Trúc Giang MN, Nhà Trần và hôn nhân nội thích

Trúc Giang MN

Nhà Trần và hôn nhân nội thích


Triều đại nhà Trần mở ra một trang sử huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Nhà Trần cai trị Đại Việt 175 năm với 12 đời vua.
Thành tích vẻ vang nhất của nhà Trần là đã có ba lần đánh bại một đế quốc Mông Cổ nổi tiếng nhất thế giới.
Ba sự việc nổi bật nhất của đời Trần là, lập chức vụ thái thượng hoàng để hướng dẫn vua mới lên ngôi.
Tổ chức Hội nghị Diên Hồng, tạo cơ hội cho người dân tham gia góp ý về vấn đề trọng đại của dân tộc trước cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
Hôn nhân nội thích chủ trương người trong họ lấy nhau, mục đích bảo vệ ngai vàng của nhà Trần, chủ trương nầy chỉ áp dụng trong dòng họ Trần, không bắt buộc thần dân phải theo. Hôn nhân cận huyết bị phê phán là loạn luân.
 
1. Âm mưu đoạt ngôi nhà Lý của Trần Thủ Độ

Ông vua cuối đời nhà Lý là Lý Huệ Tông, hoàng hậu là Trần Thị Dung. Hoàng hậu sinh hai công chúa là Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Lý Huệ Tông là ông vua nhu nhược, không đủ tài trí để lo việc nước, mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ nắm giữ.
Trần Thủ Độ là người mưu trí, có nhiều thủ đoạn để đoạt ngôi nhà Lý. Ông bắt Lý Huệ Tông phải đi tu, nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Lý Chiêu Hoàng. Liền ngay sau đó, Trần Thủ Độ thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng, 7 tuổi, lấy người cháu của ông là Trần Cảnh, 8 tuổi.
Vua còn nhỏ, mọi việc trong triều đình đều do Trần Thủ Độ nắm giữ.
Tục truyền rằng, Lý Huệ Tông tu tại chùa Chân Giáo trong đại nội, khu vực lớn trong kinh thành. Trần Thủ Độ cho người thân tín nói là để phục vụ nhà vua, nhưng để theo giõi nhất cử nhất động của Lý Huệ Tông. Một hôm, Lý Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ trước sân chùa, thì Trần Thủ Độ đến bảo “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”, Hiểu ý và do áp lực đe dọa hàng ngày, Lý Huệ Tông treo cổ tự tử.
 
2. Nhà Trần

Nhà Trần cai trị nước Đại Việt 175 năm, từ năm 1225 đến 1400 với 12 đời vua. Có khoảng 35 cuộc hôn nhân cận huyết, nghĩa là người họ Trần kết hôn với nhau. Cụ thể là con chú, con bác kết hôn với nhau.

12 đời vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Thuận Tông và Trần Phế Đế.

   
3. Những thành tích của Nhà Trần

3.1. Về văn hóa

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân nổi tiếng là người thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên tử được truyền đến đời nay.
Bên cạnh đó, những danh nhân như: Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều…Là những người nổi danh về tri thức, thơ văn, tạo nên một thời kỳ hưng thịnh về văn hóa của nhà Trần.

Định đặt luật pháp. Đã soạn ra bộ hình luật gồm 20 quyển để định tội và trừng trừng phạt. Mục đích giữ an ninh và trật tự xã hội
 

3.2. Về mặt kinh tế.


Triều đình khuyến khích người dân khai quang, lập ấp, trồng trọt để phát triển nông nghiệp, nên gia tăng thu nhập, đời sống khá hơn.

Công tác thủy lợi cũng được coi trọng. Năm 1231, triều đình sai thái giám Nguyễn Bang Cốc, chỉ huy quân lính, đào vét hai con kinh, là Kinh Trầm và Kinh Hào. Xong việc, thăng quan cho Nguyễn Bang Cốc. Hàng hóa lưu thông dễ dàng, việc mua bán phát triển. Gia tăng sản xuất.

Về hành chánh. Chia đất nước ra thành 12 lộ và đặt quan chức cai trị.
 

3.3. Về quân sự.

Tập luyện quân sĩ, rèn luyện vũ khí, tích trữ lương thực tạo ra một quân đội thiện chiến.

Năm 1252, Trần Thái Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành. Trước đó, thời nhà Lý suy yếu, nên Chiêm Thành thường hay đánh phá vùng Nghệ An, giết người Việt chết vô số kể.
Trần Thái Tông đánh Chiêm Thành, bắt được nhiều thê thiếp và tịch thu lại nhiều của cải.

Dưới triều Trần, quân đội được phát triển, đặc biệt là đủ sức dẹp các cuộc nổi loạn, xưng hùng xưng bá tại các địa phương, tạo ra bất ổn xã hội.
Lực lượng thiện chiến nhất là thủy binh, kế đó là kỵ binh, bộ binh, tượng binh.
Mỗi thân tộc trong họ Trần đều có quân đội riêng, xem như người giúp việc, nô bộc, được huấn luyện thành quân thiện chiến.
Những tướng tài gồm có: Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Yết Kiêu, Trần Khánh Dư, Đoàn Nhữ Hài, Trần Quang Khải và nhất là Trần Quốc Tuấn, đều là những danh tướng, đã chỉ huy quân đội trong 3 lần chiến thắng quân xâm lược nhà Nguyên.
 

3.4. Tạo ra chức thái thượng hoàng

Nhà Trần là một triều đại lưu danh với những chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam.
Về chính quyền, đã xây dựng một bộ máy chính quyền tốt hơn nhà Lý. Một hệ thống đặc biệt trong đó các hoàng đế sớm truyền ngôi lại cho thái tử, rồi lui về làm thái thượng hoàng để hướng dẫn ông vua mới lên ngôi điều hành chánh sự. Việc nầy tránh được tranh giành ngôi vua như trước kia thường có xảy ra.
 
4. Những chiến thắng oanh liệt của nhà Trần đối với quân Nguyên
 
4.1. Tổng quát về quân nhà Nguyên
Đế quốc Mông Cổ do Thành Cát Tư Hản (Genghish Khan) tên thật là Thiết Mộc Chân, thống nhất các bộ tộc, trở thành một quốc gia Mông Cổ. Một đế quốc hùng mạnh, đã đánh bại các quốc gia từ Trung Á đến Đông Âu và Trung Đông. Diện tích lãnh thổ lệ thuộc là 24,000,000 Km2, thống trị 100 triệu dân.
Quân Mông Cổ nổi tiếng là tàn bạo nhất, đã giết 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm.
Hoàng tử Hốt Tất Liệt là con trai thứ 9 của Thành Cát Tư Hãn, đã đánh bại đại quân nhà Tống (Trung Hoa), lập nên nhà Nguyên.
Mông Cổ là một dân tộc du mục, sống bằng chăn nuôi, săn bắn. Lúc 3 tuổi bắt đầu cỡi ngựa, 5 tuổi biết bắn cung tên. Người Mông Cổ suốt đời dành phần lớn là săn bắn và chiến đấu.
Khi hành quân, người Mông Cổ buộc mình vào yên ngựa, tốc độ di chuyển rất cao.
Cỡi ngựa thì nhanh chóng bao vây đối phương. Khi quân thù mạnh hơn thì họ chạy cũng rất nhanh, phân tán lực lượng cũng rất nhanh. Chỉ cần 100 kỵ binh Mông Cổ, có thể bao vây 1,000 bộ binh.
Vũ khí chủ yếu là cung tên, có tài bắn cung khi cỡi ngựa. Với đối thủ bộ binh, trang bị gươm giáo, thì quân Mông Cổ có thể triệt hạ đối thủ ở khoảng cách 100 mét.
Hốt Tất Liệt, hoàng đế Mông Cổ đã đánh bại đại quân của Nhà Tống (Trung Hoa), lập nên Nhà Nguyên. Nhiều tài liệu gọi là Nguyên Mông.
 
4.2. Quân Nguyên dụ quân Đại Việt đầu hàng
Trước khi vào lãnh thổ Đại Việt, tướng chỉ huy quân Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai, sai hai sứ giả sang quân Trần kêu gọi đầu hàng.
Quân Trần không đầu hàng mà còn bắt giam hai sứ giả và trói bằng dây tre.
Không thấy sứ giả trở về, Ngột Lương Hợp Thai sai tướng Triệt Triệt Đô đem 3 vạn quân vào lãnh thổ Đại Việt để đánh quân Trần.
Vua Trần không đầu hàng mà còn đưa ba quân ra bảo vệ biên giới. Truyền lịnh cho nhân dân cả nước sắm sửa và sản xuất vũ khí.
 
4.3. Đại Việt thắng quân Nguyên lần thứ nhất
Cuộc chiến thứ nhất giữa Đại Việt và quân nhà Nguyên năm 1258.
Chiến sự bắt đầu bằng hai trận Bình Lệ Nguyên và Phù Lỗ, vào năm 1258. Quân Nguyên thắng hai trận nhưng họ không diệt được quân chủ lực của nhà Trần, bèn rút lui.
Cuộc chiến thứ nhất kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt.
 
1. Lực lượng hai bên trong cuộc chiến lần thứ nhất
a). Lực lượng của quân Đại Việt
Đại Việt có khoảng 60,000 quân bao gồm bộ binh, thủy binh, kỵ binh và tượng binh, tham dự hai trận Bình Lệ Nguyên và Phù Lỗ.
Chỉ huy và lãnh đạo gồm có: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn…
Cuộc chiến lần thứ nhất kết thúc bằng chiến thắng của Đại Việt do Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đích thân lãnh đạo.

b). Lực lượng quân Nguyên
Quân Nguyên do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, và các tướng  A Truật, Triệt Triệt Đô, Hoài Đô…


Quân số quân Nguyên có khoảng 60,000 gồm khoảng 10.000 kỵ binh, và thủy binh, bộ binh.
 
2). Diễn biến trận đánh lần thứ nhất


        Tượng binh

Vào tháng 12 năm 1217, quân Nguyên tràn xuống tấn công Bình Lệ Nguyên (Tỉnh Vĩnh Phúc) và Phù Lỗ (Tỉnh Phúc Yên). Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đích thân mang quân ra nghênh chiến. Quân Trần mang bộ binh, kỵ binh, tượng binh, và thủy binh đến sông Hồng để đợi giăc.
Theo kế hoạch hành quân, thì tượng binh dàn hàng ngang, đi đầu để che chở cho bộ binh. Kỵ binh ở phía sau. Thủy binh được bố trí dọc theo bờ sông Hồng, làm nhiệm vụ đưa quân rút lui theo đường biển, khi bị yếu thế.

Quân Nguyên vượt qua sông Hồng thì tấn công ngay. Binh lính Nguyên dùng cung tên bắn vào mắt voi. Voi hoảng sợ, chạy tán loạn, quay lại dày xéo, giẫm đạp lên bộ binh, nên không giữ được đội hình và kế hoạch tác chiến.
Quân Trần yếu thế nên phải rút lui về sông Phù Lỗ. (Phúc Yên).

Quân Nguyên muốn qua sông để đánh chiếm kinh đô Thăng Long. Vì không có thuyền bè, nên quân Nguyên đi dọc theo bờ sông, bắn tên xuống mặt nước. Chỗ nào tên không nổi lên, tức là chỗ cạn, vì tên đã ghim vào mặt đất của đáy sông. Thế là kỵ binh quân xâm lược vượt qua sông.
Do kế hoạch hành quân bị tan vỡ, quân Trần thua hai trận nên phải rút lui ra khỏi kinh đô Thăng Long. Quân Nguyên kéo đoàn hùng binh xâm nhập Đại Việt với mục đích là tiêu diệt quân Đại Việt. Vượt đường sá xa xôi, mà trở về tay không, xem như không đạt được mục đích. Kể như thua.

4.4. Đại Việt thắng quân Nguyên lần thứ hai
1). Quân nhà Nguyên
Cuộc chiến xảy ra vào cuối tháng 5 năm 1285. Quân Nguyên do hoàng tử Thoát Hoan, con trai thứ 9 của Hốt Tất Liệt chỉ huy. Tổng số quân Nguyên khoảng 50 vạn (nửa triệu). Số lương thực mang theo khoảng 2,100 tấn.
Về chiến lược, quân Nguyên chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh. Lý do là số lương thực cung cấp cho 500,000 binh lính có giới hạn, nên không thể kéo dài được. Hơn nữa, quân Nguyên không quen với thủy thổ và khí hậu miền nam Trung Hoa. Nắng nóng và mưa lớn sinh ra các bịnh.
Điểm yếu của quân Mông Cổ là không có thể mang lương thực đầy đủ cho binh sĩ và cho ngựa ăn, trong một cuộc chiến kéo dài.

Biết được ý đồ của quân Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn kêu gọi người dân tiêu thổ kháng chiến, cảnh “vườn không nhà trống”. Lương thực được cất giấu ở các nơi bí mật.
Cuộc chiến kéo dài sẽ khiến cho quân Nguyên lâm vào cảnh vừa đói, vừa bị bịnh, nên không còn tinh thần chiến đấu. Vì thế,
Thoát Hoan chiếm kinh đô Thăng Long một các dễ dàng vì không còn bóng người. Kho lương thực trống rổng.
 
2). Quân nhà Trần
Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế, chỉ huy tất cả các lực lượng vũ trang. Tham dự trận đánh gồm có Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông.

a). Hội nghị quân sự Bình Than

Ngày đầu tháng 5 năm 1282, ngay sau khi nhận được tin tình báo về ý đồ đánh Đại Việt của quân Nguyên, vua Trần triệu tập hội nghị quân sự tại Bình Than, gồm tất cả tướng lãnh để bàn về kế hoạch quân sự, chống quân xâm lược.
Trần Quốc Toản, vì tuổi nhỏ nên không được tham dự hội nghị Bình Than, đã tức giận bóp nát trái cam.
Trần Quốc Tuấn viết bài “Hịch tướng sĩ”, để nâng cao tinh thần đánh giặc cứu nước của quân sĩ. Rất nhiều chiến sĩ Đại Việt xăm hai chữ “Sát Thát” trên tay, để nêu cao tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước. “Sát” có nghĩa là “Giết”. Thát để chỉ người Mông Cổ.

b). Hội nghị Diên Hồng

Đến tháng12 năm 1285, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời các bô lão có kiến thức và uy tín trong cả nước, về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long. Thượng hoàng đãi tiệc và trình bày tình trạng hùng mạnh của quân Nguyên.

Khi Thượng hoàng hỏi “Có nên đầu hàng hay đánh quân xâm lăng nhà Nguyên? thì cả vạn bô lão đồng thanh nói “đánh!”.

“Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến? “Quyết chiến!”, “Quyết chiến!”

Điểm nổi bật nhất của nhà Trần là mở hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng. Hội nghị Bình Than sắp xếp lại vai trò của quân đội, động viên tinh thần và trách nhiệm cao quý của quân đội trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Người chiến binh tự hào về vai trò đầy chính nghĩa là chiến đấu bảo vệ quốc gia, dân tộc.
Ở hội nghị Diên Hồng, nhà Trần có sáng kiến như thực hiện vai trò chiến tranh chính trị, nêu cao sứ mạng của người dân, phục vụ quân đội trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Những bô lão có kiến thức, có uy tín đóng vai trò tuyên truyền, động viên trong cộng đồng của người dân, trong gia đình, trong khu vực. Quân dân như cá với nước, một lòng đánh giặc, như cơ quan chiến tranh chính trị ngày nay.

c). Kế hoạch “vườn không nhà trống”

Quân Nguyên chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh vì lương thực để cung cấp cho nửa triệu quân lính nên không thể kéo dài được.

Để kéo dài thời gian, vua tôi nhà Trần rút ra khỏi Thăng Long, lui về Thanh Hóa để dưỡng quân, đồng thời tổ chức những đội hình chiến đấu.
Sau khi chiếm Thăng Long, quân Nguyên đuổi theo đến vùng Nam Định. Trong tình trạng nguy khốn, Thượng hoàng Trần Thánh Tông hỏi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có nên đầu hàng hay không?. Hưng Đạo vương khẳng khái đáp “Bệ hạ hãy chém đầu hạ thần trước khi đầu hàng”.




Sau đó quân Trần tổng phản công. Chỉ hơn một tháng, cánh quân Đại Việt do Trần Hưng Đạo cùng các tướng Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đã chiến thắng ở những mặt trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp. Tướng Toa Đô bị giết.
Quân Đại Việt đã vào Thăng Long. Thoát Hoan bỏ chạy. Quân Nguyên đại bại, rút lui về phía bắc. Quân Trần truy kích đến tận biên giới.
Để bảo đảm an toàn cho hoàng tử Thoát Hoan, quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng mà chạy về nước.

d). Mỹ nhân kế đời Trần

Tháng 2 năm 1285, quân nhà Nguyên của Thoát Hoan vào đến kinh đô Thăng Long, Trần Thánh Tông bèn sai đưa Tư An công chúa gả cho Thoát Hoan.
Tháng 3, Tư An công chúa vào dinh trại của Thoát Hoan ở bờ bắc sông Hồng. Mưu kế nầy không có kết quả, so với việc gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân, nước Chiêm Thành. Sau hôn nhân của Chế Mân, việc giao hảo giữa hai nước đã từng thù nghịch nhau, trở thành tốt đẹp hơn.

Nói thêm về mỹ nhân kế
Trong binh pháp của Tôn Tử có 36 kế (Tam thập lục kế). Kế thứ 31 là mỹ nhân kế.
Mỹ nhân kế đã được xử dụng từ hàng ngàn năm về trước, nhưng đến nay vẫn còn có hiệu quả. Trong chuyện Tàu đã có những người đẹp thực hiện mỹ nhân kế như Tây Thi, Điêu Thuyền, Đắc Kỷ, v.v…

Nói về mỹ nhân kế Điêu Thuyền. Trong truyện Tàu Tam Quốc Diễn Nghĩa, quan Tư đồ Vương Doãn dùng sắc đẹp tuyệt trần, chim sa cá lặn, của con nuôi là Điêu Thuyền, ông hứa gả Điêu Thuyền cho thái sư Đổng Trác để làm thê thiếp. Một mặt Điêu Thuyền quyến rũ, thề thốt, hứa hẹn kết duyên trăm năm với tướng vô địch là Lữ Bố.
Lữ Bố và Đổng Trác mâu thuẩn với nhau về việc tranh giành người đẹp nầy. Tiên hạ thủ vi cường, Lữ Bố ra tay giết cha nuôi là Đổng Trác.
Ngoài ra còn nhiều mỹ nhân kế được thực hiện như người đẹp ở thôn Trữ La là Tây Thi, được Phạm Lãi và Văn Chủng thực hiện để phá nát triều đình vua Ngô Phù Sai.
Thời nay, Trung Cộng dùng người đẹp Katrina Leung để moi bí mật về quốc phòng của Hoa Kỳ

4.5. Đại Việt thắng quân Nguyên lần thứ ba trên sông Bạch Đằng.
1). Sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng còn gọi là sông Vân Cừ, vị trí ở giữa thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, và huyện Thuỷ Nguyên ở Hải Phòng
Con sông dài 32km dày đặc, cây cối um tùm, cùng với địa hình núi non hiểm trở, rất thuận tiện cho việc bố trí quân phục kích.
 
2). Trận Bạch Đằng năm 1288.

    Cọc gỗ “Bạch Đằng thời nhà Trần

Trận Bạch Đằng xảy ra trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vẻ vang của quân nhà Trần, nước Đại Việt.
Tham gia trận chiến gồm có Trần Hưng Đạo, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông.
Quân Đại Việt chiến thắng vẻ vang. Quân Nguyên thảm bại nặng nề. Có khoảng 40,000 quân Nguyên bị loại ra khỏi vòng chiến. Quân Trần thu được 400 chiến thuyền.
Các tướng quân Nguyên bị bắt sống gồm có Ô Mã Nhi, Phạm Ngàn, Phàn Tiếp…
Trận Bạch Đằng năm 1288, lập lại chiến thắng huy hoàng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán hồi năm 938.

Đại thắng là kết quả của chiến thuật cắm cọc nhọn dưới sông và phục kích trên bờ. Chờ cho thủy triều lên, quân trần khiêu chiến, lừa quân Nguyên vào trận địa. Chờ khi nước ròng, mực nước xuống thấp, thì quân Trần tổng phản công, đội quân phục kích trên bờ sông, bắn tên như mưa vào cảnh hỗn loạn của quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Quân Nguyên đại bại.
 
4.6. Sau chiến tranh
Sau chiến tranh, triều đình Đại Việt muốn nối lại bang giao hòa bình giữa hai nước.
Tháng 5 năm 1288, triều đình nhà Trần cử một phái bộ mang cống phẩm và dâng thơ tạ tội.
Còn hận vì thua đau, Hốt Tất Liệt giam lỏng sứ giả, không cho về nước.
Sau đó, vua Trần cử một phái bộ thứ hai, đem một số tù binh quân Nguyên trả về nước. Trong số đó, có một quý tộc Mông Cổ là Tích Lệ Cơ.
Hốt Tất Liệt buộc vua Trần phải trả tất cả tù binh và nhà vua phải sang chầu vua Nguyên.
Vua Trần không chấp nhận đi chầu, nêu lý do là tuổi già, sức yếu, không đi xa được.
Trong việc trao trả tù binh có Ô Mã Nhi.
Triều Trần công khai, lớn tiếng ra lịnh đưa Ô Mã Nhi về nước bằng đường biển. Hưng Đạo Vương cho tướng Yết Kiêu là người bơi lặn giỏi, giả làm phu chèo thuyền. Khi đến vùng nước sâu, vào lúc ban đêm, lặn xuống đục thuyền. Ô Mã Nhi chết đuối vì thuyền chìm. Vụ việc làm giống như một tai nạn trên biển.
Vua Trần cho người sang biện bạch về tai nạn. Hốt Tất Liệt và các quan lại, đều nghi ngờ về tai nạn, nhưng không có chứng cớ gì, nên đành phải bỏ qua.
 
5. Nhận xét về Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ bị xem như một loạn thần, không có lễ giáo, thất học, nhưng có mưu lược hơn người.
Việc Trần Thủ Độ đoạt ngôi nhà Lý xem ra cũng có lý. Vua Trần Thái Tông lên ngôi lúc 8 tuổi, mọi việc triều chính đều do một tay Trần Thủ Độ đảm trách. Những cải cách trong việc nội trị có nhiều tiến bộ hơn trước.
Biết trọng dụng nhân tài. Những nhân tài về văn võ như sau: Đoàn Nhữ Hài, Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Chu Văn An, và nổi bật nhất là Trần Quốc Tuấn.
Những thành tích nổi bật đáng ghi nhớ là mở hội nghị Diên Hồng và hội nghi Bình Than.
Các vua Trần trực tiếp cầm quân đi đánh giặc, như Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
Một thành tích nổi bật của nhà Trần là việc “huấn luyện đào tạo nhà vua”.
Trong các hoàng tử, một người được chọn làm thái tử, sẽ nối ngôi vua, thì Thái thượng hoàng nắm trọn quyền hành, hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo ông vua về việc quản trị triều đình, trị nước an dân.
Sau khi hết thời hạn “tập sự”, vua có đầy đủ khả năng trị nước, an dân, bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm, thì thái thượng hoàng chu du thiên hạ, hoặc lên núi tu luyện, như Trần Nhân Tông tu trên nuối Yên Tử, lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Triều đại nhà Trần mở ra một trang sử huy hoàng trong lịch sử Việt Nam.
 
6. Thời kỳ suy tàn của nhà Trần

Sau khi Thái thượng hoàng Trần Minh Tông băng hà, Trần Dụ Tông bỏ bê việc triều chính, ham mê chơi bời, tửu sắc, đàn hát và cờ bạc. Vua sai các hoàng tử và công chúa, con của những đại thần mở tiệc giúp vui bằng những vở tuồng. Ai diễn hay thì được thưởng.

Trần Dụ Tông rất thích cờ bạc, mặc dù nhà Trần đã nghiêm cấm việc đó. Dụ Tông mời các nhà giàu vào cung điện đánh bài với nhà vua.
Ông vua nầy sai xây cất nhiều cung điện, đào hồ nuôi cá biển thuộc nước mặn. Bắt dân phải ra biển chở nước mặn về nuôi cá đẹp và đồi mồi.
Dụ Tông sai xây cất nhiều cung điện, ăn xài hoang phí, khiến cho người dân phải chịu sưu cao thuế nặng. Bất mãn.
Vua không quan tâm đến việc trị nước an dân, nên triều đình thối nát, tham quan chia bè kết đảng, lộng hành, nhân dân đói khổ, kêu trời không thấu…Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi, cụ thể là Ngô Bệ, Nguyễn Thanh, Nguyễn Nhữ Cái và Phạm Sư Ôn.
Chu Văn An là một vị quan thanh liêm, chính trực, dâng “Thất trảm sớ”, yêu cầu nhà vua trị tội 7 tham quan, tội nặng đến phải chém đầu. Nhà vua không nghe, nên Chu Văn An cáo quan về nhà dạy học.
 
7. Những tôn thất nhà Trần bán nước cầu vinh

Trong cuộc chiến lần thứ hai, một số tôn thất nhà Trần và các tướng ra đầu hàng kẻ thù cướp nước.
7.1. Trần Di Ái.
Người đầu tiên là Trần Di Ái. Em của vua Trần Thái Tông, chú của Trần Thánh Tông. Em của cha là chú.
Trần Di Ái được cử sang chầu nhà Nguyên. Ông nầy tỏ ý phục tùng nhà Nguyên và muốn được công nhận là vua của Đại Việt.
Hốt Tất Liệt phong cho Trần Di Ái là An Nam quốc vương để lấy cớ là đưa vua về nước trong cuộc chiến lần thứ hai của quân Nguyên.
 
7.2. Trần Ích Tắc.
Trần Ích Tắc là con thứ hai của Trần Thái Tông, em của Trần Thánh Tông.
Trước khi quân Nguyên kéo sang đánh chiếm Đại Việt, ông gởi thơ riêng, xin quân Nguyên xuống đánh Đại Việt.
Ngày 15-3-1285, Trần Ích Tắc mang cả gia đình ra đầu hàng quân địch, với hy vọng là được cho lên làm vua.
Khi quân Nguyên bại trận chạy về nước, gia đình Trần Ích Tắc cũng chạy theo giặc về Trung Hoa. Chờ ngày theo Thoát Hoan về đánh Đại Việt lần thứ ba.
Vua Nguyên thời đó là Hốt Tất Liệt phong cho Trần Ích Tắc là An Nam Quốc Vương.
Trần Ích Tắc thông thuộc đường đi nước bước, địa hình địa thế của Đại Việt, nên cho đi theo Thoát Hoan sang đánh lần thứ ba.
Trần Ích Tắc là một điển hình của hành động bán nước cầu vinh. ông nầy luôn được người đời nhắc đến là kẻ “mại quốc cầu vinh”. Bán nước cầu vinh. Tiếng xấu nầy lưu truyền muôn thuở.
Trâm năm bí đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Sau ba lần đánh Đại Việt đều thất bại. Vì binh hùng, tướng mạnh, vua, tôi và thần dân Đại Việt, một lòng quyết chiến, quyết thắng.
Quân Mông Cổ nhà Nguyên là một đại hùng binh do Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt đánh đâu thắng đó, đánh chiếm các nước châu Á, và ngay cả châu Âu, thế mà bại trận trước Đại Việt. Thua đau.
 
7.3. Trần Kiện
Trần Kiện là con của Trần Quốc Khang, phục vụ dưới quyền của Trần Ích Tắc, theo Trần Ích Tắc đầu hàng và theo quân Nguyên.
Một tướng khác đầu hàng và theo quân Nguyên là Lê Tắc. Lê Tắc thông thuộc địa thế nên chỉ dường cho Quân Nguyên vượt qua biên giới chạy về Trung Hoa.
 
8. Chủ trương hôn nhân nội tộc của nhà Trần

Nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân. Đối với nhà Lý, thì nhà Trần thuộc về ngoại tộc đoạt ngôi nhà Lý.
Để tránh họa ngoại tộc, nhà Trần chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ.
Hôn nhân nội thích.
Con bác lấy con chú.
Chị gái con bác lấy con trai của chú.
Anh trai con bác lấy em gái con chú.
Em trai con chú lấy chị gái con bác.
Cháu gái lấy chú họ. (Em của cha)
Cháu trai lấy cô (Cô là em ruột của cha).
 
Hôn nhân nội thích đời nhà Trần.
1). Cháu lấy cô
Trần Quốc Tuấn lấy Thiên Thành công chúa. Trần Quốc Tuấn là con của Trần Liễu. Thiên thành công chúa là em của Trần Liễu.
2). Con cháu-con bác
Trần Thánh Tông-Thiên Cảm công chúa.
3). Con cô con cậu, con chú con bác
Trần Nhân Tông-Bảo Thánh công chúa.
4). Con cô con cậu- con chú, con bác.
Trần Nhân Tông-Bảo Thánh công chúa.

5). Anh em họ lấy nhau.
Trần Thuận Tông-Thánh Ngẫu công chúa.
6). Cuộc dâm loạn của hai chị em ruột vì bài thuốc của ông thầy người Tàu tên Trâu Canh.
Trần Dụ Tông hoang dâm vô độ, uống thuốc cường dương tầm bậy, bất lực về sinh lý, nên phải theo toa thuốc của Trâu Canh, là lấy mật của một đứa trẻ, hòa với thuốc dương khởi thạch, rồi phải thông dâm với người chị ruột. Đó là Kiến Ninh công chúa,
 
9. Các sử gia đánh giá về việc hôn nhân cận huyết

Các nhà sử học đánh giá tập tục nầy như sau:
1). Bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Họ Trần, ở chốn buồng the có nhiều điều hổ thẹn. Trần Thái Tông cướp vợ của anh là một tội ác rõ ràng”.
2). Nhận xét của sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Hôn nhân không lấy người khác họ, mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần mới làm như thế. Hôn nhân như thế là bất chính”.
3). Sử gia Trần Trọng Kim.
“Nhà Trần làm vua nước ta kể từ Trần Thái Tông đến Trần Thiếu Đế, với 12 ông vua trong 175 năm, thật là có công với nước Nam ta, nhưng có điều luân thường trong họ, thật là tầm bậy. Cô-cháu, anh-em trong họ cứ lấy lẫn nhau, thật là trái với thế tục”.
 
10. Hôn nhân cận huyết tạo ra những bịnh nguy hiểm

Hôn nhân cận huyết là hôn phối nội tộc, giữa những cặp đôi vợ chồng trong cùng một họ.
Đứa trẻ sinh ra có thể dị dạng, hoặc bị mắc phải những chứng di truyền, như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, hội chứng Down và những bịnh về máu rất nguy hiểm.

1). Bịnh da hình vảy cá



           Bịnh da hình vảy cá (Ichthyosis vulgaris) là một bịnh di truyền. Bịnh phát hiện trong thời gia một tuổi của đứa bé. Da toàn thân thể đứa bé bị khô, xuất hiện những hình tượng giống như vảy cá.
Là rối loạn da làm cho da trở nên quá khô do các tế bào da chết có xu hướng tích lũy thành vảy thay vì rơi xuống. Hầu hết các trường hợp bị bệnh là do rối loạn di truyền.
Các triệu chứng bao gồm da khô nghiêm trọng, da dày lên và bong tróc. Ngứa, có thể tăng mùi hôi trong cơ thể.
Điều trị chủ yếu hướng vào việc giữ ẩm cho da. Petrolatum, lanolin hoặc kem chứa urê và lotion được sử dụng. Kem Axit Lactic được sử dụng để loại bỏ tế bào da chết.

2). Bịnh mù màu
Người bịnh không có khả năng phân biệt màu sắc. Không phân biệt đươc màu màu xanh và đỏ. Không phân biệt được màu vàng và xanh da trời.



Thị lực của người bình thường (trái) và thị lực của người mù mầu (phải)

3). Bịnh bạch tạng
Bệnh bạch tạng xảy ra ở người và động vật có xương sống.
Đây là một trong những chứng bệnh mang tính chất bẩm sinh,
làm cho tóc, mắt và da của người bệnh có màu nhạt. Đặc biệt hơn, là da của người bạch tạng dễ mắc phải bệnh ung thư da. Da bị phỏng dưới sức nóng của mặt trời.
Những người mắc phải bịnh bạch tạng còn bị ảnh hưởng đến thị giác như sợ ánh sáng, giảm thị lực hay có thể bị rối loạn thị giác

4). Hội chứng Down     
 
Hội chứng (Syndrome) là tổng hợp các triệu chứng (Symton). Hội chứng Down là bịnh chậm phát triển về thể chất và tâm thần. Khuôn mặt khá điển hình như đầu nhỏ, lưỡi thè, mắt xếch.
Chậm phát triển, con người 20 tuổi mà trí óc bằng em bé 3 tuổi. Hội chứng Down thường có dị tật về thính giác, thị giác.
Hôn nhân cận huyết còn sinh ra những chứng bịnh nguy hiểm khác.
 
11. Hồ Quý Ly đoạt ngôi nhà Trần

Trần Nghệ Tông làm vua được 2 năm, rồi truyền ngôi lại cho em là Trần Duệ Tông.
Năm 1377, Duệ Tông tử trận khi đánh với quân Chiêm Thành.
Thượng hoàng Trần Nghệ Tông lập con của Duệ Tông là Trần Phế Đế lên làm vua.
Thượng hoàng Trần Nghệ Tông chỉ tin dùng một người đầy gian trá là Hồ Quý Ly. Ông Hồ nầy xúi giục Thượng hoàng Trần Nghệ Tông giết hại trung thần, các hoàng tử, hoàng thân và ngay cả Trần Phế Đế cũng bị phế bỏ.
Con út của Trần Nghệ Tông được cho lên ngôi là Trần Thuận Tông.
Hồ Quý Ly nắm tất cả quyền lực, sai người vào Thanh Hóa xây thành Tây Đô, rồi buộc Trần Thuận Tông dời kinh đô về Tây Đô. Hồ Quý Ly gả con gái lớn tên Khâm Thánh cho Thuận Tông và được phong làm hoàng hậu.
Con của Trần Thuận Tông và hoàng hậu Khâm Thánh là Trần An lên ngôi lúc l3 tuổi là Trần Phế Đế, là cháu ngoại của Hồ Quý Ly.
Quyền hành thuộc về Hồ Quý Ly. Ông nầy đưa hai con là Hồ Hán Thương và Hồ Quang Trừng nắm giữ những chức vụ quan trọng. Với quyền lực của một ông vua, Hồ Quý Ly thu phục các quan văn võ trong triều phải đứng về phe của ông.
Hồ Quý Ly buộc tôn thất nhà Trần và các quan phải dâng sớ 3 lần, thỉnh thì cầu ông mới “miễn cưỡng” chấp nhận làm vua. Ma giáo. Hồ Quý Ly lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Ngu.
Thế là nhà Trần chấm dứt ngôi vị vào năm 1400 với 12 đời vua.
 

Kết luận

Nhà Trần nổi danh nhất là 3 lần đánh thắng quân đội Mông Cổ. Về hôn nhân cận huyết, theo phong tục của dân tộc, thì cho đó là loạn luân.
Theo khoa học thì hôn nhân cận huyết sinh ra những chứng bịnh rất nguy hiểm.
Thành tích nổi bật nhất là đã oanh liệt đánh bại quân xâm lược ở trận Bạch Đằng.
Việt Nam là một nước nhỏ, nằm cạnh một nước lớn là Trung Hoa, chủ trương bành trướng, nên qua 4 thời kỳ bắc thuộc gần 1,000 năm.

Trúc Giang MN
Minnesota ngày 15-3-2024







 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top