• Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Phụ nữ Pháp có xu hướng  quay về nếp cũ?

Thư Paris

• Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May

Phụ nữ Pháp có xu hướng  quay về nếp cũ?

Nhiều người vẫn có thành kiến cho rằng phụ nữ Pháp sống phóng túng vì quá tôn thờ chủ nghĩa tự do cá nhơn . Họ chỉ biết quyền lợi bản thân của họ là trên hết . Những Hội nghị Quốc tế Nhơn quyền là những dịp Nữ quyền được đề cao . Như quyền làm chủ thân thể của mình .
Cũng từ đây, tập quán sanh hoạt của phụ nữ Pháp thay đổi . Đời sống sanh lý của họ cũng thay đổi . Ngày nay, người phụ nữ có nhiều tình nhơn gấp ba lần hơn ngày trước.
Theo kết quả điều tra của Viện ICM (Institut de la Communication et des Médias), năm 1960, người phụ nữ 24 tuổi có trung bình 1, 67 tình nhơn . Ngày nay, các bà, các cô không ngại lớn tiếng khoe mình có trung bình 5, 67 bạn tình .
Sau cuộc biến loạn của giới trẻ ở Paris năm 1968 do Tả phái tổ chức, và luật phá thai ra đời năm 1970, người phụ nữ Pháp được thật sự giải phóng về mặt sanh lý và con số bạn tình của phụ nữ cũng từ đây gia tăng theo sở thích . Chỉ một sớm, một chiều đã vọt lên 3, 72 tình nhơn cho mỗi phụ nữ . Nhưng phải đợi tới năm 2000, số tình nhơn của mỗi phụ nữ mới vụt lên chống mặt . Theo 10% phụ nữ được hỏi trả lời rỏ ràng là các bà, các cô biết qua ít nhứt mười người bồ trước khi dừng lại ở người khả dỉ "OK" !
Nhưng ngày nay, đời sống, cung cách sanh hoạt, và cả thời trang của người phụ nữ Pháp lại một lần nữa thay đổi . Nhưng thay đổi âm thầm, kín đáo .

Thời trang phụ nữ

Y phục mặc bên ngoài dỉ nhiên thay đổi theo mùa, với những kiểu cách mới . Thời trang pháp của các nhà tiếng tăm xưa nay, như Dior, Nina Ricci, ...thay đổi ít hơn, chậm hơn so với những nhà thời trang mới của Mỹ, Espagne . Nghe nói sản phẩm của Zara, H&M, cứ mỗi 3 tháng, có kiểu mới tung ra thị trường .
Nhưng thứ thời trang kín đáo của phụ nữ, bám sát người phụ nữ từ cả trăm năm nay, cũng bắt đầu bị nhiều bà bỏ rơi để trở về với sự thoải mái thật sự .
Từ thời thượng cổ, người phụ nữ đã biết dùng phưong tiện kín đáo bảo vệ bộ ngực của mình và nâng cao lên. Phương tiện này được cải tiến từ từ và theo đó, tên gọi cũng thay đổi để sau cùng có tên là "soutien-gorge " (nịt ngực) như ngày nay ta biết, hoặc " brassière" . Chữ "gorge", dùng một cách bóng gió để tránh nói rỏ " bộ ngực" hay "cặp vú" (Từ điển tiếng pháp Allain Rey, Ed. 1999) . Về tên gọi " brassière ", hay "bra", ở Pháp không thấy, nhưng ỏ Québec, Canada, hảy còn thông dụng .
Chiếc áo " nịt ngực " được người phụ nữ dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu để làm nổi bật dáng vóc thân hình phụ nữ, làm cho bộ ngực phụ nữ tăng thêm giá trị thẩm mỹ, là chủ yếu hơn hết . Cũng như nhiều loại quần áo mặc bên trong của phụ nữ, áo nịt ngực đóng vai trò quyết định trong quan hệ giửa thân thể với y phục thời trang bên ngoài, trong sự biến đổi thân thể tự nhiên trở thành một thân thể văn hóa, một thân thể phản ánh bộ mặt xã hội .
Nhờ những tiến bộ nghành vải sợi, chiếc nịt ngực ngày nay kết hợp được hai yếu tố, sự thoải mái cho người mặc với nét hấp dẩn cho người nhìn .
Nhưng hiện có không ít phụ nữ không mặc áo nịt ngực nữa vì thấy không được thoải mái và hoàn toàn không hiệu quả ngăn chận bộ ngực chảy xệ xuống tới rún .
Một cuộc nghiên cứu khoa học dựa trên 330 phụ nữ trong 15 năm đã xác nhận không mặc áo nịt ngực tốt hơn cho sức khỏe, cập vú tự nhiên được nâng lên 7 mm mỗi năm so với hai bờ vai, ngực có xu hướng rắn chắc lại và những vết hằng ửng đỏ trên da biến mất . Ngoài ra, một số phụ nữ tranh đấu nữ quyền còn cho rằng áo nịt ngực chỉ là công cụ áp bức và gây đau đớn cho cơ thể người phụ nữ mà thôi .
Người phụ nữ có ý muốn trở về với nếp sống theo tự nhìên của thời xưa, đơn giản bớt những ràng buộc của xã hội tiêu thụ ngày nay .

Một khi chia tay


Người phụ nữ Pháp xưa nay nổi tiếng là thanh lịch . Về ăn diện, nghệ thuật trang điểm của các bà đầm khó có ai qua mặt được . Nhưng đìiều đáng đề cao là các bà giử được cách hành xử khi phải chia tay với chồng làm cho các ông ngày nay chỉ có biết dở nón tỏ lòng thán phục mà thôi . Không tỏ thái độ, lời nói, biểu lộ sự oán hận, thù hằn, mà vẫn giử sự vui vẻ, bình thảng, cả thân tình vì đã có với nhau một thời gian dài sống chung với nhau. Họ thật lòng trân quí những kỷ niệm đẹp với nhau .
Dỉ nhiên họ khó kìm giử đưọc sự đau khổ . Họ khóc, nhưng khóc kín đáo, một mình, khóc cho chính họ, để giải tỏa sự đau khổ, thất vọng . Họ biết để mối quan hệ vợ chồng lại phía sau vì nó không còn với mình nữa. Để lấy lại phong độ trong cuộc sống hằng ngày . Sống với cái đầu mới mẻ hơn .
Trước hết, người phụ nữ sẽ chăm sóc kỷ hơn dung nhan của mình sau khi chia tay . Như làm một kìểu tóc mới cho trẻ trung hơn . Màu son tươi hơn, y phục đơn giản nhưng không thiếu nét "chic". Nghĩa là họ biến cuộc chia tay trở thành một cơ hội đổi mới từ phong cách tới tâm hồn, tức cách suy nghĩ, quan niệm cuộc sống . Sự thay đổi còn giúp họ nhìn lại họ rỏ hơn, cảm thương bản thân mình hơn . Phải chăng đó là lý do tại sao ngày nay có nhiều phụ nữ tìm đền Thiền đường, Yoga để sống những khoảnh khắc thoải mái, tự tại, trọn vẹn với chính mình . Sống đời sống thật của mình, với chính mình . Một xu hướng sống mới của những người phụ nữ trẻ, nhưng chỉ là một hiện tượng trở về với nếp củ đã có từ hằng ngàn năm qua .
Người phụ nữ ngày nay trước diển tiến xã hội


Ở Vìệt nam thời xưa, người con gái qua khỏi hai mươi là kể như khó lấy chồng . Họ kỵ tuổi " Hăm" lắm . Người ta bị ám ảnh cái gì củ, muốn cho nóng sốt, phải đem hăm lại . Tuổi lý tưởng của người con gái lấy chồng là "trăng tròn", tức 16 tuổi .
Ở xứ Pháp, với nền văn hóa tôn trọng tự do cá nhơn, các cô có toàn quyền quyết định đời sống riêng của mình . Nhưng nổi lo về cơ hội lập gia đình, sanh con cái, ngày nay đang trở thành vấn đề khó khăn cho các cô, nhứt là các cô đẹp, học giỏi, đang có địa vị xã hội cao . Chờ gặp được người thích hợp, tương xứng lứa đôi thì thời gian không chờ người . Về mặt làm mẹ, khi đã tới 25 tuổi, khả năng sanh đẻ là 25%, khi lên 35 tuổi, còn 12%, tới 40 tuổi, chỉ còn 6% .
Để giải quyết tình trạng khó khăn này, người phụ nữ Pháp ngày càng nhiều tìm tới các Trung tâm y tế nhờ cất giử dùm trứng của mình bằng phương pháp đông lạnh, giá tối thiểu là 5 500 euros . Như đi mua bảo hiểm cho khả năng sanh đẻ, phòng khi muốn có con, có thể thực hiện được .
Việc lập gia đình, kịp sanh con cái của những phụ nữ đẹp, học giỏi, có địa vị xã hội cao ngày càng trở nên gay gắt hơn . Những người phụ nữ này, hoàn toàn không do áp lực gia đình, chỉ muốn kết hôn với người đàn ông, về mặt kiến thức, phải ít nhứt tương đương với mình . Giống như tập tục đông phương chọn môn đăng hộ đối của thời xưa vậy . Trong lúc đó, việc học hành của nam giời ở Pháp ngày càng sa sút so với nữ giới .
Sự chênh lệch về tỉ lệ nam/nữ thành công ở Đại học pháp ngày càng làm cho các cô, các bà thêm thất vọng . Từ năm 2000, có 54% nữ sanh viên trong các Đại học, năm 1984, tỷ lệ đó là 45% .
Ngoài lý do học kém, địa vị xã hội thấp, người đàn ông Pháp ngày nay còn mang thêm tâm lý lo ngại sự thăng tiến nghề nghiệp của phụ nữ mau hơn sẽ trở thành mối hăm dọa đời sống gia đình .
Khi người phụ nữ, chẳng những bình quyền về mặt xã hội, mà còn vượt lên thì họ lại phải sống với nổi buồn riêng của mình, sự cô đơn của người phụ nữ . Một mái ấm gia đình, với tiếng cười của trẻ con là điều vẫn còn trong mong ước .
Có giải pháp không ?

Có giải pháp chớ nhưng phải do người phụ nữ dám thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi quan niệm lập gia đình .
Tại sao không kết bạn đời với người học kém hơn mình, địa vị xã hội thấp hơn mình mà có tấm lòng tốt, hết lòng thương yêu mình ? Quan hệ vợ chồng là quan hệ con người chớ không chỉ quan hệ về mặt xã hội .
Người phụ nữ Pháp ngày nay đã bắt đầu trở về với hình ảnh người phụ nữ truyền thống . Họ nhận thấy cách ứng xử mềm mỏng, dịu dàng, đầy nữ tính, tài nội trợ mới là giá trị đích thực, mới là địa vị cao quí của người phụ nữ trong gia đình và cả ngoài xã hội .
Trong xã hội tân tiến ngày nay, sự mạnh mẽ, sự sắc sảo của một phụ nữ năng động là ưu điểm để thành đạt nhưng sự nhu mì, chu đáo, sâu sắc, tế nhị của người phụ nữ truyền thống bổng trở thành những giá trị tiêu chuẩn cho một số phụ nữ ngày nay chọn xây dựng đời sống .
Nguyễn thị Cỏ May





 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top