• Lá thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May
Khủng bố Hồi giáo hay
xung đột văn hóa?
xung đột văn hóa?
Sáng ngày 2 tháng 11/2020, Pháp tựu trường trở lại sau 2 tuần nghỉ lễ «Các Thánh» (La Toussaint). Năm nay, báo chí nói đúng tên ngày lễ 1/11 là «Lễ Toussaint», không nói tránh đi như mấy năm trước là lễ «Mùa Thu» để không gợi lên ý nghĩa tôn giáo cho vui lòng cộng đồng Hồi giáo ở Pháp. Vậy nay phải chăng là một thái độ xác định văn hóa Pháp có nguồn gốc Thiên Chúa giáo trước những khủng bố Hồi giáo trong mấy ngày qua ?
Nhưng có điều đáng ghi nhận rõ ràng là ngày tựu học vừa qua không giống như những năm trước. 12 triệu học sinh cả các lớp từ Tiểu học tới Trung học, Thầy Cô, vào lớp vừa ngồi vào chổ xong, đều đứng lên, nghiêm trang giữ một phút mặc niệm tưởng nhớ Thầy Giáo Samuel Paty bị Hồi giáo cắt cổ chỉ vì ông dạy học trò của ông quyền tự do diển đạt.
Hồi giáo tiếp tục phạm tội ác bằng những hành động khủng bố, không riêng ở Pháp, mà ở Thủ đô Vienne, Áo. Vào đêm 2/11, một tên khủng bố Hồi giáo, người Macédoine theo Nhà nước Hồi giáo, dùng súng tự động loại chiến tranh, sát hại 4 người dân và 15 người khác bị thương trong số này, có 7 người bị thương nặng. Thủ phạm liền bị cảnh sát hạ sát. Theo báo chí ở Áo, có 1 tên chạy thoát đang bị cảnh sát truy tìm. Trong vụ này, súng nổ ở nhiều nơi nhưng chưa biết rõ là nhiều vụ khủng bố xảy ra ở nhiều nơi hay cũng nhóm này bắn ở chổ này, rồi chạy qua chổ khác băn tiếp.
Nhưng khủng bố ở Pháp hay ở một nước Âu châu, mục tiêu của Hồi giáo vẫn là nhằm tiêu diệt văn hóa chánh trị tự do dân chủ mà đại diện là chế độ Cộng hòa và chánh sách thế tục (La laicité) mà trường học là mục tiêu ưu tiên.
Vài ý nghĩa nhơn ngày tựu trường
Ông Robert Badinter, cựu Tổng trưởng Tư pháp, nhơn ngày tựu học 2 tháng 11, trên hệ thống thông tin của Bộ Giáo dục, ca ngợi sự hi sinh vì nhiệm vụ cao quí của Thầy Giáo Samuel Paty và tưởng niệm nạn nhơn, vừa xác nhận ông luôn luôn thiết tha với chánh sách thế tục (La laicité) của Chánh phủ.
Ông thiết tha với chủ trương thế tục vì nó đem lại tự do cho mọi người muốn theo môt tôn giáo nào theo mình chọn hoặc không theo một tôn giáo nào hết. Thế tục, chính là sự bình đẳng giữa tất cả các tôn giáo, mà còn là tình huynh đệ giữa tất cả mọi người, nam cũng như nữ.
Vì vậy mà nhà trường Cộng hòa phải là thế tục. Nhà trường bảo đảm đem lại cho tất cả học sinh một chương trình học vấn chỉ chuyên về hiểu biết và nghiên cúu để rèn luyện tinh thần con người trở nên tự do và mở ra thế giới.
Tiếp theo ông Robert Badinter, Đội banh nổi tiếng của Pháp gởi tới Thầy Cô và toàn thể học sinh những lời ủng hộ nhiệt tình nhơn ngày tựu học, nhờ ông Tổng trưởng Giáo dục chuyển :
«Tự do, bởi vì chính nhờ Trường học mà các bạn sẽ trở thành những người tự do. Tự do, chính là học để tự mình suy nghĩ. Bình đẳng, bởi vì các bạn được nhà Trường đón nhận mà không bị một sự phân biệc đối xử nào cả. Huynh đệ, bởi vì ở nhà Trường mỗi người khám phá được điều mà kẻ khác đem tới. Cộng hòa muôn năm ! Các Thầy Cô của chúng ta muôn năm ! Trường học của chúng ta muôn năm !
Tại sao trường học có vấn đề với Hồi giáo ?
Nhiều người nghĩ Hồi giáo sát hại thấy giáo như trường hợp Thầy giáo Samuel Paty bị cắt đầu hôm 16 tháng 10 vừa qua chỉ là hành động của một vài cá nhơn điên khùng? Thật sự không phải như vậy đâu.
Theo nhà nhân chủng học, Bà Florence Bergeaud-Blackler của Trung Tâm Quốc gia Nghiên cúu của Pháp (CNRS), sau khi phân tách kế hoặch giáo dục của Tổ chức «Anh em Hồi giáo» (Frères musulmans) thì những vụ khủng bố nhằm vào trường công lập Pháp là nằm trong một chiến lược có nhiệm vụ kéo trẻ con Hồi giáo ở Âu châu ra khỏi trường học công lập. Một chiến lược do người Hồi giáo thiết lập và thi hành.
Một chiến lược có nhiệm vụ xây dựng nhơn cách con người Hồi giáo và phải lo bảo vệ người Hồi giáo trước sự xâm nhập văn hóa và cả sự vong thân nữa, bảo đảm sự an toàn văn hóa và sụ miển nhiểm cần thiết để làm nảy nở con người Hồi giáo (theo một tài liệu chánh thức của Tổ chức Hồi giáo về Giáo dục, khoa học và văn hóa (ISESCO), giống như UNESCO vậy).Tài liệu này có tựa là «Hoạt động Hồi giáo về văn hóa bên ngoài xứ Hồi giáo».
Hồi giáo khai triển mạnh ý hệ chinh phục, một thứ dự án không tưởng vì chẳng bao giờ thành công được nhưng nó chỉ tiêu diệt những thứ nó thù ghét và làm cho Tây phương phải sửng sốt
Có lẽ họ cũng biết nên lo giáo dục thanh niên Hồi giáo là trọng tâm của «chiến lược Hồi giáo hóa bên ngoài những xứ Hồi giáo ». Từ đó hoạt động Hồi giáo tập trung vào giáo dục thanh niên Hồi giáo ở Tây phương.
Hàng ngàn người Hồi Giáo đã biểu tình trước tòa nhà thị chính thành phố ngoại ô của Paris là Clichy la Garenne ngày Thứ Sáu 31 tháng 3, 2017 để phản đối lệnh đóng cửa một nhà nguyện Hồi giáo sau nhiều than phiền của các thương gia đồng thời yêu cầu chánh phủ tài trợ xây cất một nhà thờ Hồi Giáo vì vùng này được coi là có mật độ dân cư Hồi giáo đông đảo. (AP Photo/Christophe Ena)(The Associated Press)
Đối với «Tổ chức Anh em Hồi giáo», thế tục là một trở ngại cho sự phát triển đứa trẻ Hồi giáo vì giáo dục thế tục nhồi nhét vào đầu đứa trẻ những giá trị tây phương. Những trẻ con Hồi giáo di dân ở Tây phương không chịu được chương trình giáo dục thế tục áp dụng chung cho cả trẻ con các xứ Tây phương. Ví nếu cứ theo học bình thường thì mai này, chúng sẽ sống và suy nghĩ theo những giá trị tiêu chuẩn tây phương. Chúng chắc chắn sẽ không còn Hồi giáo nữa!
Vậy phải thiết lập ngay ở Tây phương một hệ thống giáo dục Hồi giáo đúng mức, lành mạnh (theo Hồi giáo ) nhằm dạy trẻ con Hồi giáo suy nghĩ theo Hồi giáo, phản ứng theo văn hóa Hồi giáo . Nghĩa là mở mang giáo dục, tổ chức xã hội hoàn toàn Hồi giáo ngay trong lòng các nước âu châu không Hồi giáo.
Tài liệu trên cũng kêu gọi các nước Hồi giáo hảy giữ liên hệ chặc chẻ với thiểu số Hồi giáo di dân ở Âu châu bằng phương tiện truyền thông, sách báo...
Anh em Hồi giáo dạy phải tôn thờ tính thiêng liêng của thần thánh, chết sống với những giáo điều Hồi giáo . Điều này đòi hỏi cả đối với người không phải Hồi giáo, nên cấm phạm thánh trở thành viên đá tảng của hệ thống Hồi giáo. Từ khi tài liệu «Hoạt động Hồi giáo về văn hóa bên ngoài xứ Hồi giáo » phổ biến thì người Hồi giáo kêu gọi hảy trừng trị những kẻ có hành động hoặc ý phạm thánh. Khủng bố sát hại 11 người của Tuần báo Charlie Hebdo, Thầy Giáo Samuel Paty, 3 người ở nhà thờ Đức Bà ở Nice, 4 người ở Vienne, Áo,...đều là hành động hưởng ứng lời kêu gọi này. Viện Al-Azhar kêu gọi trên một Tweet «cộng đồng quốc tế nên thông qua một bộ luật thế giới buộc tội phỉ báng tôn giáo và tội diểu cợt những biểu tượng thiêng liêng».
Hiểu vấn đề Hồi giáo ở Pháp và Âu châu như thế nào?
Theo ông Thẩm phán Marc Trévidic ở Pontoise (Tỉnh 95, ngoại ô Tây-Bắc cách Paris 40km), vấn đề Hồi giáo đang nổi lên khủng bố khắp nơi ở Âu châu trong mấy ngày nay không còn là một phương pháp khủng bố nữa mà đó là một sự tràn ngập hận thù và bạo lực ».
Phong trào thánh chiến lợi dụng những vụ khủng bố sát nhơn gần đây để lên tiếng hăm dọa nước Pháp.
Hôm 2/11, Tổ chức Al-Qaida ở Maghreb Hồi giáo (Maghreb = vùng Bắc phi) phổ biến một bản thông cáo hăm dọa thẳng ông Tổng thống Emmanuel Macron và người Pháp. Theo nhà báo Wassim Nasr, nhóm khủng bố muốn «xóa bỏ vùng xám giữa những người thánh chiến với người Hồi giáo ».
Nước Pháp bị hăm dọa vì trong một thống cáo phổ biến hôm 2/11 vừa qua theo đó một nhóm Hồi giáo khủng bố Al-Qaida đã đưa ra lời kêu gọi hảy «giết kẻ nào xúc phạm tới nhà tiên tri Mohamed». Phong trào thánh chiến cũng hăm dọa TT Macron : «Chúng ta sẽ không quên những phản ứng thô bạo của mi»
Theo ông Wassim Nasr, phong trào thánh chiến nay nói rất rỏ những phản ứng cần có về những hí họa, được nhiều nhóm Hồi giáo khủng bố khác đồng tình, là từ nay họ sẽ không cần chỉ thị ai là người thi hành sứ mạng khủng bố, mà tất cả mọi người ai thấy có thể ra tay thì cứ làm. Trường hợp ở Conflans- Sainte-Honorine, thủ phạm được coi là thánh tử đạo đã làm xong bổn phận của mình. Và Al-Qaida đánh giá một thanh niên Hồi giáo bình thường hành động vì hòi giáo có giá trị hơn là một tên lính chuyên nghiệp.
Cùng chống Pháp và Âu châu
Ba nhà độc tài Erdogan của Thổ, Poutine của Nga và Xi của Tàu cùng chống Âu châu vì Âu châu đại diện cho những giá trị Tự do và Dân chủ.
Cả ba cùng bị ám ảnh bỡi quá khứ của họ. Họ vận dụng quá khứ phục vụ tham vọng cá nhơn hiên tại của họ.
Quá khứ không bao giờ chết. Nó cũng còn đó (nhà văn William Faulkner). Những kẻ độc tài và mỵ dân biết rỏ điều đó hơn ai hết.
Để củng cố quyền lực của mình, những nhà độc tài bèn vận dụng lịch sử. TT Erdogan của Thổ Nhỉ kỳ cho phá bỏ nhà thờ công giáo Sainte – Sophie ở Istanbul biến thành nhà thở Hồi giáo (mosquée). Hành động này không nhằm khiêu khích công giáo, mà đó thật sự khởi đầu một cuộc chiến tranh văn hóa thế giới chống Tây phương và những nguyên lý tự do. Ông Erdogan tìm cách củng cố quyền lực bạo chúa của mình ở xứ Thổ và chánh đáng hóa những tham vọng tân đế quốc của ông ở chung quanh Địa Trung hải.
Erdogan, Poutine và Xi tuy quá khứ có khác nhau và cách vận dụng lịch sử cũng khác,nhưng cả ba cùng có chung mục tiêu là coi Tây phương là kẻ thù cần tiêu diệt. Chính xác là những giá trị tự do mà ông Poutine cho là «vô dụng». Cả ba người bênh vực những nền văn minh khác, bám rể từ một quá khứ huy hoàng của họ mà Tây phương sẽ không chịu xóa bỏ ý muốn hủy diệt.
Từ nay, Âu châu trở thành mục tiêu bị ý thức hệ Hồi giáo tấn công nên hảy hiểu không thể nào tìm được sự tha thứ ở những người độc tài mà phải chống lại, vẫn không buông bỏ những nguyên lý cao cả của mình. Nhưng để thành công, phải cần có đồng minh tốt, không ai khác hơn là dân chúng. Họ dám chiến đấu vì Tự do và Dân chủ.