• Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May Suốt đời Hồ Chí Minh thật sự có bao nhiêu cái hôn?

Thư Paris

• Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May

 
Suốt đời Hồ Chí Minh
thật sự có bao nhiêu cái hôn?


Tuần này, Việt nam tổ chức kỷ niệm lần thứ 130 ngày sanh của Hồ Chí Minh.  Trước ngày sanh, tức hôm 18/5, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lập lại điệp khúc củ «Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vô cùng phong phú, vĩ đại của Người không những là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam mà còn là đóng góp quý báu của Người vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới".  

Lập tức có nhiều người phản ứng như nhà nghiên cúu Lê văn Sinh, nhà văn Võ thị Hảo, Bloger Nguyễn Hũu Vinh (Trả lời BBC). Với mức độ khác nhau nhưng tất cả đều không chấp nhận được lời ca tụng Hồ Chí Minh của Nguyễn Phú Trọng. Không phải vì lập lại bản in củ rít mà vì không nói đúng sự thật, chỉ cố tình nói lây được. Nghe qua, bà Võ thị Hảo không tự kìm chế được, đã phải bật cười một mình.

Người ta nghĩ nếu có báo chí tư nhơn, có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, thì mọi người sẽ thấy Hồ Chí Minh hoàn toàn khác. Hồ sẽ trở lại đúng con người thật của Hồ, với bản chất đại gian đại ác và dâm dục. Chẳng riêng gì Hồ Chí Minh mà cả cái nhóm chóp bu của đảng cộng sản ở Hà nội đó, từ lúc ra đời cho tới ngày nay, cũng chỉ là những tên tội phạm hình sự hoặc tội phạm chống nhơn loại. Đặc biệt với nhơn dân việt nam, thì còn là tội phá hoại xã hội và ngày nay, là tội bán nước .  

Thật ra nhắc về Hồ Chí Minh, thì chỉ thấy ở ông ta toàn là tội ác, chớ không có công cáng gì cả. Và nói ra không biết  bao giờ cho hết được. Nói sự thật về Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ không còn lâu lắm nữa !

Trong tuần trước, Cỏ May tôi có nói qua những cái hôn của Hồ. Nay nói thêm cũng về những cái hôn của Hồ nhưng lại giới hạn ở « hai cái » hay hai thứ mà thôi. Vì nó tiêu biểu rỏ nét con người của Hồ hơn hết. Đó là cái hôn Mao Trạch-đông và Châu Ân-lai (trên vidéo ta còn coi thây được), hoặc những cái hôn những lãnh tụ cộng sản anh em khác. Và cái hôn đàn bà, con  gái, cả trẻ em, khi có dịp tiếp xúc, gần gủi .  

Nên Hồ Chí Minh có tiếng là «kẻ hôn nhiều nhứt thế giới» .  Và báo chí thế giới đã phải viết Hồ là «The dirtiest Old Vi Xi " !
Để tìm hiểu ý nghĩa thật của Hai cái hôn đó, hay hai thứ hôn đó, tưởng nên nhắc sơ lược tiểu sử của Hồ .  
 

Về nguồn gốc Hồ Chí Minh


Theo lịch sử của nhà cầm quyền cộng sản hà nội thì Hồ Chí Minh có tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung, con ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng thị Loan, cháu nội ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà thị Hy .  

Nhưng theo «Lời truyền miệng dân gian về Nỗi Bất Hạnh của một số nhà trí thức nho gia” (Kinh nghiệm điền dã) của sử gia Trần Quốc Vượng (Trong Cõi, nhà xuất bản Trăm Hoa, California, Huê kỳ, 1/1993, trg 233-261), thì nguồn gốc thật sự của Hồ Chí Minh lại khác hẳn từ ông bà nội .  

Khoảng đầu những năm 60 thế kỷ XIX, cử nhơn Hồ Sĩ Tạo tới ở nhà họ Hà dạy học, quê quán làng Sài, cùng một xã Chung Cự, Tổng Lâm Thinh, Huyện Nam Đàn, với làng Sen, tức Kim Liên. Họ Hà là gia đình nghệ nhơn dân gian, trong nhà có phường hát ả đào.

Gia đình họ Hà có cô con gái tên là Hà thị Hy, tài hoa, nhan sắc lộng lẫy, hát hay, đàn ngọt, múa đẹp, đặc biệt là tài múa đèn : đội đèn trên đầu, để đèn trên hai bàn tay, vừa hát, vừa múa mà dầu trong dỉa không sánh ra ngoài nên người làng gọi cô Hy là cô Đèn .  

Vào thuở ấy, kỷ cương xã hội còn lắm khắc khe. Quan niệm xã hội thông thường chỉ trọng sĩ nông trên hết nên nghề ca xướng thường bị xã hội khinh rẻ, cho là phường “xướng ca vô loài”. Phải chăng vì vậy mà cô Đèn, con người tài hoa, nhan sắc như vậy, mà đã 30 tuổi vẫn chưa có được chồng ?

Trong lúc đó, cùng ở ngay trong nhà, lại có cử nhơn Hồ Sĩ Tạo, cũng là bực tài hoa, văn hay, chữ tốt, đa tình. Người ta thường bảo lửa gần rơm lâu ngày không cháy, cũng chèm nhèm. Trai tài, gái sắc lại là nghệ sĩ, thì làm são ngăn được ngọn lửa lòng không bốc cháy ?

Thế là cô Đèn Hà thị Hy bổng một hôm thấy bụng của mình tự nhiên phình ra. Gia đình giựt mình hoảng sợ. Cô là gái không chồng mà làm sao lại chửa ? Trong lúc đó, ông cử Hồ Sĩ Tạo lại có vợ con rồi .  

Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề tội gian dâm, dư luận không khỏi bêu ríếu hạng gái “chửa hoang”, lên án là thứ “gian phu dâm phụ “. Cứ theo Luật Hồng Đức, chương Thông gian, điều 2, thì họ sẽ bị xử phạt tội gian dâm.  Cả hai bên đều xấu hổ, nhứt là ông cử nhơn làm sao sống được với dư luận làng xóm, khi phải ra trước chánh quyền ? Và còn nữa, khi phải đối mặt với bà vợ ở nhà ?
Nhà họ Hà phải tìm gắp giải pháp cho cái bụng của cô con gái !

Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ. Bà vợ mất để lại cho ông một người con trai là Nguyễn Sinh Thuyết.   Và người con trai này cũng đã có vợ. Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, “cho không” cô Hy về làm vợ kế của ông, coi như một người con gái xuớng ca, quá lứa lỡ thời, ế chồng nên phải chịu lấy ông già góa vợ, để nhằm mong ém nhẹm chuyện cô gái tự nhiên có cái “bụng phình to ra”.  

Ông Nguyễn Sinh Nhậm vốn là người tử tế, hiền lành, nên  vui lòng đón nhận làm phước .  

Về nhà, chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã vội sinh cho ông Nhậm một mụn con trai, đưọc ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ Nguyễn của ông .  
Sau này, người ta để ý thấy ông Nguyễn Sinh Sắc gắn bó vi họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là làng Sen “quê nội”, nhưng là quê cha hờ. Con cái của ông, từ Nguyễn Thị Thanh, qua Nguyễn Sinh Khiêm, đến Nguyễn Sinh Cung (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay quê ngoại .  

Như vậy, dựa theo khám phá của sử gia Trần Quốc Vượng, ông nội và bà nội thật, tức theo huyết thống, của Hồ Chí Minh là ông cử nhơn Hồ Sĩ Tạo và bà Đèn Hà thị Hy.  Nếu xét tánh tình của Hồ giống ai, thì phải nói giống ông bà nội thật. Và gần, là giống cha .  

Ý nghĩa “hai cái hôn”

Hồ Chí Minh chạy tới ôm hôn Mao, xong vội phóng qua chụp Châu Ân-lai. Hai người đều muốn né cái hôn của Hồ nhưng không né kịp. Cách hôn của Hồ biểu lộ sự háo hức tột cùng. Như thèm khát từ lâu lắm vậy. Qua thái độ của Mao và Châu, thấy quả thật hai người này không lấy gì làm mặn mà cho lắm cái hôn của đồng chí. Hồ phải biết nhưng Hồ cố hôn cho bằng được để nhằm tuyên truyền, vừa với đảng cộng sản và dân chúng việt nam, vừa với phe công sản anh em. Bản tánh của Hồ mà ! Tự biết bản thân mình chẳng có vốn liếng gì nhiều. Tiếng đi làm cách mạng cộng sản, thật ra chỉ làm tà lọt cho Staline, qua thông dịch cho Mikhail Borodin ở Hồng kông. Mà có chắc thông dịch không, vì cũng là lúc Hồ học tiếng tàu. Borodin giao dịch bằng tiếng anh vì ông là người âu châu, có nhiều năm công tác ở Anh và cả Huê kỳ.    Trở lại Tàu, Hồ làm chỉ điểm hoạt động của quân Tưởng Giới-thạch cho Mao sau khi liên hiệp quốc cộng tan rả. Và chỉ điểm cho Tây bắt thanh niên Việt nam qua học trường Hoàng phố trên đường trở về nước, lấy tiền chia với Lâm Đức Thụ. Cũng như chỉ điểm cho Tây bắt Cụ Phan Bội Châu lấy tiền, nói là để tổ chức cách mạng .  

Hồ nổi tiếng đóng kịch.   Chính cựu Hoàng Bảo Đại, có gặp Hồ nhiều lần, thường nói Hồ có biệt tài đóng kịch, khóc và cười đều giống nhau. Trong vụ xử Bà Năm, Hồ trước đó tỏ vẻ phản đối, bảo vệ người phụ nữ yêu nước, đóng góp nhiều cho kháng chiến. Hồ nói “không thể nào được, khai diển chiến dịch cải cách ruộng đất lại bằng cái chết của một phụ nữ”. Và Hồ đã khóc !
Nhưng khi Bà Năm bị kết án tử hình, Hồ bịt mặt, cùng với Trường Chinh, lẻn đi quan sát để kiểm soát việc thi hành vụ án (Trần Đĩnh, Đèn Cù, Người Việt, Huê kỳ).   Về nhà, Hồ còn viết bình luận “Địa chủ ác ghê”, cho đăng trên nhựt báo đảng Nhân Dân để biện minh cho việc kết án tối đa Bà Năm là đúng với chủ trương thổ địa cách mạng theo Trung quốc .  

Năm 1946, ở Paris, ký giả Guérin gặp Hồ hỏi tại são ông giết Tạ Thu Thâu ? Hồ vội đưa tay lau nước mắt, nói “Ông Tạ Thu Thâu là người yêu nước vĩ đại”.  
Nhưng Hồ liền đanh mặt lại, nói tiếp “Nhưng ai không đi theo đường lối của tôi đều bị tiêu diệt hết”.  

Tài đóng kịch này chắc chắn do gène của bà nội mà Hồ thừa hưởng. Tuy Hồ ở thế hệ cháu nội, nhưng về ảnh hưởng di truyền, có khi xuống nhiều thế hệ sau do hiện tượng “trở lại” trong ảnh hưởng di truyền.   Ở Marseille, vào thập niên 50, có xảy ra một vụ án ly kỳ. Hai vợ chồng người pháp da trắng. Bà vợ lại sanh đứa con lai đen. Anh chồng đau khổ cùng cực, chịu không nổi, bèn bắn bà vợ. Ra Tòa, ông bị kết  án tối đa. Nhưng luật sư dựa vào một án lệ củ và nhờ xét nghiệm y khoa, chứng minh được đứa bé thật sự là con ruột vì bà vợ tuy da trắng nhưng bà thừa hưởng dòng máu da đen. Đây là trường hợp gène trở lại. Người chồng được giảm án .  

Còn cái hôn đàn bà, con gái của Hồ ? Đó là cái hôn thèm khát, do được chất chứa từ trong vô thức, do ái dục bừng lên thúc đẩy. Nên cứ thấy gái là chụp. Già không bỏ, nhỏ không tha. Hồ quơ gái, từ Nguyễn thị Minh Khai ở Hồng kông, .  .  .  đến Nông thị Xuân ở Hà nội.
Riêng Nguyễn Thị Minh Khai vẫn khẳng định mình là vợ của Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh sau này (lúc này, Hò còn mượn tạm tên Nguyễn Ái Quốc). Một cuộc tình rất tình !
«Theo địa chỉ tìm thấy trong cuốn sổ Voyageur Représentant Placier của Cách mạng (VRP de la Révolution), cảnh sát Anh ở Hồng kông, vào 2 giờ sáng ngày 6/6/1931, đột nhập tầng lầu 2, nhà của T.  V.  Wong mướn tại số 168 đường Tam Công (Tam Kung), khu người Hoa ở Cửu Long (Kowloon). Nhà chức trách Anh bắt được 2 người cùng nằm chung trên một giường, thiếu y phục .  
Người
đàn ông khai tên là Sung Man Sho (Tống Văn Sơ). Người đàn bà trẻ, tự khai là người Quảng Đông, tên Li Sam (Lý Tam). Cuộc thẩm vấn tại chỗ cho biết Wong , người thuê nhà , và Sung , người ngủ trên giường cùng người nữ, chỉ là một, có tên Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh (Roger Faligot et Rémi Kauffer , L’Hermine Rouge de Shanghai , Paris 2005 , trang 296) :


Nên để ý Nguyễn thị Minh Khai có nhiều tên khác nhau cùng họ Lý. Như  Lý Tam, Lý  Phương Thuận, Lý Huệ Phương. Có thể do Lý Thụy (HCM) đặt cho các bí danh này để như thế 2 người cùng họ Lý, thêm phần gần gủi nhau hơn, gắn bó khít khau với nhau hơn. Vì họ là cặp tình nhân. Hai vợ chồng như Nguyễn thị Minh Khai từng khai báo khi lấy phòng tham dự Đại hội QTCS ở Moscou năm 35. Và chung sống với Hồ tại đây cho tới năm 38 !


Trong tự truyện “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (NXB Trẻ, Sàigòn 2007,  trang 49-52), tác giả T.  Lan cũng chính là Hồ Chí Minh, viết “Ngày 6/6/1931, Bác bị bắt ở nhà số 186 phố Tam Lung (Cửu Long )… Khoảng cuối tháng 1/1933, gần Tết âm lịch, «Hội đồng nhà vua «xóa án …” .  
Như vậy chính Hồ thú nhận đã ngủ chung giường với Nguyễn thị Minh Khai và bị cảnh sát Anh bắt .  


Lúc lấy Nguyễn thị Minh Khai, sống với nhau công khai như vợ chồng, Hồ Chí Minh đã có vợ chánh thức, cưới hỏi đàng hoàng, là Tăng Tuyết Minh. Và bà vợ này giử tiết hạnh cho tới cuối đời, một mực chờ đợi tái ngộ với người xưa !  
 
Với Nông thị Xuân, hai người có một con trai với nhau, tên Nguyễn Tất Trung, sau đưa cho ông Vũ Kỳ, Bí thư của Hồ, nuôi và đổi họ theo họ Vũ. Nhưng về sau này, Vũ Trung lấy lại tên củ Nguyễn Tất Trung, được đảng cộng sản đồng hóa sĩ quan để hưởng trợ cấp theo cấp Thuợng tá .  

Tất cả những người đàn bà từng đến với Hồ, sau cùng đều bị Hồ bỏ rơi để giử tiếng là người cách mạng vô sản, suốt đời bác không vợ, không con, hiến thân cho đất nước .  . . Đặc tánh ăn quịt này chắc do ảnh hưởng ông nội !
Còn tánh ác của Hồ ? Do cha truyền lại vì ông Nguyễn Sinh Sắc vốn là người say rượu. Trong cơn say mà ông vẫn sử án, ông đương tay đánh chết phạm nhơn. Một vị tri Huyện mà có thể tự tay mình đánh chết phạm nhơn, quả thật là người bạo ác. Do ảnh hưởng cha mà Hồ khi nắm quyền chỉ biết vâng lệnh Xịt và Mao, vì Quốc tế Cộng sản, mà ra tay giết hằng tiệu người dân vô tội không thương tiếc. Nên Hồ được báo Anh và báo Ba-lan xếp vào hạng thứ 10 trong danh sách những tội phạm chống nhơn loại .  

Hà nội tổ chức sanh nhựt của Hồ, nhắc nhở đảng viên sống theo gương Hồ và học tập tư tưởng của Hồ. Để giống như Hồ. Nhưng đảng cộng sản ngày nay có đông đảo đảng viên đã vượt Hồ về tư tưởng và tác phong mất đạo đức, còn tác hại làm băng hoại xã hội thì cực kỳ nghiêm trọng, vô phương cúu chửa .  

Tóm lại trong cả ngàn cái hôn của Hồ trong suốt đời Hồ, có bao nhiêu là cái hôn thuận tình, chia sẻ, hợp tác như hôn Nguễn thị Minh Khai, hôn Nông thị Xuân, … Còn bao nhiêu cái hôn khác do cưởng chế ? Ai biết rỏ ?

Đảng cộng sản có trách nhiệm điều tra, thống kê cho đầy đủ để đưa vào lịch sử đảng và Hồ Chí Minh Toàn tập, Bộ mới .  

Nhưng nếu phân tích thì Hồ trước sau chỉ có hai cái hôn. Hay hai thứ hôn. Hôn để tạo cho mình thứ uy tín nào đó mà bản thân Hồ không thể có được, như hôn Mao và Châu .  
Cái hôn thứ hai là hôn thỏa mản dâm tánh di truyền cúa Hồ .  




Trên fb Thành Chương nhưng đã xóa mất. Nhìn bức tượng ai cũng biết dó là tượng Hồ Chí Minh đang kéo đàn cò hát xẩm xin tiền ở khu du lich Trung quốc.
Phải chăng chú chệt chơi khâm ? Dựng tượng Hồ Chí Minh ngụ ý Hồ chỉ biết chạy theo cầu cạnh Trung quốc để được làm Chủ tịch nước, và nhắc lại nguồn gốc xướng ca của ông !

Nguyễn thị Cỏ May

 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top