Một NUREMBERG II có thể?
Nguyễn thị Cỏ May
Nếu một Nuremberg II có thể tổ chức được nhưng để làm gì ? Sau Đệ II Thế chiến, đã có một Nuremberg, Tòa án Quốc tế xử tội Quốc xã đã gây chiến tranh, xâm chiếm nước khác, diệt chủng, tức tội ác chống nhơn loại.
Nuremberg đã đi vào lịch sử mà lịch sử thường ít khi lập lại. Phát xít không còn. Ngày nay tội ác làm chiến tranh, làm thiệt mạng hằng triệu người, tội giết hàng loạt hàng trăm triệu người vô tội, thứ Tòa án như Nuremberg có thể xử được không ? Nhưng tội ác kinh khủng này do cộng sản làm. Các nhà cầm quyền cộng sản chưa thua trận như Đức. Hiện nay họ vẫn còn cầm quyền và giữ bang giao với thế giới, là thành viên LHQ?
Thử nhắc lại Nuremberg và suy nghĩ coi cộng sản có làm những tội ác giống như Hitler đã làm hay không? Và tội ác của cộng sản có ác bằng tội ác của Hitler hay không? Cộng sản nên bị đưa ra Tòa án Nuremberg không?
Một dự tính Nuremberg II năm 1994 ở Warsovie không thành
Chế độ cộng sản ở các nước Âu châu lần lược sụp đổ như chưa bao giờ đã có. Cộng sản ở Ba-lan mất trước rồi mói tới Đức và Liên-xô. Lúc đó quả thật ai cũng tin chắc lịch sử ta đang sống sẽ kết thúc để mở ra trang sử mới (La fin de l'histoire, Fukuyama).
Một số người Ba-lan, người Biélorusses, Tiệp khắc, Đức (Đông Đức), … hội ý nhau cùng đứng lên vận động qua Chánh phủ của họ mở một Tòa án Quốc tế để xử tội ác do cộng sản gây ra với nhơn dân vô tội ở các nước bị cộng sản chiếm và cai trị từ sau Đệ II Thế chiến. Như loại Tòa án Nuremberg ở Đức năm 1948 xử tội Hitler và Quốc xã và như Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông (The International Military Tribunal for the Far East - IMTFE), còn gọi là các phiên tòa Tokyo hay Tòa án Tội ác chiến tranh, được triệu tập ngày 29/04/1946 để xét xử giới lãnh đạo của Đế quốc Nhựt bổn nhằm vào 3 loại tội ác chiến tranh. "Loại A" dành cho những kẻ đã tham gia vào những âm mưu chung nhằm phát động chiến tranh, loại này gồm những người có quyền hành cao nhứt; "loại B" dành cho những kẻ phạm phải những tội ác "thông thường" hoặc tội ác chống lại loài người; "loại C" dành cho những kẻ "lên kế hoạch, ra lệnh, cho phép, hoặc không chống lại các tội ác như trên ở những cấp chỉ huy cao hơn."
Chúng tôi được một người bạn ở Genève giới thiệu với một người Ba-lan ở Bâle, Thụy sĩ. Ông là người trong Ban Tổ chức, mời chúng tôi tham dự với tư cách đại diện Việt nam. Ông Bùi Tín (Cựu Đại tá Quân đội nhân dân và nhà báo), trình bày tội ác cộng sản ở Miền Bắc và chúng tôi, Cỏ May, tỵ nạn cộng sản, báo cáo tội ác cộng sản ở Miền Nam sau ngày 30 / 04 / 75.
Cũng vào một ngày mùa Thu như nay, chúng tôi hẹn nhau ở bến xe đò trong Paris. Xe lên đường lối 10 giờ sáng, đi ngang qua Bỉ, qua Đức. Tới khuya, tôi giựt mình thức giấc trên ghế xe đò vì xe bị dằn mạnh quá. Vượt qua ổ gà, tôi nghĩ vậy. Nếu ổ gà thì phải là thứ gà xhcn vĩ đại lắm. Thấy ông Bùi Tín cũng giựt mình, tôi nói cảm nghĩ của mình thì ông Tín cười, bảo «xe đang đi qua Đông Đức cũ» và như vậy là ta sắp tới biên giới Ba-lan.
Lối 6 giờ rưởi sáng hôm sau, xe ngừng lại trước một nhà hàng để hành khách xuống uống café, ăn sáng và đi bộ vài bước cho giản gân cốt.
Tôi biết mình đang trên xứ Ba-lan, vài năm trước đây còn là xứ cộng sản, mà sao cái nhà hàng-café (restaurant-café) ở bên đường, nơi hẻo lánh như vầy, mà lại sang trọng như vậy. Cửa với màn treo lộng lẫy, đỏ rực. Lối vào cũng thảm đỏ. Tôi chợt nhớ đúng rồi vì đây là xứ Ba lan, xứ cởi mở trong khối cộng sản Âu châu. Ở Sài gòn, sau 30/04/75, trong chuyện mua sắm, VC nói « Một năm ở Liên-xô không bằng một tháng ở Ba-lan, thua một tuần ở Đông Đức, không hơn được một ngày ghé qua Sài gòn».
Mà đó là lúc, dân Sài gòn đã đưa bàn thờ ra chợ Trời, là lúc «chà đồ nhôm» (chôm đồ nhà) đi bán kiếm sống qua ngày.
Cùng với hành khách, chúng tôi vào quán sang trọng này. Vừa ngồi, ông Bùi Tín chỉ tôi: «Kìa, họ ăn gì trông như phở vậy ? Giờ mà có bát phở là nhất! Tôi liền kêu 2 tô «phở» bằng cách chỉ cho anh nhơn viên món khách đang ăn. Kêu thêm café và bánh mì.
Hai tô phở đem ra, hóa ra là bún gạo, loại bún khô, nấu, nước tinh ròng, không người lái, chỉ vài miếng hành xanh nổi trên mặt. Ông Tín thất vọng nhưng cũng ăn vui vẻ vì mệt và đói, sáng sớm được ăn món có nước và nóng! Còn café nhờ vị ngọt nên cũng ngon !
Nhưng phải nói quán rất sang. Nhơn viên phục vụ rất lịch sự. Sau này, có nhiều lần qua Ba-lan, tôi nhớ ra là quán ấy phải ở trên đường từ Đức qua, lúc vừa ra khỏi Berlin. Nhưng không tìm lại được cái quán màn đỏ của năm cũ ấy nữa.
Xe đò chạy tiếp, lối 2 giờ trưa, chúng tôi tới bến Warsovie. Xuống xe, hỏi thăm tìm về khách sạn nơi tôi đã đặt từ Paris, sau khi có được chiếu khán vào Ba-lan. Khách sạn không xa bến xe lắm, nằm trên con đường lớn, như một con đường chánh của thành phố. Nhưng chúng tôi phải ngỡ ngàng vì địa chỉ khách sạn ghi trên giấy do Tòa Đại sứ Ba-lan ở Paris đưa cho lại không đúng. Vì đây là địa chỉ của 1 căn nhà thường. Nhìn lại mới thấy cách họ lập số nhà không rõ ràng. Địa chỉ được ghi theo từng «nhóm nhà» chớ không chỉ rõ từng căn. Như muốn kiếm nhà số 6, thì chúng ta sẽ gặp cái bảng ghi «1/12», số 6 nằm trong nhóm này. Người địa phương sẽ chỉ cho.
Khách sạn của chúng tôi nằm trong khoảng địa chỉ trước mặt chúng tôi nhưng ở bên kia đường và số nhà của khách sạn lại không đúng với địa chỉ Tòa Đại sứ Ba Lan ở Paris ghi. Nhưng khi tới gặp tiếp viên thì họ niềm nở làm thủ tục nhận phòng vì chúng tôi đã trả tiền từ Paris.
Sáng hôm sau, chúng tôi tới hội trường. Đó là phòng họp của một Bảo tàng viện Nghệ thuật được Ban Tổ chức mượn. Phòng ốc khá tươm tất. Đẹp vì có nhiều tranh ảnh cổ.
Ngay buổi sáng khai mạc, chúng tôi gặp những nạn nhơn cộng sản ở nhiều nước tới. Họ đều lớn tuổi. Chúng tôi đặc biệt để ý và nói chuyện với những người trên áo có đeo phù hiệu nhỏ 2 chữ «KS». Hỏi ra thì đó là những tử tội đã bị án tử hình chờ ngày xử nhưng rủi cho cộng sản sụp đổ nên họ còn sống và trở về.
Buổi gặp gỡ rất thú vị. Rất tiếc có nhiều người không nói được tiếng Pháp/Anh nhưng đều bắt tay, nhìn nhau đầy thiện cảm. Chúng tôi là 2 người Á châu giữa đông đảo những người Đông Âu. Nhưng không ai cảm thấy xa lạ nhau lắm tuy chỉ nhờ cùng có chung cái quá khứ rùng rợn, kinh hồn với cộng sản!
Một Đội nghi lễ với cờ nhà thờ, xếp hàng ngay ngắn, đi vào Hội trường, đứng nghiêm, hát thánh ca. Ông người Ba lan quen chúng tôi cho biết đã ngăn cản lễ khai mạc theo tôn giáo cho nhẹ nhàng bớt. Đã đồng ý nhưng sau cùng họ vẫn làm. Mà có giản lược thật.
Sau phần trình bày của Ban Tổ chức về chương trình, về mục tiêu, cách vận động, … bằng tiếng Ba-Lan. Tới phần tố cáo tội ác cộng sản, chúng tôi được mời lên trước. Có lẽ vì được cảm thương thân phận lạc loài, cô đơn.
Ông Bùi Tín và các lãnh tụ của KS
Ông Bùi Tín nói về tội ác của Hồ Chí Minh, tội ác trực tiếp, trong cải cách ruộng đất, đã cướp sạch đất đai, nhà cửa và tài sản của nông dân, còn sát hại không dưới 350 000 nông dân vô tội. Số người bị đuổi đi khỏi nhà, sống lang thang, đói rét, bịnh hoạn không thuốc men, chết lần mòn. Tất cả không dưới nửa triệu nông dân. Tiến hành cải cách ruộng đất rập khuôn theo Tàu chỉ để làm vui lòng Mao Trạch-đông mà thôi.
Kế tiếp, ông hài tội ác của Hồ Chí Minh, cũng vâng lời Mao, giết hại, trù dập dã man văn nghệ sĩ trong vụ Nhân văn Giai phẩm. Đó là những người uu tú đã góp tim óc giúp kháng chiến chống thực dân với Hồ Chí Minh.
Chúng tôi tiếp, nói về tù tập trung quân, cán, chánh ở Sài gòn. Nhà cửa bị tịch thâu,vợ con bị đày lên rừng sâu nước độc theo chương trình kinh tế mới. Còn những nhà tư sản, tiểu thương, tiểu chủ, bị cải tạo để trở thành người xhcn lương thiện, sau khi nhà cửa, tài sản bị kiểm kê và niêm phong
Không thể sống được, dân chúng, cả những người chọn ở lại lúc 30/04, bắt đầu vượt biển, cả với những con thuyền mong manh tạo thành phong trào «Boat people» đã một thời làm rung động lòng người cả thế giới vì số chết không dưới 260 ngàn người.
Trong những nạn nhơn cộng sản Đông Âu phát biểu, chúng tôi để ý có một bà lớn tuổi, nói rất lâu, mặc dầu Ban Tổ chức nhiều lần yêu cầu ngăn bớt. Bà vẫn giữ máy nói nữa. Một vị đã phải can thiệp một lần nữa: «Bà nói tiếng Ba lan, có nhiều người không hiểu». Bà liền nói bằng tiếng Pháp.
Nhưng sau đó, chẳng bao lâu, dự tính vận động Nuremberg II đã phải ngưng vì đông đảo người Biélorusses
«KS» nồng cốt của dự án Nuremberg II trở về xứ, gặp khó khăn với chánh quyền ngã theo cách cai trị cộng sản cũ để giữ quyền lực nên bị cô lập và bị kiểm soát.
Vài nét về Nuremberg
Hội trường Nuremberg II
1 tử tội KS của cộng sản
Nuremberg là tên phiên Tòa Quốc tế họp tại thành phố Nuremberg ở Miền Nam Đức (Nürnberger Prozesse), từ 20/5/1945 tới 01/10/1946, xét xử Hitler và Đức Quốc Xã theo luật lệ quốc tế và luật chiến tranh sau Thế chiến. Nuremberg được coi là phiên Tòa lớn nhứt trong lịch sử cho tới nay.
Việc phân loại các tội danh và sự hình thành của tòa án là một tiến bộ pháp lý, sau này được Liên Hiệp Quốc dùng để khai triển thành một bộ luật quốc tế cụ thể cho các vấn đề tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, chiến tranh xâm lược, cũng như thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. Bản cáo trạng Nüremberg cũng lần đầu tiên đề cập đến nạn diệt chủng trong pháp luật quốc tế (Điều 3 qui định tội ác chiến tranh "sự tiêu diệt các nhóm chủng tộc và dân tộc, chống lại quần thể nhân dân của một số khu vực bị chiếm đóng nhằm tiêu diện chủng tộc và tầng lớp và các nhóm quốc gia, chủng tộc hoặc tôn giáo nhất định, cụ thể là người Do Thái, người Ba Lan, và những nhóm khác»).
Sau khi nước Đức thống nhứt, bên Đông Đức cũ được tái thiết và tân trang. Năm 1995, Giải thưởng Quốc tế Nhân quyền Nuremberg đầu tiên được thành lập. Giải thưởng này được cấp 2 năm /lần cho những người có thành tích lớn về tranh đấu cho Nhơn quyền.
Ngày 10/12/2000 ở Paris, thành phố Nuremberg nhận được giải thưởng về «Giáo dục Nhơn quyền» do UNESCO cấp. Ở Nuremberg, trong chương trình học ở trường từ Tiểu học có dạy môn «Nhân quyền» cho học sinh.
Vì có quá khứ Quốc xã, ngày nay Nuremberg quyết định đóng góp tích cực cho hòa bình thế giới cũng như về Nhơn quyền. Cừ 2 năm, Ở Nuremberg có tổ chức Đại hội điện ảnh về Nhơn quyền.
Một Nuremberg II nếu có thể
Tòa án Nuremberg năm 1945-1946 xét xử tội ác của Hitler và Quốc xã bao gồm những tội như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người (tức tội ác chống nhơn loại), tội ác làm chiến tranh xâm lược. Ngày nay, nếu có Tòa án Nuremberg II, liệu có thể xét xử tội ác của cộng sản hay không? Tội ác cộng sản có thuộc phạm vi thẩm quyền của thứ Tòa án này không?
Chắc chắn người dân sống trong chế độ cộng sản hiện nay như Tàu, Việt nam, Bắc hàn,. ..đều sẽ cùng lên tiếng khẳng định tội ác của Hitler và Quốc xã và của cộng sản là cùng một thứ. Nhưng về mức độ, tội ác của Hitler và Quốc xã không thấm vào đâu, không bằng 1% so với tội ác của cộng sản. Liên-xô chỉ còn hồn ma, hãy bỏ qua. Mao đã giết dân Tàu, Hitler không giết dân Đức, không dưới 80 triệu người, một cách vô lý. Tập Cận-bình chưa biết đã giết được bao nhiêu dân Tàu, nhưng chắc chắn bàn tay của hắn bê bết máu. Giết đồng chí, giết những người không theo hắn, và gần đầy thả virus Vũ Hán giết phải hằng trăm ngàn dân Tàu, làm kinh tế cả thế giới suy sụp. Riêng về số người trên thế giới chết vì virus vũ hán tính tới cuối tháng 8/1020, có 850 ngàn người. Có phải là tội diệt chủng không ?
Còn cộng sản ở Việt nam? Riêng Hồ Chí Minh giết 500 ngàn nông dân Miền Bắc trong CCRĐ vào những năm đầu thập niên 50, 4000 dân Huế dịp Tết Mậu thân, làm chiến tranh xâm lược, dân Việt nam chết không dưới 10 triệu. Nay Hồ Chí Minh đã chết, tội ác diệt chủng sẽ do đảng cộng sản lãnh đủ mà những đảng viên lãnh đạo là tội phạm trước tòa án.
Theo qui chế Nuremberg, xét xử những tội ác này không tránh hoặc không gia giảm đối với những người đứng đầu quốc gia như Chủ tịch nước, Tổng Bộ trưởng (luật đối nhơn cao quyền).
Dầu sao những tội phạm cộng sản Tàu và Việt nam được Tòa án Nuremberg xét xử vẫn đẹp hơn là để tòa án nhơn dân như thú của Hồ Chí Minh lập ra trong CCRĐ xét xử!
Trong lịch sử, chưa có chế độ bạo ngược nào bền vững mãi mãi. Ngày mai tính theo kim đồng hồ thì thấy lâu, chớ tính theo bước đi của nghiệp quả tội ác thì nó mau lắm.
Nguyễn thị Cỏ May