Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người, tuyệt đối không được nói nếu không muốn tai ương.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người, tuyệt đối không được nói nếu không muốn tai ương.
 
Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp. Khẩu nghiệp có 4 tội: Vọng ngữ (nói láo); Ý ngữ (nói thêu dệt); Lưỡng thiệt (nói đâm thọc); Ác khẩu (chửi rủa).
 
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
 
Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người, bởi vết thương trên da thịt còn có thể lành, nhưng vết thương lòng thì không biết khi nào mới có thể lành lại được.
Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xử công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.
 
Khẩu nghiệp có tác động lớn tới sinh mệnh mỗi người. Con người sống tốt, nói lời hay ý đẹp thì cuộc đời ắt tươi đẹp, còn ngược lại, người dã tâm, nói lời tàn độc thì tương lai cũng tối đen như thế.
 
Vậy làm thế nào để tu khẩu không tạo “khẩu nghiệp”? Sau đây là những cách tu khẩu dưỡng phúc báo mà bạn nên tham khảo một lần.
1. Đừng nên đánh giá sự tốt hay xấu của người khác, bởi sự tốt xấu của họ không ảnh hưởng gì tới miếng cơm manh áo của bạn.
2. Đừng nên đánh giá đức hạnh của người khác, bởi vì chưa chắc bạn đã cao hơn họ.
3. Đừng nên đánh giá về gia cảnh của người khác, bởi nó không liên quan chút nào tới bạn cả.
4. Đừng nên đánh giá về tri thức học vấn của người khác, bởi trên thế giới này thứ mà con người luôn thấy thiếu nhất chính là học vấn.
5. Đừng nên đánh giá bất kỳ ai, cho dù đó là người bạn thấy coi thường nhất.
6. Đừng nên tiêu tiền một cách bừa bãi, bởi rất có thể ngày mai bạn sẽ bị thất nghiệp.
7. Đừng nên kiêu ngạo dương dương tự đắc, bởi ngày mai có thể bạn sẽ bị thất thế
8. Đừng nên phô trương một cách quá mức, bạn nên nhớ rằng không có ai nhỏ bé hơn bạn. Tóm lại làm người nên biết khiêm tốn.
9. Đừng nên dựa vào người khác, bởi cuộc sống mỗi người đều có rất nhiều gánh nặng, ai cũng muốn sống được thoải mái.
10. Đừng nên làm tổn thương người khác, bởi luật nhân quả sớm muộn cũng sẽ đến với bạn.
 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top