ở hai thái cực đó, ngài vạch một vạch ngang liền là dương, vạch một vạch ngang đứt là âm. Từ đó, ngài định ra Bát Quái đồ.

Thái Cực khởi đầu sinh ra Lưỡng Nghi tức là Âm và Dương, Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng tức là bốn hình có 2 vạch ngang, rồi Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, tức là tám quẻ có 3 vạch. Phục Hy sáng tạo hình Tiên Thiên Bát Quái. Ý nghĩa là những vật đối nhau như: Càn – Khôn, Cấn – Đoài, Tốn – Khảm…

Trong Bát Quái tại sao có tên gọi Bát Tự? Bát Quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ Bát Quái thành một vòng tròn theo một trật tự nhất định. Có hai loại là Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái. Tiên Thiên Bát Quái còn được gọi là Phục Hy Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái còn được gọi là Văn Vương Bát Quái. 

“Tiên Thiên” là gì? Trước khi vạn vật trong vũ trụ hình thành gọi là Tiên Thiên. Còn khi đã có vạn vật trong vũ trụ gọi là Hậu Thiên. Đó chỉ là một định nghĩa dùng để phân chia phạm vi giai đoạn mà thôi.

Tiên Thiên Bát Quái Đồ 

Tiên Thiên Bát Quái là hình Bát Quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt).

Hậu Thiên Bát Quái phản ánh quá trình thay đổi và vận động của vạn vật trong môi trường vũ trụ, đồng thời cũng phản ánh quy luật liên hệ giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất. Nó coi con người và trái đất là trung tâm để quan sát và miêu tả vũ trụ.


Hậu Thiên Bát Quái Đồ 

Hậu Thiên Bát Quái phương vị không giống với Tiên Thiên Bát Quái phương vị của Phục Hy. Nó hình thành Ly nam, Khảm bắc, Chấn đông, Đoài tây, Cấn đông bắc, Khôn tây nam, Càn tây bắc, Tốn đông nam. Hậu Thiên Bát Quái là sự thay đổi của bốn mùa, quy luật sinh trưởng thu tàng của vạn vật.

1.  Càn 
Theo thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái (ngược chiều kim đồng hồ trên la bàn), đầu tiên là quẻ Càn. Mọi người đều tương đối yêu thích sử dụng chữ này. Ví dụ, hoàng đế thứ sáu triều đại nhà Thanh Ái Tân Giác La Hoằng Lịch đặt niên hiệu là “Càn Long”. Vì niên hiệu này, mọi người quen gọi ông là “Hoàng đế Càn Long”. Một tên gọi khác khá thú vị là “Càn Lăng” – ngôi mộ hợp táng duy nhất trong lịch sử của hoàng đế Võ Tắc Thiên và vị hôn phu của bà là Đường Cao Tông Lý Trị. Tại sao đặt tên của lăng mộ là Càn? 
Có nhiều cách lý giải khác nhau, tuy nhiên nó có liên quan rất lớn đến thuộc tính phương vị của quẻ Càn. Trong la bàn có 3 kim 3 bàn tức địa bàn chính châm, thiên bàn phùng châm, nhân bàn trung châm; 3 bàn đều phân ra 24 cách, mỗi cách đều chiếm 15°, gọi là “nhị thập tứ sơn”.  Địa bàn chính châm nằm ở hướng tây bắc, mà lăng mộ này nằm ở phía tây bắc thành Trường An, nên được gọi là Càn.
Một điều càng quan trọng hơn, chữ Càn đại diện cho Trời, nên dùng cho lăng mộ của hoàng đế là vô cùng thích hợp. Chữ Càn còn mang sắc thái giới tính, nó là nam tính, thuộc dương. Người cổ đại tin rằng nó cũng chỉ người quân tử, còn có tứ đức là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, được gọi là “Càn Đức”. Đối với một quốc gia, nó là “nguyên thủ”; đối với một gia đình, nó là chỉ “người cha”. 

2.  Đoài
Lại bàn về từ Đoài (, cũng đọc là Đoái). Trong Thuyết văn giải tự có nói “Đoái, thuyết dã”, tức “Đoái” nghĩa là nói chuyện. Theo Giáp Cốt Văn, chữ này có hình dáng một người mở miệng khua tay múa chân, tâm tính vui vẻ biểu hiện trong lời nói. 
Đoái () thông với Duyệt () nghĩa là vui mừng, hớn hở. Cái vui của thiên hạ mới thật sự là vui, cách làm ‘thiên hạ đều vui’ đó chính là để người dân có thể nói lên tiếng nói của mình, đây là nhân quyền cơ bản, cũng là yêu cầu dân chủ nguyên thủy chủ yếu nhất. Đây là lý do trong rất nhiều chữ Hán, người Trung Hoa xưa lựa chọn chữ này làm tên quẻ, đồng thời xếp nó ở vị trí thứ hai, gần với Thiên “Đoái nhị”. Điều này giải thích rằng, cổ nhân mặc dù nhìn vào “Càn” và coi trọng Thiên Tử là lớn nhất, là cha, nhưng không thể vì thế mà chặn cổ chặn họng bách tính trong thiên hạ, nên tạo điều kiện để mọi người phát biểu ý kiến, cho phép họ khiếu nại oan tình và biểu đạt khi bất đồng chính kiến. 
Có thể thấy cổ nhân vô cùng coi trọng việc tố tụng, bày tỏ ý kiến, tôn trọng tự do ngôn luận, hơn nữa còn muốn ám chỉ điều nên thực hiện được đó là làm người dân tự do, vui vẻ.

3.  Ly 
Đối với nhân loại hiện đại ngày nay, đây là điều không quá xa lạ. Ly hôn đang là dòng nước lũ lớn đánh vào gia đình truyền thống và mối quan hệ giữa vợ và chồng. Theo Thuyết văn giải tự, chữ Ly () thời cổ đại thực sự giống như một loài mãnh thú, thú dữ ở trong rừng. Loại thú này vô cùng lợi hại, nó giống như một rồng nhưng không có sừng (con Ly – giống như quỷ núi). Cổ nhân rất sợ loài động vật này, và coi nó giống như sơn thần. 
Trong ý nghĩa của Bát Quái, từ Ly () không có nghĩa dọa người, đoán mệnh coi đây là chữ mang nghĩa tốt đẹp. Ly () thông với Lệ (), cản sắc mặt trời rực sáng là đẹp nhất, vì vậy Ly () biểu thị mặt trời chói chang trên cao, nên giao cho nó là hóa thân của “hỏa”. Trong Hậu Thiên Bát Quái, Ly càng được tôn sùng, và đẩy lên vị trí chính yếu nhất – mặt trời ở trên cao chiếu hướng chính nam, thay thế vị trí cao nhất trong Tiên Thiên Bát Quái là “Càn”. Vị trí này làm cho Ly phù hợp với quy luật tự nhiên, đồng thời qua đó cũng hiểu rõ niềm khát khao mãnh liệt của người xưa với cuộc sống tốt đẹp và tương lai tươi sáng.  

4.  Chấn
Người xưa dùng từ Chấn () để miêu tả, đại diện cho sấm sét, và sắp đặt vào vị trí được kính trọng nhất – hướng chính đông. 
Phương đông là nơi mặt trời bắt đầu mọc lên, cũng là nơi vạn vật sinh trưởng, là nơi ở của Thiên Đế, bởi vậy người xưa mới ví “Đế xuất hồ Chấn. Tề hồ Tốn” nghĩa là “Trời từ cung Chấn ngự ra, Làm cho vạn vật điều hòa: Tốn cung”. Các nhà khảo cổ học ngày nay phát hiện, những lăng mộ cỡ vừa thời đầu Tần Hán đều hướng về phía đông, từ khía cạnh này có thể thấy sự am hiểu, lý giải của cổ nhân về chữ Chấn trong phong tục dân gian. 

5.  Tốn 
Tốn () có thể là từ mọi người ít gặp. Trong Bát Quái, người xưa dùng từ này để miêu tả, đại diện cho gió. Vì chữ này còn có nghĩa là “tiêu tán, tan”, nên nó còn có nghĩa là “Phong thần”. Trong hồi 16 Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không nhìn thấy người phóng hỏa “Hành Giả bèn niệm thần chú, quay về Tốn, hướng về phương đông nam, hít một hơi rồi thổi ra. Một trận gió nổi lên khiến ngọn lửa bốc cao cuồn cuộn”.

6.  Khảm
Thuyết văn giải tự có viết: “Khảm, hãm dã”, tức là nơi lõm xuống thấp của mặt đường. Nó cũng giống như kiếp nhân sinh trong đời người, không thể không gặp lúc khó khăn, trở ngại, có những lúc rơi vào bế tắc tưởng chừng như xuống vực sâu. 
Theo Giáp Cốt Văn, chữ Khảm có hình dáng giống chữ U, ý nghĩa biểu hiện là cạm bẫy hoặc hang động nhân tạo. Các hoạt động tế lễ của cổ nhân thường có đào hố để chôn các loại gia súc hiến tế, Bát Quái lựa chọn chữ Khảm có thể có liên quan nhất định tới hoạt động này. Dưới lòng đất có hố thường tích nước, nên trong Bát Quái, nó đại biểu cho Thủy. Trong Hậu Thiên Bát Quái, vị trí của Khảm ở phương chính bắc, đối lập với cung Ly chính nam. 

7.  Cấn
Cấn không được mọi người sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Từ chữ tượng hình thời thượng cổ, có thể hình dung giống như hình ảnh hai người trưởng thành đang trợn mắt nhìn nhau, cổ xưa có nghĩa là hai bên không nghe theo và không phục nhau. Thuyết văn giải tự chú thích: “Cấn, ngận dã”, nghĩa là người nọ hung ác, tàn nhẫn hơn người kia. Sau này suy rộng ra nghĩa là cứng rắn, cứng nhắc. Người phương Bắc Trung Quốc thường nói người nào đó “Cấn” nghĩa là ý nói họ quá cứng nhắc, cương trực. 
Từ này dùng trong Bát Quái đại biểu cho núi, trong Tiên Thiên Bát Quái xếp vị trí tây bắc, trong Hậu Thiên Bát Quái ở vị trí đông bắc. Hai phương vị này ở Trung Quốc đều là những nơi có nhiều núi.  

8.  Khôn
Quẻ Khôn do ba vạch âm hợp thành, nghĩa là “thuận”, vật tượng trưng cơ bản là đất. Tố vấn – Hoàng đế viết: “Tích âm làm đất, nên đất là những thứ âm trọc”. Chu Hy giảng: “Thành hình của âm, không gì lớn hơn đất, 3 vạch quẻ này đều chẵn, cho nên gọi tên là Khôn mà tượng trưng cho đất”. Kinh Dịch xếp quẻ Khôn sau quẻ Càn, ngụ ý “trời tôn đất ti”, “đất đi theo trời”. Nghĩa chung của quẻ Khôn là chỉ cho ta thấy “âm đối lập với dương”, nhưng chúng lại có quan hệ dựa vào nhau mà tồn tại. Trong cặp mâu thuẫn này, âm giữ địa vị phụ thuộc, thứ yếu, dựa theo dương mà tồn tại, phát triển.
Quẻ này là quẻ thuần âm, đối ứng với Càn Vi Thiên là thuần dương. Nếu Càn là Trời là cha, là vua, là sự mạnh mẽ quyết đoán thì Khôn là đất, là mẹ, là hoàng hậu, là sự bao dung, thương yêu chịu đựng và hy sinh.
Trong Tiên Thiên Bát Quái, Khôn ở cung phương bắc, trong Hậu Thiên Bát Quái được sắp đặt ở vào vị trí tây nam, bởi có liên quan tới thuộc tính của nó là thuộc mệnh Thổ trong ngũ hành. 
Đức của Khôn ngoài Nguyên Hanh Lợi Trinh thì có đức Thuận, nghĩa là thuận theo Càn mà hành sự, cũng mang hàm ý là mọi việc đều phải theo Đạo Trời mà làm. Như đã nói ở trên, trong mỗi tế bào của Khôn (Đất Mẹ) đều có Thiên Đạo ở đó, nên con người chúng ta – vốn cũng là do Trời sinh ra trong tự nhiên – khi sống trên Đất Mẹ chính là phải thuận theo tự nhiên thì mới có thể tồn tại vững bền được.
Càn Khôn kiến tạo sự sống. Khôn sinh ra mọi thứ vật chất thuộc ngũ hành mà con người biết tới như Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Vì thế, con người ngày xưa với thuyết “vạn vật hữu linh” luôn giữ vững niềm tin vào Thần Phật và tôn trọng sự sống mà thiên nhiên ban tặng. Họ yêu thương, tôn trọng từng ngọn cây, cọng cỏ, sông suối, biển cả xung quanh.

 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top