Tự do Dân chủ thức dậy ở phương Đông?
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May
Tuổi trẻ xuống đường làm lịch sử
Thời sự thế giới hiện nay còn 2 điểm nóng Miến Điện và Thái lan. Hồng Kông tạm lắng sau khi nhà cầm quyền cộng sản bắc kinh ra tay đàn áp thô bạo phong trào thanh niên biểu tình ôn hòa đòi nhà cầm quyền hảy tôn trọng thời hạn đã ký kết với Luân đôn giao trả bán đảo về với lục địa vào năm 2049 và cam kết giử Hồng kông theo nguyên tắc « một đất nước 2 chế độ» .Trung cộng tra tấn người tranh đấu cho tự do, dân chủ
Hồng Kông dưới sự cai trị của Anh đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những trung tâm kinh tế và tài chánh lớn nhứt thế giới, khác hẳn với nền kinh tế tập trung độc đoán của Bắc kinh từ khi Mao cướp được chánh quyền năm 1949.
Năm 2014, Bắc Kinh nói sẽ cho phép bầu cử trực tiếp Trưởng Đặc khu, nhưng phảỉ chọn theo danh sách ứng viên được họ giới thiệu. Sự tráo trở này làm bùng phát các cuộc phản đối qui mô từ những người, đặc biệt là giới trẻ, muốn có dân chủ trực tiếp và toàn diện. Các cuộc biểu tình làm tê liệt nhiều khu vực trung tâm thành phố trong nhiều tuần nhưng sau đó nguội dần.
Họ quan ngại Trung Quốc sẽ tìm cách can dự vào chánh trị Hồng Kông nhằm phá bỏ truyền thống chánh trị dân chủ tự do của Anh để lại.Từ đây, Hồng Kông ngày càng bị chia ra thành một phe thân Bắc Kinh và ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và phe kia ủng hộ dân chủ tự do và muốn gia tăng quyền tự trị của Hồng kông. Trong khi đó lại có thêm tiếng nói kêu gọi đòi Hồng Kong hoàn toàn độc lập. Lập tức, Trung Quốc loại bỏ ngay sự lựa chọn này vì làm cho họ sợ hải sẽ ảnh hưởng tới đời sống dân chúng trong lục địa.
Thế hệ trẻ ngày nay thật sự quan tâm tới chánh trị, họ biểu tình quyết tâm bảo vệ cái họ đang có.
Hầu hết các nhà quan sát đang trông đợi những diễn biến chính trị mạnh mẽ cho tương lai của thành phố này. Ông Chris Patten, cụu Thống đốc Hổng kông, nhìn thấy thanh niên Hồng kông biểu tình đòi dân chủ, đã thốt lên « Đừng ảo tưởng quì mộp trước Bắc kinh là được việc ».
Ở Thái Lan, vẫn còn có những cuộc biểu tình của giới trẻ chống độc tài quân phiệt và chống Hoàng gia Thái, nhưng không có biến chuyển gì đáng kể. Trước giờ họ chống quân phiệt vì cầm quyền lâu ngày trở thành thối nát. Nay dân chúng, nhứt là tuổi trẻ, họ quan tâm tới đất nước phát triển nên họ muốn có một chế độ thât sự dân chủ tự do, họ chống luôn nhà vua vì quyền lợi, hoàng gia có xu hướng ủng hộ cánh quân nhân. Tài sản Hoàng gia từ 80 năm nay tích lủy được hơn 40 tỷ usđ nay vừa được chuyển giao trọn vẹn vào tay Vua Maha Vajiralongkorn đang ở nước Đức, thuê nguyên một khách sạn sang trọng ở Tiểu bang Bavaria cho nhà vua và cả đoàn tùy tùng.
Chánh phủ Đức đang nhức đầu vì vua Thái lan cứ ở đây mà điều hành chánh trị nước Thái Lan. Berlin đã cảnh báo Vua Maha Vajiralongkorn không nên điều hành đất nước từ đất Đức, như khi ra lệnh cánh quân nhân dẹp biểu tình chống chế độ quân chủ đang diễn ra ở Thái Lan. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói: "Chúng tôi đã làm rõ rằng không nên điều hành chánh trường Thái Lan từ đất Đức".
Ở Miến Điện, sự tham gia và hy sinh của giới trẻ nước này hiện đang gây sự quan ngại sâu sắc của thế giới. Tới nay đã có hơn 600 người bị quân phiệt bắn chết, đa số là thanh thiếu niên, cả trẻ em. Nhưng cuộc đấu tranh vẫn chưa vì chết chốc đau thương mà dừng lại.
Trước những diễn biến hào hùng của tuổi trẻ Hồng kông, Thái lan và Miến Điện, nhiều người quan tâm tới tình trạng Việt Nam bị chế độ cộng sản độc tài ác ôn Hồ Chí Minh cai trị sắt máu rặp khuông theo Xịt và Mao từ hơn 70 năm qua sẽ đặt câu hỏi « Thế tuổi trẻ Việt Nam đang ở đâu? Đang lo làm gì?»
Việt nam hiện nay có bao nhiêu thanh niên?
Trong gần đây, tuổi trẻ ở Việt nam có xu hướng giảm khá mạnh và liên tục. Lớp tuổi từ 16 – 30, từ năm 2015 tới 2019 đã giảm: năm 2015 có 24 349 226 giảm mất 28, 5%. Qua năm 2019, còn 22 898 886, giảm 23, 8%. Nhưng họ vẫn còn đông đảo, một bộ phận lớn nồng cốt của dân tộc.Họ thật sự chấp nhận và hoan nghênh chế độ đang cai trị họ? Hay họ thấy bất lực trước sự kiểm soát chặc chẻ của đủ các thứ an ninh? Hay họ đang chờ giờ linh?
Trên thực tế, chúng ta đã từng chứng kiến nhiều người trẻ tuổi xuống đường chống Trung Quốc cuối năm 2007, khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập huyện Tam Sa bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 2011, sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt nam, tháng 6/2011, biểu tình đã diễn ra ở hai miền Nam – Bắc, trước khi bị nhà cầm quyền dập tắt dã man. Nhiều vụ biểu tình khác chống Trung Quốc tiếp tục diễn ra vào tháng 7 và tháng 12 năm 2012.
Năm 2014, khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một lần nữa, hàng chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra suốt tháng 5 và tháng 6 năm 2014.
Nhiều đợt biểu tình lớn diễn ra trong năm 2016, phản đối công ty Formosa gây thảm họa môi trường, làm cá chết hàng loạt trên biển của bốn tỉnh miền Trung, cũng như những cuộc biểu tình lớn khác diễn ra trên cả nước, chống luật đặc khu và luật an ninh mạng vào mùa hè năm 2018. Tất cả những cuộc biểu tình đều nhằm Trung Quốc.
Nếu để ý sẽ thấy giới trẻ Việt Nam không giống giới trẻ Hồng Kông, Thái Lan và Miến Điện về mặt trưởng thành vì môi trường chánh trị. Tuổi trẻ ở ba nước kia được lớn lên trong nền giáo dục ít nhiều tự do dân chủ trong lúc đó tuổi trẻ việt nam ngay từ vở lòng đã phải học cái thứ cực kỳ vô duyên « Đêm qua em mơ gặp bác Hồ ». Một thứ giáo dục đặc sệt cộng sản nhằm ngu dân, biến dân thành tôi mọi phục vụ chế độ để được hột cơm ăn sống qua ngày.
Nếu so sánh ta sẽ thấy các cuộc biểu tình giữa Việt Nam và ba nước kia khác nhau: ở Việt Nam, yếu tố Trung Quốc là mầm mất nước, nguyên nhân chánh làm bùng phát các cuộc biểu tình. Còn ở Miến Điện, Hồng Kông và Thái Lan, nguyên nhân thúc đẩy giới trẻ xuống đường là tinh thần dân chủ tự do, chống độc tài.
Ở Hồng Kông, tuy có bóng dáng của Trung Quốc, nhưng nguyên nhân lớn hơn là thanh niên Hồng Kông đòi quyền tự do, dân chủ, như quyền bầu ra người đại diện của mình trong các cơ quan lập pháp và hành pháp cho Hồng Kông.
Giới trẻ Việt Nam biểu tình vì lòng yêu nước, ngăn cản đảng cộng sản Hà nội đang âm thầm tiến hành bán nước cho Tàu. Họ thật sự chưa kịp nghĩ tới các quyền chánh trị. Vì trước mắt họ, chủ yếu là chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ của Việt nam, lo giữ đất nước trước đã.
Tuy nhiên, hiện nay, Việt nam vẫn có một số ít tuổi trẻ lần lược càng trường dấn thân tranh đấu đòi dân chủ tự do nhưng thành công chỉ có tù đày và « tự tử trong tù », mà con đường dẫn tới dân chủ càng xa thì cái giá phải trả để có được nó sẽ càng lớn.
Cũng đừng quên Việt Nam vẫn là quốc gia của các “bô lão”vì khi đề cặp việc nước mất còn, người ta hảy còn nhắc Hội nghị Diên Hồng như gương sức mạnh đoàn kết dân tộc chống Bắc xâm lăng. Một vài Cụ đã từ vài năm nay, ráng nín không chịu nổi nữa, nên đã lên tiếng phê phán chế độ độc tài vì theo cộng sản ác ôn. Điều mà trước đây các Cụ vẫn kiêng cử. Mấy hôm nay, Cụ Nguyễn Đình Cống hưởng ứng lời mời gọi ứng cử tự do của nhà cầm quyền, ra tranh cử Quốc hội, bị đảng cộng sản bắt. Chưa thấy phản ứng của những người lương thiện và yêu nước khác?
Ngoài ra có nhóm « bốc xít » cũng gồm những các Cụ hoạt động từ nhiều năm nay nhằm đòi thay đổi đường lối cai trị quá lạc hậu của đảng nhưng vẫn với một chừng mực nào đó !
Có điều các Cụ nay lên tiếng phê phán chế độ, phải thừa nhận, mạnh mẻ, xác đáng hơn trước. Dám nói tới nơi tới chốn. Không tự giới hạn như trước đây.
Trước tình hình của 3 nước á châu chưa có dân chủ tự do này, báo chí Tây phương lại mạnh dạng nói «Tự do ngày nay đang thức dậy ở phương Đông!».
Dân chủ Tự do chuyển hướng qua phương Đông?
Khủng hoảng dịch vũ hán tác hại không chỉ y tế và kinh tế thế giới mà còn cả về địa chánh nữa. Nó đảo ngược tương quan lực lượng, đẩy mạnh Á châu tiến lên và giựt lùi Tây phương, đánh mất thế lãnh đạo trật tự thế giới của nó.Theo dự báo, năm 2021, Á châu sẽ tăng trưởng 9, 5%, gắp đôi mức tăng trưởng của thế giới (4, 3%), xác định vị trí trung tâm kinh tế thế giới, với 38, 2% của PIB. Mà Á châu cũng sẽ là nơi xung đột chánh giữa dân chủ và các chế độ độc tài, như sự xung đột giữa Huê kỳ và Trung cộng, hay như cuộc chiến tranh lạnh giữa Huê kỳ và Liên xô sau Đệ II Thế chiến (Theo Nicolas Baverez, Le Point, 15/03/21).
Từ đầu thế kỷ nay, dân chủ không giải quyết được những xung đột vì bản thân nó bi sói mòn, phong trào quốc gia cực đoan xuất hiện và chánh sách bế quan tỏa cảng của Huê kỳ là điều kiện tốt cho Tàu bành trướng, xâm chiếm biển đông, thu hồi sớm Hồng kông, hăm dọa tiến chiếm Đài loan bằng quân sự. Về mặt chiến lược, Tàu xác nhận thế lãnh đạo của mình bằng cách đã tổ chức Hiệp ước tự do mậu dịch á châu chiếm 30% dân số và hoạt động của thế giới, gây hấn với Ấn độ , và sau cùng đưa ra mô hình chủ thuyết mới trung quốc, thay thề chủ n ghĩa cộng sản lỗi thời, là « tư bản toàn trị » (Le capitalisme totalitaire) và theo đuổi bao vây Tây phương bằng cách ủng hộ những nước Độc tài, con đường tơ lụa mới và đường lối ngoại giao y tế như bán dụng cụ dỏm, nhiểm độc và vaccin chết người (Ở Pháp, mấy tên cộng sản như Mélenchon đòi chánh phủ nhập cảng vào nhưng chính nó lại không dám đưa tay cho chích, mà đòi vccin mỹ!).
Nhưng đồng thời, tự do dân chủ cũng đang tìm cách nảy nở ở Á châu-Thái bình dương dưới nhiều dấu hiệu như phong trào biểu tình trở thành niềm hy vọng lớn và cụ thể.
Những nước dân chủ ở Viễn-Đông như Nhựt, Đài-loan, Nam-hàn, Tân-Tây-lan đều chống lại dịch vũ hán rất thành công mà vẫn lấy quyết định minh bạch, hoàn toàn tôn trọng tự do của nhơn dân, …Nhứt là sự thành công ngoạn mục của Đài loan đã làm cho Bắc kinh câm giận, giàn trận hai bên lảnh thổ Đài loan, hăm dọa tấn công. Nhưng Tổng thống Đài-loan, dựa vào sự đắc cử hoàn toàn dân chủ, vẫn vững tâm cùng toàn dân bảo vệ đảo quốc của mình.
Bắc kinh gia tăng hăm dọa các nước ở Á châu-Thái bình dương lúc này vì gần tới ngày lể kỷ niệm 100 năm chế độ cộng sản ác ôn. Nhưng điều này lại đánh thức ở các nước địa phương ý thức rỏ về hiểm họa cộng sản Xi để họ siết chặc hàng ngũ ngăn chận thế bá quyền của Bắc kinh.
Chánh trị dân chủ tự do ở Á châu ngày nay sẽ là định mệnh của của Địa phương ở thế kỷ 21. Nó đòi hỏi phải bảo vệ các quốc gia này như những ốc đảo dân chủ giữa « thứ văn minh mới phi dân chủ » của Tàu cộng. Vậy chết sống là phải ủng hộ Đài loan.
Trong tình hình tế nhị này, Huê kỳ, nếu muốn duy trì thế lãnh đạo thế giới, hảy ngăn chăn hũu hiệu sức lôi kéo theo mô hình « tư bản toàn trị » của bắc kinh. Còn Âu châu hảy quan niệm một « chiến lược ấn độ-thái bình dương ». Sau cùng các nước dân chủ hảy bắt tay nhau thành lập một liên minh, hoạt động trên nền tảng những giá trị văn hóa dân chủ tự do truyền thống, ủng hộ tích cực mọi cuộc tranh đấu cho dân chủ tự do của các nước á châu.
Liệu Tàu, như họ từng mơ, có thể thay thế Huê kỳ trong vai trò Đệ nhứt cường quốc thế giới hay không? Chắc chắn khó thành lắm. Theo Giáo sư Micheal Beckley, Kinh tế của Tàu đang bị khựng lại nghiêm trọng do hệ thống chánh trị không hũu hiệu và yếu kém trong lúc công nợ lại cao ngất ngưởng và gia tăng thêm. Nhưng chính vì vậy mà nước Tàu với đảng cộng sản cai trị đang trở thành mối hiểm họa cho an ninh thế giới.
Như Đức và Nhựt trước đây đã gây ra Thế chiến. Sự khủng hoảng nội tình thường giúp nhà cầm quyền dễ quyết định những toan tính ngu xuẩn quan trọng mà dễ làm sụp đổ thế giới.