600.000 người Hồng Kông tham gia bỏ phiếu tự tổ chức chọn ứng viên cho HĐTP
“Số người tham gia đông sẽ gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến thế giới, rằng người Hồng Kông chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc”
(Reuters ) Gần 600.000 người Hồng Kông đã tham gia một cuộc bỏ phiếu không chính thức vào ngày cuối tuần để chọn ứng viên đại diện cho những người yêu mến dân chủ, tự do, tham gia tranh cử Hội đồng thành phố diễn ra vào tháng 9 tới đây.
Bất chấp cảnh báo từ một viên chức cấp cao của chính quyền Hồng Kông rằng cuộc bỏ phiếu có thể vi phạm luật an ninh quốc gia, các cư dân của hòn đảo vẫn nô nức đi đến hơn 250 trạm bỏ phiếu đặt khắp thành phố. Những trạm bỏ phiếu này được quản lý bởi hàng ngàn tình nguyện viên.
“Số người tham gia đông sẽ gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế, rằng người Hồng Kông chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc”, Che Cheung, 24 tuổi, một trong những thành viên của một nhóm hoạt động dân chủ, nói. “Và chúng tôi vẫn sát cánh với phe dân chủ, chúng tôi vẫn ủng hộ dân chủ và tự do”.
Những người có quan điểm thân Bắc Kinh cho rằng cuộc bỏ phiếu này thực ra là để chống lại luật an ninh Hồng Kông mà chính quyền Trung Cộng vừa cho thông qua.
New Zealand tái xét hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông
Sau khi Canada và Úc đình chỉ các hiệp ước dẫn độ tương ứng của họ với Hồng Kông để đáp trả luật an ninh mới gây tranh cãi, New Zealand đang tái xem xét thỏa thuận dẫn độ của chính mình, theo Taiwan News.
Bộ Ngoại giao New Zealand nói với tờ Taiwan News hôm thứ Sáu (10/7) rằng nước này sẽ xem xét lại hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông. Theo một phát ngôn viên của Bộ, “Sẽ có một hoạt động tái xem xét các cơ chế ngoại giao giữa New Zealand và Hồng Kông. Mọi quyết định New Zealand đưa ra, bao gồm liên quan đến việc dẫn độ, sẽ là kết quả của đánh giá này.”
Five Eyes là một liên minh chia sẻ thông tin bao gồm Mỹ và năm đối tác Khối Thịnh vượng chung: Anh, Canada, Úc và New Zealand.
Liên hệ Anh – Trung gay gắt vì Huawei, Hồng Kông
5 năm về trước, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là David Cameron đã kỷ niệm một “kỷ nguyên vàng” trong mối quan hệ Anh – Trung, mong muốn hợp tác với ông Tập Cận Bình qua vại bia tại một quán rượu và ký các giao dịch thương mại tiền tỷ. Nay cảnh thân thiện đó chỉ còn là một ký ức xa xăm.
Những ngôn từ thù địch đã tăng lên trong những ngày gần đây về luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Quyết định của Anh cấp nơi trú ẩn cho hàng triệu người ở thuộc địa cũ đã vấp phải phản đối gay gắt từ phía Bắc Kinh. Trung Cộng dọa Anh sẽ lĩnh hậu quả nếu coi họ là một “quốc gia thù địch” và cắt Huawei khỏi cơ sở hạ tầng mạng 5G của Anh.
Chính phủ Thủ tướng Boris đang ngày càng có nhiều thành viên với lập trường cứng rắn hơn trong mối quan hệ với Trung Cộng . Nhiều người nói rằng Anh đã quá tự mãn và ngây thơ khi nghĩ rằng có thể “ngồi mát ăn bát vàng” hưởng lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Bắc Kinh mà không có hậu quả về mặt chính trị, theo AP.
Lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong:
Hồng Kông đang dần trở thành Tây Tạng thứ hai
Hồng Kông đang dần trở thành Tây Tạng thứ hai
Trong một cuộc phỏng vấn với AFP gần đây, lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong nói rằng, Hồng Kông đang có số phận tương tự như Tây Tạng sau khi Trung Cộng áp luật an ninh mới.
Ông Lobsang Sangay, lãnh đạo của chính phủ Tây Tạng lưu vong nói với AFP rằng, chính quyền Trung Cộng đang lừa dối người dân Hồng Kông giống như cách họ lừa dối người Tây Tạng vào năm 1951 khi họ hứa để cho Tây Tạng được tự trị.
Ông Sangay cho biết, chính quyền Trung Cộng từng hứa sẽ duy trì nguyện vọng của người dân Tây Tạng theo Hiệp định 17 điểm được ký giữa hai bên vào năm 1951 nhưng sau đó đã đưa ra những luật lệ nhằm đàn áp, phá hủy các quyền tự do của Tây Tạng.
“Nếu các vị theo dõi sự chiếm đóng của Trung Cộng đối với Tây Tạng và (các sự kiện) sau đó, các vị sẽ thấy nó đang được nhân rộng ở Hồng Kông”, ông Lobsang Sangay, 51 tuổi nói với AFP từ Dharamsala, Ấn Độ, nơi chính phủ lưu vong có trụ sở.
“Một quốc gia, hai chế độ đã được hứa hẹn với Tây Tạng….Nhưng ngay sau khi có chữ ký của các viên chức Tây Tạng trong Hiệp định 17 điểm, dưới sự cưỡng chế, từng điều khoản của Hiệp định 17 điểm đã bị vi phạm”.
“Vì vậy, những gì các vị thấy ở Hồng Kông. Luật cơ bản đã được hứa với người dân ở Hồng Kông nhưng những gì các vị thấy là vi phạm tất cả các điều khoản đã từng hứa”.
Nhà lãnh đạo có học vấn ở Harvard cũng chỉ trích luật an ninh mà chính phủ Trung Cộng đang thực thi ở Hồng Kông. Luật an ninh phiên bản Hồng Kông, đang phải đối mặt với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, sẽ hình sự hóa việc kêu gọi độc lập hoặc tự chủ cho Hồng Kông.
“Người dân Hồng Kông đang theo đuổi những quyền chính đáng của họ – nhân quyền và quyền dân chủ cơ bản”, ông nói.
“Những gì các vị thấy [ở Hồng Kông] đã diễn ra ở Tây Tạng. Chúng tôi đã là nạn nhân của một luật an ninh quốc gia. Thật không may, nó đang được thực hiện tại Hồng Kông”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Sangay cũng cảnh báo Ấn Độ không nên tin tưởng các chính sách của Bắc Kinh ở biên giới tranh chấp giữa hai nước. Ấn Độ và Trung Cộng đã có tranh chấp biên giới trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, cuộc tranh chấp trở nên tệ hơn khi gần đây, hai mươi binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc ẩu đả với các lực lượng Trung Cộng tại khu vực Ladakh.
Sau các cuộc đàm phán ngoại giao, Ấn Độ hôm 6/7 tuyên bố quân đội Trung Cộng đang dọn dẹp lều và các cơ sở hạ tầng khác dọc theo biên giới tranh chấp.
“Giảm leo thang là tốt, kéo quân trở về là tốt. Nhưng chúng tôi luôn nói rằng hãy nên xác minh, xác minh, xác minh, chứ đừng tin tưởng Trung Cộng . Chúng tôi hy vọng sự giảm leo thang là có thật. Chúng tôi hy vọng không có cuộc ẩu đả nào khác quay trở lại”, ông nói.
“Chúng tôi không muốn chiến tranh. Chúng tôi muốn hòa bình trong khu vực. Nhưng tôi nghĩ rằng Trung Cộng muốn trở thành số một trên thế giới và số một vững mạnh ở châu Á”.
Trong cuộc phỏng vấn, Sangay cho biết, ông ủng hộ lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ đối với các ứng dụng của Trung Cộng bao gồm mạng xã hội WeChat, được người Tây Tạng trên khắp thế giới sử dụng để liên lạc với người thân ở Trung Cộng .
“Trong sáu hoặc bảy năm qua, tôi không khuyến khích mọi người sử dụng WeChat vì những lo ngại về bảo mật. Nó bị nghe lén. Họ có thể nghe nó và người thân của các vị có thể gặp rắc rối”, ông cho biết.
CEO BT Group cảnh báo Anh về Huawei
Giám đốc điều hành (CEO) Philip Jansen của BT Group hôm 13/7 kêu gọi chính phủ Anh không nên đi quá nhanh trong việc cấm Huawei của Trung Cộng khỏi mạng lưới 5G, cảnh báo rằng có thể có sự cố ngắt mạng và các vấn đề an ninh nếu thực hiện điều đó.
Thủ tướng Boris Johnson hồi tháng 1/2020 đã thách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump và cấp cho Huawei một chút nhỏ bé vai trò trong mạng 5G, nhưng rồi nhận ra là Trung Cộng không nói thật về toàn bộ sự thật cuộc khủng hoảng virus corona và cảnh ngộ của Hồng Kông đã thay đổi tâm trạng người ở London, theo Reuters. Sau khi nhiễm và khỏi Covid-19, thủ tướng Anh đã có động thái mạnh đối với Trung Cộng . Phía Mỹ nói Huawei là một tay gián điệp của đảng Cộng sản Trung Cộng và vì thế không thể tin nó được.
Hồng Kông đối mặt làn sóng Covid-19 thứ ba
Hồng Kông đã ghi nhận sự bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3 hôm thứ Bảy (11/7), theo tờ Bưu Điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
“Đợt lây nhiễm thứ ba này là nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, thậm chí còn tồi tệ hơn hồi tháng 3”, theo bác sĩ Chuang Shuk-kwan, người đứng đầu Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Chi nhánh (CHP).
Làn sóng Covid-19 thứ ba ở Hồng Kông tiếp tục không suy giảm vào hôm nay khi giới chức trách báo cáo ít nhất 58 trường hợp nữa.
Bác sĩ Chuang Shuk-kwan cho biết trong một cuộc họp ngắn hàng ngày rằng 38 ca nhiễm đã được xác nhận, bao gồm 30 trường hợp tại địa phương, trong khi hơn 20 người vẫn đang chờ kết quả.
Giáo sư Trung Cộng chỉ trích Tập Cận Bình được ra tù
Một giáo sư luật từng công khai chỉ trích các chính sách khắc nghiệt của Đảng Cộng sản Trung Cộng dưới thời ông Tập Cận Bình đã được thả ra hôm Chủ nhật, một tuần sau khi bị cảnh sát đưa đi, hai người quen biết với giáo sư cho biết, theo The New York Times.
Giáo sư Hứa Chương Nhuận từ Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, là một trong số ít các học giả Trung Cộng dám chỉ trích công khai và thẳng thừng chính quyền Bắc Kinh. Trong hai bài tiểu luận năm nay, ông cho biết thái độ giấu dịch của chính quyền đã châm ngòi cho sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Cộng hồi cuối năm ngoái.
“Khi các quyết định [sai lầm] dẫn đến chính sách thất bại, không những cần sửa chữa đường lối, mà những người có trách nhiệm cũng phải thừa nhận sai lầm của mình, khiêm tốn chịu trách nhiệm và cầu xin sự tha thứ của công chúng”, giáo sư Hứa đã viết trong một bài tiểu luận hồi tháng Năm.
“Chúng tôi rất quan ngại việc Bắc Kinh bắt giữ giáo sư Hứa Chương Nhuận vì chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Cộng trong bối cảnh thắt chặt kiểm soát ý thức hệ trong các trường đại học ở nước này”, bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết trên Twitter hôm thứ Ba (7/7).
Amazon cấm nhân viên dùng TikTok
Amazon đã yêu cầu nhân viên gỡ ứng dụng chia sẻ video TikTok khỏi thiết bị di động trước ngày 10/7 do nguy cơ bảo mật, theo một bản ghi nhớ phát hành cho nhân viên mà Reuters thu thập được.
“Do nguy cơ bảo mật, các thiết bị di động truy cập email của Amazon không được phép cài ứng dung TikTok. Nếu anh/chị vài TikTok trên thiết bị của mình, thì phải xóa nó trước 10/7 để duy trì quyền truy cập trên di động vào email công việc của Amazon”, theo email Amazon gửi cho nhân viên.
TikTok – một mạng xã hội của Trung Cộng – nằm trong số các nền tảng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong lịch sử, nhưng đang phải đối mặt với mối quan ngại nặng nề bên ngoài Trung Cộng . Ấn Độ đã cấm TikTok và các ứng dụng khác của Trung Cộng vào tháng 6.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hồi đầu tuần rằng Washington đang xem xét cấm TikTok tại Mỹ. Khi được hỏi liệu người Mỹ có nên tải TikTok không, ông đã nói với đài Fox News rằng:
“Chỉ khi bạn muốn thông tin cá nhân của mình lọt vào tay Đảng Cộng sản Trung Cộng”.