5 cuốn sách thần bí và trí tuệ của phương Đông cổ đại

An Hòa

5 cuốn sách thần bí và trí tuệ 

của phương Đông cổ đại
 

Nền văn hóa Phương Đông cổ đại hàm chưa rất nhiều điều bí ẩn, trong đó không thể không kể đến những cuốn sách cổ từng được ví như “thiên thư”, vì chúng vừa thần bí vừa trí tuệ, lại có sức ảnh hưởng lớn và xuyên suốt hàng ngàn năm qua. 


 

Hà Đồ và Lạc Thư

Hà Đồ và Lạc Thư là hai cuốn sách, hay nói đúng hơn là hai hình vẽ thần bí lưu truyền từ thời cổ đại đến nay. Xưa nay, chúng được cho là ngọn nguồn của văn minh phương Đông. Âm dương thái cực, tứ phương, ngũ hành, bát quái, cửu cung… đều có thể được tìm thấy từ hai hình vẽ này.

Tương truyền rằng, vào thời Phục Hy, có một con Long Mã nổi lên trên sông Hoàng Hà. Trên lưng của con Long Mã có một bức đồ hình và nó tặng cho Phục Hy. Vì vậy mà được gọi là Hà Đồ.

Về Lạc Thư, vào thời Đại Vũ có một con rùa thần nổi lên ở trên sông Lạc Thủy. Trên lưng của con rùa thần có cuốn sách và nó tặng cho Đại Vũ. Đại Vũ dựa vào đó mà trị thủy thành công, dựa vào đó mà đưa ra cách trị vì.





Hà Đồ và Lạc Thư đều bao gồm những chấm đen và trắng được sắp xếp theo hàng lối, ẩn chứa điều huyền bí. Dù chỉ dùng các số từ 1 đến 9 nhưng sơ lược mà nhìn đã hợp thành ngũ phương (đông, tây, nam, bắc và trung ương), ngũ hành (chỉ kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ), âm dương. Hà Đồ và Lạc Thư đều bàn về lẽ sinh thành của vũ trụ quần sinh, từ đó có thể thôi toán ra rất nhiều điều.

 

Hoàng Đế nội kinh


Gần với thời của Hà Đồ và Lạc Thư cũng xuất hiện một cuốn sách là “Hoàng đế nội kinh”. Đây là một bộ sách bao gồm một hệ thống hoàn chỉnh về y lý, y luận và y phương. Hoàng Đế là một vị vua thời cổ xưa, ông vừa là người trị vì quốc gia, vừa là người tu Đạo. Do đó kỳ thực “Hoàng đế nội kinh” không chỉ có kiến thức y học, mà còn có kiến thức tu luyện.



Một phần của bức tranh “Hiên Viên vấn Đạo đồ” mô tả cảnh Hoàng Đế tới núi Không Động để tìm Quảng Thành Tử cầu Đạo. (Họa sĩ Thạch Duệ thời Minh, Bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Loan, Wikipedia, Public Domain)

Về phương thức thì Hoàng đế nội kinh được sáng tác thông qua các cuộc đối thoại hỏi đáp giữa hai nhân vật là Hoàng Đế và  Kỳ Bá. Tương truyền rằng Kỳ Bá là bề tôi của Hoàng Đế. Cũng có tương truyền nói rằng, Kỳ Bá là một thế ngoại cao nhân, sống ở dưới chân núi Kỳ Sơn. Hoàng Đế từng đến đây để bái phỏng ông.

Trong lịch sử y học phương Đông thì nổi tiếng nhất và cổ xưa nhất có lẽ là Hoàng Đế nội kinh. “Hoàng Đế nội kinh” được chia làm hai phần là “Tố Vấn” và “Linh Khu”. Mỗi phần lại bao gồm 9 quyển, mỗi quyển gồm 9 thiên, tổng hợp lại thành 162 thiên.

Từ tổng thể mà đánh giá thì ngọn nguồn của lý luận trong “Hoàng Đế nội kinh” vẫn quy về âm dương ngũ hành, từ đó diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản là “Sinh” và “Khắc”. “Hoàng Đế nội kinh” trình bày tường tận và phong phú về nhân tố gây nên bệnh, phương pháp chẩn đoán bệnh, dưỡng sinh phòng bệnh, học thuyết vận khí, kinh lạc tạng phủ, phương pháp châm kim… Có thể nói, “Hoàng Đế nội kinh” là một công trình y học trác tuyệt, mà lại có lịch sử cổ xưa.


Sơn Hải Kinh

“Sơn Hải kinh” là cuốn sách trực tiếp ghi chép lại rất nhiều Thần thoại và các loại cổ sinh vật, đồng thời ghi chép về địa lý, động thực vật, khoáng sản, y dược… Có thể nói, “Sơn Hải Kinh” là cuốn bách khoa toàn thư của cổ nhân.

Theo “Sử ký” ghi chép, vào thời đại của Tư Mã Thiên, cuốn “Sơn Hải Kinh” đã được truyền lưu rộng rãi. Nhưng từ nội dung, người ta xác định được “Sơn Hải Kinh” có những ghi chép thuộc về nhà Ân Thương.

Tuy nhiên cũng giống như ở phương Tây có cuốn sách Voynich bí ẩn, những điều ghi chép trong “Sơn Hải kinh” dường như thuộc về một thế giới khác bên ngoài thế giới con người. Những điều mà ngày nay cho là truyền thuyết dân gian, những sinh vật mà người hiện đại cho là không tồn tại thì đều xuất hiện trong “Sơn Hải Kinh”, thậm chí còn vượt xa trí tưởng tượng của con người.






Hình minh họa phượng hoàng chín đầu của Sơn hải kinh

Người xưa không biết xếp cuốn sách này vào loại gì. Thời nhà Hán, “Sơn Hải Kinh” được xếp vào loại sách thuộc về thuật số. Thời nhà Tùy, “Sơn Hải Kinh” được xếp vào loại sách địa lý. Thời nhà Thanh, nó lại được xếp vào loại tiểu thuyết.


Kinh Dịch

Phục Hy căn cứ vào Hà Đồ để suy diễn ra Tiên thiên Bát quái, còn Chu Văn Vương lại căn cứ vào Lạc Thư để suy diễn ra Hậu thiên Bát quái. Khổng Tử đã viết ra cuốn Thập Dực để chú thích cho Kinh Dịch. Kinh Dịch bao gồm 64 quẻ và 384 hào. “Kinh Dịch” còn được Nho gia tôn là bộ kinh đứng đầu trong “Ngũ Kinh”. Bởi vậy người học Nho học lúc đầu thì dường như bài xích Đạo giáo, nhưng điều được cho là cao thâm nhất của Nho giáo lại thấy có bóng dáng của Đạo giáo.



Nội dung cốt lõi của “Dịch” chính là thông qua quẻ tượng để đàm luận về vũ trụ quan, nhân sinh quan, Thiên nhân hợp nhất, cũng từ đó mà thôi toán tương lai. Bởi vì lý luận và công hiệu của nó vô cùng kỳ diệu nên có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Các học giả phương Tây cũng có hứng thú lớn với Kinh Dịch.

 
An Hòa biên tập



 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top