Nguyễn thị Cỏ May: Cô giáo : “Trò sẽ làm gì nếu trò đổi giới tính? ”

Thư Paris

Nguyễn thị Cỏ May

Cô giáo : “Trò sẽ làm gì nếu trò đổi giới tính? ”


Một hôm vừa đi học về, cậu bé lớp Ba (CE2), với vẻ bực dọc, kêu mẹ nói “Mẹ ơi, cô giáo hỏi trong lớp “Trò sẽ làm gì nếu trò đổi giới tính?  Người mẹ không kịp trả lời con vì nghĩ phải chăng đó quả thật là vai trò của nhà trường đặt trẻ con vào tình trạng đó?  (Le Point - Par Lisa Kamen-Hirsig - le 15/06/2022) .
Thường ngày, mỗi khi đi học về, cậu bé 8 tuổi, kể cho mẹ nghe những chuyện vui hay được cô giáo khen cho mẹ nghe. Nay, cậu bé kể lại đề tài bài tập làm văn của cô giáo vừa cho
Trò sẽ làm gì nếu trò đổi giới tính? ”. Cậu bé thừa nhận với mẹ là cậu đã không làm được bài tập. Cậu không thể viết năm câu trả lời câu hỏi của cô giáo. Trái lại cậu chỉ viết Tôi sẽ hét lên thật lớn và tôi bức tóc cho hết giờ. Mẹ ơi, con thấy câu hỏi của cô giáo thật đáng ghê tởm và con cảm thấy nó thật là quái gỡ.
Nghĩ phải chăng trẻ con không ưa cô giáo vì một lý do nào đó nên không  tin ở lời của cậu bé, bà mẹ đi tới trường gặp đúng cô giáo để hỏi chuyện cho rỏ. Cô giáo cho biết lời kể của cậu bé là đúng vì đó là đề tài của bài tập làm văn.
Vậy mục đích của bài tập này là gì?
Chắc chắn là nhằm phát triển tính đồng cảm uu ái sự tôn trọng giữa trai gái cũng như mối quan hệ bình đẳng.
Mục tiêu sẽ không đạt được vì ngay thằng bé đã thấy việc đổi giới tính là kinh tởm rồi. Vậy chương trình giáo dục này sẽ thảm bại ê chề thôi.
 
Là vai trò của nhà trường?
Chuyện cậu bé lớp Ba về kể lại cho mẹ đề tài bài tập làm văn là đúng, do chủ trương của nhà trường công của Pháp và được cô giáo xác nhận. Nó là chương trình dạy trẻ con ở nhà trường ngày nay chớ không còn là truyện kể. Trong nhà trường Pháp công cũng như tư có khế ước (một thứ bán công), có nhiều bài tập nhằm dạy trẻ con tập sống thật, hoặc thám hiểm sự bình đẳng giới tính. Và đó là đòi hỏi của chương trình giáo dục của nhà trường Pháp ngày nay.
Nhiều cổng thông tin của Bộ Giáo dục phổ biến chủ trương bình đẳng giới tính để hướng dẫn giáo chức am hiểu vấn đề mới này.
Nhiều người trong giới phụ huynh nhận thấy chủ trương này thực chất là nhằm tháo gở hệ thống giá trị củ vốn là vai trò của nhà trường. Một số giờ học của chương trình được thay thế bằng giờ học “bình đẳng giới tính” nên một phần trẻ con khá quan trọng ngày nay học xong cấp tiểu học vẫn chưa đọc được và viết được tử tế, chưa làm được 4 phép toán cộng, trừ, nhơn, chia …Trong lúc Pháp ngày nay nổi tiếng là dốt toán nhứt thế giới. Năm rồi, môn Toán bị bỏ ở lớp 1ère (Lớp 11 hay Đệ II), trừ Ban S, Ban Khoa học. Thấy tình trạng học sinh sau Tú Tài lên Đại học gặp khó khăn, Chánh phủ của ông Tổng thống  Macron hoảng sợ, vội cho học Toán  trở lại như trước đây.

Trở lại chuyện bình đẳng giới tính ở nhà trường, tại sao không nghĩ tạo cách tốt nhứt cho bé gái cùng những cơ hội như với bé trai là kỷ luật, nề nếp, đào tạo kiến thức, nghề nghiệp theo hướng chúng nó chọn chớ không phải cần dạy chúng tính đồng cảm là uu tiên.
Vả lại thấy có cần hỏi một đứa trẻ 8 tuổi nghĩ gỉ nếu nó đổi giống để nhờ đó dạy nó hiểu sụ bình đẳng quyền lợi giữ nó và đứa bé gái?
Chánh phủ hiện nay đang quan tâm dạy trẻ con biết tôn trọng đúng mức giới tính thay vì dạy chúng tìm hiểu lý do tại sao ta nên tôn trọng những kẻ khác trong sự khác biệt với ta. Thử tưởng tượng một đứa bé 8 tuổi, biểu nó hảy cởi bỏ đi những cái con trai của nó có do cha mẹ sanh ra! Điều này có phải là một vi phạm nhơn quyền căn bản hay không?  

Vẫn chuyện dài quái gở về giới tính trong chương trình giáo dục. Một bà dự thi tuyển vào làm cô giáo. Đây cũng là chuyện mới nữa. Ngày xưa, “cô giáo”, “thầy giáo” gọi là “Institutrice,  Instituteur” nay đổi lại là “Professeur des Écoles”. Thí sinh trên phải trả lời phần vấn đáp câu hỏi: “Trong một lớp học, bà thấy học trò con trai chơi xe, học trò gái chơi làm bếp, vậy bà giải quyết vấn đề đó như thế nào? ”. Để được đậu làm cô giáo, thí sinh ấy đã phải trả lời đúng theo chủ trương, nhìn nhận trò chơi làm nổi bật sự mâu thuẩn giới tính nên cần phải giải quyết để đem lại sự bình đẳng.

Nhưng tại sao người ta có thể nghĩ con trai lúc nhỏ chơi xe thì lớn lên sẽ lái xe tăng, lái chiến hạm, làm phi công chiến đấu còn con gái vì nhà  trường cho chơi trò làm bếp nên lớn lên không thể làm phi công?  Có phải  đó làmột lối suy nghĩ bịnh hoạn không?  Do nặng ảnh hưởng phong trào nữ quyền?  Mà trong chánh phủ đã có  cái “Bộ Nam-Nữ bình đẳng”  rồi kia mà?
Cũng trong cách suy nghĩ của giới chức chánh quyền theo hướng đó mà nhà trường không cho một đứa trẻ 4 tuổi chơi máy trộn hồ vì cách chơi này sẽ làm cho đứa trẻ sau này lớn lên trở thành một thứ đàn ông hung bạo!
Tại sao trong thi tuyển, người ta không hỏi để biết thí sinh có khả năng giữ kỷ luật trong lớp, khả năng  sư phạm mà lại quá nặng đầu óc giới tính?
 
Vấn đề bình đẳng giới tính
Người phụ nữ bị sách nhiễu tình dục ở sở làm, bị bạo hành trong gia đình ngày nay thật sự đã khá phổ biến, không riêng gì ở Pháp. Riêng về vấn đề phân biệt đối xử trai-gái ở Pháp, trẻ em gái bị phân biệt đối xử rất sớm ở trường học hoặc nơi công cộng theo kết quả điều tra của Cơ quan UNICEF thăm dò 26,000 trẻ em tuổi từ 6 tới 18.
Như ở nhà trường tiểu học, chỗ chơi của con trai được dành riêng, khoảng trống lớn hơn và chiếm vị trí ưu đãi trong  lúc đó chỗ chơi của con gái nằm ở bên cạnh. Cũng có vì cách chơi. Như con trai chơi banh nên cần khoảng trống lớn hơn …
Một học sinh trai lớp Tư (CM1) nói về con gái: “Con gái khác với chúng tôi, con trai, là chúng  nó không đá banh được vì chúng  nó không có bắp thịt như chúng tôi”. Nhưng học sinh gái phản ứng  liền “Nếu tụi tao không có bắp thịt thì tụi tao có xương và da. Cũng như con trai, tụi tao cũng đá banh được. Và tụi tao còn đá banh bay xa hơn nữa. Đá banh là môn chơi của cả con gái chớ không chỉ riêng của con trai”.
Qua tới Trung học, cách nhìn vấn đề có khác đi. Một nữ sinh thẳng  thắng công kích vấn đề kêu gọi bình đẳng  giới tính vì thực tế hoàn toàn trái ngược. Học sinh ấy chúng minh: “chỉ trong môn thể thao, phái nữ bị trả tiền thấp hơn phái nam”.
Trái lại, phái nữ lại tỏ ra xuất sắc trong những môn chơi cá nhơn như vũ trên tuyết, chơi ski hoặc bơi lội.
Về điều này, tưởng nên nhìn lại cách giáo dục trong gia đình, nhứt là trong thời gian trước đây, để thấy vai trò của con cái dường như đã được ấn định sẳn “Đá banh là trò chơi của con trai, làm bếp là của con gái! ”.
Dưới mắt của UNICEF, phân biệt đối xử giữa trai/gái là thực tế nên họ vẫn cố gắng thúc đẩy tiến hành thực hiện bình đẳng để mỗi đứa trẻ có thể phát triển tiềm năng của mình và xây dựng tương lai đất nước. Mặt khác, họ nổ lực xóa bỏ mọi phân biệt đối xử nhằm vào nữ giới (unicef.fr/inégalités-filles-garçons).

Bà Élisabeth Borne là nữ thủ tướng đầu tiên của nước Pháp được bổ nhiệm bởi tổng thống Emmanuel Macron ngày 16/5/2022  (Ảnh Getty Images)
Chánh phủ của ông  Tổng thống Macron nhạy cảm về vấn đề nam-nữ hơn hết. Ông đã chọn một phụ nữ làm Thủ tướng và văn phạm Pháp chưa kịp sửa, Hàn lâm viện chưa kịp phản ứng, nhưng thực tế, tiếng Pháp đã được điều chỉnh để gọi Bà Thủ tướng là “La Première Ministre”!
Và ghê hơn nữa, trong Từ điển Robert đã viết Đại danh từ il và elle làm một thành “iel” để không còn sự phân biệt đối xử.
Đoàn kết một nhà!
Nguyễn thị Cỏ May







 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top