Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May Biélorussie, một trường hợp đặc biệt

Thư Paris

Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May

 
Biélorussie, một trường hợp đặc biệt
Dân chúng nổi dậy chống bầu cử gian lận, đòi Dân chủ


Chủ nhựt vừa qua 27/9, hãy còn hằng chục ngàn người dân Bíélorusses xuống đường tại
Thủ đô Minsk, biểu tình phản đối kết quả bầu cử Tổng thống gian lận của ông Alexandre
Loukachenkho và chống ông âm thầm tự tấn phong Tổng thống hôm 23 tháng 9/2020

Liên Hiệp Âu châu với toàn bộ thành viên và Huê kỳ, Canada đều lên tiếng phủ nhận kết quả bầu cử Tổng thống của ông Alexandre Loukachenko, tức không nhìn nhận ông là Tổng thống  Bíélorussie mặc dầu ông đã tự tấn phong. Ông Joseph Borrell, Đại diện đối ngoại của 27 Quốc gia thành viên Âu châu, cho phổ biến một văn thư nêu rỏ quan điểm của Âu châu: «Liên Hiệp Âu châu tái xác nhận bầu cử Tổng thống hôm 9 tháng 8/2020 ở Bíélorussie vừa không tự do, vừa không công bình, và không nhìn nhận kết quả gian lận».
 


Alexandre Loukachenko trong lễ “tự” tấn phong Tổng thống âm thầm
23/09/20 ttại Monsk (Ảnh BelTA / via REUTERS)

Tiếng nói đường phố
Đường phố ở Minsk suốt đêm vang tiếng dân chúng la hét phản đối và cả tiếng còi xe inh ỏi điếc tai. Cờ của Bíélorussie bổng trở thành cờ của dân chúng biểu tình, phất phới trên thành cầu, trên cửa sổ, trên vai người đi đường.

Nói ông Alexndre Loukachenko âm thầm tự tấn phong mình thành Tổng thống Bíélorussie vì lễ ấy không được trực tiếp phổ biến trên truyền thông, như trên TV, Radio, như thông thường. Sự đắc cử của ông chỉ được thông tấn xã nhà nước loan tin bằng cách phổ biến lời tuyên bố của ông: «Chúng tôi không chỉ bầu cử một ông Tổng thống, chúng tôi còn bảo vệ những giá trị của chúng tôi, bảo vệ hòa bình, chủ quyền và nền độc lập» .

Ông Alexandre Loukachenko làm Tổng thống của 9, 5 triệu dân Biélorusses nay được 26 năm nhưng ông thấy phải hi sinh thêm nhiều năm nữa để tiếp tục phục vụ nhơn dân vì đất nước hiện chưa có người đủ tầm vóc thay thế ông về mặt lý luận .

Thật đúng vậy. Vì biết lý luận theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nhờ làm Tổng thống suốt thời gian dài mà ông có được 17 dinh thự, một đoàn máy bay, nhiều biệt thự lộng lẫy ở nước ngoài và hàng tỷ đô-la gởi ở các ngân hàng ngoại quốc. Những người bám theo ông đều có cuộc sống dư ăn dư để (Gueorgui Stepanov, Le Courrier International, 11/8/20).

Toàn dân bất mản chế độ của Loukachenko. Ai cũng mong muốn dẹp bỏ, nhưng phong trào phản kháng thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo. Nó gồm nhiều nhóm khác nhau. Lực lượng an ninh của nhà cầm quyền đã được điều động từ vài tuần nay chuẩn bị giải tán biểu tình bằng đàn áp dã man.
Người ta chưa quên những ngày đầu, biểu tình chống kết quả bầu cử đông tới gần 200,000 người, tưởng đâu đã hạ bệ được ông Alexandre Loukachenko, đưa đất nước qua một ngã rẻ mới rồi.

Ông Alexandre Loukachenko sẽ rút lui?

Trước khi lên đường đi qua Lituanie để gặp bà Svetlana Tikhanovskaia, người đứng đầu phong trào chống Tổng thống Alexandre Loukachenko, ông Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lớn tiếng và mạnh dạn tuyên bố «Chuyện đang diển ra ở Biélorussie là một vụ khủng hoảng chánh quyền, một chánh quyền độc tài không muốn chấp nhận sự hợp lý của nền dân chủ và dùng bạo lực để cố bám.  Vậy rỏ ràng là Loukachenko phải đi chổ khác chơi» (Journal du Dimanche, 27/9)    

Khi gặp bà Svetlana Tikhanovskaia hôm 29/9, ông tuyên bố «Chúng tôi sẽ cố gắng, với tư cách cùng là người Âu châu, giúp tìm cách thương lượng». Ông Macron là nhà lãnh đạo Tây phương đầu tiên gặp người lãnh đạo phong trào phản khán của Bíélorussie đang luu vong tỵ nạn ở Vilnius, thủ đô nước láng giềng.

Bà Svetlana Tikhanocskaia báo tin với ông Macron là bà đã được Quốc Hội Pháp mời phát biểu trước Quốc Hội và bà đã nhận lời. Bà ủng hộ ý kiến của Tổng thống Macron là   thảo luận với ông Alexandre Loukachenko để tìm giải pháp cho Biélorussie nhưng bà không quên yếu tố Nga vì ông Poutine nhiệt tình ủng hộ ông Alexandre Loukachenkho từ lâu nay.

Theo bà cuộc khủng hoảng này nên có giải pháp càng sớm càng tốt để sau đó, tổ chức lại cuộc bầu cử có dân chủ và công bình. Và phải làm trước cuối năm.

Khi đề nghị thương lượng giữa ông Alexandre Loukachenko với phong trào chống đối, ông Macron nghĩ tới sự giúp đở của Tổ chức  «An ninh và Hợp tác Âu châu» (OSCE)

Bà Svetlana Tikhanovskaia cho biết bà cũng đã gặp các Tổng trưởng Ngoại giao của Âu châu và các nhà lãnh đạo Ba-lan và Lituanie, hai nước láng giềng của Biélorussie .

Hôm chủ nhựt, cảnh sát còn bắt giữ hàng trăm người biểu tình trong lúc hàng chục ngàn khác vẫn tiếp tục xuống đường phản đối bầu cử gian lận.

Riêng Anh và Canada đưa ra liền biện pháp trừng phạt 8 người trách nhiệm đàn áp biểu tình ở
Biélorussie, đứng đầu là Alexabdre Loukachenko, như cấm họ di chuyển ở đây và đóng băng
các chương mục của họ ở ngân hàng.

Không thể có giải pháp không có Nga

Dân chúng ở Biélorussie rầm rộ nổi dậy chống kết quả bầu cử gian lận được cả thế giới dân chủ phương Tây nhiệt tình ủng hộ, lên án Loukachenko và kêu gọi Loukachenko hảy rút lui có trật tự. Nhưng ai cũng chợt nghĩ vấn đề ở Biélorussie không thể giải quyết mà không có sự hợp tác  của Nga. Vì Nga vẫn coi Biélorussie như là một phần lảnh thổ của mình.  Về mặt địa lý và lịch sử, Bíélorussie từ thế kỷ XVIII hoàn toàn  nằm trong vùng lảnh thổ của Đế quốc Nga. Mạc-tư-khoa áp đặt lên Biélorussie nền hành chánh theo Nga và dùng tiếng Nga làm quốc ngữ. Tứ năm 1918 tới 1991, ngoài giai đoạn ngắn bị Đức Quốc xã cai trị, Bíélorussie vẫn là một phần của Liên-xô. Sau khi Liên-xô sụp đổ, Biélorussie được độc lập nhưng tới năm 1994, bị cai trị bỡi chế độ độc tài Alexandre Loukachenko do Nga hết lòng nuôi dưỡng. Biélorussie, ngoài quan hệ là một thành viên của Liên Hiệp Âu-Á do Nga điều hành, còn được Nga sử dụng như cái khiên đối với áp lực của khối Bắc Đại Tây dương (OTAN).

Năm 1999, Biélorussie và Nga ký chung một Hiệp ước về An ninh và Quốc phòng do Nga lãnh đạo nên Nga có quyền kêu gọi TT Loukachenko trợ giúp về quân sự và ngược lại Nga có thể bất cứ lúc nào can thiệp giúp Biélorussie về an ninh. Nên ai cũng nghĩ giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Minsk phải cần sự hợp tác của TT Poutine. Chính TT Pháp lúc gặp bà Svetlana Tikhanovskaia cũng đã tuyên bố ông sẽ tìm cách để có thương lượng với nhau.

Người ta nói Biélorussie không có kinh tế. Cũng đúng thôi ! Vì không có viện trợ tích cực của Nga thì ngay hôm sau, Biélorussie sụp đổ. Sau Đệ Nhị Thế chiến, Nga đã tận tình giúp tái thiết phần lớn xứ Biélorussie bị chiến tranh tàn phá. Từ đó, Nga đã áp đặt mô hình chánh trị theo Nga, và chế độ tập trung kéo dài cho tới chế độ Alexandre Loukachenko ngày nay. Xí nghiệp bị Nhà nước kiểm soát. Ý niệm giải tư hoàn toàn không có vì cánh cầm quyền khóa kín nền kinh tế. Dân chúng tranh thủ trồng khoai, chăn nuôi trên phần đất chung quanh nhà  để cải thiện cuộc sống .Vì vậy mà Tây phương ít có ai chịu qua đầu tư hay cung cấy công nghệ tân tiến. Nên về mặt kinh tế, người ta đồng ý bảo Biélorussie là cái «vủng rác kinh tế xã hội chủ nghĩa» còn xót lại ở Đông Âu

Nhìn từ Biélorussie, Nga chỉ là một nước đồng minh. Nếu so sánh với Ukraine thì sẽ thấy khác hẳn. Ở Ukraine, đa số dân chúng ở phía Tây trông qua Liên Âu và OTAN. Ở Biélorussie, tuyệt đại đa số dân chúng nói tiếng nga và giữ chánh trị cộng sản vì nghĩ cộng sản đã đem lại sự ổn định, sự tiến bộ xã hội, một tỷ lệ thất nghiệp giới hạn, tuổi thọ cao, một hệ thống y tế đúng đắng (Gueorgui Stepanov, Le Courrier International, 11/8/20).

Ngày nay, dân chúng xuống đường chống kết quả bầu cử gian lận, đả đảo ông Alexandre Loukachenko độc tài cố bám ghế Tổng thống nhưng lại không coi Nga là kẻ thù. Hay ít ra cho tới lúc này !

Về phần ông Poutine, ông cho rằng con domino Biélorussie không thể ngã được. Ông vẫn muôn giữ Biélorussie là một nước chư hầu mặc dầu mối quan hệ với Loukachenko có phức tạp từ lâu. Ông cố tránh phải can thiệp quân sự vì hậu quả sẽ quá nặng nề. Tốt nhứt ráng tìm một giải pháp chánh trị. Điều quan trọng sanh tử là người thay thế Alexndre Loukachenko phải biết trung thành với ông. Nghĩa là trong mọi trường hợp, Poutine không thể để Biélorussie thoát ra khỏi tay ông .

Nhiều người nghĩ ông Poutine có thể yên tâm Biélorussie sẽ không giuột khỏi tầm tay của ông khi mà dân Biélorusse vẫn chưa phản tỉnh để thoát ra khỏi  vủng lầy xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn thị Cỏ May




 




 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top