Trần Vấn Lệ: Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ CUNG TRẦM TƯỞNG

Trần Vấn Lệ

Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ
CUNG TRẦM TƯỞNG




Cung Trầm Tưởng đã không còn!  Anh nằm đó, cái xác đó, cái hồn bay đâu?  Người thân anh đến, cúi đầu, bạn bè anh đến, nói câu kính chào!

Phần tôi, tôi biết làm sao?  Cách ngăn sông, suối, cách nào mà thăm?  Ngày xưa, đã rất xa xăm,  chúng ta hai đứa hành quân khác miền...

Mỗi người một nhiệm vụ riêng, tròn trăng khuyết nguyệt ngọn đèn Lyon!  Không chia tay đã não nùng, giờ, chia tay nói không cùng...tiễn đưa!

Cung Trầm Tưởng đi vào thơ...từ ngày xưa với bây giờ, thế thôi!  Núi sông cách trở nhau hoài, tù chung một chữ, tình hai hướng buồn...

Anh đã mất!  Anh không còn!  Câu Kinh khói quyện vô thường có, không!  Phạm Duy nắm bắt ngũ cung / vẽ ra âm nhạc đau lòng anh chưa?

Nói là chưa là chưa, chưa...núi sông chất chật con đò mình bơi...Trời của anh vẫn bầu trời, có mây trắng, có ngược xuôi, có tình!

...có Los Angeles, có Paris, có hình / anh bay trong khói, anh nhìn như sương!
 

Tiểu Sử Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng


Cung Trầm Tưởng (sinh 1932), tên thật là Cung Thức Cần, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam, cuối đời định cư ở Hoa Kỳ.
Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là Sóng Đầu Dòng.
Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (Sau có tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Sài Gòn)
Năm 1952, sau một năm học đại học, Ông sang Pháp du học, tại Trường Kỹ sư không quân ở Salon-de-Provence.
Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước, phục vụ trong Quân chủng Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong năm này, hai bài thơ của ông là "Mùa thu Paris" và "Vô đề" (thơ trường thiên), xuất hiện trong tuyển tập Đất Đứng, của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc, thích thú, chú ý nhất, nổi nhất trong thời gian này!
Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn Nghệ Mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí: Sáng Tạo, Hiện Đại, Nghệ thuật, Văn, Khởi hành...
Trong khoảng thời gian này, Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của Ông, đó là những bài "Mùa thu Paris", "Chưa bao giờ buồn thế", "Bên ni bên nớ", "Khoác kín", "Kiếp sau", "Về đây"...tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập Tình Ca của Ông, thì 6 bài Phạm Duy chọn phổ nhạc! Đủ thấy thơ Ông, mọi người yêu thích như thế nào!
Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu Tiến sĩ khí tượng học tại Đại học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn, tiếp tục phục vụ trong Quân chủng Không Quân, với cấp bực cuối cùng là Trung tá (1975). Dưới chế độ cộng sản, ông bị bắt đưa đi cải tạo 10 năm! trong 8 trại giam và thả về với thêm 3 năm quản chế.
Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ định cư, tại Minnesota. (Xứ 10 ngàn cái hồ!)
Tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in:
•Tình ca (Nhà xuất bản. Công đàn, Sài Gòn, 1959)
•Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản. Con đuông, Sài Gòn, 1970)
•Lời viết hai tay (Nhà xuất bản. Imn, Bonn, 1994; thơ tù cải tạo)
•Bài ca níu quan tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001; thơ tù cải tạo)
•Một hành trình thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012)
 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top