Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May
Ăn NOEL nghe chuyện Giáng Sanh
Mỗi năm, cứ tới ngày 24 tháng 12, trẻ con nao nức chờ ăn Noël. Noël đã trở thành lễ truyền thống, không còn chỉ dành riêng cho người công giáo, mà cho cả mọi người ngày nay trên khắp thế giới. Ở những nước đang phát triển, Noël lại được đón tiếp tưng bừng hơn.
Lúc đầu, Noël không có cây thông, không có vòng hoa, không có Ông Già Noël ! Nhưng có một hài nhi sanh trong chuồng gia súc (bò, cùu). Vì Noël là lễ nhắc lại Đức Jésus sanh ra đời. Người công giáo tin Jésus là con Trời. Ngài tới đem ánh sáng chiếu khắp thế gian.
Ngày lễ Noël đầu tiên có lẽ được cử hành vào năm 336, tại Rome (La mã), nước Ý (Italie). Như vậy là trể so với ngày sanh 25 tháng 12 cả hơn 300 năm.
Hoàng Đế la-mã Constantin vừa đổi qua Công giáo, ngài cho lịnh lấy ngày 25 tháng 12 làm lễ tưởng nhớ Đức Jésus sanh ra đời và vinh danh Ngài.
Chọn ngày 25 tháng 12 vì cũng ngày này, hằng năm, từ trước giờ, người dân la-mã có tục lệ làm lễ « Thần Mặt Trời », lễ « Sol Invictus ». Ngày này, đêm là dài nhứt của năm nên còn gọi là « đông chí » (soltice d'hiver). Qua hôm sau, ngày bắt đầu dài hơn. Có mặt Trời nhiều hơn. Nhưng thực tế thì mặt Trời và ngày dài ra rất chậm, với bước đi gần như còn đứng tại chổ vậy.
Nói theo mùa Noël thì « Đông chí » nhằm ngày 24 tháng 12 nhưng theo lịch thì ngày « Đông chí » thay đổi từng năm. Như năm nay 2022, « Đông chí » là ngày thứ tư 21 tháng 12. Năm tới 2023, «Đông chí» sẽ nhằm ngày thứ sáu 22 tháng 12.
Ông Già Noël có lẽ đã sanh ra cách nay phải lối 1700 năm. Tên của ông là Nicolas de Myre, một Giám mục người thổ-nhỉ-kỳ giàu có. Ông có thói quen ban đêm đi phân phát quà và thức ăn cho những người nghèo khó. Ông còn có nhiều tên khác nhau tùy địa phương, như Santa Claus, Father Christmas, Saint Nicholas, Saint Nick, Kris Kringle. Ông là một nhân vật huyền thoại có nguồn gốc từ văn hóa Cơ đốc giáo phương Tây. Với trẻ con, ông là người chuyên lập danh sách trẻ em trên khắp thế giới, phân loại chúng theo tốt xấu, giỏi ngoan,.. và tới ngày Noel, mang đồ chơi và kẹo bánh phân phát cho chúng...
Có ông Già Noël dỉ nhiên phải có Bà Già Noël, người phụ ông trong việc phát quà cho trẻ con. Nhưng Bà Già Noël lại tới sau, trẻ hơn ông, bà vào lối 1100 tuổi.
Ăn lễ Noël ở mỗi nơi cũng khác nhau. Anh và Đức là hai nước láng giếng sát nước Pháp mà cách ăn Noël không giống Pháp tuy cùng theo Thiên chúa giáo.
Ăn Noël ở Anh
Noël vẫn là lễ lớn của nước Anh vì Anh không có Quốc khánh như Pháp hay lễ Độc lập như Huê kỳ. Noël được trọng thị như Quốc khánh của Anh vì Thiên chúa giáo là quốc giáo và vua nước Anh là Giáo hoàng. Ngày Noël, vua sẽ ban huấn từ, chúc điều lành cho dân chúng. Cả nước sẽ được nghỉ lễ từ 2 tới 9 ngày tùy theo ngành nghề.Năm nay, nước Anh, cũng như các nước Âu châu, bị lạm phát nặng. Nhiều gia đình cầm cự tới cuối tháng rất khó khăn
Năng lượng tăng giá quá cao, dân chúng và chánh phủ phải giới hạng xài điện nên việc trang trí Noël năm nay không như những năm trước đây. Nhưng không vì vậy mà dân chúng nghĩ không ăn Noël năm nay.
Noël ở Anh cũng là mùa bán hàng « sôn » (soldes). Họ bán « sôn » thật sự, hạ giá tới 70%, 80%. Không như ở Pháp. Đây là cơ hội cho những người trước Noël không mua sắm được, nay mặc sức mua sắm Noël trể vài ngày. Cả Tây đầm cũng chạy qua chen lấn mua sắm.
Xã hội có thay đổi chống mặt nhưng Noël ở Anh vẫn giữ được những đặc tính truyền thống có từ thế kỷ XIX hoặc trước đó nữa. Như gởi thiệp chúc Noël, hát mừng Noël, trang trí lễ, cây thông, quà biếu, bửa ăn gia đình.
Một nét dẹp nhứt vẫn giữ là trong trường học công cũng như tư, cấp tiểu học, « ngày giáng sanh » được dựng thành kịch và học sinh diển mừng Noël. Theo kết quả điều tra thì có tới hơn 1/3 dân chúng đặc biệt quan tâm tới sanh hoạt lễ này trong lúc đó chỉ có 3% hay 4% dân chúng đi lễ ở nhà thờ.
Người Anh ăn Noël không thể thiếu cây thông tuy năm nay, các tổ chức Xanh, tổ chức bảo vệ môi trường phản đối chưng cây thông.
Cây thông có nguồn gốc từ lễ hôi dân gian xưa, trước khi có lễ Noël. Nó biểu hiện sự sống còn mà vẫn xanh tươi của vạn vật vào mùa đông giá lạnh. Có nơi cây thông Noël được hiểu là vật đem lại ánh sáng. Ở Pháp, ăn Noël lúc đầu không có cây thông vì bị Giáo hội cấm do cây thông được dân chúng thờ như Thần ánh sáng.
Ngày nay, cây thông đã trở thành « Cây Noël » từ nước Đức vào thế kỷ XVIII, nhứt là thế kỷ XIX, bay qua Anh theo ông Hoàng Albert, chồng của nữ Hoàng Victoria. Cây thông từ đây trở thành nét truyền thống. Noël là phải có cây thông. Với phần lớn gia đình người Anh, Noël mà không có cây thông thì không phải là Noël. Nên mỗi làng xã, mỗi thành phố, mỗi khu phố, mỗi cửa hàng lớn, nhỏ, đều có cây thông trang hoàng đèn đủ màu sắc lung linh tuyệt đẹp.
Tại Luân đôn, ở Công trường Trafalgar (Trafalgar Square), năm nào cũng có một cây thông thiệt lớn, do Na-uy (Norvège) gởi cho, vẫn giữ tục lệ này từ năm 1947 cho tới nay !
Ngày Noël, người ta dậy sớm hơn vì đêm qua, ông Già Noël tới để quà cho trẻ con trong vớ hoặc giày bên cạnh lò sưởi hoặc cây thông. Ăn sáng xong, gia đình đưa nhau đi lễ ở nhà thờ và trở về đễ kịp ăn trưa vào lối từ 1 tới 2 giờ. Trong bửa ăn Noël truyền thống của người Anh không thẻ thiếu món gà tây dồn thịt và món pudding, thứ bánh ngọt đặc biệt của Anh. Hằng năm,vào tháng 11, người ta lo làm bánh pudding để chờ ngày Noël.
Những gói quà sẽ được mở ra sau bửa ăn trưa. Hồi thế kỷ XIX, người ta chỉ mở quà qua ngày 26 vì ngày này là ngày Boxing Day, ngày của những gói quà.
Ngày nay, những tập tục chánh vẫn còn được gìn giữ cẩn thận như giày vớ bên lò sưởi hay cây thông, bửa ăn, bánh tráng miệng pudding. Đi lễ lại kém thu hút dân chúng. Trong lúc đó vài thói quen mới xuất hiện như gia đình cùng coi phim, đi thăm bạn bè, đi dạo một vòng cho tiêu cơm.
Noël ở Đức
Ở Đức, Noël phải có cây thông nhưng người ta sửa soạn cây thông vào trưa ngày 24 và cha mẹ tự tay trang hoàng cây thông trong lúc đó, TV chiếu 100% phim hoạt họa dành cho trẻ conđể giữ chúng ngồi coi TV. Và chúng chỉ nhìn thấy cây thông khi những gói quà đã được để sẳn dưới gốc cây.
Theo truyền thống Đức thì không phải ông già Noël đem quà tới, mà chính là Jésus và Ngài bị ông Già Noël từ từ thay thế.
Ngày Noël, bạn bè sẽ được mời tới vào giữa buổi trưa để dùng bánh ngọt, uống trà hoặc café.
Bửa ăn Noël ở Đức đơn giản, chỉ có sà-lách, khoai. Có thể có thêm món soupe. Nhưng mọi người lại ăn bánh ngọt suốt cả ngày. Xong, kẻ đi nhà thờ, người đi ngủ.
Qua ngày hôm sau, họ mới ăn vịt ngổng hoặc cá. Khác hơn các nơi khác, ở Đức không có bánh buche (bánh ngọt kem hình khúc gổ) và cũng không có foie gras (pâté gan ngổng, vịt).
Noël ở Pháp
Ở Pháp, trước đây và cả ở Sài gòn do ảnh hưởng Pháp, từ trưa ngày 24 tháng 12, người công giáo sẽ không ăn nữa. Tới 12 giờ đêm, đi lễ nhà thờ xong, về nhà mới ăn Noël nên gọi là ăn réveillon de Noël. Tục lệ này, ngày nay ở Pháp, cũng chỉ còn những gia đình xưa gìn giữ. Ngày nay, Noël chỉ còn là ngày lễ hoàn toàn thế tục. Buôn bán, vui chơi. Người đi làm được nghỉ tuần thứ 5 có lương nên phần lớn lo đi về nhà quê, lên núi chơi ski hay nghỉ ngơi vì không khí trong lành. Do đó mà việc trang trí nhà cửa, có cây thông hay không, không còn quan trọng nữa.Món foie gras (pâté gan vịt, ngổng) năm nay không được mặn mà lắm vì trong năm bị dịch cùm. Thấy ít nơi bán tuy là món ăn truyền thống của Pháp. Chỉ còn rượu chác (vins) và Champagne là đầy đủ và có hạ giá chút đỉnh hay không lên giá quá cao như nhiều thứ hàng khác. 1 chai Champagne giá rẻ chỉ có 14€. Chai Champagne ngon vẫn phải từ 30€ trở lên và tùy mùa nho.
Ăn Noël, tưởng nên tới Pháp vì ăn ngon, bánh mì ngon và ruọu ngon tuyệt ! Cả 3 thứ này đã được UNESCO chánh thức nhìn nhận là di sản phi vật thể của thế giới.
Đối thủ của Đức Jésus
Đồng thời với Đức Jésus, có một vị thần nữa, thần Mithra, gốc ấn-iran, tới từ phương Đông và được đông đảo dân la-mã tôn thờ. Nhưng tín ngưởng này biến mất ba thế kỷ sau, do thiếu tài trợ và bị Đế quốc la-mã bài trừ. Có lẽ ảnh hưởng của thần Mithra lan rộng nhanh chống mà nhà văn Renan, năm 1882, đã viết « Người ta có thể nói nếu Thiên chúa giáo chẳng may đã mai một vì một thứ bịnh dịch nào đó thì thế giới có lẽ đã trở thành tín đồ của Mithra hết cả rồi ». Có thêm một ý nghĩ khác như những truyện hoang tưởng, làm chống mặt, xúc phạm thần thánh : « Những người theo Mithra ở thế kỷ XXII sẽ đánh dẹp những người theo đạo vô thần, như cộng sản » (loạt truyện hậu tận thế, của Ridley Scott).
Những người theo thần Mithra bị nhiều người Thiên chúa giáo tấn công quyết liệt như gọi đó là thứ ác quỉ chỉ biết phỏng theo tín ngưởng thiên chúa giáo để kiếm bành và rượu. Nhưng nếu người Thiên chúa giáo đã không thật sự sợ thần Mithra thì họ đã đào bới những cơ sở thờ tự của tín ngưởng này rồi như họ đã làm đối với tôn giáo khác hồi thế kỷ IV.
Từ đầu thiên niên kỷ, những người Thiên chúa giáo đã từng đối đầu với nhiều đối thủ khác nhau vì dân la-mã thủơ đó hăn hái đi tìm cho mình một nguồn sanh lực mới. Mà thần Mithra là một trong nhiều thần khác.
Những khát vọng về tâm linh thay đổi. Người ta tìm hiểu mối liên hệ thầm kín với thần linh. Theo tín ngưởng đa thần xưa, tôn giáo sanh hoạt nhờ dựa trên một thứ qui ước giữa người và thần. Nhà sử học Pascal Capus ở Toulouse nhắc lại : « Tôi cúng thần một con dê, thần phải cho tôi một đứa con. Tôi cúng thần một cái bánh, thần phải giúp tôi buôn bán khá hơn. Thần có nhiệm vụ tổ chừc thị xã và bảo vệ nhà vua ».
Thật ra tầm ảnh hưởng của thần Mithra không không có gì lớn lao để cho người ta sùng bái như đối với đấng Christ. Thần Mithra sanh ra từ cục đá, dưới hình dạng một người đàn ông trưởng thành, cũng vào một ngày 25 tháng 12, ngày lễ hội ánh sáng của dân chúng. Thần không có cha mẹ. Một vị thần mới hoàn toàn.
Thần Mithra từ thế kỷ thứ IV được nhiều người tôn thờ, phải chăng vì ông cũng sanh nhằm đúng ngày Giáng sanh của Thiên chúa ?
Nguyễn thị Cỏ May