Sự kiện lịch sử
Nhân vật Lịch sử
Các nhân vật lịch sử bị Cộng Sản Việt Nam bắt, bỏ tù, giết, thủ tiêu, truy đuổi... từ trước "Cách Mạng Tháng 8/ 1945" đến bây giờ.
1./ Lâm Đức Thụ
Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn, bí danh là Hoàng Chấn Đông, quê ở Thái Bình, con trai của Tú Tài Nguyễn Hữu Đàn, cháu nội nhà yêu nước Nguyễn Mậu Kến. Ông thi đổ đầu xứ nên được gọi là "Đầu Xứ Viễn".
Khoảng năm 1905, ông theo Phong Trào Đông Du của Phan Bội Châu. Sau khi Nhật bắt tay với Pháp, đuổi du học sinh ra khỏi Nhật Bản, Lâm Đức Thụ sang sống ở Hàng Châu cùng với Phan Bội Châu và tham gia Việt Nam Quang Phục Hội của Cụ Phan. Khoảng sau năm 1920, ông cùng một số thanh niên thiên tả như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái thành lập Tâm Tâm Xã, sau đó ông tham giaViệt Nam Thanh Niên Cách Mạng đồng Chí Hội. Ông có một người vợ Tàu, tên là Lý Huệ Quần.
Bấy giờ Phan Bội Châu ở Hàng Châu, viết báo cho quân đội Tàu. Hàng tháng, cụ Phan xuống Thượng Hải gởi tiền cho Nguyễn Thức Canh, một người trong Phong Trào Đông Du của cụ Phan đang học bác sĩ ở Đức. Biết rõ hoạt động của Cụ Phan, Lâm Đức Thụ âm mưu với Hồ Chí Minh "bán Cụ Phan cho Pháp" để lảnh 250 vạn tiền thưởng. Cụ Phan là sự trở ngại con đường hoạt động cho Đệ Tam Quốc Tế của Hồ Chí Minh và Lâm Đức Thụ. Bên cạnh đó, hai người còn nhận được một số tiền lớn của Tây.
Hôm cụ Phan đi gởi tiền cho Nguyễn Thức Canh, Cụ kể vừa ra khỏi Ga xe lửa Thượng Hải thì cụ bị hai tên Pháp tớ kè hai bên, đẩy Cụ lên một chiếc xe hơi nhỏ, chạy vào tô giới Pháp, coi như xong.
Sau "Cách Mạng Tháng 8/ 1945, Lâm Đức Thụ trở về làng, không hợp tác với Hồ Chí Minh.
Năm 1947, sau ngày Việt Minh gọi là "Toàn Dân Kháng Chiến", một hôm, Tự Vệ Chiến đấu của làng đến nhà bắt ông. Ông hỏi: "Lệnh ai?" Tự Vệ trả lời: "Lệnh Trung Ương." Ông biết là lệnh của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh muốn giết ông để bịt đầu mối việc ông cùng Hồ Chí Minh "bán Cụ Phan cho Pháp". Ông bảo: "Bắt thì bắt đi." Việt Minh trói ông lại, giết ông chết rồi cột vào đá thả xuống sông. Hiện không ai biết ông được chôn ở đâu."
2./ Khái Hưng
Ông tên thật là Trần Khánh Giư, sinh năm 1896, con cụ tuần vũ Trần Vỹ, quê ở làng Cổ Am, huyệnh Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Thân sinh vợ ông là Lê Văn Đinh, từng làm tổng đốc Bắc Ninh. Em trai ông là nhà giáo, nhà văn Trần Tiêu.
Ông học trường Albert Sarraut, Hà Nội. Sau khi đậu Tú Tài phần 1, ông về quê buôn bán, rồi lại lên Hà Nội, dạy ở trường Thăng Long. Đầu thập niên 1930, ông quen biết Nhất Linh khi Nhất Linh cùng dạy học ở đây.
Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Ba nhân vật chính của Tự Lực Văn Đoàn là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo, tức Nguyễn Tường Long.
Ông hoạt động cùng Nhất Linh trong tờ báo Phong Hóa, sau đó là báo Ngày Nay cùng nhà xuất bản Đời Nay.
Tiểu thuyết đầu tay của ông là "Hồn Bướm Mơ Tiên", cuốn cuối cùng của ông là "Thanh Đức". Ông cũng viết chung với Nhất Linh ở các tác phẩm "Gánh Hàng Hoa", "Đời Mưa Gió".
Ông cũng như nhóm Tự Lực Văn Đoàn, chủ trương chống lễ giáo Phong kiến, và có tính cách cải cách xã hội. Ông được giới thanh niên thời bấy giờ rất ưa chuộng và yêu mến...
Khi Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai xảy ra, ông tham gia đảng Đại Việt Dân Chính - Đại Việt Dân Chủ Chính trị của Nhất Linh. Vì vậy, ng bị Thực Dân Pháp bắt giam tù và chỉ được thả sau khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3/ 1945. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách ra tờ báo "Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới".
Sau khi Hồ Chí Minh cầm quyền ở Hà Nội, ông tham gia báo "Việt Nam", tờ báo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, chống Cộng Sản Việt Nam. Ông giữ mục "Chàng lẩn thẩn", thường có những bài "lật tẩy" tính giả trá của Hồ Chí Minh, ví dụ như bài "Hai gói thuốc lá". Hồ Chí Minh khi nào trong túi cũng có hai gói thuốc lá: Một gói thuốc lá nội để hút khi ngồi trước mặt người khác; một gói Philips Morris là thức thuốc Hồ Chí Minh ưa thích, chỉ để hút một mình; hoặc chuyện Hồ Chí Minh lặng lẽ đi ăn phở một mình, trong khi nhiều lần ông ăn chung bữa cơm kham khổ với đám vệ sĩ của ông... Nhiều người nói Hồ Chí Minh rất căm Khái Hưng vì những bài viết như thế nầy.
Sau khi Chiến Tranh Việt Pháp nổ ra vào tháng 12/ 1946, ông bị Việt Minh bắt. Ông bị giết rồi buộc vào đá, thả xuống sông ở bến đò Cựa Gà, làng Ngọc Cục, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, sau Tết Đinh Hợi 1947.
3./ Trương Tử Anh
Một trong những người làm cách mạng chống Pháp giành độc lập, xây dựng mới lại đất nước thì Trương Tử Anh là người Hồ Chí Minh rất sợ. Lý do là vì Trương Tử Anh không chỉ là một nhà cách mạng suông mà ông còn là một nhà "lập thuyết", một "lý thuyết gia", bằng tư tưởng và văn hóa dân tộc, chứ không mượn thuyết "Tam Dân" của Tôn Văn như Nguyễn Thái Học, "Chủ nghĩa nhân vị" mượn của Mounier như Ngô Đình Nhu hay bê nguyên cả chủ nghĩa độc tài Cộng Sản mà tròng lên đầu dân tộc Việt Nam như Hồ Chí Minh.
Người Việt Nam hồi bấy giờ, chưa có kinh nghiệm gì với Chủ nghĩa Cộng Sản, lại bị Hồ Chí Minh với đám Việt Cộng che dấu cái chủ nghĩa họ tôn sùng, dưới cái áo "Chủ nghĩa Dân tộc", "chống Pháp giành Độc lập", với nhiều thủ đoạn tuyên truyền xảo trá, với lại trình độ chính trị của dân chúng lúc đó còn thấp, nên "học thuyết" của Trương Tử Anh khó phổ biến rộng rãi, thường chỉ được ngưỡng mộ, ủng hộ trong số trí thức mà thôi.
Nếu đứng trên quan điểm về "những nguyên tắc chống Cộng": "Hữu thần chống vô thần", "Hữu sản chống vô sản", "Học thuyết chống học thuyết" thì đối với Hồ Chí Minh và Việt Cộng, Trương Tử Anh là phần tử nguy hiểm nhất, vì chính ở ông, có một học thuyết - Dân Tộc Sinh Tồn - chống Học thuyết Marx-Lenin - Học thuyết của Marx là "quốc tế", học thuyết của Trương Tử Anh là "Dân Tộc", hữu ích cho dân tộc hơn, thực tế hơn, hữu dụng hơn, phục vụ cho dân tộc chứ không phải "phục vụ", "làm tay sai" cho Quốc Tế như chủ trương của Hồ Chí Minh. Chính ngay Hồ cũng biết như thế, sẽ "thua" Trương Tử Anh nên Hồ và Cộng Sản VN phải núp dưới chiêu bài "dân tộc chủ nghĩa" để mong được dân chúng ủng hộ. Thời gian đó, các đảng phái Quốc Gia khác, không có một đảng nào có một "học thuyết" phục vụ dân tộc, cải cách đất nước... rõ ràng như "học thuyết Dân Tộc Sinh Tồn" như của Trương Tử Anh, kể cả Duy Dân của Lý Đông A.
Nếu bấy giờ, tháng/ 1945, sinh hoạt cách mạng ở Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, các đảng phái cũng như dân chúng đều cùng một lòng chống Pháp giành độc lập, Việt Minh không lợi dụng không khí và tinh thần cuộc biểu tình ngày 19 tháng Tám/ 1945 ở Hà Nội để giành chính quyền riêng một mình, thì sẽ không có các cuộc đàn áp và giết nhau, thủ tiêu nhau sau đó, mà lịch sử gọi là "đảng tranh", làm gì có cuộc chiến tranh Quốc Cộng kéo dài 30 năm, xô đẩy người VN vào cuộc tàn sát nhau 30 năm, thiệt hại cho dân tộc và đất nước không biết bao nhiêu mà kể - Cũng có thể, học thuyết "Dân Tộc Sinh Tồn" của Trương Tử Anh trở thành kim chỉ nam cho dân tộc trong công cuộc đánh Pháp và xây dựng đất nước thì người Việt Nam đứng ở vị thế nào trên trường quốc tế, khiến người Tàu không dám dòm ngó nước ta, chứ như đâu hiện giờ, đám lãnh tụ Cộng Sản VN ở Hà Nội, ngó sang Bắc Kinh mà sợ sệt như gà gặp cáo vậy.
Ông tên thật là Trương Kháng, sinh năm 1914 tại làng Hòa Phong, Quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Nội tổ ông là ông Trương Chính Đường, một sĩ phu, sáng lập viên Hội Văn Phố Phú Yên và từng tham gia phong trào Cần Vương. Thân phụ ông là Trương Bội Hoàng, còn có tên là Trương Bội Công. Ông là anh cả trong gia đình 10 người con, khi ông lấy bí danh là Phương, các "đồng chí" của ông thường gọi ông là "Anh cả Phương". Em ông là Trương Văn Nguyên, dân biểu đơn vị Phú Yên, thời Đệ Nhị VNCH.
Khi theo học Trường Luật ở Hà Nội, khoảng năm 1935, ông để tâm nghiên chứu các học thuyết cách mạng và chính trị trên thế giới. Ông thấy rằng "Những triết thuyết, những chủ nghĩa chính trị đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm".
Do đó, ông mới tìm hiểu nghiên cứu tìm một chủ thuyết riêng nhằm làm kim chỉ nam cho việc đánh Pháp và xây dựng đất nước sau nầy, sau khi đánh đuổi thực daân Pháp ra khỏi đất nước. Đó là nguồn gốc của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, phù hợp với Dân Tộc, hoàn cảnh Cách Mạng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh thời bấy giờ.
Gần cuối thập niên 1930, ông thành lập "Đại Việt Quốc Dân Đảng", với chủ nghĩa "Dân Tộc Sinh Tồn" làm nền tảng lý thuyết.
Năm 1941, Trương Tử Anh bị mật thám Pháp bắt ở Hà Nội, tra tấn dã man. Tháng 7 năm 1942 ông bị đưa về quản thúc ở Phú Yên.
Tháng 1/1943 ông lại trốn ra Bắc, tiếp tục hoạt động. Tháng 7 năm 1943 ông lại bị Pháp bắt một lần nữa, giam tại Hà Nội. Sau đó Đại Việt Quốc Dân Đảng cứu thoát ông.
Tháng 7/1944, Thống sứ Bắc Kỳ cho lệnh bắt ông. Ông tuyệt thực phản đối. Cũng nhờ người Nhật ông được tự do.
Năm 1944, Trương Tử Anh cho "Đại Việt Quốc Dân Đảng" kết hợp với "Đại Việt Quốc Xã" của Nguyễn Xuân Tiếu, "Đại Việt Duy Dân" của Lý Đông A và "Đại Việt Dân Chính" của Nguyễn Tường Tam - (Nhất Linh) - Họ thành lập một mặt trận chung lấy tên là "Đại Việt Quốc Gia Liên Minh".
"Tháng 9 năm 1945, ông đưa ra kế hoạch bốn điểm nhằm chống lại Việt Minh trong việc bầu cử Quốc Hội và thành lập Chính Phủ Liên Hiệp:
1. Phát động phong trào toàn dân bất hợp tác với Việt Minh.
2. Tách rời cựu hoàng Bảo Đại ra khỏi Việt Minh và vô hiệu hóa Quốc Hội Việt Minh.
3. Thành lập một Trung tâm Chính trị Hải ngoại.
4. Củng cố các chiến khu, tăng cường khối "Quốc Dân Quân", mở rộng địa bàn hoạt động.
"Ngày 15 tháng 12 /1945 Đại Việt Quốc dân đảng hợp nhất với "Việt Nam Quốc Dân Đảng" (lãnh tụ là Vũ Hồng Khanh) và "Đại Việt Dân Chính" (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) thành "Mặt trận Quốc dân đảng Việt Nam". Trương Tử Anh làm Chủ tịch, Vũ Hồng Khanh làm Bí thư trưởng và Nguyễn Tường Tam làm Tổng thư ký.
"Cũng trong tháng 12 năm 1945, Trương Tử Anh thành lập trường Lục quân YÊN BÁI (Chapa- Yên Bái) và chiến khu Di Linh ở Thanh Hóa.
(Trích: Wikipedia)
Đêm 12/ 7 /1946, Việt Minh đột nhập vào trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng tại phố Duvigneau Hà Nội và bắt Trương Tử Anh. Ông bị Việt Minh giết và thủ tiêu xác ông hồ Quảng Bá, gần Hà Nội, cũng với cách cột vào đá thả xuống nước như đã giết Lâm Đức Thụ, Khái Hưng vậy.
Trần Tấn Nghĩa, tên thật là Nguyễn Bá Hùng, quê ở Quảng Bình, hiện là đại tá Công An nghỉ hưu, trước 1945 là công nhân Ba Son, là người chỉ huy việc bắt giữ và tàn sát nầy.
hoànglonghải
(Kỳ tới: Nguyễn Hải Thần)