Phạm Đức Thân
CUNG RÊ GIÁNG:
CUNG DỤC LẠC CỦA CHOPIN
Bản Luân Vũ (Waltz) cung Rê Giáng (Op.64, No.1) của Chopin tuy ngắn nhưng rất nổi tiếng. Phần chính là do nhạc hay của bài, nhưng một phần cũng còn do các giai thoại thêu dệt chung quanh nó. Nhất là khi nhà xuất bản lại thêm chữ Minute vào tựa đề, khiến nảy sinh những giải thích khác nhau, bởi vì Minute có hai nghĩa: ngắn (nhỏ) và một phút. Kẻ cho đây là Luân Vũ Ngắn, người cho đó là Luân Vũ Một Phút, vì nếu chơi thật nhanh thời lượng có thể chỉ gồm 1 phút. Nhưng theo Camille Bourniquel, Chopin viết bản nầy lấy cảm hứng khi nhìn thấy con cún nhỏ quay vòng vòng đuổi theo cái đuôi của nó. Cho nên bản nhạc còn một tên khác là Luân Vũ Tiểu Cún (The Little Dog Waltz). Có người còn phụ thêm rằng đây chính là con cún Marquis của George Sand, đã thân thiết với Chopin từ lâu, vì đã được nhắc đến trong thư Chopin gửi Sand, “cảm ơn Marquis đã nhớ đến anh và tới truớc cửa phòng anh hít hà.”
Bản Luân Vũ này được Chopin đề tặng Nữ Bá Tước Delphina Potocka. Cung Re’ Giáng, đôi khi cũng được Chopin dùng trong bản nhạc khác, có tính chất diễn cảm cao,* lâng lâng nguyệt dạ*, với hòa âm phong phú và giai điệu tô điểm, uốn lượn mê đắm. Phải chăng tính chất này của cung Rê Giáng là lý do để Chopin chọn uyển ngữ cung Rê Giáng để ám chỉ cái *âm cung Dục Lạc” trên thân thể Delphina? Nhưng nói đến Chopin là nguời ta liên tuởng ngay tới George Sand, ít người biết ðến Delphina Potocka. Vậy nàng là ai, liên hệ với Chopin thế nào?
Delphina Potocka, nhũ danh Komar, là vợ trẻ (18 tuổi) của Bá Tước Mieczyslaw Potocki, một dân chơi nổi danh với nhiều thói tật lạ lùng “không thể nói ra ðược”. Khi hôn nhân tan vỡ, nàng được Bá Tuớc hào phóng chu cấp hàng nãm và nhờ vậy, có thể tự mở một salon, hội họp vãn nghệ. Tại đây nàng đổi tình nhân như thay áo, bao gồm mọi thành phần của thượng lưu ưu tú ở Paris: vãn thi sĩ (Balzac), họa sĩ (Delacroix, Delaroche), điêu khắc gia, bá tước (Flahaut), công tước (Orleans, hoàng
thái tử của Pháp)…và cả Beau Brummell, ông tổ của thời trang phái nam.
Nàng không những có nhan sắc tuyệt mỹ, thân hình đẹp như tượng, mà còn đọc rộng, biết thuờng thức thi ca, chơi pianô, sáng tác nhạc, cũng như đôi khi còn giúp vui ca hát tại dạ tiệc, hội họp văn nghệ…Người nào giàu sang hoặc nổi tiếng tài hoa đều tự cảm thầy phải đến salon để được chiêm ngưỡng dung nhan người ðẹp. Nói ðến nghệ thuật yêu đương thì nàng thuộc loại thượng thừa, hình như không bao giờ thấm mệt. Tình nhân mới, tình nhân cũ xếp lớp xen kẽ nhau, tranh nhau cung phụng để mong được nàng ban ân huệ. Thi sĩ Adam Michkiewic phải xác nhận, “nàng là kẻ tội lỗi nhất trong bọn họ.”
Chopin từ Ba Lan tới Paris được ít lâu thì Delphina mời về dạy piano, và từ đó phát sinh tình cảm giữa thầy trò. Potocka đối với mọi người thì tỏ ra kênh kiệu, hờ hững, khó tiếp xúc, nhưng ðối với Chopin thì không. Chàng đã tìm được con đường đến trái tim nàng – con đường không dẫn qua những salon mà qua âm nhạc. Cuộc tình này được bàn tán khắp cộng đồng Ba Lan ở Paris. Nhưng Delphina không thể từ bỏ lối sống của mình vì một chàng thanh niên Ba Lan. Mặc dù Chopin ghen tương, đau khổ, nhưng mọi người ðều ðồng ý là chính Delphina mới đúng là người điệu nghệ thích hợp ðể mở ðầu bài học tình ái vỡ lòng cho chàng thanh niên Chopin. Chẳng bao lâu Chopin trở thành một tình nhân toàn hảo, không còn bị dồn nén, ức chế nữa.
Một tối Chopin đang mua vui với mọi người bằng cách trình diễn bắt chước giả làm các bạn của mình thì nàng bảo,”Anh hãy thử tưởng tượng là em và bắt chước coi xem sao!”. Thay vì làm theo lời nàng, chàng với lấy chiếc khăn choàng trên vai nàng, đem trải dài trên bàn phím piano và ứng tác một giai điệu buồn nhưng đầy quyến rũ, như thể muốn nói với nàng rằng chàng có thể khám phá ra cái bàn ngã đích thực của nàng nằm duới những lớp vài phân cách nàng với thế giới bên ngoài.
Chopin thường hoán đổi mẫu tự, gọi yêu tên Delphina thành Phindela và khi viết thư thì xưng hô với nàng là “nguời yêu độc nhất, duy nhất của anh”. Những bài học piano rõ ràng là dịp để Chopin phô trương tài nghệ điêu luyện của mình. Ví dụ dạy xử dụng bàn đạp piano, Chopin viết:”Thao tác nó phải cẩn thận, vì không dễ gì chiếm ngay được sự thân mật, yêu thích của nó.
Giống như phụ nữ ngoài xã hội sợ bị tai tiếng, nó sẽ không dễ dàng chiều theo ý mình đâu. Nhưng một khi nó đã chịu rồi, nó có thể thực hiện những phép lạ, chẳng khác một tình nhân già dặn kinh nghiệm”.
Chopin đau khổ khi thấy nàng bỏ đi với các tỉnh nhân khác, nhưng trong thâm tâm chàng lại cảm thấy biết ơn, vì như vậy chàng mới có thời gian sáng tác. “Cảm hứng và ý nhạc chỉ đến với anh khi không gần gũi đàn bà một thời gian lâu dài. Khi anh đã dốc hết cốt tuỳ vào đàn bà đến khô cạn thì cảm hứng biến mất và không một ý nhạc mới nào xuất hiện trong đầu. Thật là tuyệt vời và lạ lùng làm sao, cái tỉnh lực dùng để thụ tinh phụ nữ, tạo nên một đời sống mới ở nàng, lại cũng chính là cái tinh lực để sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Vậy mà đàn ông thuờng ðem phí phạm cái cốt tủy này chỉ trong một lúc thống khoái ngây ngất. Cũng vậy ðối với các khoa học gia, các nhà thám hiểm.
Liệu pháp thật là đơn giản. Ðàn ông phải từ bỏ ðàn bà, lúc ðó cái sinh lực của cơ thể sẽ được tích luỹ trong ðầu óc dưới dạng cảm hứng và sản sinh ðược tác phẩm thuần khiết. Hãy thử suy ngẫm sẽ thấy: Dục vọng có thể thăng hoa thành cảm hứng. Kẻ phàm phu tục tử sống không có đàn bà sẽ bị dồn nén ức chế đến phát điên lên. Nhung ðối với thiên tài, tình yêu khước từ và dục vọng bất toại nguyện sẽ ðuợc mài sắc bằng hình ảnh của người yêu và dẫn đến tình trạng dồn nén, ức chế bị lên cao đến mức độ không còn chịu nổi, thì đó lại chính là nguồn cảm hứng vô tận, góp phần vào việc sáng tác.
“Ôi, Phindela dịu ngọt của anh, bao nhiêu cốt tuỳ quý báu, bao nhiêu tỉnh lực thiên tài anh đã phung phí vào em! Anh không tạo cho em một đứa con nào, nhưng chỉ Chúa mới biết, bao nhiêu ý nhạc anh đã đổ phí phạm vào em. Ai mà biết được bao nhiêu ballade, polonaise và có lẽ cả toàn thể một bản concerto đã chôn vùi vĩnh viễn trong cái Rê Giảng bé nhỏ của em.
Anh đã thâm nhập sâu vào em đến độ anh không còn sáng tác được chút gì. Cái tỉnh lực lẽ ra để sáng tạo thì lại đã tuôn thẳng từ ngọc hành của anh vào cái Rê Giáng của em, khiến cho hiện bây giờ tử cung của em đầy ắp ý nhạc của anh, đến độ phải bảo là em đang mang thai các tác phẩm của anh… Các thánh rất đúng khi bào đàn bà là cổng Địa Ngục! Không, không, anh xin rút lại câu vừa viết. Em chính là cổng Thiên Đàng. Vì em, anh sẽ từ bỏ danh vọng, sáng tạo, tất cả mọi thứ…
“Chopin đôi khi còn dùng thơ ðể tự diễn đạt rõ hơn:
Yêu em là thú chính của anh
Gối chăn đánh bật cảm hứng xanh
Khao khát núm hồng gò bồng đảo
Suốt đời yêu em. Anh, Chopin.
Chopin bị giằng co giữa âm nhạc và tình dục, mặc dù chúng đan quyện vào nhau chặt chẽ. “Anh biết em thich súng đạn của anh. Và sau khi đọc những luận bàn của anh, em nên trọng vọng chúng hơn, vì rằng chúng không chỉ là nguồn của khoái lạc.Chúng cũng còn là nguồn của những thành tựu nghệ thuật của anh. Cái khoái lạc tuyệt đỉnh, cái sáng tạo ra cuộc sống, nghệ thuật và khoa học – mọi sự đều bắt nguồn từ chúng, với đầy đủ tòan năng một khi chúng vẫn còn sinh động.
Chopin chắc chắn yêu nàng; dù chàng có muốn giữ lại cái cốt tuỳ quý giá của mình đến mấy chăng nữa, chàng vẫn cứ trông mong được gặp nàng. “Ôi, Phindela, Phindela bé nhỏ của anh. Anh khát khao được ở bên em. Anh đang run rẩy và ớn lạnh như có kiến đang bò khắp nguời, từ trên óc xuống ðến ngọc hành. Khi chiếc xe ngựa đưa em trở lại với anh, em sẽ không thể nào lôi anh ra khỏi cái Rê Giáng của em suốt cả một tuần lễ đâu. Hãy để mặc cho cảm hứng bị tiêu tùng. Hãy để mặc cho các tác phẩm của anh biến mất vĩnh viễn trong cái lỗ đen đó của em”.
Khi Chopin đã chán chữ Des Durka (tiếng Ba lan chỉ Rê Giáng Trưởng), chàng sáng tạo ra từ mới để thay thế. “Anh đã sáng tạo một từ âm nhạc mới thay cho Des Durka. Từ nầy trở đi chúng ta sẽ gọi nó là “nghỉ”. Để anh giải thích. Trong âm nhạc, nghỉ là ngừng lại, một lỗ hổng trong giai điệu – một cách thật thích đáng để miêu tả cái Rê Giáng của em. Thôi, học trò anh sắp đến, anh phải ngừng bút. Anh hôn lên toàn thể cái thân hình yêu dấu nhỏ bé của em, và hôn cả bên trong nữa”. Bức thu kết thúc: “Frycek trung thành của em, nguời học trò tài giỏi đã nằm vững được nghệ thuật yêu đương.”
Chopin bất bình khi nghe thiên hạ xầm xì Delphina không thể có con vì nàng có quá nhiều tình nhân; đúng như lời cổ nhân: con đường qua lại nhiều, mòn quá làm sao cỏ mọc được. Chopin viết, “Em yêu dấu của anh. Khi em trở lại em hãy đừng thoái thác thụ thai, để anh cho em một ðứa con, khiến thiên hạ sẽ phải câm miệng lại.”
Chopin đặc biệt có cảm tình với một học trò, đó là Josephine, con gái Bá Tước Thun. Chopin không bao giờ cưỡng lại được vẻ xinh ðẹp của các nữ nhạc sĩ, và đã đề tặng Josephine một bản Luân Vũ. Tuy nhiên đối với Delphina chàng vẫn còn ghen kịch liệt. Khi được biết nàng đang dạy piano một học trò thanh niên, chàng giận dữ đến sùi bọt mép. “Hắn chỉ lấy cớ để được gần em. Hắn không có chút năng khiếu âm nhạc, không đáng để mất công chỉ dậy. Đừng tưởng anh là thằng ngu. Anh thấy rõ chuyện gì đang diễn ra. Bài học piano chỉ là cái cớ cho một cuộc phiêu lưu tình ái. Nếu em muốn cắt đứt, cứ nói thẳng . Đừng xạo với anh về những cái gọi là bài học âm nhạc.”
Anh chàng học trò âm nhạc chỉ là mối tình vặt vãnh. Tình địch đang gờm của Chopin là một người không ngờ: Đó là chồng cũ của Delphina. Dưới cái vỏ bên ngoài phóng đăng, thật ra bên trong thâm tâm Delphina rất bảo thủ. Nàng tin vào hôn nhân. Nàng không còn trẻ, đã gần ba mươi tuổi. Và khi chồng nàng yêu cầu trở lại với ông, nàng bán nhà ở Paris và quay về tổ cũ. Để rồi chỉ được một thời gian, lần hàn gắn này cũng đồ vỡ. Delphina trở lại Paris, mở salon và bắt đầu đón nhận tình nhân mới, và xếp hàng trong số đó có Chopin. Mặc dù chỗ ở của hai người chỉ cách nhau vài bước, Chopin chọn cách viết thư, giải thích với nàng rằng cuộc tình của chàng với Sand chỉ là đồn thổi nhiều hơn sự thật. Chính Delphina mới là cuộc đời ngọt ngào êm dịu của chàng, nàng là người tình đầu tiên và cuối cùng, sau nàng sẽ không có ai nữa. Chopin yêu cầu nàng ban cho chàng cái ân huệ tối thượng.
Sau bao lần trần tình, nài nỉ, cuối cùng Chopin cũng được ban ân huệ. Để tỏ lòng biết õn Chopin ðã để tặng nàng bản Luân Vũ Rê Giáng. Lại Rê Giáng nữa! Tuy nhiên Delphina không phải là của riêng chàng. Chopin không nói gì, nhung người ta nghe thấy tiếng thổn thức sau cánh cửa ðóng kín của phòng chàng. Khi Chopin ốm gần chết, Delphina được tin vội vã từ Nice trở về. Gặp nàng, Chopin bảo, “Chúa đã giữ anh lại tới bây giờ là để anh được gặp em”.
Chopin yêu cầu nàng hát một bản aria trong tác phẩm Dettingen Te Deum của Handel. Nàng muốn hát nhưng cổ họng nghẹn lời vì nước mắt. Solange, con gái Sand, thay mặt mẹ ở bên cạnh giường Chopin khi chàng lía đời ngày 17 tháng 10 nãm 1849.
Nhiều người thắc mắc về cái uyển ngữ của Chopin. Tại sao chọn Rê Giáng? mà không là Ðô Giáng, Mi Giáng….? Và các học giả ðã nêu những giải thích khác nhau. Người cho rằng trên bàn phím piano nốt Rê Giảng là một phím đen nhỏ nằm giữa hai phim trắng dài hơn – cho ta liên tưởng một hình ảnh tượng trưng ðôi chân phụ nữ. Như vậy nốt Rê Giáng nằm giữa tượng trưng cái gì thì ai cũng thấy rõ. Người khác cho rằng Des là tiếng Ðức ký hiệu của nốt Rê Giáng, mà nếu đọc theo thổ âm thì cũng có nghĩa “cái đó”.
Dân gian ở đâu cũng vậy thường không gọi tên thẳng các bộ phận sinh dục mà thường nói trớ đi là “cái đó”. Hai giải thích này nghe không ðến nỗi nghịch tai.
Giải thích thứ ba chi tiết hơn, nêu ra bài viết của Robert Schumann phân tích tác phẩm Là ci darem variations của Chopin. Schumann ðối chiếu một đoạn trong biến tấu 3 với một cảnh trong opera Don Giovanni của Mozart khi Giovanni ép sát Zelina va “hôn nàng trên đúng ngay chỗ Des-Dur”. Des-Dur là tên tiếng Ðức của Rê Giáng Trưởng. Nhưng một người bạn Ba Lan thắc mắc: “Chỗ nào trên thân thể nàng là Des-Dur?”. Des-Dur trong tiếng Ba Lan là Des Durka, và một tiệm cà-phê của một họa sĩ nổi tiếng ở Warsaw có cái tên nghe rất giống , gọi là Dziurka, tiếng Ba Lan có nghĩa là Cái Lỗ Nhỏ. Chopin thường viết cho Delphina, nói chàng khao khát “hôn cái Des Durka của em thật mạnh, thật mạnh.”
Tiếc rằng Chopin không đội mồ sống lại ðể giải tỏa những thắc mắc trên đây. Cũng như chàng đành phải cam chịu nhận một nghi ngờ khác về thực lực của mình.
Vì cũng đã có người cho rằng Luân Vũ Một Phút chính là thú nhận của Chopin với Delphina rằng chàng chỉ có thể kéo dài mây mưa tối đa tới một phút là cùng! Than ôi, chẳng lẽ Chopin của chúng ta, từng là người của các bà, vào thời ðiểm này lại tệ đến thế sao?
Phạm Đức Thân
(tham khảo tài liệu của Paulina Czernicka)
Phạm Đức Thân
Thư Từ Chopin-Potocka Thật Hay Giả
Có thật không những thư từ đã trao đổi giữa Chopin và Delfina Potocka ?
Những người viết tiểu sử Chopin đầu tiên, như Liszt chẳng hạn, biết rõ nhân thân Chopin ngoài đời, không dựa trên dữ liệu mà căn cứ vào hồi ức. Những người khác thường dựa vào các lời đồn dại, nghe nói. Thế giới khoảng thập niên 1840 là một thế giới nhỏ hẹp trong đó những văn nghệ sĩ, các nhà quý tộc và những nhà chuyên môn như bác sĩ, kiến trúc sư…thường vượt qua biên giới gặp nhau luôn, và mọi người biết nhau rất rõ. Bởi vậy sự kiện không một nhà viết tiểu sử Chopin đầu tiên nào đề cập đến giao tình thân mật giữa Chopin và Delfina Potocka, thật quả là mang ý nghĩa rất đặc biệt. Các cuộc tình khác của nàng, cũng như cuộc tình của Chopin với George Sand, cả toàn thể Âu Châu đều biết. Nhưng đối với các người đương thời, nàng cũng chỉ là một trong những phụ nữ lớn khác, như Marcelina Czartoryska và Maria Kalergis, chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời Chopin bởi vì họ là một trong số những học trò tài năng nhất, là những mệnh phụ và là người Ba Lan.
Thư từ đã hoặc chưa xuất bản của thời đại, kể cả thư từ của những người nổi tiếng lắm chuyện như Balzac và Dumas, của nữ Bá Tước d’Agoult xấu tính và của nhiều người khác thường tự cho mình biết rõ mọi chuyện đang diễn ra ở Paris (và không một cuộc tình thường xuyên nào có thể kéo dài mà giữ kín được để không ai biết), tất cả tuyệt nhiên không hề có chút ám chỉ, bóng gió, giả định về chuyện này.
Nhưng vào cuối thế kỷ XIX một kiểu tiểu sử mới trở nên thịnh hành, chiếu ống kính vào khía cạnh tình cảm của đời nghệ sĩ. Loại tiểu sử này đắc dụng với Liszt, nhưng với Chopin thì không thể. Chính vào lúc này nhiều tác giả bắt đầu đi tìm dữ liệu để lắp đầy khoảng trống thiếu vắng về mặt tình cảm của tiểu sử Chopin. Một cuộc tình “do dự, bất quyết” được đem lắp vào thời thanh niên; một cô gái Tiệp Khắc được đào xới lên để cho ngày hội Bad Reinerz (địa điểm nghỉ mát Chopin có đến viếng vào năm 1826 lúc 16 tuổi) được thêm linh hoạt sống động. Và rồi một trong những người nổi tiếng nhất về rách chuyện ở Ba Lan la Ferdynand Hoesick, chộp được Delfina Potocka đem thêm hào hứng vào những năm đầu tiên Chopin sống ở Paris. Ông mập mờ gián tiếp cho biết đã tìm được người sống cùng thời với Chopin, phỏng vấn, và khuyến khích lên tiếng . Sau cùng ông ám chỉ có biết một xấp thư Chopin gởi nữ Bá Tước Potocka, được cho là đã cất dấu khoá kỹ bởi những hậu duệ nghiêm khắc. Những người khác tiếp thu các dẫn dụ của ông và chẳng bao lâu phát sinh một truyền thống viết tiểu sử kiểu mới. Chính nữ bá tước cũng bắt đầu được hồi sinh khoảng thập niên 1920 và 1930 với việc xuất bản thư từ của các người đồng thời, đặc biệt là của người tình vĩ đại của nàng, thi sĩ Krasinski.
Năm 1939, một phụ nữ tên Paulina Czernicka đến đài Radio Wilno, cho biết có trong tay những bức thư chưa hề công bố của Chopin gửi Potocka, và bảo rằng có thể lập một chương trình phát thanh về Chopin từ những thư này. Nhưng Thế Chiến II bùng nổ và kế hoạch không nghe nói đến nữa. Cho đến năm 1945 phụ nữ này, đang định cư tại vùng Tây Ba Lan, lại đến tiếp xúc đài Radio Poznan và phát thanh được những đoạn thư cho là chính Chopin viết. Tất nhiên việc này gây chú ý nồng nhiệt, nhất là sau chiến tranh các kho lưu trữ và sưu tập khắp Ba Lan đã bị quân Đức Quốc Xã tiêu hủy một cách hệ thống. Nhưng hào hứng sôi nổi ban đầu bị giảm đần, vì trong những đoạn công bố tiếp theo sau thỉnh thoảng có những chổ rất dung tục, dâm đãng. Người ta bắt đầu tranh luận: có thể nào Chopin đã viết những điều thô tục như vậy, và thật sự Chopin co quan hệ tình dục với Potocka không?
Hội Chopin mới vừa thành lập, yêu cầu Kzernicka cung cấp bản gốc thư từ để họ xác minh và công bố cái kho tàng quý báu vừa tìm được. Kzernicka ký hợp đồng, hứa hẹn cung cấp bản gốc. Tuy nhiên vài tháng sau, nàng cho biết các bản gốc đã “tạm thời bị thất lạc”, nhưng nàng sẽ cung cấp các ảnh sao chụp.
Nàng giải thích rằng năm 1939 nàng đã đưa vài bản gốc cho một sĩ quan Pháp ở Wilno, và hiện nay những bản này đang ở Pháp. Các bản gốc khác được cất dấu ở Ba Lan và nay mai sẽ được trưng ra. Vào ngày nàng hứa đem chúng lên Warsaw Hội Chopin nhận được điện tín của nàng cho biết trong khi nàng đang đứng đợi xe lửa thì bị giật mất cái túi đựng bản gốc, bởi một tên cướp mà gia đình Komar đã thuê làm chuyện này vì họ không muốn các bức thư dung tục được công bố. Nàng còn thuật cho Hội nghe nhiều chuyện khác nhau liên quan đến bản gốc: khi thì chung ở Úc Đại Lợi, khi thì một bà cô đã đem chúng sang Mỹ Châu, khi thì chúng ở Pháp. Cho tới nay chưa có một người nào tận mắt nhìn thấy những bản gốc này. Trong khi đó thì Czernicka tự tử vào ngày 17 tháng 10 năm 1949, đúng ngày kỷ niệm 100 năm Chopin lìa đởi.
Luân lưu chuyển dịch của xấp thư đã thật bí hiểm, mà nguồn gốc của chúng cũng không có gì xác thực, đầy tính cách ly kỳ không kém. Czernicka tuyên bố có được chúng từ một nguời họ hàng là thành viên của gia đình Komar. Mặc dù có cùng tên Komar nhưng trong suốt 300 năm qua cái gia đình Komar đặc biệt này không có một dấu tích nào liên hệ với gia đình Komar sinh ra Potocka, và gia đình này cũng sinh sống tại một vùng hoàn toàn khác hẳn trong nước Ba Lan. Ngoài ra, những người trong gia đình Potocka đã chết hết, và thừa kế là hai nữ bá tước Tyszkiewicz và Raczynska đều không có chút hồi ức nào về chuyện thư từ như vậy. Mặt khác, không họ hàng nào của Czernicka đã từng nghe nói một lời nào về những bức thư này.
Cuộc đời của chính Paulina Czernicka cũng được tìm hiểu cặn kẽ. Tất cả chứng cứ của những người biết rõ nàng đều cho thấy nàng là một phụ nữ mắc bệnh tâm thần, đời sống tình cảm khổ sở, và gia đình nàng có máu điên di truyền, các anh và mẹ của nàng đều tự tử. Ngoài ra, hồi con trẻ nàng tôn thờ thần tượng Chopin, say mê sưu tập tất cả những gì xuất bản liên hệ đến Chopin. Mải nhiều năm sau người ta mới tìm được các tư liệu của nàng, cũng như cả một công trình biên soạn gồm nhiều văn bản mà chỉ mới có một phần được phát thanh hoặc xuất bản. Và chỉ lúc này người ta mới có thể chú tâm vào vấn đề cơ bản: Những văn bản này có phải, hoặc có thể, là những chuyển dịch trung thực từ những thư từ do chính Chopin viết ra không?
Các văn bản này gồm 2 lá thư đầy đủ (một có ghi rõ ngày tháng) và khoảng 100 đoạn trích thư dài ngắn khác nhau. Đọc kỹ chúng, những chuyên gia am
hiểu thư từ đích thực của Chopin nhận thấy có hai điểm nổi bật. Một là văn phong đúng là của Chopin. Thật vậy, văn phong giống đến nổi chỉ đọc một lát người ta bắt đầu ngạc nhiên ở chỗ rất nhiều câu cú, từ mới, chơi chữ và khôi hài hình như rất quen thuộc. Dĩ nhiên chúng quen thuộc là vì chúng có xuất hiện dưới dạng thức hoặc văn cảnh khác nhau trong thư từ đích thực của Chopin, nhưng không nhiều như thế. Nếu quả thật đây chính là C opin viết thì có vẻ như ông đang khoa trương văn tài của mình.
Điểm nổi bật thứ hai là tập hợp các bản văn này (đã được sắp xếp hoàn hảo thành những đoạn có thể sẳn sàng trích dẫn) cung cấp mọi điều cần thiết mà các nhà viết tiểu sử hoặc lịch sử đang có gắng bới tìm trong thư từ đích thực của Chopin mà chưa thấy. Thư từ đích thực của Chopin cho biết rất ít đời sống tình cảm của ông, huống hồ là các thói quen tình dục; vậy mà ở đây chúng được mô tả chi tiết ngoài sức tưởng tượng. Thư từ đích thực của Chopin không cho biết nhận xét của ông đối với các nhạc sĩ khác, cũng như không thấy hé lộ cảm nghĩ của ông về tác phẩm của mình, về hành vi sáng tác âm nhạc. Văn bản của Czernicka không nói gì về các chuyện khác, mà chủ yếu chỉ gồm những nhận xét của Chopin đối với Liszt, Schumann, Berlioz, Mozart, Beethoven, Bach; phát biểu của Chopin về vài tác phảm của mình; các nhận xét về cách chơi piano, về lý thuyết âm nhạc… Thư từ đích thực của Chopin cũng không nói gì rõ ràng về liên hệ của ông với Phong Trào Lãng Mạn Ba Lan nói chung, và các thi sĩ Slowacki, Mickiewicz và Norwid nói riêng. Văn bản của Czernicka cung cấp đầy đủ những đoạn văn và đàm thoại lắp vào chổ hổng này. Thật vậy, nếu những văn bản này là đúng thực, chúng sẽ làm cho công tác của các nhà viết tiểu sử Chopin dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhưng cũng có những chứng cứ hướng về một phía khác hẳn. Trước hết, nghiệm xét về mặt lịch sử của văn bản người ta thấy có những lầm lỗi nghiêm trọng.
Lá thư duy nhất có để ngày tháng là lá thư Chopin ở Paris gửi Potocka cũng ở Paris, trong có nhắc đến một buổi hẹn hò tối hôm đó. Nhưng trên thực tế, rõ ràng cả năm đó Potocka sống ở Naples và đang có một cuộc tình nóng bỏng với Krasinski. Có người cho rằng Czernicka có thể ghi lầm năm khi chuyển dịch bản gốc. Nhưng nghiên cứu kỹ cho thấy thực tế không thể có năm nào mà hai người cùng ở Paris trong tháng đã ghi (tháng này không thể lầm vì được viết bằng chữ, không phải bằng số). Có những cuộc gặp gỡ họp mặt được mô tả trong văn bản mà thực tế đã không diễn ra. Cũng có những lỗi lầm nhỏ khác nữa, như đoạn văn nhắc đến chuyện Chopin tặng Potocka sách của Mickiewicz, Witwicki va Krasinski, mà thực tế là vào thời điểm bức thư thì Krasinski chỉ mới viết được 1 tác phẩm, và còn chưa nổi tiếng, không người nào ở Paris biết tác giả là ai.
Có nhiều điểm khác xem ra cũng rất khả nghi. Ví dụ, theo văn bản, Chopin nhắc nhiều đến thi sĩ trẻ Norwid và tỏ ra ngưỡng mộ hơn Mickiewicz. Thực tế, Mickiewicz là bạn cũ của Chopin và được dân Pháp cũng như dân Ba Lan ở Paris coi như ngang hàng với Byron và Goethe, trong khi Norwid chỉ là chàng thanh niên ngoài 20, chưa nổi tiếng, chỉ có thơ đăng báo, và mãi đầu thế kỷ XX mới được phát hiện ở Ba Lan và trở thành thời thượng vào thập niên 1930.
Một điểm kỳ lạ khác là những đoạn dung tục trong thư Chopin cho thấy những liên tưởng về tình dục và sáng tạo nghệ thuật rõ ràng có tính chất của phân tâm học sau Freud, chúng thật không thích hợp với bầu khí và môi trường của xã hội Chopin đang sống trong những thập niên 1830 và 1840.
Sau cùng, xem xét về mặt ngữ học của văn bản cũng cho thấy những chứng cứ không thích nghi. Ví dụ, người viết một trong những đoạn văn dung tục này không thống nhất về giống của các từ, dùng lẫn lộn khi thì giống cái, khithì giống đực. Mặt khác, có nhiều từ chỉ xuất hiện ở Ba Lan trong thế kỷ XX, hoặc đã biến đổi ý nghĩa và dùng ở đây theo nghĩa mới không phải thuộc thế kỷ XIX. Văn bản cũng đầy dẫy những thành ngữ hoặc vĩ ngữ của vùng Galicia và Vilhynia ở Đông Ba Lan, hoàn toàn khác hẳn các từ dùng ở Warsaw và Mazovia như thấy trong thư từ đích thực của Chopin. Một số từ mới của Chopin được lập lại ở đây khác về giống so với chính các từ đó trong thư Chopin đích thực. Văn bản cũng dầy dẫy những từ như “nghệ thuật”, “sáng tạo nghệ thuật”, “tác phẩm nghệ thuật”, “cảm hứng”, chúng hoàn toàn không có trong thư đích thực của Chopin, và hơn nữa chỉ sau khi Chopin đã chết chúng mới có ý nghĩa như hiện tại trong ngôn ngữ Ba Lan.
Đáng chú ý là trong số tư liệu của Paulina Czernicka có những sách về Chopin với những đoạn gạch dưới có thể nhận diện dễ dàng trong văn bản, mặc dù có sửa đổi đi chút ít. Văn bản còn có cả toàn thể các dòng chữ lấy thẳng từ những phát biểu của học trò Chopin được công bố sau này, cũng như từ những ghi chú của Chopin cho một quyển dạy piano ông định viết. Các bản thảo của chính Czernicka thì đầy những đập xoá, những cụm từ thêm vào, viết bằng bút khác nhau với mực cũng khác nhau. Điều này cho thấy đây là một sắp xếp chắp nối, chứ không phải là sao lại, chuyển dịch.
Như vậy rõ ràng những văn bản này là nguỵ tạo, có lẽ được thực hiện vào thập niên 1930 và tác giả hầu như chắc chắn là Paulina Czernicka. Tuy nhiên một vài người say mê hâm mộ Chopin vẫn cổ xuý tính đích thực của văn bản và năm 1964 đã ồn ào hội thảo khi một vài ảnh sao chụp cái được cho là bản gốc, xuất hiện bí hiểm trong số những tư liệu của nhạc sĩ quá cố Szeligowvski. Chúng đã lọt vào tay người anh em rể là Adam Harasowski, đang sống tại Anh. Ông này không biết vì lý do gì mãi đến năm 1973 mới đem công bố trên tạp chí Music and Musicians (Âm Nhạc và Nhạc Sĩ) để hỗ trợ cho quan điểm của mình: có một vài “bức thư” gửi Delfina Potocka là đích thực, số còn lại đều là nguỵ tạo. Viện Chopin Warsaw đưa các ảnh sao chụp cho một chuyên gia ảnh xét nghiệm; ông này kết luận chúng là giả mạo. Một người hăng hái tin vào tính đích thực của các bức thư là M. Glinski, đưa cho một chuyên gia khác xét nghiệm thì ông chuyên gia này tuyên bố chúng là ảnh sao chụp của những bức thư gốc của Chopin. Viện Chopin bèn giao chúng cho phòng giáo nghiệm của Công An Ba Lan làm xét nghiệm sâu rộng và đầy đủ về mặt nhiếp ảnh. Kết quả cho thấy các ảnh sao chụp đã được tạo thành bằng cách sắp xếp các ảnh sao chụp của những hàng chữ, những từ và thành ngữ lấy từ thư từ đích thực. Họ cũng truy nguyên được những từ nào đã được chụp từ những ấn phảm nào. Không rõ ai đã tạo dựng nên những ảnh sao chụp này, nhưng chúng phải được coi như không thích đáng đối với vấn đề đích thực của văn bản.
Toàn bộ các thư từ phải được coi như nguỵ tạo và người muốn viết lịch sử trung thực không thể nào chấp nhận giải pháp dung hoà đẹp đẽ là có một vài thư đích thực và Czernicka đã thêu dệt thêm chung quanh những thứ này. Chưa phát hiện bàn gốc các thư từ do chính tay Chopin viết thì không gì có thể làm thay đổi cán cân sự thật mà tất cả chứng cứ đã chỉ rõ: toàn bộ câu chuyện chỉ là hoang tưởng bệnh hoạn lớn lao.
Câu chuyện Chopin-Potocka-Czernicka gần đây lại được nhắc đến qua phim The Strange Case Of Delfina Potocka (Trường Hợp Kỳ Lạ Về Delfina Potocka) của nhà đạo diễn Tony Paimer. Theo đó, đây là vấn đề hãnh diện dân tộc và xã hội chủ nghĩa, khi vào tháng 11 năm 1945 Chính Phủ Cộng Sản Ba Lan vừa thiết lập sau Thế Chiến II yêu cầu và được nhận lại trái tim Chopin trước đó chôn ở Paris. Giữa bối cảnh này Paulina Czernicka xuất hiện tuyên bố có trong tay thư từ thân mật Chopin viết cho bà cụ cố của nàng là nữ Bá Tước Delfina Potocka. Thoạt tiên Bộ Văn Hoá Ba Lan chỉ tò mò, nhưng sau cùng hoảng hốt báo động, và mở cuộc săn lùng Czernicka. Vì trong khi DelfinaPotocka quả là nhân vật có thật, đã được Chopin tặng bản Luân Vũ Rê Giáng Trưởng, những bức thư này nghe nói co tính cách dung tục dâm đãng, bài Do Thái và làm phương hại nặng nề hình ảnh Chopin như một anh hùng Ba Lan mà Cộng Sản muốn đề cao. Sau đó được biết Czernicka “tự tử” đúng vào ngày kỷ niệm 100 năm Chopin lìa đời. Hay là nàng bị ám sát, và nếu đúng như vậy, tại sao? Có quả thực các bức thư là nguỵ tạo không? Đâu là sự thật về Denfina Potocka? Tất cả những câu hỏi trên lại được khơi dậy sau hơn nữa thế kỷ im lặng. Và tới nay bí ẩn vẫn chưa được giải đáp. Có điều là chuyện này đã nêu lên tính cách đam mê rất người của Chopin hơn là thần tượng trê bệ thờ, và đã thêm một kích thước mới vào nhạc của ông, khiến cho sau khi xem phim bạn không bao giờ có thể nghe nhạc Chopin như trước được nữa.
Phạm Đức Thân
(theo Adam Zamoyski va Tony Palmer)