Nguyễn thị Cỏ May: Ghe nào chở hết tội ác Hồ Chí Minh?

Thư Paris

Nguyễn thị Cỏ May

Ghe nào chở hết

tội ác Hồ Chí Minh?


Vào giữa tháng 12 năm 2022 vừa qua, một chiếc tam bảng bằng gổ, ngang 2, 25m, dài 6, 60 m, của Viện Bảo tàng Hải cảng Le Havre, Tây-Bắc nước Pháp, đã bắt đầu cuộc hải hành qua Huê kỳ, không phải đi xin tỵ nạn, mà tới viện VHM ở Garden Grove, CA, để đem chưng bày như một chứng tích cụ thể thảm nạn vượt biển sau 30/04/75, tố cáo tội ác Hồ Chí Minh trước dư luận thế giới.
Chiếc tam bảng, còn gọi đơn giản mà quen thuộc, là xuồng ba lá, gắn liền với đời sống dân miền Tây sông nước từ suốt hằng thế kỷ qua. Trước khi được gắn máy, nhứt là máy đuôi tôm, tam bản di chuyển bằng chèo. Từ 1 chèo tới 3 hoặc bốn chèo khi ghe chở nặng và muốn đi mau. Đôi khi chỉ có một cô gái quê vẫn chèo tam bản 2 chèo bằng  2 chơn và ghe chạy thoăng thoắt trên sông nước.
Nhưng chiếc tam bản này, loại được đóng bằng ván dày hơn, để đánh cá trong sông rạch vùng Bà-rịa. Và cũng từ đây, chiếc tam bản chở 9 người đã lao mình ra biển đông tìm tự do. Nghe nói lại thì loại ghe tam bản này ngày nay chỉ còn mươi chiếc luu hành.
 
Ngày 2 tháng 9 năm 1984
Tháng 11 năm rồi, tại Viện Bảo tàng Hải cảng Le Havre,  Pháp, anh Tài Phùng gặp lại chiếc tam bản của 40 năm trước như gặp lại người bạn xưa lúc anh 22 tuổi. Cảm động, đầy nước mắt. Anh khóc khi tay anh rờ chiếc tam bản. Chiếc ghe được Viện Bảo tàng giữ gìn cẩn thận, nay trông nó có vẻ như trẻ đẹp hơn lúc nó ra đi.
Hình ảnh của bốn mươi năm qua nay bổng hiện lại rỏ:  9 người xếp nhau chổ ngồi trên một diện tích gần 15 m2, trong số đó có 3 phụ nữ và 1 em bé 12 tuổi.
Thường thì dân đi biển đều biết chỉ có tháng ba là biển yên sóng lặng – tháng ba bà già cởi sóng – còn lại các tháng khác trong năm    biển đều có sóng gió. Tháng 9 bắt đầu mùa sóng gió giông bảo mà anh Tài dám chở 9 người trên chiếc tam bản mong manh như vậy ra biển khơi, chỉ một mình anh lái. Mà anh, nếu sống bằng nghề ghe thuyền, thì cũng chỉ quen lui tới trong sông rạch, chớ có đưa chiếc tam bản này ra biển bao giờ đâu.
Vậy mà nay anh dám đi biển, thách thức với giông bảo và biển cả. Anh không sợ vì tự tin tài lèo lái tam bản của anh xưa nay ? Hay anh không sợ vì không ý thức được tầm hiểm nguy của biển cả ? Hay anh và bà con trên tam bản đều biết sợ mà vẫn liều mạng vì còn tin ở số mạng và Trời thương kẻ lành. Cái sợ Hồ Chí Minh thì khủng khiếp hơn biển cả nhiều vì chết trên biển cả vẫn ít đau đớn hơn chết do Hồ Chí Minh gây ra !
Chiếc tam bản của anh Tài với 9 thuyền nhơn từ Bà rịa ra đi. Sau 7 ngày chạy buồm và chèo, ghe ra được tới biển khơi. Nhưng qua ngày thứ hai, thấy nước uống và lương thực phải hạn chế nên mỗi người chỉ ăn ngày một bửa mà thôi. Biển bắt đầu động mạnh, báo hiệu bảo sắp tới. Hai lần trước đã qua khỏi. Kỳ này không biết thế nào đây ? Anh vội làm dấu hiệu cứu cấp. Thật may đúng lúc đó, một chiếc tàu hàng vừa đi tới kịp trông thấy, thuyền trưởng ra lệnh tiến tới gần xem và liệu cách cúu giúp.  Khi thấy chiếc tam bản như vậy thì chỉ có cách duy nhứt là hốt nguyên chiếc ghe đem lên tàu và chở đi. Chiếc hàng hải thương thuyền này của hảng Chargeurs Réunis của Pháp nên tất cả người và tam bản đều được chở về Pháp. 9 người sau một thời gian đều lần lược đi định cư các nơi theo thân nhơn bảo lảnh. Anh Tài đi Mỹ và định cư ở Texas.
Chiếc tam bản được giữ lại, không bị vứt đi, vì giá trị quá đặc biệt của nó. Sứ mạng chở người chạy trốn tội ác dả man của cộng sản. Một chứng tích một giai đoạn lịch sử khi cộng sản tới giải phóng.


Taï Phung  với chiếc ghe vượt biển của 40 năm trước
Chiếc tam bản được Cảng Le Havre gìn giữ và sau đó được đưa vào Bảo tàng viện Cảng cất giữ.

Vào những năm đầu 80, Pháp đón nhận người đông dương củ tỵ nạn cộng sản. Người tàu sanh sống ở Đông dương cũng chạy theo tỵ nạn. Tới Paris, họ mở tiệm bán thực phẩm á châu. Chợ Tang Frères mở cửa ở Quận 13 Paris, một quận nghèo nơi sát ngoại ô, dân cư phần lớn là rệp và đen, nhà cửa rẻ tiền. Để thu hút người vượt biển, phần lớn là việt nam, vì những người đi từ Lèo và Miên đi bộ được, Chợ Tang Frères mượn chiếc tam bản này đem về triển lãm trước Chợ.
Quả thật, chiếc ghe thu hứt rất đông người tới coi, cả người Pháp. Vì lúc đó dư luận Pháp cũng bắt đấu phản tỉnh về cộng sản. Những trí thức tả khuynh như Bs Bernard Kouchner, lúc trẻ đã từng qua sống bên cạnh Fidel Castro  để tỏ lòng ngưởng mộ vị anh hùng giải phóng nhơn dân khỏi áp bức đế quốc tư bản, đứng ra tổ chức « Đảo Ánh sáng », đưa một chiếc tàu lớn trang bị gần như nhà thương chạy qua biển đông tìm cúu người vượt biển. Triết gia Jean-Paul Sartre, lúc mê cộng sản đã từng chửi ai không theo cộng sản là thứ ngu như con chó, suốt trong nhiều năm thù ghét ông Raymond Aron vì ông Aron chống cộng sản, trước hiện tượng đông đảo người việt nam vượt biển, ông giựt mình, lên án cộng sản,  bắt tay hòa giải với người bạn xưa. Một số thanh niên, sinh viên pháp « mao-ít » nay cũng vứt nón cối, rửa mặt mày cho sạch sẻ và tươi tỉnh lại.
Sau thời gian chưng bày ở chợ Tang Frères, chiếc tam bản được trả về Le Havre. Vả lại lúc này, Tang Frères khỏi cần câu khách nữa vì chợ không đủ hàng bán, người tỵ nạn tới Pháp ngày càng đông. Khi mới tới, họ được đón tiếp ở vùng Paris để làm giấy tờ, và khám sức khỏe, qua tháng sau đưa về các tỉnh định cư. Trong lúc ở tạm Paris, họ được nuôi ăn ở và dược chút tiền túi nên ai cũng rủ nhau đi chợ.
 
40 năm sau
Anh Tài cũng chỉ là một trong hằng triệu người việt nam vượt biển đi tỵ nạn cộng sản sau 30/04/75, may mắn tới được đất nước tự do vì cùng lúc đó có hằng trăm ngàn người khác nằm dưới lòng biển lạnh hoặc phơi xác nơi rừng xanh.
Nay chiếc tam bản này sẽ tới Thủ đô Việt nam tỵ nạn ở California theo hợp đồng dài hạn giữa Viện Bảo tàng Việt nam VHM, Đại diện bởi ông Châu Thủy và Viện bảo tàng Cảng Le Havre đại diện bởi ông Didier Raux, Chủ tịch.
Chuyện chiếc tam bản của 40 năm trước nay được nhắc lại và đem về Huê kỳ triển lảm dài hạn nhờ anh Tài hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp tài liệu, ký ức về vượt biển, vượt biên của viện VHM phổ biến. Và anh Tài là nhơn chứng sống với vai trò chủ động của lịch sử chiếc ghe.
Nghe lịch sử của chiếc ghe do chính nhơn chứng kể lại, ông Chủ tịch Bảo tàng Le Havre vô cùng cảm động, ông thốt lên « Câu chuyện này, đúng hơn chính là câu chuyện của một nhóm nhỏ thuyền nhơn, họ không phải là dân đi biển nhà nghề, lại đi trên một chiếc ghe như chiếc gáo dừa khô, hay cái vỏ trứng vịt. Hai ngày sau hết lương thực, mọi người phải nhịn đói và lo sợ, dưới cái nắng cháy da cháy thịt. Còn chiếc ghe trong tình trạng đó trôi dạt trong 7 ngày trên biển khơi,. .. ».


Ông Didier Raux và ông Châu Thủy ký hợp đồng mượn chiến ghe dài hạn

Tiếp lời ông Didier, ông Châu Thủy, Chủ tịch Viện Thuyền nhơn Việt Nam thành lập năm 2016 ở Garden Grove, California, Huê kỳ, phát biểu « Đó cũng là một phần của lịch sử những người tỵ nạn chúng tôi và là biểu tượng được cả thế giới nhìn nhận, nó biểu hiện những người việt nam đi tìm tự do trong lúc đó đã có hằng triệu người chôn mình dưới lòng biển. Nó cũng nói lên sự can đảm và là một tấm gương cho những thế hệ sau ».
Ông Châu Thủy cũng là thuyền nhơn nên ông mong muốn Viện Bảo tàng sẽ bảo tồn và luu giữ lịch sử của những người tỵ nạn may mắn tới được các xứ trên khắp thế giới mà lớp trẻ không được biết đến.

Trước thảm nạn vượt biển của hằng triêu người bỏ nước ra đi tỵ nạn, cả thế giới đều tỏ tình đoàn kết, chia xẻ nổi đau của người việt nam tỵ nạn, thì đám cộng sản lãnh đạo đảng như Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười,… không tiếc lời miệt thị là lũ sợ lao động, chạy theo bơ sửa của đế quốc, thứ đỉ điếm, … Mép chưa kịp ráo nước miếng, họ đã gọi người Việt tỵ nạn cộng sản ở Mỹ, ở Canada, ở Úc, … là « khúc ruột ngàn dặm ».
Còn hỏi có « Ghe nào chở hết tội ác Hồ Chí Minh ?». Thì xin thưa tới nay, như nhiều người biết vẫn chưa có ghe nào có thể chở hết tội ác của tên này đối với dân tộc việt nam.
Nguyễn thị Cỏ May












 
    •  






 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top