-
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Tối nay không muốn !
Thắm thoát mới đây mà lệnh «cấm cửa» (ở nhà - confinement) ở Pháp vì dịch Vũ Hán được một năm. Đời sống xã hội các nước phát triển thay đổi, kinh tế suy sụp thê thảm. Dĩ nhiên đời sống tâm sinh lý của con người cũng vì đó mà bị ảnh hưởng sâu xa. Nét đẹp của văn hóa truyền thống pháp từ thời la-mã như gặp nhau, ôm nhau, câu cổ, bá vai nhau, hôn nhau 1 cái, 2 cái, 3 cái hay 4 cái, nay cũng phải bỏ, thay thế bằng cách chào kiểu mới như « cụng cùi chỏ », « đá cẳng nhau ».Giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn hết là những người sống độc thân.
-
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Chuyện xưa xứ Nam kỳ : Đơn Hùng Tính, hảo hớn hay tướng cướp ?
Thời Pháp thuộc, ở Nam kỳ nhiều người đều nghe danh Ðơn Hùng Tính. Người cho là anh hùng hảo hớn, kẻ nguyền rủa đó là tên cướp tàn bạo, ác ôn. Những người biết chuyện lại liệt anh ta vào hàng “Đại ca” của giới giang hồ. Mà thật vì Đơn Hùng Tính là tay Anh Chị có dưới tay một số đàn em trung thành, chết sống có nhau, cùng nhau đi đánh người cướp của. Khi cần giết, cũng giết người không gớm tay. Lời nói và việc làm của Ðơn Hùng Tính luôn luôn đi đôi nên nghe tới tên không ai dám coi thường. Trước khi đánh cướp, Ðơn Hùng Tính báo trước ngày giờ để cho gia chủ đề phòng. Khi quân cướp rút lui, chẳng ai dám hó hé tố cáo hoặc truy nã.
-
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May Mùng 4 Tết cúng «vật lề»
Cúng «Việc lề» là lễ cúng tổ tiên đã thành một sự việc truyền thống theo một nề nếp, lề thói, tục lệ. Cúng «Việc lề» chỉ có ở Nam kỳ vì nó hình thành từ làn sóng di dân khai hoang lập ấp dưới thời các Chúa Nguyễn. Trước kia, cúng « Việc lề » có ở miền Trung nhưng chưa kịp định hình thành một sắc thái văn hóa như ở Nam kỳ. Có lẽ những người Trung kỳ này từ Bắc di dân vào Đàn trong, sau đó lại theo Chúa Nguyễn tiến vào Nam mở mang bờ cõi nên đem theo luôn vào Nam tục lệ này vì lễ vật cúng có những món ăn quen thuộc của Miền Trung như món «cháo ám» (*) mà ngày nay vẫn không thấy thiếu trong lễ cúng « Việc lề » ở Nam kỳ.
-
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Trọng tiếp tục làm TBT giá bao nhiêu?
Đại hội XIII của đảng cộng sản ở Hà nội kết thúc với Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư vẫn là chuyện không ai ngạc nhiên. Nhứt là nhơn dân Việt Nam. Vì đó là chuyện riêng của các đảng viên cộng sản với nhau.Trong mấy ngày Đại hội, có lính đủ các loại, canh gác nghiêm ngặc, với cả xe bọc sắt, chó săn vì chúng sợ phe khác cướp Đại hội. Nguyễn Phú Trọng ngồi xỏm trên Điều lệ đảng từ Đại hội XI, không tôn trọng qui định tuổi tác, không tôn trọng số nhiệm kỳ Tổng Bí thư thì dĩ nhiên bất kỳ ai, phe cánh nào cũng có quyền hất cẳng Trọng, dành lấy chiếc ghế Tổng Bí thư nếu có sức mạnh.Nhưng đã không có chuyện gì xảy ra vì phe cánh không đủ khả năng hay có sự điều đình với nhau? Hay bị áp lực mạnh từ phương Bắc? Nếu điều đình, vậy điều kiện là gì? Giá bao nhiêu? Ai bỏ túi bao nhiêu?
-
• Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May, Nước Mỹ có thể tránh bạo loạn ?
Sau bầu cử, nhiều người thấy như có 2 nước Mỹ và điều quan trọng đối với mọi người là phải hòa giải thật sự để thống nhứt đất nước. Theo kết quả thăm dò dư luận do Viện Qinnipiac công bố có 70% đảng viên Cộng hòa quả quyết ông Joe Biden không thể là một ông Tổng thống chánh đáng và có 77% tin chắc có gian lận bầu cử (Hélène Vissìere tại HTĐ, Le Point, Paris). Thực tế này khó tránh sự xung đột có thể kéo dài vì thiếu tinh thần dân chủ để kẻ thắng người thua sau bầu cử thì đề huề .
-
Thư Paris, Nguyễn Thị Cỏ May Vui buồn chuyện Covid-19 của Tàu
«Anh cho tôi biết anh mua dự trữ món gì, tôi sẽ nói anh bầu cho ai » Theo dõi khách hàng đi chợ mua hàng dự trữ cho thời gian cấm cửa (confinement) và khi bầu cử công bố kết quả, người ta thấy câu thiệu kinh điển trên đây rất ứng nghiệm. Những người đi chợ mua dự trữ giấy đi cầu (papier de toilette) là cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên Joe Biden. Còn những người đi chợ mua súng thì bầu cho ông Donald Trump. Đó là kết quả theo dỏi của nhà báo Hélène Vissière của tuần báo Le Point (Paris) .
-
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May Bạn có gặp ông Già Noël bao giờ chưa ?
Noël là lễ truyền thống gia đình của nhiều nước trên thế giới, không nhứt thiết là gia đình công giáo. Nhơn ngày lễ, người ta gặp lại nhau với nhiều thế hệ và cùng nhau ăn Noël vui vẻ.Nhưng năm nay cái ý nghĩa đẹp của đêm lễ và làm hài lòng mọi người lại bị hụt hẩng vì con virus vũ hán ác ôn. Pháp và cả Âu châu bị giới hạn di chuyển. Tới những nơi đông đảo có nhiều rủi ro nhiểm bịnh làm cho nhiều người không mua xắm quà biếu như ý muốn được. Chánh quyền cho phép tự do đi lại đêm giao thừa 24 tháng 12 để mọi người đón lễ nhưng mỗi gia đình không được tiếp quá 6 người khách mời. Có nhiều nước láng giềng như Hòa-lan, Ý, Đức, Bỉ cấm nghiêm ngặc hơn như chỉ tiếp 2 người khách mời, đi chung gần nhau trên đường phố cũng không qua 2 người. Không kể trẻ con dưới 12 tuổi.
-
Thư Paris, Nguyễn Thị Cỏ May: Bối
Bối, ngày nay chắc còn rất ít người hiều nghĩa. Mà phải dân Nam kỳ đặc sệt ở vùng Bình Điền, Chợ Đệm, Chợ Gạo, Gò Đen, …thuộc tỉnh Chợ lớn trước năm 1950 mới hiểu. Nhơn đây, tưởng cũng nên nhắc qua «Tỉnh Chợ Lớn». Dưới thời Quốc gia Việt nam (État du Việt nam) do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng, thì Sài gòn - Chợ lớn sáp nhập lại làm Région Sài gòn-Chợ lớn, sau đó, bỏ tỉnh Chợ lớn, phần lãnh thổ ngoài Sai gòn-Chợ lớn, như Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức, …ghép vào tỉnh Gia định, các Quận ở xa như Cần giuôc, Cần đước, …thuộc tỉnh Long An. Sài gòn trở thành thủ đô Việt nam thống nhứt bao gồm cả phần Chợ-lớn từ đường Nguyễn Biểu, dốc cầu chữ Y, chạy dài tới đường Nguyễn Trải.
-
• Lá thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May Khủng bố Hồi giáo hay xung đột văn hóa?
Theo nhà nhân chủng học, Bà Florence Bergeaud-Blackler của Trung Tâm Quốc gia Nghiên cúu của Pháp (CNRS), sau khi phân tách kế hoặch giáo dục của Tổ chức «Anh em Hồi giáo» (Frères musulmans) thì những vụ khủng bố nhằm vào trường công lập Pháp là nằm trong một chiến lược có nhiệm vụ kéo trẻ con Hồi giáo ở Âu châu ra khỏi trường học công lập. Một chiến lược do người Hồi giáo thiết lập và thi hành.Một chiến lược có nhiệm vụ xây dựng nhơn cách con người Hồi giáo và phải lo bảo vệ người Hồi giáo trước sự xâm nhập văn hóa và cả sự vong thân nữa, bảo đảm sự an toàn văn hóa và sụ miển nhiểm cần thiết để làm nảy nở con người Hồi giáo (theo một tài liệu chánh thức của Tổ chức Hồi giáo về Giáo dục, khoa học và văn hóa (ISESCO), giống như UNESCO vậy).Tài liệu này có tựa là «Hoạt động Hồi giáo về văn hóa bên ngoài xứ Hồi giáo».
-
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Cái giá dạy môn Sử Địa
Trưa ngày 16/10/2020, một thanh niên người Tchétchène, tên Abdoullakh Anzarov, đã cắt cổ Thầy giáo Sử Địa, ông Samuel Paty, ngay trước trường Trung học Le Bois d'Aulne nơi ông đang dạy, ở Thành phố Conflans-Sainte-Honorine, ngoại ô Tây-Bắc cách Paris chừng 40km. Hành động dã man này đã làm cả nước Pháp và cả một phần thế giới, giựt mình kinh tởm. Những người dấn thân tranh đấu bảo vệ quyền tự do diễn đạt, tự do báo chí, đang rùng mình nghĩ rằng phải chăng quyền tự do này từ nay bị kết án tận cửa học đường?
-
Lá thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Văn hoa « xù» và Phong trào «QAnon»
Trong gần đây xuất hiện ở Mỹ nhiều hiên tượng xã hội kỳ lạ gắn liền với thời sự địa phương và chỉ sau thời gian ngắn, liền xâm nhập qua Âu châu, trong số đó, có hai hiện tượng liên hệ tới đời sống xã hội khá quan trọng, đáng để ý là Phong trào «XÙ» và Phong trào «QAnon» .
-
Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Một NUREMBERG II có thể?
Hội trường Nuremberg IITheo qui chế Nuremberg, xét xử những tội ác này không tránh hoặc không gia giảm đối với những người đứng đầu quốc gia như Chủ tịch nước, Tổng Bộ trưởng (luật đối nhơn cao quyền).Dầu sao những tội phạm cộng sản Tàu và Việt nam được Tòa án Nuremberg xét xử vẫn đẹp hơn là để tòa án nhơn dân như thú của Hồ Chí Minh lập ra trong CCRĐ xét xử!Trong lịch sử, chưa có chế độ bạo ngược nào bền vững mãi mãi. Ngày mai tính theo kim đồng hồ thì thấy lâu, chớ tính theo bước đi của nghiệp quả tội ác thì nó mau lắm.
-
Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May Biélorussie, một trường hợp đặc biệt
Chủ nhựt vừa qua 27/9, hãy còn hằng chục ngàn người dân Bíélorusses xuống đường tạiThủ đô Minsk, biểu tình phản đối kết quả bầu cử Tổng thống gian lận của ông Alexandre Loukachenkho và chống ông âm thầm tự tấn phong Tổng thống hôm 23 tháng 9/2020
-
Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Dịch Vũ Hán và phong trào phản kháng
Trước tình trạng dịch Vũ Hán lây lan mạnh trở lại, riêng ở Pháp trong vài ngày qua, cứ mỗi 24 giờ, có tới trên dưới 10,000 trường hợp bị nhiểm, tuy chánh quyền chưa chánh thức thừa nhận đợt 2 đang tới, bổng xuất hiện «phong trào chống mang mặt-nạ» phòng bịnh, chống đóng cửa. Ở Đức, «phong trào chống mang mặt-nạ» biểu tình trước Cổng Brandebourg qui tụ cả 40 ngàn người đủ lớp tuổi, đủ thành phần xã hội, lớn tiếng phản kháng lệnh chánh phủ bắt mang mặt-nạ với khẩu hiệu «Chết bỏ, không mang mặt-nạ»
-
Thư Paris, Nguyễn Thị Cỏ May: Nghề riêng của chàng
Thuốc chết người vốn là nghề riêng của cộng sản. Nga giỏi nhờ khoa học tiên tiến. Tàu nổi tiếng thời xưa nhưng nay chỉ có khả năng dùng thuốc làm trụy tim. Nạn nhơn cũng chết, chết từ từ như người bị bịnh tim. Không bằng Nga giết đối thủ bằng cách tấn công thẳng vào nảo. Gần đây có 2 vụ, cựu điệp viên Nga, ông Skripal và con gái Yulia, và vụ ông Kim Yung-nam, anh cùng cha với Kim Yung-un, đều bị ám hại bằng chất độc khoa học quân sự.
-
• Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: VIỆN KHỔNG TỬ và chánh sách ngoại vận của Bắc kinh
Từ hơn một thập niên qua, đảng cộng sản Trung Quốc đã nổ lực thành lập hàng loạt Viện Khổng Tử trên khắp thế giới nhằm quảng bá « ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc » bằng những lớp học và sách giáo khoa do viện này cung cấp. Cơ sở đầu tiên được thành lập tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc vào năm 2004. Tính đến năm 2018, Trung Quốc đã thành lập được 548 Viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, đa số đặt bên trong khuôn viên các trường Đại học và ở nước ngoài.Tuy nhiên, trong gần đây, nhiều quốc gia, nhứt là Mỹ, lên tiếng cảnh báo «Viện Khổng Tử là nỗ lực của nhà cầm quyền Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị, tuyên truyền và phản tuyên truyền “tẩy não” giới trẻ trung quốc, và cả trẻ sở tại, hướng dẩn suy nghĩ của chúng tránh những tư tưởng về nhơn quyền, tự do dân chủ tây phương» .
-
Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May Chồng già vợ trẻ là «duyên 3 đời»
Người xưa thường nói «Chồng già vợ trẻ là tiên, Vợ già chồng trẻ là duyên 3 đơi» . Nhưng trong trường hợp cặp uyên ương Marc Lavoine và Line Papin, tưởng nên nói lại «Chồng già vợ trẻ là duyên 3 đời» mới hợp .Đúng vậy . Vì họ yêu nhau hết mình . Không ai thấy có sự chênh lệch tuổi tác . Chàng rể trong ngày cưới ở Paris V, được Bà Thị trưởng Paris vừa tái đắc cử làm lễ, một vinh hạnh lớn, tuyên bố với báo chì «Tôi đã ném qua cửa sổ tuổi tác của ông và cả của cô dâu để cả hai chỉ biết sống cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi» .Trong thực tế, ngay như ở Pháp, không phải không có nhiều cặp "đôi đũa lệch" như vậy. Những cặp này rất hạnh phúc bằng tình yêu chân thật của mình. Bởi họ từ hai người xa lạ mà yêu nhau là nhờ «duyên», nhưng đến được với nhau, thành vợ thành chồng phải là «phận» 3 đời .
-
Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: ĂN GÌ TRÁNH ĐƯỢC BỆNH TẬT ĐÂY?
Ăn uống để sống nhưng sống cho khỏe mạnh, tránh được bệnh tật, không phải là điều đơn giản . Ăn cứu sống con người và cũng giết con người . Vì vậy chúng ta nên tự hỏi về cách ăn uống của chúng ta từ lâu nay và đó có phải là cách ăn uống tốt nhứt cho sức khỏe của chúng ta không ?
-
Nguyễn Văn Trần, Paris, ĐẠI VIỆT và Giải Pháp Quốc gia
Trong lịch sử cách mạng tranh đấu giành Độc lập Việt Nam gần đây, có 2 Đảng Cách mạng có tuồi thọ cao nhứt là Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng. Đảng cộng sản tuy xuất hiện năm 1930, sau Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng không phải là đảng tranh đấu cách mạng cho Độc lập dân tộc, mà tranh đấu cho quyền lợi của phong trào cộng sản quốc tế. Vì người cộng sản không có dân tộc và không có đất nước riêng của họ. Hai lãnh tụ của hai Đảng ái quốc, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng, đều hy sanh sớm ở tuổi thanh niên. Nhơn đây, tưởng không nên quên lãnh tụ Đại việt Duy Dân, một nhà tranh đấu ái quốc, để lại một pho lý thuyết chánh trị khá đồ sộ hảy còn giá trị thực tế, cũng hi sanh ở tuổi 25. Đó là cái bất hạnh lớn của dân tộc, trái lại, là cái may mắn có một không hai của phe cộng sản phi dân tộc.
-
Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Có thể kiện Xi và Trung Cộng về dịch Vũ Hán?
Trong mọi trường hợp, Trung Cộng sẽ không thật thà mà qui phục theo pháp lý quốc tế. Trái lại, họ sẽ tìm mọi cách để né tránh trách nhiệm về những hành động giết người của họ. Có lẽ vì vậy mà Trung Cộng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ từ hồi tháng 3 năm nay.Điều rỏ ràng nhứt là Huê kỳ yêu cầu ghi nguồn gốc coronavirus là của Trung Cộng trong các văn kiện chánh thức, ngay lập tức bị Đại diện Trung Cộng bác bỏ, mặc dầu đó là sự thật hiển nhiên !Sự từ chối trách nhiệm của Trung Cộng trước quốc tế một cách tự nhiên, không bị một phản ứng nào gây khó khăn, cho thấy luật lệ của LHQ có đang trên đà suy thoái theo ảnh hưởng kẻ mạnh hay không ? Ngoài ra còn sự liên kết giữa Trung Cộng và Nga sô, 2 quốc gia trong Hội đồng Bảo an, thì thẩm quyền của LHQ giờ đây chỉ còn đưa ra những tuyên bố mà thôi, hoàn toàn bất lực về chế tài.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404