Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Poutine đánh chiếm Ukraine hay tự vệ.

Thư Paris

Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May

Poutine đánh chiếm Ukraine hay tự vệ.



Chiến tranh ở Ukraine do Poutine chủ tâm gây ra hiện nay không khỏi làm cho nhiều người nhớ lại những cuộc xung đột giữa các cường quốc hồi thế kỷ XIX. Anh và Nga  tranh giành nhau những nguồn lợi của Trung Á, trong lúc những nước âu châu khác như Pháp, Đức, Bỉ mở rộng Đế quốc của họ qua Phi châu giàu có tài nguyên. Sau thời gian yên ổn do khối cộng sản liên-xô sụp đổ, nay thiên hạ đang sống với những căn thảng hăm dọa chiến tranh sẳng sàng bùng phát, như giữa Huê kỳ và Tàu.
Nhưng xung đột chưa kịp xảy ra 
thì nay Nga xua quân đánh chiếm Ukraine, một nước độc lập, dân chủ do dân bầu cử tự do. Trong cuộc chiến ở Ukraine, người ta nhận thấy thế giới thay đổi, một bên gồm có Nga, Tàu, Iran và Venezueka chống lại Huê kỳ và Âu châu, những nước dân chủ tự do.

Nga xâm lăng  Ukraine, giết hại thường dân, cả phụ nữ và trẻ con, không thể phủ nhận đó là tội ác chiến tranh đầu tiên xảy ra vào đầu thế kỷ XXI.

Chiến tranh do  Poutine đem tới quà tàn bạo đã làm cho hơn 4 triệu thường dân ukraine bỏ xứ đi tỵ nạn.  Hệ quả là kinh tế thế giới khủng hoảng, vật giá leo thang, thực phẩm khang hiếm, nạn đói hăm dọa trong những ngày tới các xứ nghèo đông dân. Trong tình hình đó, thử nhìn lại cuộc chiến ở Ukraine. Tại sao Poutine chủ tâm đánh chiếm Ukraine?  Poutine là con người như thế nào. Tử tế hay ác ôn. Bình thường hay bịnh hoạn.

 Vài nét về Poutine
Về sức khỏe, ngoài những bịnh tâm thầm và Parkingson theo như báo chí loan tin, Poutine còn đang mắc phải chứng ung thư tuyến giáp trạng (cancer de la thyroide, theo ký giả Marc Nexon, Le Point, 06/04/22, Paris). Nhiều người đề nghị ông, ngoài trị liệu tây y nên thêm phương ngoại như tắm rong biển, đất sét hoặc cacao. Nhưng ông nghe theo lời chỉ dẩn của ông Serguei Choigou, Tổng trưởng Quốc phòng thân tín, người gốc thiểu số ở sát biên giới Mông cổ (vắng mặt bất ngờ tư 11/3, tái xuất hiện trên vidéo hôm 23/3) tắm máu nai theo cách chửa bịnh hiểm nghèo gia truyền của sắc dân này. Nó còn bồi bổ, tăng cường sinh lực chống bịnh tật. Hằng năm, tới mùa hè, ông tới quê của Tổng trưởng Quốc phòng ở vùng biên giới này nghỉ hè và chửa bịnh.

Vào mùa hè, nai mọc sừng mau lắm. Qua một ngày, sừng có thề dài ra cả tất. Người ta cưa sừng non, hứng lấy máu tươi đem về đổ vào bồn tắm cho Poutine leo vào đó ngâm mình trong máu. Poutine tắm máu !
Nhưng cách chửa này không hiệu quả nên đội ngũ y sĩ chăm lo sức khỏe cho ông ngày càng đông người thêm. Họ theo sát ông, cả những lúc ông về nhà nghỉ ở Sotchi.

Vì tình trạng sức khỏe của Poutine không khá nên ở Điện Cẩm linh đã có «dự án thay thề» từ năm 2020. Người dự trù thay thế ông là Thủ tướng đương nhiệm Mikhail Michoustine. Bổng nhiên tình trạng sức khỏe của ông ổn định dần trở lại nên dự án thay thế không cần thiét nữa.

Nhưng Poutine sợ bịnh dịch đang hoành hành nên ông luôn luôn giử xa cách mọi người. Cả lúc làm việc với nội bộ thân cận, ông cũng vidéo-conférence.  Cả tiếp khách ngoại quốc, ông cũng ngồi cách xa 6m. Phải chăng Poutine đang bị bịnh tâm thần. Chẳng những ông thường tự cô lập mà ông còn chui vào hầm trú ẩn (bunker) trong núi Altai. Thật ra đây là cả một thành phố nhỏ xây dựng ẩn dưới lòng đất với đầy đủ trang thiết bị điện tử tối tân. Khi khởi chiến tranh với Ukraine, ông cho bồ nhí Alina Kabaieva, 38 tuổi, và 3 đứa con nhỏ của hai người đi tỵ nạn ở Thụy sĩ.

Poutine còn nhiều bunker nữa tránh chiến tranh nguyên tử. Như ỡ trong núi vùng Oural, cách Mạc-tư-khoa 1400 km, xây cất từ những năm 1970 nhưng được tân trang liên tục. Địa điểm chính sát bí mật. Máy bay đi gần tới, tắt hết mọi liên lạc.

Thế giới theo Poutine và Nga 
Về cái nhìn thế giới, xưa nay, vẫn có sự khác biệc, có khi mâu thuẩn nhau mãnh liệt giữa Nga và Tây phương. Trong lúc Tây phương coi Nga là một cường quốc xăm lược thì Nga, nay là Poutine, cho rằng mình đang hoàn thành một « sứ mạng thiêng liêng » (Theo Gregory Carleton, nghiên cúu và giảng dạy văn chương và văn hóa slave ở Đại học, Huê kỳ).

Nga gần như có mặt ở khắp nơi trên chính trường thế giới. Dưới mắt người Âu châu, sụ hiện diện của Nga như vậy không gì khác hơn là tìm cách xăm lược. Nga dưới thời Nga hoàng hay cộng sản hay ngày nay với Poutine thì chắc chắn cũng không có gì khác hơn.

Thật vậy, cái nhìn về thế giới của họ, chẳng phải không giống với người Tây phương mà, trái lại, còn hoàn toàn đối nghịch nữa. Khi người Tây phương thấy đó là thái độ hay chủ trương gây chiến thì Nga lại cho rằng không phải, chúng tôi đang phòng thủ.

Chiến tranh ở Géorgie. Không, người Nga chúng tôi đang bảo vệ dân thiểu số abkhaze và ossète.  Chiếm Crimée năm 2014. Chúng tôi đang tái lãp một chánh phủ Nga trên phần lảnh thổ Nga. Muốn thử tìm hiểu Poutine và Nga, ở khía cạnh này, nên nhìn lại tỉ mỉ hơn cái gì Nga thấy xứ sở Nga của họ xuyên qua chiến tranh, cả do họ gây ra.

Thật vậy, chiến tranh, xưa nay, không tách rời khỏi lịch sử Nga. Biên giới của Nga uyển chuyển theo những đợt xâm lăng  ngoại bang và những đợt xăm chiếm của họ, cho đến khi những biên giới này biến mất. Xâm lăng nhau xảy ra thường xuyên vì giữa các nước ở vùng này vốn không có ranh giới thiên nhiên. Đất đai phì nhiêu, trung tâm Nga nằm giữa nhiều đường xá và nhiều sông ngòi giao thông thuận lợi nối liến với biển Baltique và Biển Đen.

Nhiều người Nga khi đọc lịch sử của mình thấy như mình có một «sứ mạng thiêng liêng» đối với dân tộc. Nước Nga. Họ đã từng được giao phó sứ mạng bảo vệ Âu châu chống lại sự xâm lăng  của Mông-cổ, để tiêu diệt đội quân của Napoléon, để chiến thắng nazis. Với Nga, quả thật chiến tranh không thể tách rời khỏi sự hi sinh của họ.

Vận mệnh của Nga không chỉ giới hạn ở nhiệm vụ bảo vệ Âu châu. Khi chiến tranh, Nga còn lo bảo vệ niềm tin thật sự của mình, niềm tin chánh thống giáo, chống lại bọn ngoại đạo, chúng tìm cách tiêu diệt tôn giáo dân tộc và thiêng liêng của Nga. Mọi cuộc chiến, cả những cuộc chiến dưới thời cộng sản, cũng đều mang chiều kích tôn giáo và thiêng liêng. Những người chiến thắng giặc ngoại xăm được tôn thờ là anh hùng dân tộc chống giặc ngoại đạo. Nhà thờ Chúa Cúu thế (Christ-Sauveur ở Mạc-tư-khoa) xây năm 1882, bị cộng sản Staline phá vở năm 1931, trước khi được xây dựng lại năm 1990, được tôn xưng là nơi để tưởng niệm những chiến sĩ Nga tử trận trong chiến dịch chống Napoléon. Ngày nay, sự tôn xưng này vẫn còn.

Nhà thờ vừa phong thánh cho những quân nhơn Nga tử trận. Chiến tranh đã trở thành thần thoại trong đời sống dân chúng Nga, được phổ biến, luu truyền qua văn chương bình dân Nga và cả văn chương nhà nước. 

Từ thế kỷ XIX, bản sắc dân tộc Nga được xác định đồng thời với sự coi thường người Âu châu. Trong lúc người Nga kiêu hảnh về huyền thoại  một nước Nga được Bề Trên phù hộ về mọi mặt, có đủ mọi khả năng thì người Âu châu lại thấy ở Nga một cường quốc xăm lược và bành trướng nguy hiểm cho hòa bình thế giới.

Nhận thức này của Nga kéo dài cũng như cái khó khăn của Tây phương tìm hiểu Nga.Năm 1999, Poutine tới liền được người Nga coi như một người hùng đã kết thúc tình trạng bất ổn liên tiếp từ khi Liên-xô sụp đổ  mà nhiều người cho là nội chiến.

Cuộc chiến xâm lăng  Ukraine hiện nay được nhà cầm quyền ở Điện Cẩm-linh định nghĩa như thứ chiến tranh dính liền với thần thoại. Vì vậy nên hiểu tại sao Nga phải chiếm đóng Crimée vì cho rằng cách mạng dân chủ Maidan hồi tháng 2/2014 ở Ukraine chỉ là một thứ toan tính mới của Âu châu nhằm làm suy yếu
nước Nga mà thôi.

Khi Nga làm chiến tranh bảo vệ những quyền lợi, họ cho là sanh tử, có thể cắt nghĩa thứ chủ thuyết mạo hiểm của họ trong chánh trị quốc tế vì luôn được dân chúng hưởng ứng.  Poutine, hơn ai hết, hiểu rỏ điều này nên nhờ đó mà chánh sách đối ngoại thành công ngoạn mục đối với dân chúng.

Nhưng sự thành công này e sẽ khó tránh làm cho chế độ sụp đổ như Liên xô trước kia đã sụp đổ. Bởi chánh trị hiếu chiến xưa nay khó bền vững.

Với Âu châu, Nga là hiếu chiến. Điều đó rỏ ràng. Nhưng người ta vẫn cho rằng Âu châu không hiểu ý đồ thật của Nga. Nó không thể tách rời với lịch sử Nga, mà cũng chính là dân tộc Nga. Từ nhiều thế kỷ nay, Nga nhiệt tình dấn thân vào những trận chiến, nhưng điều đó luôn luôn được hiểu là để đáp ứng cho « vận mệnh thiêng liêng » : bảo vệ Âu châu, Ngay cả hi sanh cho Âu châu.

Cái mâu thuẩn giữa gây hấn và hi sanh đã thể hiện rỏ vào thế kỷ XIX khi bản sắc Nga được xác định. Ngày nay, chánh sách đối ngoại của Nga nhằm bảo vệ những quyền lợi sanh tử của mình phải chăng cũng phát
xuất theo từ cái quá khứ làm giặc đó.

Sau hơn một tháng xua quân xâm chiếm Ukraine, chủ quan ước tính chỉ trong vòng vài ngày là xong, thì nay đợt tấn công thứ nhứt kể như hoàn toàn thất bại. Mà thật, trên thực tế, sự tổn thất vế người và vật chất đã
thấy quá lớn. Poutine đã phải cho rút lui « chiến thuật ».

Về lâu về dài, những biện pháp kinh tế, tài chánh do Huê kỳ và Âu châu áp đặt sẽ làm cho Nga trở thành một nước tụt hậu 30 năm. Nhiều người cho rằng Poutine khó giữ chiếc ghế Tổng thống cho tới năm 2036.
Chắc chắn, bằng cách này hoặc cách khác. Nhưng nhiều nhà bình luận người Nga cho rằng Poutine có không còn nữa, thì tình hình nước Nga cũng sẽ không khá hơn.

Người am tường kịch sử Nga và tâm thức dân tộc Nga thì quả quyết rằng Poutine này mất, sẽ có Poutine khác. Poutine I, Poutine II, Poutine III, …

Và mỗi người dân Nga là một Poutine !
Nguyễn thị Cỏ May


 







 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top