Nguyễn thị Cỏ May, Hôm nay toàn dân đi bầu

Thư Paris

Nguyễn thị Cỏ May

Hôm nay toàn dân đi bầu



Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng  thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài.

Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế.

Cũng vào lúc này, ở Paris, hằng ngàn dân Nga tỵ nạn độc tài Pou, đứng lên biểu tình chống chế độ Cẩm-linh vì một nước Nga khác. Một nước Nga Tự do và Dân chủ như ở Tây Âu.
Và cực lực chống Poutine xăm lăng  Ukraine.

Ở Nga, Ủy Ban Bầu cử của Pou đã bác bỏ đơn xin ứng cử Tổng thống  của  Boris Nadejdine, ứng cử viên đối lập với khẫu hiệu « Chống chiến tranh ở Ukraine ». Ông cho tới nay chưa bị đi tù vì tầm vóc quá đơn giản, chớ không phải vì lòng tốt của Pou.

Chủ nhựt 17 tháng 3, bầu cử sẽ kết quả và Pou sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vẻ vang, với đa số tuyệt đối.

Những  người chống đối Poutine ở hải ngoại nuôi dưởng ý kiến của ông Maxime Reznik, Dân biểu Saint-Pétersbourg, theo đó, ông kêu gọi cử trị hảy tập họp thật đông đảo tại các trung tâm bầu cử đúng vào trưa để ngầm nói lên sự phản đối chiến tranh Ukraine và đả đảo Poutine. Vì ở Nga, như ở các nước Độc tài khác như Tàu, Việt nam, không thể có biểu tình.
 

Đừng để mất niềm hy vọng

Bà Olga Prokopieva, Chủ tịch « Russie Libertés », Hội nước Nga Tự do, liên kết những người Nga chống Poutine đang ở Pháp, giải thích sự việc cử tri hẹn nhau cùng đi bầu đúng vào trưa là thi hành khẫu hiệu « Trưa chống Poutine ».

Đó là hành động phản khán tiêu cực cuối cùng mà mọi người có thể làm được, không sợ bị bắt. Và ít ra, khi gặp nhau ở Trung tâm bỏ phiếu, vào cùng giờ hẹn, là cùng nhận diện nhau ta là « đồng chí » đây. Chúng ta không cô đơn chống tên ác ôn Vladimir Poutine!

Bà Olga Prokopieva, tỵ nạn ở Pháp từ năm 2012, luôn luôn kêu gọi kiều dân Nga hảy tập họp lại chống Poutine và giữ tiếng nói chánh nghĩa của mình. Bà hi vọng cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga và Poutìne đắc cử sẽ bị thế giới văn minh không nhìn nhận, mà còn chế diểu. Cũng như Ukraine đang lên tiếng kêu gọi thế giới hảy tẩy chay cuộc bầu cử 15 và 17/3 của Poutine để cho hắn thây xấu hổ. Nhưng thật tình Poutine có thấy xấu hổ hay không? Vì người cộng sản hay mọi người độc tài đều chỉ biết có mục tiêu là tối thượng. Đạt được mục tiêu là trên hết. Bị công kích là bất lương, là gian ác, tất cả điều đó là dõm của bọn tiều tư sản ganh tỵ!

Bà  Olga Prokopieva nói tiếp « Điều quan trọng là những ngày tới đây. Làm thế nào chúng tôi tiếp tục tranh đấu mà không để mất niềm hy vọng? ».

Thật vô cùng khó khăn. Bạn tranh dấu, chúng tôi đã mất một người quan trọng. Một anh hùng. Poutine lại thắng cử nữa. Thật sự phải thừa nhận phong trào tranh đấu cho nước Nga Dân chủ Tự do mệt mỏi lắm. Ngất ngư lắm. Chúng tôi cần, rất cần, những sức mạnh mới.

Dân Nga chán ngán chế độ ở Điện Cẩm linh, điều đó thấy rất rỏ cường độ câm ghét của họ qua hình ảnh cụ thể là hàng ngàn ngàn người, dưới trời mưa gió và lạnh cắt da thịt, vẫn Ngang nhiên kéo nhau tới, xếp hàng dài cả mấy cây số, chờ tới mộ tưởng niệm Alexei Navalny, người hùng chống Poutine. Qua tuần sau, dân chúng vẫn còn tới mộ với bông hoa viếng nạn nhơn. Mồ của Navalny bị chôn vùi dưới hoa.

Hoa tươi ở Moscou vào mùa đông là rất hiếm. Năm 1920, vào cuối tháng 9, người yêu gốc Paris của Lénine, Bà Inès Armand, chết vì bịnh thiên thời, chôn ở Moscou. Lénine phải cho đi mua hoa tươi ở tận phía Tây Âu để dâng lên tưởng niệm người quá cố.

Ví vậy mà « Buổi trưa chống Poutine » là vô cùng quan trọng.

Hiện nay dân Nga là những người câm. Len vào tư tưởng của họ không phải dễ. Từ lâu nay, họ bị bộ máy tuyên truyền và phản tuyên truyền của chế độ nhồi sọ hằng ngày. Chương trình thăm dò dư luận ExtremeScan từ Đảo Chypre (Grèce), do bà Elena Koneva chủ trương, đã nhiều lần tìm cách phá vở cái im lặng bị bắt buộc đó. Bà gởi một câu hỏi về bầu cử cho 1000 người Nga.Câu trả lời giúp bà thiết lập bảng thống kê về bấu cử và theo đó có 63% cử tri bầu cho Poutine ; 26% chưa biết sẽ bầu cho ai.

Như vậy ta thấy khả năng dân chúng  Nga chống Poutine, người độc tài ác ôn, không có gì đáng lạc quan lắm.

Ở Việt nam chưa có cuộc thăm dò dư luận như vậy. Nếu có thì kết quả có khác hơn không? Hay nhơn dân đều một lòng một dạ nhứt trí với đảng và Nhà nước xhcn?

 

Ngày mai sẽ thay đổi

Người Việt nam, bỏ nước ra đi khi Hồ Chí Minh tới, nay được nửa thế kỷ, mà vẫn kiên trì tranh đấu, vẫn hy vọng ngày trở về sẽ không xa, chế độ cộng sản ác ôn sẽ sụp đổ.

Với người Nga tỵ nạn ở Pháp, họ thấy chưa có gì khởi sắc hết cả. Nhưng họ vẫn phải tiếp tục tranh đấu và tin tưởng ở chính mình. Ông Dmitri S., tới Pháp hồi tháng 10/2022, can đảm tiếp tục tranh đấu. Là nghệ sĩ có cơ sở làm ăn ở Saint-Pétersbourg, ông bán hết vì không muốn làm việc nữa để không trả thuế cho Poutine, trốn qua Paris bằng đường bộ, xuyên qua Smolensk, Bíelorussie và Lettonie, bằng xe hơi và sang xe liên tục cho tới Paris.

Ông vẫn nuôi hy vọng về một nước Nga khác tốt đẹp, không độc tài, không ác ôn, biết tôn trọng  sự khác biệt xã hội. Ở Paris, ông kêu gọi Âu châu và thế giới yêu chuộng Tự do hảy tận tình giúp Ukraine chống lại  Poutine. Tương lai Âu châu sẽ tùy thuộc vào việc Ukraine có thắng được Poutine hay không.

Bà Angelina cùng với chồng tới Paris hồi tháng 9/2022, trả lời nhà báo khi ông bà biểu tình chống Poutine trước Tòa Đại sứ Nga ở Paris, trong vụ ám sát nhà phản kháng Alexei Navalny : « Chúng tôi vô cùng đau buồn và oán giận. Tôi không biết một ngày kia sẽ có thể trở về xứ được không … Không thể chấp nhận được những điều kiện ở đó như có người bị 8 năm tù, bị đánh nhừ tử chỉ vì mang đôi vớ màu cầu vòng » (arc-en-ciel).

Bà Angela cho rằng việc bà và chồng của bà ra đi qua Pháp tỵ nạn là một hành động chánh trị. Cũng lạ cho những người đồng cảnh ngộ. Như người Việt nam bỏ nước ra đi từ sau 75, nay đã thành dân huê kỳ, dân canada, dân tây, dân phi châu đen, mà vẫn cứ cho mình là người Việt nam tỵ nạn công sản, chớ ít khi vổ ngực nói ta đây là Mỹ, là Tây.
Vì cái gốc nước mắm hay phở không mất chăng?
 

Có lạc hậu lắm không?

Bà Angela đi được qua Pháp là may mắn lắm rồi. Trước khi đi, bà còn bán được nhà, tránh được cho chồng bị tái ngủ, lên đường đi đánh Ukraine. Nhưng bà vẫn thấy đó là một hành động chánh trị của bà. Angela mới 26 tuổi nên bà chỉ biết có Poutine là ông Tổng thống. Nhưng bà vẫn thấy điều đó là không bình thường. Suốt thời gian 26 năm mà chỉ có một ông Tổng thống. Như vậy Nga có lạc hậu lắm không?
Tại sao bà không nhìn qua Tàu hay Việt nam? Ở Tàu, Mao xín-xán làm Chủ tịch nước cho tới khi ngủm củ tỏi. Hiện nay Xi làm Chủ tịch nước và sẽ Chủ tịch muôn năm. Bạn bè, đồng chí nào liếc nhìn chiếc ghế của Xi thì sau đó sẽ vắng mặt. Đã có bao nhiêu người bất ngờ vắng mặt trước những Tần Cương, Lý Thượng Phúc, …?.  Ở Hà nội, Nguyễn Phú Trọng, biết mình đã quá tuổi qui dịnh, nhưng vẫn can đảm cố gắng hy sanh làm đảng trưởng để giữ nước cho đảng viên có mà ăn lâu dài, hết lớp này, qua lớp khác, dưới hình thức chống tham nhủng.

Angela hiện nay nuôi hy vọng ở bà Ioulia Navalnia, vợ của Alexei Navalny, vì bà tuyên bố tiếp tục công cuộc tranh đấu của chồng. Không có gì bằng được nhìn thấy có một tổ chức, một nhóm nào đó xuất hiện chống Poutine. Và nhứt là một gương mặt trẻ. Mà lại phụ nữ, thì tuyệt vời! Vì đám độc tài ác ôn đó đều gồm những tên đàn ông già, xấu xí.

Hiện nay, Poutine đang ra sức cho cổ máy nghiền tiêu diệt mọi mầm móng chống đối, cả bằng lời ôn hòa, bằng tranh vẽ của trẻ con, cha mẹ chịu trách nhiệm.
Poutine từng bước đưa nước Nga đi theo nếp Bắc hàn, kiểm soát nghiêm ngặc dân chúng  không để có tiếng thở mạnh, tiếng ho lớn.
Không biết Nguyễn Phú Trọng vì già nua, bịnh tật, có đủ sức lãnh đạo bộ máy nghiền của đảng bám sát theo Poutine nổi không?
 
Nguyễn thị Cỏ May



 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top